Một số vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

hương I 1

VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1

1. Khái niệm 1

2.TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1

3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 4

3.1 Đối với một nền kinh tế 4

3.2 Đối với một doanh nghiệp 7

II. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN 7

1. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 7

1.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế 8

1.2 Lập phương án kinh doanh 13

1.3 Nguồn hàng cho xuất khẩu 14

1.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng: 16

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu: 18

2.1 Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô: 19

2.1.1Thuế quan 19

2.1.2 Các công cụ phi thuế quan 19

2.1.3 Trợ cấp xuất khẩu: 20

2.1.4 Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu: 21

2.1.5 Chính sách đối với cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại: 22

2. Các quan hệ kinh tế quốc tế: 22

2.3 Các yếu tố khoa học công nghệ 23

2.5 Điều kiện chính trị, xã hôi và quân sự 23

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở UNIMEX HÀ TÂY 25

I. KHÁI QUÁT VỀ UNIMEX HÀ TÂY 25

1. Quá trình hình thành và phát triển: 25

2. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 27

2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý 27

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy: 28

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 31

3.1 Nhiệm vụ:

doc93 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước xuất khẩu gia tăng sản lượng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nước nhập khẩu mặt hàng này. Trên thế giới, các nước nhập khẩu mặt hàng này tập trung nhiều nhất ở Châu Âu và Châu á. ởmột vài nước thuộc Châu Mỹ, khối lượng nhập khẩu mây tre cũng tăng đáng kể. Mấy năm gần đay, Châu úc và Châu Phi cũng bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này. Về cơ cấu nhập khẩu của các khu vực trên thế giới trong thời gian qua, nói chung là không có sự thay đổi nào lớn và được phân bổ như sau: Châu Âu: 46,1% Châu á: 33,5% Châu Mỹ: 15,2% Châu Phi: 4% Châu úc: 1,2% Qua số liệu trên ta thấy Châu á mặc dù nhập khẩu với tỷ lệ cao nhưng những nước này hầu hết là nhập dưới dạng nguyên liệu và bán thành phẩm để về nước chế biến thành sản phẩm hoàn thiện phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Còn như thị trường Châu Âu hầu như là nhập thành phẩm, kim ngạch nhập khẩu năm (số liệu )… Từ một số phân tích trên thị trường mây tre thế giới, chúng ta thấy thị hiếu tiêu dùng nói chung trên thế giới đang chuyển biến theo hướng có lợi. Hàng mây tre đang dần dần được ưa chuộng kéo theo nó là nhu cầu ngày càng gia tăng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng và cơ hội tìm kiếm thị trường cũng lớn hơn. 2. Thực trạng tình hình xuất khẩu hàng mây tre đan ở công ty 2.1 Tình hình chung của công ty: Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chi sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng. Trong một thời kỳ dài kinh doanh trong chế độ quản lý tập trung, bao cấp do đó khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty gặp không ít khó khăn như bao doanh nghiệp khác. Tuy vậy, Công ty đã nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, phát huy được tính năng động, sáng tạo của các thành viên trong công ty. Công ty đã tự trụ được trong kinh doanh, hoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi và nộp ngân sách Nhà nước. Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, tới đầu những năm 90, công ty lại gặp phải một biến động rất lớn nữa ảnh hưởng nặng nề tới tình hình hoạt động của công ty, đó là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu vào lúc này hầu như toàn bộ thị trường xuất khẩu của công ty bị mất. Công ty trở lại với hai bàn tay trắng để tìm kiếm cho mình thị trường mới. Vật lộn trong kinh doanh, phải đối chọi với tình hình cạnh tranh, tranh mua tranh bán mất ổn định của thị trường và đồng thời lại phải tích cực tìm kiếm thị trường cho sản phẩm xuất khẩu, Công ty đã từng bước đi lên và ngày càng phát triển. Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đang còn phải đối mặt với một số khó khăn trong đó nổi cộm lên là tình trạng thiếu vốn để hoạt động, tính đến cuối năm 2002 vốn của công ty mới đạt được 9,1 tỷ đồng. Ta có thể xem xét tình hình về vốn của công ty qua một số năm như sau: Bảng 3: Tình hình vốn của công ty. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổngvốn 5,2 100 7,2 100 8,0 100 8,15 100 9,1 100 VLĐ 2,1 38 3,6 50 4,3 54 4,4 54 5,1 56 VCĐ 3,1 62 3,6 50 3,7 46 3,75 46 4,0 44 Qua bảng trên ta thấy, với số vốn 9,1 tỷ của Công ty vào cuối năm 2002 có thể nói rằng đó là một số vốn nhỏ, đặc biệt với hoạt động xuất nhập khẩu thì số vốn đó càng nhỏ hơn. Vốn nhỏ cho nên, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây gặp không ít những khó khăn trong cạnh tranh và trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Cơ cấu vốn của công ty cũng có một đặc điểm khá nổi bật đó là tỷ trọng vốn lưu động của công ty luôn tăng nhanh hơn vốn cố định và thường chiếm hơn 50% tổng vốn. Đây là một đặc trưng của doanh nghiệp thương mại so với doanh nghiệp công nghiệp. Trong những năm tới với sự phát triển không ngừng của công ty thì đòi hỏi vốn lưu động của công ty cần phải nhiều hơn nữa. Về nguồn vốn của công ty, công ty huy động từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có của công ty bổ xung từ lợi nhuận hàng năm, vốn vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, vốn vay của cán bộ công nhân viên trong công ty hoặc bên ngoài. Với điều kiện về vốn hạn chế như vậy, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã đặt ra cho mình câu hỏi “ Vậy phải sử dụng đồng vốn như thế nào cho có hiệu quả cao nhất ”. Công ty đã tự tìm ra cho mình con đương hợp lý là hoạt động theo cơ chế khoán quản như đã nói ở trên và kinh doanh dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi. “ Hàng vào tiền ra ” và “ Hàng ra, tiền vào ” do đó đã đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển vốn tăng kim ngạch và hiệu quả trong kinh doanh. Mặt khác, kinh doanh phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ tình hình thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bảng dưới đây nói lên tình hình kinh doanh của công ty qua một số năm gần đây. Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây. Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch XNK 10.195.000 13.521.994 14.293.400 16.784.515 Kim ngạch XK 5.156.000 7.000.589 7.321.400 8.864.000 Kim ngạch NK 5.039.000 6.521.405 6.972.000 7.920.515 Qua bảng trên ta thấy kim ngạch hoạt động xuất nhập khẩu của công ty qua các năm đều tăng. Điều này chứng tỏ sự đi lên vững chắc của Công ty. Ta có thể tìm hiểu sâu hơn một chút về các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính của Công ty. Số liệu phân tích là năm 2002. Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch XNK của công ty năm 2002 Đơn vị: USD. Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % so với KH I. Xuất khẩu 8.011.288.89 8.863.999,95 110,64 Mây tre đan 1.200.000 1.395.447 116,28 Thảm len 133.898,89 132.890,89 99,25 Thêu ren 18.000 16.000 88,89 Bàn ghế 18.170 17.504,52 96,33 Quần áo dệt kim 1.040.200 1.140.344 109,63 Tơ tằm 1.700.000 1.871.193,54 110,07 Chè 180.520 173.720 96,23 Lạc nhân 320.500 317.500 99,06 Hoa quả 2.400.000 2.800.000 116,66 Hàng hoá khác 1.000.000 999.400 99,94 II. Nhập khẩu 7.092.500 7.920.515 111,67 Thuốc trừ sâu 250.500 247.738 98,89 Ôtô 90.000 85.000 94,44 Xe máy 450.000 483.100 107,35 Sợi acrylic 902.000 926.700 102,74 Hàng điện lạnh 3.000.000 3.700.000 123,33 Hàng điện tử 2.400.000 2.477.977 103,25 Như trên đã thấy, trong tình hình khó khăn chung cả về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho hàng hoá, đặc biệt là sự khó khăn về đồng vốn eo hẹp của mình. Bảng trên đã chỉ ra rằng, tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, sự đa dạng của các hàng hoá trong kinh doanh và sự quan tâm tới một số mặt hàng và thị trường chủ lực đã tạo cho công ty môtj thế đứng vững chắc và ngày càng đi lên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty tăng khoảng 20%/năm trong giai đoạn từ 1998 đến 2002. Khách quan mà nhận xét, mức tăng trưởng như vậy là tương đối cao. Sự tăng lên nhanh chóng của kim ngạch xuất nhập khẩu đồng nghĩa với việc công ty ngày càng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân sách Nhà nước. Bảng 6: Tình hình nộp ngân sách của công ty trong những năm gần đây. Đơn vị: tỷ đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Nộp ngân sách 19,455 16,774 10,901 12,852 31,481 Song nếu chỉ nhìn vào các số liệu trên đây thì chưa thể đánh giá chính xác được công việc làm ăn của công ty như thế nào, bởi các chỉ tiêu tren mới chỉ phản ánh kết quả hoạt động, còn muốn phản ánh chính xác hoạt động của công ty thì ta còn phải dựa vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty như: lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu…Sự phân tích sau sẽ làm rõ tình hình hoạt động của công ty xét về mặt hiệu quả. Bảng 7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công ty Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận(tr) 347 401 301,223 360,219 464 Doanh thu(tỷ) 87,3 91,6 88,7 92,1 109,4 LN/DT 0,00397 0,00437 0,00339 0,00391 0,00424 DT/Vốn 16,79 12,72 11,08 11,30 12,02 LN/Vốn 0,0667 0,05569 0,0376 0,0442 0,051 Bảng trên cho ta biết rằng công việc làm ăn nói chung là đạt hiệu quả. Việc tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 0,0667 năm1998 và giảm xuống 0,0376 năm 2000 là do Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nên đã tăng chi phí đầu vào và giảm giá bán ra, cùng với nó là sự khó khăn về kinh tế trên thế giới đã làm cho giá cả của đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều bị mất giá. Tuy nhiên, với sự cố gắng khắc phục khó khăn công ty đã vượt qua được những biến động của thị trường nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn từ 0,0376 năm 2000 đã tăng lên 0,051 năm2002 và điều đó cũng chứng tỏ công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn. Để đạt được những kết quả trên ta có thể nêu lên một số lý do chính sau đây: + Có sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các ngành tài chính, ngân hàng, cục thuế, bộ thương mại… + Có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, Bna giám đốc, sự quản lý của công đoàn, sự phấn đấu nỗ lực của các phòng kinh doanh, các xí nghiệp và các trạm, trong đó yếu tố đầu tiên là sự gương mẫu của các đồng chí cán bộ đảng viên, cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.2 Tình hình kinh doanh mặt hàng mây tre đan Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu, mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải phát triển cho mình mặt hàng chiến lược. Sự ôm đồm nhiều mặt hàng tỏ ra là không thích hợp nhất là trong điều kiện đồng vốn hạn hẹp như hiện nay và đội ngũ cán bộ chưa thật sự có đủ kinh nghiệm. Việc phát triển một số mặt hàng chủ lực tạo ra cho công ty một thị trường lớn và ổn định nhờ đó mở rộng được quy mô và có thể chuyên môn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh. Tuy nhiên, việc tập trung lớn vào một số mặt hàng lại có thể dẫn tới sự rủi ro, khó chuyển đổi kinh doanh khi thị trường biến động. Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, kinh doanh xuất nhập khẩu rất đa dạng, nhiều mặt hàng song nhận thức được phải có mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên Công ty đã lựa chọn cho mình một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược trong đó mặt hàng mây tre đan được chọn là mặt hàng đầu tiên. Việc lựa chọn mặt hàng mây tre đan là mặt hàng xuất khẩu chiến lược dựa trên những cơ sở sau: ◊ Hiện nay, nhu cầu trên thế giới về mặt hàng mây tre là rất lớn. Đây là mặt hàng có nhu cầu gần như vô tận chỉ có điều ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi thị trường khác nhau thì nhu cầu về mặt hàng này cũng khác nhau. Điều đáng lo không phải là không có thị trường tiêu thụ mà chính là sản phẩm của ta có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không mà thôi. ◊Nguồn nguyên liệu và nhân công để sản xuất ra hàng mây tre đan rất nhiều, sẵn có và rẻ tiền, chi phí sản xuất rẻ lợi nhuận cao. Hơn nữa, công ty xuất nhập khẩu Hà Tây còn có lợi thế là một doanh nghiệp Nhà nước đóng trên tỉnh Hà Tây nơi có làng nghề thủ công này rất phát triển. Đây sẽ là một thuận lợi lớn trong việc đảm bảo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu. ◊Hàng mây tre đan của Việt Nam rất đa dạng về mẫu mã, hình thức, màu sắc, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới. ◊Phát triển mặt hàng mây tre xuất khẩu góp phần tạo một khối lượng công việc lớn cho lực lượng lao động nông thôn lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn. ◊Trong những năm qua, mặt hàng mây tre xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của công ty, đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây tre đan tăng lên không ngừng trong các năm vừa qua, chứng tỏ tính chiến lược của nó trong các mặt hàng xuất khẩu. Bảng 8: Tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan “ 1999-2002 ” 1999 2000 2001 2002 Giá trị (USD) Tốcđộ tăng% Giá trị (USD) Tốcđộ tăng% Giá trị (USD) Tốcđộ tăng% Giá trị (USD) Tốcđộ tăng% 619.667 24,56 726.095 17,17 957.507 31,87 1.395.447 45,74 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan năm 1998 là 497.500USD. Ta thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nàyđã tăng lên một cách nhanh chóng, nếu lấy năm 2002 so với năm 1998 thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 4 lần. Bên cạnh sự tăng lên của kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre, tỷ trọng của nó trong các mặt hàng xuất khẩu cũng được nâng cao hơn. Trong những năm vừa qua, mỗi năm công ty xuất nhập khẩu Hà Tây xuất khẩu rất nhiều mặt hàng, sau đây ta xét một số mặt hàng chính được xuất khẩu trong các năm vừa qua. Bảng 9: Tình hình một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty Đơn vị: USD Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Mây tre 619667 10,06 726995 10,37 957507 13,07 1305447 15,75 Tơ tằm 1024850 16,66 924760 13,2 1240050 16,93 1524850 21,11 Thảm len 101800,7 1,65 120300 1,71 110700 1,51 132898 1,49 Lạc nhân 300750 4,88 350000 4,99 302400 4,13 317500 3,58 Chè 200450 3,25 190804 2,72 170400 2,32 173120 1,95 Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch mặt hàng mây tre đan tăng lên rất nhanh qua các năm, tỷ trọng mặt hàng mây tre đan trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng luôn tăng qua các năm và thường đạt trên 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác của Công ty lại có kim ngạch và tỷ trọng luôn biến động và có xu hướng biến động giảm qua các năm như Lạc nhân, Chè. Ta có thể thấy được một số nguyên nhân chính dẫn đến kết quả tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan là: ◊Công tác tiếp thị được coi trọng, tham gia tích cực vào triển lãm, hội chợ của đị phương, Trung ương và cả ở nước ngoài. Có in các Catalog về mặt hàng mây tre đan cũng như gửi trực tiếp mẫu mã sản phẩm sang nước ngoài để tìm bạn hàng và ký hợp đồng. ◊Cử lãnh đạo, cán bộ sang tìm hiểu thị trường Đài Loan, Nga để tìm hiểu nhu cầu thị trường và ký kết được các hợp đồng kinh tế. ◊Cán bộ công nhân viên hoạt động trong cơ chế mới nên rất tích cực, năng động, sáng tạo, làm việc có hiệu quả cao. ◊Công tác tạo nguồn hàng được củng cố, tăng cường quan hệ giữa Công ty với các cơ sở sản xuất mây tre như: Phú Vinh, Phú Nghĩa, Trung Hoà, Trường Yên, Đông Phương Yên… thuộc huyện Chương Mỹ, Phú Túc, Phú Xuyên, trạm Thường Tín gắn với cơ sở ở Ninh Sở, tạo mối quan hệ tốt giữa chủ hàng và Công ty. ◊Bản thân mặt hàng mây tre ngày càng được đa dạng về hình thức, mẫu mã, đẹp lại bền do đó được khách hàng rất ưa thích. ◊Sự quản lý và chỉ đạo thường xuyên và quan hệ chặt chẽ giữa công ty với Bộ thương mại, Sở thương mại, Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng công ty Trung ương cũng có tác dụng lớn tới hoạt động của Công ty. 2.3 Cơ cấu mặt hàng mây tre đan xuất khẩu Với nguồn nguyên liệu sẵn có, đa dạng, mềm, dẻo và dai, bền song cũng rất cứng cáp và chắc, mặt hàng mây tre đan khá đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã và hình thức. Song để thích hợp với tình hình Công ty, hiện nay sản phẩm mây tre đan xuất khẩu được phân thành các nhóm chính sau: Nhóm 1: Các sản phẩm nội thất gồm bàn ghế, giường, tủ được làm chủ yếu từ các loại nguyên liệu như song mây, guộc, có kết phối với gỗ để làm tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ. Loại này chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty. Nhóm này đem lại lợi nhuận tương đối vì sản xuất đơn giản, nguyên liệu sẵn có, hàng dễ tiêu thụ. Nhóm 2: Bao gồm các loại đồ trang trí thủ công như lẵng hoa, lộc bình, làn, giỏ, chao đèn, khay, mũ du lịch… có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau được kết phối từ các loại nguyên vật liệu hay đơn thuần là một loại nguyên liệu. Sản phẩm này chủ yếu được làm từ cây có sợi như song mây, guộc, giang, loại này rất đa dạng và đẹp. Lợi nhuận của nhóm hàng này rất cao và đay là nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch hàng mây tre đan xuất khẩu của Công ty, chiếm khoảng 75%. Nhóm 3: Các sản phẩm gia đình như mành trúc, mành tre, buông các loại cụ thể là mành thô, mành lụa, mành bỏ, mành khuyên. Các loại chiếu mây, đũa tre, tăm và các loại sản phẩm khác… phục vụ cho nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng. Loại này đem lại lợi nhuận không cao như các nhóm hàng trên và chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty. 2.4 Tình hình thị trường mặt hàng mây tre đan của Công ty Ta biết rằng hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trên thương trường và phải bắt nguồn từ thị trường, các sản phẩm mây tre đan là sản phẩm luôn gắn liền với thị trường và xuất phát từ thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Có thể nói rằng, thị trường cho mặt hàng mây tre đan là rất lớn, hầu như trên toàn thế giới, các quốc gia đều có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này. Tuy nhiên rất khó có một điều kiện cho bất cứ một công ty nào có đủ sức mạnh vươn ra thị trường trên toàn thế giới, các công ty chỉ có thể quan tâm tới một số thị trường trọng điểm. Cho tới những năm đầu của thập kỷ 90 công ty xuất nhập khẩu Hà Tây vẫn chủ yếu làm nhiệm vụ thu gom hàng hoá xuất khẩu qua trung gian là tổng công ty trung ương. Vào thời gian này tỷ trọng xuất nhập khẩu trực tiếp là rất nhỏ do vậy thị trường xuất khẩu rất hạn chế. Thêm vào đó, cũng vào những năm đầu của thập kỷ 90, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu cũng báo hiệu rằng thị trường xuất khẩu của công ty hoàn toàn mất. Công ty trở lại với hai bàn tay trắng đi tìm kiếm thị trường mới. Cùng với việc không có thị trường mới, thị trường cũ đã mất, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây phải đối đầu với các cơ sở sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan mới được bung ra và các cơ sở cũ. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lớn như BAROTEX, ARTEXPORT, LICOLA, NAORIUEX, Công ty mỹ thuật Thành Mỹ, Công ty mây tre nứa lá thành phố Hồ Chí Minh và một loạt các cơ sở, các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan này. Trước tình hình cực kỳ khó khăn đó, Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã từng bước mò mẫm, tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường tìm được và không ngừng tìm cách mở rộng thị trường. Mặt khác chính sách kinh tế mới hướng vào xuất khẩu đã tạo cho Công ty vươn mạnh hơn ra thị trường thế giới, tăng dần kim ngạch xuất khẩu mây tre đan. Sau đây ta xem xét một số thị trường có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của Công ty. Thị trường Nga và Đông Âu Đây là khu vực thị trường rộng lớn và đặc biệt có quan hệ làm ăn với ta rất lâu đời, vào trước thập kỷ 90, chủ yếu sản phẩm mây tre đan xuất khẩu sang thị trường này. Mặc dù có sự biến động lớn vào đầu những năm 90 song đây vẫn là thị trường quan trọng và đáng được lưu ý, kim ngạch của thị trường này vẫn tăng qua các năm. Việc quan hệ ngoại thương với các nước này ta có thuận lợi lớn là sự hiểu biết lẫn nhau, yêu cầu về sản phẩm không khắt khe, nhu cầu tiêu thụ lớn. Hiện nay, các nước Đông Âu có sự thay đổi cơ cấu chính trị và cơ cấu kinh tế, đây là cơ hội cho nước ta nói chung và của công ty xuất nhập khẩu Hà Tây nói riêng mở rộng thị trường và trao đổi sản phẩm. Thông qua thị trường này để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế, từ đó làm chỗ dựa để mở rộng quan hệ kinh tế sang các thị trường khác. Thị trường Châu á - Thái Bình Dương Châu á là khu vực kinh tế năng động, có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, mặc dù có cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ xảy ra nửa cuối năm 1997 song Châu á vẫn được coi là khu vực kinh tế có tốc độ phát triển nhanh và trong thế kỷ 21 Châu á sẽ là trung tâm kinh tế thế giới với một tỷ lệ phát triển cao hơn các khu vực khác. Tại Châu á, kim ngạch nhập khẩu hàng mây tre đan đứng thứ hai trên thế giới. Các nước nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản, Hongkong, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc. Đây là những nước chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu vag bán thành phẩm về để chế biến thành sản phẩm hoàn thiện phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay các nước xuất khẩu mây tre nguyên liệu (Indonexia, Malaysia, Việt Nam) đã và đang sẽ có chính sách hoàn thiện hơn để hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, do vậy trong những năm tới lượng nhập khẩu của các nước trên sẽ giảm. Tại thị trường Châu á tỷ trọng xuất khẩu mây tre đan của Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là rất lớn, xuất khẩu sang các nước Châu á chúng ta có lợi thế là gần nhau về mặt địa lý, phong tục tập quán do vậy đây đã đang và sẽ vẫn là thị trường chính và còn nhiều tiềm năng. Thị trường Tây Âu Đây là một thị trường có tiềm lực về kinh tế và là những nước đóng vai trò cung cấp nền công nghệ, kỹ thuật cho các nước trên thế giới. Đối với những nước này, nhu cầu về sản phẩm mây tre đan là khá lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Hàng mây tre đan từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng ở khu vực này. Phần lớn các nước Tây Âu là nhập khẩu mây tre định dạng thành phẩm, trong đó đồ nội thất chiếm 80-85%. Những nước nhập khẩu lớn và ổn định là Tây Ban Nha, Hà Lan, ý, Pháp… Muốn làm ăn lâu dài với thị trường này thì phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã và hình thức sản phẩm. Đây là thị trường đầy hứa hẹn nhưng lại khó thâm nhập. Thị trường Châu Mỹ Châu Mỹ chiếm khoảng 15% lượng nhập khẩu mây tre đan trên toàn thế giới. Các nước nhập khẩu chính là Mỹ, Canada, Achentina. Người tiêu dùng Châu Mỹ rất thích thú với hàng mây tre đan. Trong tương lai, Châu Mỹ được đánh giá là thị trường rất có triển vọng. Để thâm nhập thị trường mới công ty đã sử dụng nhiều biện pháp, song vì đây là thị trường ngoài nước nên chi phí để tìm hiểu và tiếp cận thị trường tương đối lớn. Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã sử dụng đồng vốn có hạn của mình để tìm ra phương pháp tiếp cận hợp lý tiết kiệm được chi phí đồng thời cũng không kém phần hiệu quả, chẳng hạn như: ◊Tham gia các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước để giới thiệu và ký kết các hợp đồng ngoại thương. ◊Chụp ảnh, in Catalog sau đó gửi ra nước ngoài nhằm giới thiệu sản phẩm với các khách hàng nước ngoài. Công ty cũng trực tiếp gửi sản phẩm mẫu đi chào hàng để tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng. ◊Công ty còn trực tiếp cử cán bộ ra nước ngoài để tìm hiểu thị trường, nắm vững tình hình biến động của thị trường về sản phẩm để có những thay đổi hợp lý nhằm phù hợp với yêu cầu thị trường. ◊Song quan tâm nhất phải kể đến việc công ty đã thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sao cho thật phong phú, đa dạng để thích ứng với những yêu cầu mới và thoả mãn cả những khách hàng khó tính nhất. ◊Bên cạnh các biện pháp trên, công ty còn cố gắng hoàn thiện mọi công việc có liên quan tới công tác xuất nhập khẩu như tạo nguồn hàng, các thủ tục, phương thức thanh toán. Với tất cả nỗ lực đó, cho tới nay Công ty đã có quan hệ làm ăn buôn bán với trên 20 nước trên thế giới. Mối quan hệ của Công ty với bạn hàng nước ngoài ngày càng được cải thiện. Công ty đặc biệt chú trọng tới các khách hàng trong khu vực Châu á, đồng thời không ngừng mở rộng mối quan hệ của mình với khu vực Châu Âu và các nước thuộc khối Đông Âu cũ, mặc dù hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, song đây là thị trường đã từng quen thuộc và rất có triển vọng nên trong thời gian tới mục tiêu của công ty là cố gắng tìm cách khôi phục lại các thị trường Nga và Đông Âu cũ. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong mối quan hệ với trên 20 nước thì tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang các nước thuộc Châu á vẫn chiếm tỷ trọng lớn như Nhật khoảng 15%, Đài Loan khoảng gần 20%. Bảng dưới đây cho biết tỷ trọng của mặt hàng mây tre sang một số nước chủ yếu: Bảng 10: Một số thị trường chính của sản phẩm mây tre Đơn vị: USD Năm Nước 1999 2000 2001 2002 KN (USD) TT % KN (USD) TT % KN (USD) TT % KN (USD) TT % Nhật 72.204 11,49 105.792 14,57 142.860 14,92 221.178 15,85 Đông Âu 342.420 55,25 378.513 52,13 481.817 50,32 692.839 49,65 Đài Loan 88.304 14,25 110.437 15,21 161.627 16,88 272.112 19,50 Nước # 117.739 19,00 113.351 18,09 171.203 17,88 209.317 15,00 KN: kim ngạch TT: tỷ trọng Đánh giá tình hình xuất khẩu của Công ty Phần trên mới trình bày được thực trạng của công tác xuất khẩu hàng mây tre đan ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây, để có cái nhìn rõ hơn dưới đây ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về Công ty thông qua những thuận lợi và khó khăn mà Công ty gặp phải trong hoạt động xuất khẩu, sau đó đánh giá những mặt được và chưa được trong lĩnh vực này. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh F Những thuận lợi Về phía Nhà nước và các cấp chính quyền ◊Từ những năm 1990 trở lại đây, hơn bao giờ hết, chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu lại được Nhà nước cùng toàn thể các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện một cách rộng khắp. Chính sách mở cửa nền kinh tế với phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ” đã góp phần to lớn thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Việt Nam đã tạo cho mình một chỗ đứng trên trường quốc tế và tham gia ngày càng sâu vào phân công lao động quốc tế. Từ năm 1995 trở lại đây có nhiều sự kiện lớn như Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, tiến hành ký hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với liên minh Châu Âu, đàm phán gia nhập WTO, hiệp định thương mại Việt –Mỹ…các hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước sẽ tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0141.doc
Tài liệu liên quan