Một số vấn đề về công nghiệp hóa - Hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới

(i), Các cải cách kinh tế vĩ mô và thể chế ở khu vực nông thôn đã thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng mạnh, tạo nguồn vốn của các hộ gia đình đầu tư phát triển CNNT. Ngoài ra, tăng trưởng nông nghiệp còn làm tăng nhu cầu thị trường đối với các DNNT. Trong giai đoạn này, trọng tâm của cải cách là chuyển chiến lược phát triển từ công nghiệp nặng sang phát triển công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng. Những thay đổi như tăng đầu tư nông nghiệp, duy trì cánh kéo giá có lợi hơn cho nông nghiệp đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển mạnh. Trong khu vực nông thôn, cải cách thể chế diễn ra mạnh mẽ, kinh tế hộ gia đình từng bước được khôi phục, nông dân được tiếp cận và quản lý các công cụ và tư liệu sản xuất, tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động CNNT phát triển. Cùng với kinh tế hộ được đẩy mạnh thì quan niệm về sở hữu tư nhân thay đổi theo hướng tích cực hơn. Các công xưởng của công xã được chuyển sang áp dụng các hình thức quản lý hiệu quả hơn, trực tiếp gắn với lợi ích của từng nhóm người hoặc cá nhân cụ thể. Do đó chỉ trong 2 năm 1984-85, số doanh nghiệp tư nhân đã tăng hơn 2 lần, lên 10 triệu doanh nghiệp. Tính cho cả giai đoạn 1978-88, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 7%/năm và CNNT đạt 20%/năm.

pdf21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về công nghiệp hóa - Hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số vấn đề về công nghiệp hóa - hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới.pdf
Tài liệu liên quan