LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3
1.1. Bản chất và vai trò của BHXH 3
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH. 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH 6
1.1.2.1. Trên thế giới 6
1.1.2.2. Ở Việt Nam 10
1.1.3. Bản chất của BHXH. 12
1.1.4. Vai trò của BHXH 16
1.2. Quỹ bảo hiểm xã hội 18
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm: 18
1.2.2. Nguồn hình thành và mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội: 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU- CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 24
Ở QUẬN CẦU GIẤY –HÀ NỘI 24
2.1 Giới thiệu chung về BHXH quận cầu giấy. 24
2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy. 24
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH quận Cầu Giấy 26
2.2. Thực trạng công tác thu – chi BHXH tại BHXH quận cầu giấy – Hà Nội 27
2.2. 1. Thực trạng công tác thu. 27
2.2.1.1. Cơ sở, chế định thực hiện công tác thu BHXH. 27
2.2.1.2. Kết quả thu BHXH 29
2.2.1.3 Công tác thu BHXH ở khối hành chính sự nghiệp. 33
2.2.1.4. Công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp nhà nước. 35
2.2.1.5 Công tác thu BHXH ở khối ngoài công lập. 36
2.2.1.6 Công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh 37
2.2.1.6. Công tác thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã phường. 39
2.2.1.7. Đánh giá chung kết quả thu BHXH. 42
2.2.2. Thực trạng công tác chi BHXH. 46
2.2.2.1 Cơ sở, chế định thực hiện công tác chi quỹ BHXH. 46
2.2.2.2. Tình hình chung về chi trả BHXH 47
2.2.2.3. Tình hình chi trả chế độ hưu trí 50
2.2.2.4. Chi trả chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp 52
2.2.2.5. Chi trả chế độ trợ cấp tử tuất. 54
2.2.2.6. Chi trợ cấp chế độ thai sản. 56
2.2.2.7. Tình hình chi trả trợ cấp ốm đau ở BHXH quận cầu Giấy – Hà Nội (2002-2006). 58
2.2.2.8 Tình hình trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. 59
2.2.2.9. Đánh giá chung kết quả chi trả các chế độ BHXH 62
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU CHI BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN CẦU GIẤY- HÀ NỘI 67
3.1. Kiến nghị chung về chính sách BHXH. 67
3.1.1.Đối với nghành BHXH Việt Nam: 67
3.1.1.1. Hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT trong trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 67
3.1.1.2. Phải tạo sự thông thoáng trong việc triển khai các loại hình BHXH 69
3.1.1.3. Nâng cao việc đào tạo và sử dụng cán bộ 69
3.1.1.4. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 70
3.2. Kiến nghị với công tác thu chi quỹ BHXH 72
3.2.1. Về quản lý và thực hiện quỹ BHXH 72
3.2.2. Mở rộng nguồn thu BHXH 72
3.2.3. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH 74
3.2.4. Đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm 75
3.2.5. Bổ sung và hoàn thiện công tác thu và chống thất thu, nợ đọng BHXH 76
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 77
3.2.7. Thực hiện các biện pháp giảm chi 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
TNLĐ-BNN: Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
NSNN: Ngân sách Nhà nước
HCSN : Hành chính sự nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về công tác thu - Chi BHXH ở cơ quan BHXH quận Cầu Giấy – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Theo chủ trương của BHXH Thành phố Hà Nội từ ngày 26/12/2002 chi nhánh BHYT quận Cầu Giấy đã chính thức chuyển sang BHXH quận Cầu Giấy, đưa tổng số cán bộ BHXH quận lên là 20 người. Thời gian đầu một số cán bộ mới chuyển sang chưa thực sự yên tâm công tác, qua sự sắp xếp cán bộ theo yêu cầu công việc và khả năng của từng người nên số cán bộ này đã yên tâm công tác tích cực học tập để nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay các cán bộ của BHXH quận đều nỗ lực cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của BHXH thành phố giao cho vì BHXH thành phố Hà Nội thực hiện thu BHXH tập trung vào một tài khoản thu nên kết quả thu được đến đâu chuyển ngay lên quỹ BHXH Việt Nam đảm bảo tuyệt đối an toàn nguồn thu BHXH. Vì thế BHXH quận phải làm nhiệm vụ đôn đốc, đối chiếu kết quả thu và hướng dẫn việc ghi sổ BHXH làm cơ sở thực hiện các chế độ BHXH theo luật định.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nguồn thu BHXH như hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng chi trả các chế độ trong hiện tại và bảo toàn nguồn quỹ trong tương lai ước tính đến năm 2022 thì bắt đầu thu không đủ chi, và đến năm 2035 thì quỹ BHXH hết khả năng chi trả. Trước tình hình này, ngoài việc yêu cầu phải có sự thay đổi trong chính sách còn cần có sự nỗ lực của toàn nghành BHXH nói chung và từng đơn vị trong hệ thống BHXH nói riêng. Trong những năm gần đây BHXH quận Cầu Giấy cũng đã luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH do BHXH thành phố giao.
Khối đơn vị luôn đi đầu trong việc hoàn thành nghĩa vụ đóng góp BHXH trên địa bàn quận Cầu Giấy chính là khối hành chính sự nghiệp.
2.2.1.3 Công tác thu BHXH ở khối hành chính sự nghiệp.
Khối HCSN có nhiều thuận lợi do đặc thù 100% người lao động đều hưởng lương từ NSNN. Tiền lương dùng để đóng BHXH luôn luôn được kê khai chính xác. Mặt khác, cán bộ giao nhiệm vụ làm công tác BHXH đều có trình độ và nghiệp vụ kế toán, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao nộp và quản lý số tiền đóng BHXH.
Việc lập danh sách đăng ký lao động và quỹ tiền lương đăng ký tham gia BHXH đến việc lập danh sách tăng, giảm lao động đối chiếu trích nộp hàng tháng đầy, kịp thời chính xác đúng quy định của Nhà Nước.
Hiện nay BHXH quận Cầu Giấy quản lý thu, 186 cơ quan HCSN với tổng số 17.722 lao động tham gia đăng ký trích nộp BHXH. Bảng 2.3 cho thấy:
Bảng 2.3: Tình hình thu BHXH ở khối HCSN trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội (2002-2006)
1. Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
2. Số đơn vị tham gia BHXH
đơn vị
166
174
184
184
186
3. Tốc độ tăng liên hoàn số đơn vị tham gia BHXH
%
-
4,8
5,7
0
1,1
4. Số lao động
Người
14.227
14.762
16.240
17.046
17.722
5. Tốc độ tăng liên hoàn số lao động tham gia BHXH
%
-
3,8
10
4,9
4,0
6. Số tiền thu BHXH
Trđ
20.881
33.014
38.591
51.926
64.041
7. Tốc độ tăng liên hoàn số tiền thu BHXH
%
-
58,1
16,9
34,6
23,3
Nguồn :BHXH quận Cầu Giấy
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy sau 5 năm hoạt động hoạt động số đơn vị tham gia BHXH ở khối HCSN tăng đều qua các năm nhưng không đáng kể. Số đơn vị tính đến hết năm 2006 là 186 tăng 20 đơn vị so với năm 2002. Nguyên nhân do sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của kinh tế cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng. Các cơ quan quản lý của Nhà nước được mở rộng ( cả về số đơn vị và số công nhân viên chức ) nên số thu BHXH ngày một tăng và còn có khả năng tăng rất nhiều trong những năm tới.
Ngoài ra do sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của Nhà Nước thay đổi qua các năm làm cho tổng thu BHXH tăng mạnh trong khu vực HCSN. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 58,1 % (tức là tăng 12.133trđ). Cho đến năm 2006 tổng thu BHXH ở khối HCSN là 64.041 trđ tăng 43.160 trđ. Để đạt được kết quả này một phần không nhỏ là nhờ sự nỗ lực của bản thân cơ quan BHXH quận Cầu Giấy và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, các cán bộ thu của BHXH quận Cầu Giấy bám sát được lượng đơn vị và lao động thực tế thuộc quản lý của quận. Từ đó thực hiện tốt công tác thu BHXH và đã đạt được những kết quả khả quan.
Bên cạnh khối HCSN thì khối doanh nghiệp quốc doanh cũng đóng góp một phần không nhỏ vào quỹ tiền tệ tập trung BHXH.
2.2.1.4. Công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà Nước là những doanh nghiệp do Nhà Nước thành lập đầu tư vốn và quản lý với tư cách là người chủ sở hữu. Bảng 2.4 cho thấy.
Bảng 2.4: Tình hình thu BHXH ở khối doanh nghiệp Nhà Nước
đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội (2002-2006)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1. Số đơn vị tham gia BHXH
DN
35
36
40
42
48
2. Tốc độ tăng liên hoàn số đơn vị tham gia BHXH
%
_
2,9
11,1
16,7
14,3
3. Số người lao động
Người
5.712
6.025
6.174
5.526
5.073
4. Tốc độ tăng liên hoàn số người lao động tham gia BHXH
%
_
5,5
2,5
- 10,5
3,2
5. Số tiền thu BHXH
Trđ
5.480
10.178
9.497
12.944
15.358
6. Tốc độ tăng liên hoàn số tiền thu BHXH
%
_
85,7
- 6,7
36,3
18,6
Nguồn :BHXH quận Cầu Giấy
Qua 5 năm thì số đơn vị BHXH ở khối doanh nghiệp Nhà Nước tăng 13 đơn vị ( tức là tăng 37%) năm 2006 so với năm 2002. Trong số đó lao động ở lĩnh vực doanh nghiệp Nhà Nước có tăng nhưng không đáng kể: Năm 2003 so với năm 2002 tăng 5,5%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 2,5 %. Đến năm 2005 giảm 10,5 % so với năm 2004. Phải chăng do nước ta chuyển sang cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình cổ phần hóa còn đang được triển khai và còn gặp nhiều khó khăn nên sự thay đổi này không đáng kể. Mặc dù vậy nhưng tổng số tiền thu BHXH ở khối doanh nghiệp Nhà Nước không ngừng tăng nhanh qua các năm. Điều này chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta khi triển khai mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
2.2.1.5 Công tác thu BHXH ở khối ngoài công lập.
Những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho người lao động đang làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, ngoài công lập được tham gia BHXH.
Nhà nước đưa ra chính sách này là nhằm phát huy và mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực và tài lực trong nhân dân, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển mạnh hơn, có chất lượng cao hơn, là chính sách lâu dài của Nhà Nước ta. Quán triệt sâu sắc tư tưởng trên của Đảng và Nhà Nước, BHXH Việt Nam nói chung và BHXH quận Cầu Giấy nói riêng đã thực hiện quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Tạo điều kiện cho nhiều người lao động thuộc khối ngành này được hưởng chính sách BHXH.
Bảng 2.5 : Tình hình thu BHXH ở khối ngoài công lập tại BHXH
quận Cầu Giấy – Hà Nội(2002- 2006)
Năm
Số đối tượng tham gia(người)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Số thu BHXH(trđ)
Tốc độ tăng trưởng(%)
2002
273
-
209
-
2003
277
1,5
473
126,3
2004
364
31,4
557
17,8
2005
476
30,8
667
19,7
2006
620
30,3
1079
61,8
Nguồn: BHXH quận Cầu Giấy
Là khối được tham gia BHXH bắt đầu từ năm 2002 và đã tăng nhanh qua các năm. Năm 2003 tăng 1,5% so với năm 2002. Từ năm 2004 đến năm 2006 tăng nhanh và khá đều xấp xỉ 31%. Mức độ tăng trưởng của nguồn thu khá ổn định, không có sự biến động bất thường. Các đơn vị trường học, y tế, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao đóng tại quận đều nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH cho người lao động. Các đơn vị thuộc khối này đã tích cực phối hợp với BHXH quận Cầu Giấy lập bảng đối chiếu tăng giảm, lập danh sách trích nộp tiền BHXH chính xác đầy đủ, đúng quy định cho người lao động.
2.2.1.6 Công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Bảng 2.6: Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHXH so với số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động
Năm
Số DN thực tế hoạt động phải đóng BHXH(DN)
Số DN tham gia BHXH(DN)
Tỷ lệ % tham gia(%)
2002
175
61
34,9
2003
218
86
39,4
2004
375
151
75,6
2005
459
287
62,5
2006
627
473
75,4
Nguồn: BHXH quận Cầu Giấy
Theo số liệu trên, mặc dù số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc quận Cầu Giấy tham gia BHXH đã tăng nhanh qua các năm với tỷ lệ từ 41% đến 64,8% (Số liệu này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cán bộ thu của phòng BHXH quận Cầu Giấy trong những năm qua). Tuy nhiên nếu so với tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang thực tế hoạt động (Số đơn vị tham gia BHXH chỉ mới chiếm 75,4% trong năm 2006) thì chứng tỏ chúng ta chưa khai thác được hết nguồn lực trong khu vực này để đảm bảo lợi ích cho người lao động. Mặc dù vậy, sau hơn 8 năm có sự chính thức quản lý BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh, BHXH quận Cầu Giấy đã khai thác được gần 500 doanh nghiệp trên địa quận với tổng số lao động tham gia lên tới 8.102 lao động. Số đơn vị tham gia của năm 2006 tăng gấp 7,7 lần so với số đơn vị tham gia BHXH trong năm 2002(Tăng 412 đơn vị) thu hút hơn 6.997 lao động tham gia BHXH.
Nhưng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực tế trên địa bàn quận thì đây mới chỉ là con số mà quận nắm được còn thực chất thì số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn rất nhiều. Đây là những đơn vị trốn tránh BHXH ví dụ như: Công ty TNHH bia Ba Đình, công ty TNHH Đức Thành Theo trên 50% doanh nghiệp ( công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân) chưa tham gia BHXH hoặc chỉ đăng ký tham gia cho số ít cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Đây là tình trạng chung của cả nước, của cả thành phố Hà Nội chứ không phải của riêng quận Cầu Giấy. Thực tế BHXH quận Cầu Giấy đã có nhiều biện pháp tích cực, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng, tổ chức khai thác nguồn thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh một cách khoa học.Thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, hướng dẫn họ tham gia BHXH. Mặc dù chưa khai thác được hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp này, song đã chứng tỏ sự khai thác đúng hướng của cơ quan BHXH. Điều này thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Tình hình thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy –Hà Nội(2002-2006)
2002
2003
2004
2005
2006
Số đơn vị(đơn vị)
61
86
93
287
473
Số lao động(người)
1.105
1.468
2.216
5.374
8.102
Số tiền thu BHXH( trđ)
872
2.003
3.094
8.239
15.716
Thu BHXH ngoài quốc doanh/ tổng thu BHXH(%)
3,1
4,4%
6,0
11
16,3
Nguồn : BHXH quận Cầu Giấy
Số liệu trên cho thấy: Số thu BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh trong những năm qua chứng tỏ sự thành công của BHXH quận Cầu Giấy khi tiếp quản và triển khai thu BHXH ở khối doanh nghiệp này. Nếu như năm 2002 thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt 872 triệu đồng thì sau 5 năm đến năm 2006 đã là 17.716 triệu đồng tăng 18 lần (tăng 14.844 triệu đồng).
Tuy tỷ lệ thu BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với tổng thu BHXH còn thấp nhưng sau khi quận tiếp quản và triển khai thì tỷ lệ này đã có tốc độ tăng nhanh chóng, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác thu BHXH của BHXH quận. Trong năm 2002 tổng số thu BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 3,1% tổng số thu BHXH của quận thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên tới 16,3%. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng này thì xu hướng thu BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Bởi đây là một trong những đối tượng mà BHXH quan tâm nhằm tăng thu BHXH và điều chỉnh tỷ lệ đóng góp phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, việc làm trong thời gian tới.
2.2.1.6. Công tác thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã phường.
Nghị định số 09/1998/ NĐ-CP ngày 15/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của chính phủ về chế độ sinh hoạt phí với cán bộ xã, phường, thị trấn. Cán bộ cấp xã tham gia đóng BHXH và hưởng chế độ hưu trí và mai táng phí là những cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền và trưởng các đoàn thể và cán bộ chức danh chuyên môn là địa chính, tư pháp, tài chính – kế toán và Văn phòng ủy ban nhân dân xã.
Mặc dù mới triển khai công tác này từ năm 2001 nhưng BHXH quận Cầu Giấy cũng đã thực hiện tốt công tác thu BHXH ở khối đơn vị này.
Bảng 2.8: Tình hình thu BHXH cho cán bộ xã phường tại BHXH
quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1.Số đơn vị tham gia BHXH
đơn vị
7
7
7
8
8
2. Tốc độ tăng liên hoàn số đơn vị tham gia BHXH
%
-
0
0
14,3
0
3. Số lao động
Người
80
88
92
135
139
4. Tốc độ tăng liên hoàn số lao động tham gia BHXH
%
-
10
4,5
46,7
2,9
5. Số tiền thu BHXH
Trđ
46
92
100
269
399
6. Tốc độ tăng liên hoàn số tiền thu BHXH
%
-
100
8,7
169
48,3
Nguồn: BHXH quận Cầu Giấy
Đây là khối có số đơn vị và số lao động tham gia BHXH rất nhỏ với tổng số 8 phường thuộc địa bàn quận. Thì tổng số thu BHXH ở các phường như trên của BHXH quận Cầu Giấy là một kết quả đáng ghi nhận.Số người lao động nằm trong khối đơn vị này tham gia BHXH ngày một tăng, đến năm 2006 là 139 người tăng 1,7 lần so với năm 2000. Đây là kết quả phản ánh đúng đắn trong chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHXH của Đảng và chính phủ.
Nhìn chung nguồn thu BHXH nằm chủ yếu ở khối hành chính sự nghiệp nhiều do đặc thù 100% người lao động đều được hưởng lương từ NSNN cấp. Điều đó được thể hiện qua cơ cấu % giữa các đơn vị tại quận Cầu Giấy như sau:
Bảng 2.9: Tình hình thu BHXH và cơ cấu % giữa các đơn vị
tại quận Cầu Giấy- Hà Nội (2002-2006)
Năm
Khối đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1. HCSN
20.881
33.013
38.591
51.926
64.040
Cơ cấu %
76,09
72,1
74,5
70,1
66,3
2. Doanh nghiệp nhà nước (tr đ)
5.480
1.178
9.497
122.944
15.385
Cơ cấu%
19,9
22,2
18,3
17,5
15,9
3. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
872
2.003
3.094
8.239
15.716
Cơ cấu
3,18
4,4
6,0
11,14
16,3
Đơn vị ngoài công lập
209
473
557
667
1.079
Cơ cấu %
0,76
1,1
1,07
0,9
1,1
5. Phường xã(trđ)
46
92
100
269
399
Cơ cấu %
0,16
0,2
0,19
0,36
0,41
Tổng (tr đ)
27.242
45.759
51.839
74.045
96.592
Nguồn BHXH quận Cầu Giấy
Qua số liệu tổng hợp thu BHXH tại quận, có thể nói khối HCSN đã đóng góp nhiều nhất vào quỹ BHXH. Tuy nhiên số tiền thu BHXH từ khối HCSN có xu hướng giảm ( từ 76,09% năm 2002 xuống 66,3% năm 2006 ), mặc dù số tiền thu thực tế vẫn tăng( từ 20.881 trđ năm 2002 lên 64.040 trđ năm 2006).
Đứng thứ 2 là khối doanh nghiệp nhà nước cả về số lao động và số đơn vị lao động chiếm gần 20% trong tổng thu BHXH. Tuy nhiên cơ cấu này cũng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ khai thác BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh chóng ( từ 872trđ chiếm 3,1% trong năm 2002 lên đến 15.715 tr đ chiếm 16,3% tổng thu) tăng gấp 5,1 lần.
Như vậy tốc độ tăng thu BHXH tại khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã làm thay đổi rõ nét cơ cấu nguồn thu quỹ BHXH tại quận Cầu Giấy. Nó không những làm cho cơ cấu % tại khối doanh nghiệp quốc doanh giảm mà còn làm giảm tỷ trọng thu BHXH tại khối HCSN. Hi vọng trong những năm tới tỷ trọng và tổng thu tại khối doanh nghiệp còn tăng mạnh mẽ hơn nữa sau khi đối tượng bắt buộc được mở rộng và đối tượng tự nguyện được khuyến khích. Mặt khác với những kinh nghiệm tích lũy được trong nhưng năm thực hiện thắng lợi tại khu vực doanh nghiệp này, các cán bộ thu tại BHXH quận Cầu Giấy sẽ còn làm tốt hơn nữa.
Đối với những đơn vị ngoài công lập và cán bộ xã phường thì mới được quận thực hiện thu từ năm 2001 nhưng đã có những thành công bước đầu. Số tiền thu BHXH và cơ cấu % đều tăng lên từng năm chứng tỏ một tiềm năng không nhỏ còn chưa được khai thác triệt để trong những khối doanh nghiệp này.
2.2.1.7. Đánh giá chung kết quả thu BHXH.
Nhận thức công tác thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, góp phần vào việc hình thành và tăng trưởng quỹ BHXH làm cơ sở cho việc thực hiện các chế độ BHXH, BHXH quận Cầu Giấy đã phấn đấu thu đúng, thu đủ theo quy định của luật. Bằng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, vận động đôn đốc, kết hợp với các phòng, ban của thành phố đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu BHXH. Mặc dù có những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua nhưng công tác thu BHXH tại BHXH quận Cầu Giấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm cho công tác này không phát huy được hết vai trò của nó đối với quỹ BHXH. Đó là những hạn chế sau:
Một số doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp đông công nhân, gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, người lao động nghỉ việc không được hưởng lương, nên không có khả năng đóng BHXH. Một số đơn vị ngành xây dựng, giao thông chưa thực hiện tốt việc thu nộp BHXH, một số đơn vị trích nộp theo quý và còn chậm nộp kéo dài( công ty Cầu 7 Thăng Long nợ 24 tháng 3,9 tỷ, công ty XD-XNK Nông lâm nghiệp nợ 800 triệu). Các đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm chỉnh Luật lao động hoặc chưa tham gia đầy đủ BHXH còn để số lao động hợp đồng 3 tháng trở lên ngoài danh sách lương nhằm trốn đóng BHXH cho người lao động, việc khai thác các đơn vị TNHH tham gia BHXH rất khó khăn, BHXH không có chế tài xử phạt nên ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chỉ tiêu thu BHXH của quận.
Hiện tượng nợ đọng tiền BHXH ở các Đơn vị, đặc biệt là ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp Nhà nước là khá phổ biến. Sau đây là tình hình nợ đọng tại cơ quan BHXH quận Cầu Giấy.
Bảng 2.10: Tình hình nợ đọng BHXH tại cơ quan BHXH quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
Số tiền nợ đọng BHXH(trđ)
1.139
2.130
3.963
5.858
9.326
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
-
87
86
47,8
59,2
Nguồn:BHXH quận Cầu Giấy
Qua bảng số liệu ta thấy số nợ đọng tăng nhanh qua các năm nếu năm 2002 số tiền nợ đọng chỉ là 1.130trđ thì đến năm 2006 tăng lên 9.326 trđ tăng 8,1%. Với nợ đọng tiền BHXH xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như: Doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn sản xuất kinh doanh, có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp Nhà nước rồi dừng đóng. Ngoài ra còn có một số trường hợp doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc dã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động. Không còn chủ sở hữu hoặc chưa có biện pháp để giải quyết số nợ này, phải treo nhiều năm.
Nhìn chung tình trạng nợ đọng BHXHcòn ở mức cao đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một vấn đề nan giải, không thể giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp nghành đặc biệt là cơ quan BHXH Việt Nam phải có những biện pháp hữu hiệu hơn trong tổ chức thu, góp phần thực hiện tốt hơn nữâ chính sách BHXH cho lao động ngoài quốc doanh.
Bên cạnh tình trạng nợ đọng thì một số đơn vị sản xuất kinh doanh tương đối ổn định nhưng cố ý nộp chậm để chiếm dụng vốn. Việc báo cáo tăng giảm và đối chiếu mức đóng của một số đơn vị chưa kịp thời. Nhiều chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cố tình không chịu đăng ký danh sách lao động thuộc diện phải đóng BHXH theo luật định hoặc là có đăng ký song chưa làm tốt công tác trích nộp BHXH nhưng cố tình dây dưa, trây ỳ, khai báo sai về số lao động. Mặt khác còn một số không nhỏ các đơn vị luôn chậm trễ trong việc đối chiếu kết quả thu cuối năm gây khó khăn không nhỏ cho việc quyết toán thu BHXH.
Một số nguyên nhân của tình trạng trên:
Trong 20 năm qua Việt Nam đã bước vào công cuộc cải cách kinh tế xã hội. Do vậy việc gia nhập WTO chính là nhằm tiếp tục đặt Việt Nam vào trong xu thế cải cách kinh tế và tăng trưởng hơn nữa. Ngược lại là thành viên WTO Việt Nam phải chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế để thực thi các cuộc cải cách cần thiết như cải cách hệ thống quản lý hành chính, cải cách hệ thống pháp luật dể phù hợp với các yêu cầu của WTO. Tuy nhiên cũng phải đề cập đến những mặt trái của thị trường lao động trong quá trình hội nhập. Do quá trình cạnh trạnh, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị thu hẹp sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp bị phá sản một phận lao động bị thất nghiệp. Điều đáng nói là những người lao động ở độ tuổi trên dưới 50, nhất là đối với lao động nữ sẽ rất khó có cơ hội để tìm kiếm chỗ làm việc mới.
Mặc dù quốc hội khoá XI đã thông qua luật BHXH vào ngày 29/06/2006 nhưng đến 01/01/2007 mới có hiệu lực thi hành, do đó các quan hệ về BHXH với giữa BHXH với các thể chế vẫn chưa được điều chỉnh. Việc thiếu công cụ pháp luật một mặt làm hạn chế tính hiệu lực của BHXH, một mặt khác nảy sinh sự bất công bằng giữa những người lao động và doanh nghiệp có đối tượng không tham gia BHXH. Qua đó góp phần làm môi trường cạnh tranh không bình đẳng, tác động tiêu cực đến cả 2 mặt kinh tế xã hội. Chẳng hạn do luật BHXH chưa có hiệu lực thi hành nên việc xử lý các doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động mang tính hành chính như: khiển trách, phạt tiền, gây sự bất bình đối với các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ BHXH.
- Đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế ( chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động có việc làm) các đơn vị kinh tế tư nhân, cá nhân hầu như không tham gia.
- Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh khó khăn kéo dài, nợ đọng BHXH ngày càng lớn nhưng không được loại trừ khi giao kế hoạch.
- Một số doanh nghiệp ( cả nhà nước và tư nhân ) có biểu hiện cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH, cán bộ BHXH đã đôn đốc, kiểm tra thanh tra nhiều lần nhưng không có kết quả.
- Số đơn vị ngoài quốc doanh trên địa bàn quận lớn ( theo nguồn của phòng kế hoạch quận ). So với các đơn vị không đăng ký theo địa chỉ ban đầu gây khó khăn trong công tác khai thác và quản lý của BHXH quận.
- Các đơn vị đóng trên địa bàn quận thường ỷ lại vào các cán bộ BHXH trong việc báo cáo tăng giảm và công tác đối chiếu mức đóng góp làm cho các cán bộ thu BHXH phải làm việc rất căng thẳng.Vấn đề đặt ra là cơ quan BHXH nên yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động làm việc với thái độ đúng đắn, tự giác, trên tinh thần hợp tác, đồng thời cho họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc đóng BHXH.
- Cơ quan BHXH là người chịu trách nhiệm thu BHXH nhưng lại không có thẩm quyền trực tiếp kiểm tra doanh nghiệp mà bắt buộc phải thông qua sự phối hợp với các cơ quan có chức năng liên quan.
- BHXH đang trong quá trình đổi mới, nhiệm vụ của các cơ quan BHXH nói chung và BHXH quận Cầu Giấy nói riêng rất nặng nề đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm phải nỗ lực, cố gắng hơn nhiều thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Kinh phí dành cho việc đãi ngộ, khen thưởng còn thấp, chưa có tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ nhân viên tìm tòi, sáng tạo trong công việc để nâng cao hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn chưa có kinh phí và đội ngũ cán bộ thực hiện.
Trong tình hình trên, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể cơ quan và những thay đổi hợp lý trong chính sách của Nhà Nước về thu BHXH. Từ đó tạo điều kiện cho công tác thu BHXH ở các quận huyện được dễ dàng và hiệu quả hơn. Tiết kiệm được thời gian cho cán bộ thu BHXH đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH, tạo tâm lý tin tưởng cho người lao động và người sử dụng lao động để họ thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Ngoài ra việc thực hiện tốt công tác thu BHXH còn nhằm góp phần vào sự nghiệp chung của nghành tạo điều kiện cho công tác chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng được đảm bảo, kịp thời và an toàn.
2.2.2. Thực trạng công tác chi BHXH.
2.2.2.1 Cơ sở, chế định thực hiện công tác chi quỹ BHXH.
Cơ quan BHXH quận Cầu Giấy – Hà Nội căn cứ vào điều 2 của điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ để thực hiện chi cho các chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất.
- Đối với chế độ trợ cấp ốm đau được quy định rất rõ ràng tại điều 7,8,9,trong điều lệ BHXH. Điều 7 quy định về thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản. Điều 8 quy định về thời gian nghỉ việc để chăm con ốm và điều 9 quy định về mức hưởng trợ cấp ốm đau.
- Đối với chế độ trợ cấp thai sản: Được quy định tại điều 11,12,13,14, trong điều lệ BHXH quy định về thời gian nghỉ việc để đi khám thai, thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con, thời gian nghỉ việc để nuôi con nuôi và mức hưởng trợ cấp thai sản.
- Đối với chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN được quy định tại điều 15,16,1718,19,20,21,22,23,24 của điều lệ BHXH, quy định về sự kiện BHXH, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Chế độ hưu trí: được quy định tại điều 25, 26,27,28,29,30 về điều kiện hưởng,mức hưởng
- Chế độ tử tuất : đượcquy định tại điều 31,32,33, 34, 35 của điều lệ BHXH. Cơ quan BHXH quận Cầu Giấy sẽ xem xét hồ sơ của người lao động theo trình tự xét hưởng trợ cấp của từng chế độ. Trong quá xét hưởng phải đối chiếu với các quy định trong điều lệ xemcó phù hợp hay không rồi sau đó mới thực hiện chi để đảm bảo đúng chế độ BHXH.
Ngoài ra còn một số văn bản khác liên quan đến công tác chi trả như:
- Quyết định số 2903/1999/QĐ- BHXH ngày 24/11/1999 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lí chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam
- Quyết định số 1058-TC/QĐ/KT ngày 09/09/1995, quyết định số 1124- TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1996 và quyết định số 140/1999/QĐ-BTC ngày 15/11/1999 của Bộ Tài Chính ban hành hệ thống chế độ kế toán BHXH áp dụng qua tất cả các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam.
Bên cạnh đó còn một số văn bản khác kiên quan và hỗ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2978.doc