Một số vấn đề về mặt lí luận cơ bản của kinh tế đối ngoại

 Kinh tế đối ngoại với những thành tựu to lớn đang dần khẳng định vai trò quan trọng của nó trong toàn bộ nền kinh tế nước ta. Những thành tựu đã đạt được sẽ là tiền đề để chúng ta phát triển trong những thập niên tiếp theo. Bên cạnh đó chúng ta cũng gặp muôn vàn những khó khăn thách thức. Do đó yêu cầu đặt ra là chúng ta phải xây dựng cho nền kinh tế đối ngoại một hướng đi đúng đắn. Từng bước tháo gỡ những khó khăn, tận dụng thời cơ kết hợp với sức mạnh trong nước để phát triển.

 Nghiên cứu kinh tế đối ngoại là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách đối với nước ta hiện nay. Có hiểu rõ được sự vận động và phát triển của nó chúng ta mới tìm cho mình một hướng đi đúng đắn giúp phát triển nền kinh tế trong nước, đưa đất nước ta sớm thực hiện được mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”.

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về mặt lí luận cơ bản của kinh tế đối ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tiếp như :người đầu tư tự lập xí nghiệp mới, mua hoặc liên kết với xí nghiệp ở nước đầu tư, mua cổ phiếu Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư, tức là người có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức điều hành dự án mà thu lợi dưới hình thứ lợi tức cho vay hoặc lợi tức cổ phần, hoăc không thu lợi. Sự khác biệt lớn giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là người đầu tư trực tiếp có quyền khống chế xí nghiệp đầu tư còn người đầu tư gián tiếp thì không có quyền khống chế xí nghiệp đàu tư. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp rất đa dạng về chủ thể và hình thức, trong đầu tư gián tiếp chủ đầu tư về thực chất là tìm đường thoát cho tư bản thừa, phân tán đầu tư nhằm giảm bớt rủi ro. 5. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ khác. Các dịch vụ thu ngoại tệ là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại. Xu thế hiện nay là tỉ trọng các hoạt động dịch vụ tăng lên so với các hàng hoá khác trên thị trường thế giới. Mỗi nước sẽ căn cứ vào tiềm năng và tình hình cụ thể của quốc gia mình sẽ có hướng thu hút ngoại tệ riêng :du lịch quốc tế xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ, các hoạt động thu ngoại tệ khác. Việt Nam cần chú trọng hai hình thức dịch vụ cơ bản là du lịch và xuất khẩu lao động do Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, nhiều cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch hơn nữa dân số Việt Nam, số người ở độ tuổi lao động lớn, con người Việt Nam cần cù sáng tạo III. Mục tiêu phương hướng và nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại ở nước ta. 1. Vai trò tác dụng của kinh tế đối ngoại với việc phát triển kinh tế xã hội nước ta. Cho đến nay nền kinh tế Việt Nam vẫn bị sếp vào loại thấp kém nhất thế giới. Chúng ta vẫn đang đứng trươc những khó khăn thử thách, những mối quan hệ có tính chất truyền thống trong buôn bán bị đảo lộn. Trong bối cảnh quốc tế hoá toàn cầu hoá đang trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới mỗi nứơc đều cố gắng và chủ động tham gia vào quá trình này để có được một vị trí thuận lợi trong phân công lao động và trao đổi thương mại quốc tế. Việt Nam đi lên từ một điểm xuất phát thấp và kém phát triển so với nhiều nước trong khu vực. Nền kinh tế nước ta với mục tiêu vào năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình trong khu vực càng cần thiết phải tăng cường và mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại để tạo nguồn vốn, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và công nghệ của nước ngoài. Vai trò này càng trở nên quan trọng khi nước ta bước vào CNH-HĐH trong điều kiện các nước trên thế giới đều đang tích cực bước vao thế kỉ XXI với nhiều cơ hội và thách thức to lớn. 2. Mục tiêu của kinh tế đối ngoại. Đối với nước ta việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải nhằm từng bước thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh “theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian trước mắt việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước –nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ Mục tiêu đó phải được quán triệt tới mọi ngành mọi cầp trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực của kinh tế đối ngoại. Hoạt động kinh tế đối ngoại theo quan điểm hai tầng một mặt đảm bảo một số cơ sở đạt trình độ tiên tiến của thế giớ mặt khác vẫn duy trì những doanh nghiệp có trình độ công nghệ chưa cao song thu hút nhiều lao động. 3. Phương hướng cơ bản. Xuất phát từ quan điểm của Đảng “Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi”. Củng cố và tăng cường vị trí của Việt Nam ở các thị trường quen thuộc và với bạn hàng truyền thống, tích cực thâm nhập tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ dưới mọi hình thức. Kinh tế đối ngoại là một trong các công cụ kinh tế đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội đề ra cho từng giai đoạn lịch sử cụ thể và phục vụ đắc lực cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ động tạo những điều kiện để hội nhập có hiệu quả vào nèn kinh tế thế giới, phát huy ý chí tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. 4. Những nguyên tắc cần quán triệt trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại. 4.1. Bình đẳng. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng làm nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước. Nguyên tắc bình đẳng này xuất phát từ yêu cầu phải coi mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là một quốc gia độc lập có chủ quyền. nó cũng bắt đầu từ yêu cầu của sự hình thành và phát triển của thị trường quốc tế mà mỗi quốc gia là thành viên. nói cách khác là đảm bảo tư cách pháp nhân của mỗi quốc gia trước pháp luật và cộng đồng quốc tế. 4.2 Cùng có lợi. Bình đẳng là nguyên tắc giữ vai trò chung cho việc hình thành và phát triển quan hệ đối ngoại thì nguyên tắc cùng có lợi lại giữ vai trò làm nền tảng kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Cơ sở khách quan của nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu phải thực hiện đúng các quy luật kinh tế của thị trường diễn ra trên phạm vi quốc tế mà mỗi nước có lợi ích kinh tể dân tộc khác nhau. Nguyên tắc cùng có lợi còn là động kinh tế để thiết lập và duy trì lâu dài mối quan hệ kinh tế giưã các quốc gia với nhau. Cùng có lợi ích kinh tế là một trong những nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách kinh tế đối và luật đầu tư nước ngoài. Nguyên tắc này được cụ thể hoá thành những điều khoản làm cơ sở để kí kết trong các nghị định thư giữa các chính phủ và trong hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế các nước với nhau. 4.3. Tôn trọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia. Trong quan hệ quốc tế mỗi quốc gia với tư cách là quồc gia độc lập có chủ quyền về mặt chính trị kinh tế xã hội và địa lí Cơ sơ khách quan của nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ đối ngoại giưã các quốc gia với nhau. nó cũng bắt nguồn từ nguyên tắc cùng có lợi, mà xét cho cùng chỉ khi cùng có lợi về mặt kinh tế mới tạo cơ sở để cùng có các lợi ích khác nhau về chính trị xã hội và quân sự. Một số yêu cầu mà hai bên phải thực hiện trong nguyên tắc này : - Tôn trọng các điều khoản đã được kí kết trong các nghị định giữa các chính Phủ Và trong các hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau - Không được đưa ra những điều kiện làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của nhau - Không được dùng các thủ đoạn có tính chất can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia có quan hệ nhất là dùng các thủ đoạn kinh tế để can thiệp vao chính trị. 4.4. Giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nguyên tắc vừa mang tính chất chung cho tất cả các nước khi thiết lập và thực hiện quan hệ đối ngoại vừa là nguyên tắc có tính đặc thù đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước với nhau không đơn thuần phải xử lí tốt mối quan hệ về lợi ích kinh tế mà còn phải xử lí tốt mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích cính trị. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nhưng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện từng bước những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Do vậy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải chủ động đảm bảo sao cho vừa khai thác được nhiều nguồn lực bên ngoài vừa phát huy được nguồn lực bên trong, không lệ thuộc vào nước ngoài và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tóm lại, bốn nguyên tắc nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác dụng chi phối hoạt động kinh tế đối ngoại giữa các nước trong đố có nước ta. Vì vậy không được xem nhẹ nguyên tắc nào khi thiết lập duy trì và mở rộng kinh tế đối ngoại. IV. Kinh tế đối ngoại Việt Nam. 1. Những hướng phát triển chiến lược của kinh tế đối ngoại Việt Nam 1.1. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế đối ngoại. “Đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế đối ngoại “là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở của đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại là quá trình quốc tế hoá đời sống và sản xuất, quá trình giao lưu kinh tế giữa các nước với quy mô trao đổi lớn, cường độ cao và chủng loại trao đổi rất đa dạng và phức tạp. Cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất và làm tăng thêm tính phức tạp của các quan hệ kinh tế đối ngoaị. Đồng thời tính phụ thuộc về mặt kĩ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất đã dẫn tới sự phát triển những hình thức mới của kinh tế đối ngoại. Đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại là quá trình hình thành và phát triển nhiều hình thức quan hệ khác nhau giữa các nước. Mỗi nước trên thế giới dù là giàu có cũng không thể đảm bảo đủ tất cả những yếu tố của quá trình sản xuất. 1.1.1. Xuất nhập khẩu hàng hoá. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Nhiều mặt hàng quan trọng có ý nghĩa với nhiều nước trên thế giới. Để có giải pháp đúng về vấn đề hàng xuất khẩu cần tiếp cận một số khía cạnh chủ yếu :số lượng chất lượng chủng loại, khả năng của từng mặt hàng và xu thế vận động của nó. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai cách thức xuất khẩu hàng hoá chủ yếu ;Một là có cái gì bán cái đó hai là tập trung vào những mặt hàng mũi nhọn. mỗi cách thức sẽ đem lại một ưu thế riêng cho nền kinh tế. Nhập khẩu là hoạt động nhằm mục đích bù đắp những hàng hoá vật tư nguyên liệu mà trong nước không có hoặc sản xuất chưa đủ và kém hiệu quả. Về phương diện lí luận nhập khẩu là đưa vào trong nước những thế mạnh của thế giới do đó việc nhâọ khẩu rất quan trọng và cấp bách cần giải quyết một cách chặt chẽ. Trước hết phải đánh giá một cách xác thực tình hình xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay. Về mặt xuất khẩu : những năm trước đây do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp dẫn tới tình hình xuất khẩu rất thấp so với tiềm năng. Hơn nữa số lượng hàng xuất khẩu không lớn làm cho hiệu quả không cao. Yêu cầu của thương trường quốc tế đòi hỏi quy mô hàng hoá phải có khối lượng đáng kể. Việc mua bán quốc tế phức tạp và khó khăn hơn trong nước rất nhiều, chi phí vận chuyển tốn kém. ở ta do thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu chiến lược xuất khẩu, chất lương mẫu mã hàng hoá còn thấp và xấu chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta thiếu hệ thống đo lường chất lượng nên không đánh giá đươc chất lượng hàng, dãn tới bị thua thiệt trong việc mặc cả và định giá. Với xuất khẩu chúng ta đã đưa ra được những giải pháp cụ thể. Phải có quy hoạch tổng thể, chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước lựa chọn hàng chủ lực tiến tới hàng mũi nhọn. Từng bước nâng cao chất lượng hàng xuất, không để tâm lí coi thường hàng Việt Nam trở thành phổ biến, coi trọng chữ tín đối với khách hàng, sáng tạo học tập cách thức quảng cáo, đóng gói và bảo quản hàng hoá. Với việc nhập khẩu : nguyên tắc nhập khẩu chỉ nhập hàng hoá có hàm lượng chất xám cao, chủ yếu là tư liệu sản xuất với công nghệ hiện đại. Một số giải pháp then chốt với việc nhập khẩu : nhập đúng số lượng chủng loại kịp thời và liên tục, hạn chế tối đa việc nhập hàng tiêu dùng đặc bạêt là xa xỉ phẩm, nhập khẩu phải trên cơ sở bảo hộ sản xuất trong nước. Đây là một giải pháp có ý nghĩa nhiều mặt vừa tiết kiệm được ngoại tệ vừa bảo vệ được sản xuất trong nước. 1.1.2. Hợp tác đầu tư liên doanh liên kết. Đây là hình thức kinh tế đối ngoại rất quan trọng và ngày càng quan trọng. Tuy ra đời sau hình thức ngoại thương nhưng tốc độ và quy mô phát triển ngày càng lớn chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tất cả các hình thức của kinh tế đối ngoại. Hình thức đâu tư ra nước ngoài nhằm khai thác các tiềm năng đã được CNTB sử dụng từ rất lâu, đặc biệt là từ khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XVIII nổ ra dẫn tới cơ khí hoá ngành vận tải quốc tế. Hợp tác đâu tư là quá trình tập trung vốn, tập trung sản xuất của các chủ thể khác nhau. Khái niệm đó trong phạm vi của kinh tế đối ngoại là sự hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp của nhiều nước. Mục đích của tất cả các quá trình hợp tác đều là ở chỗ tìm kiếm môi trường thuận lợi cho vốn hoạt động và sinh lời. Mỗi bên tham gia hợp tác đều có mục đích riêng. Nguyên tắc xuyên suốt đồng thời là chất kết dính giữa các chủ thể hợp tác là: tất cả các bên đều có lợi, bình đẳng và sòng phẳng trong phân chia lợi nhuận. ở nước ta hình thức hợp tác liên doanh liên kết mới được hình thành vài năm gần đây. Hiện nay đã có hàng trăm dự án đâu tư đã được ký kết, hoặc đang thăm dò hoặc đã thực thi. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hợp tác đâu tư liên doanh liên kết của nước ta. Về thuận lợi : đất nước ta giàu tài nguyên khoáng sản có nhiều kim loại quý khan hiếm, quan trọng, là một thị trường mới đang trong quá trình hình thành do đó nhiều tiềm năng chưa được biết đến và khai thác, đất nước lại có bề dầy lịch sử hàng ngàn năm với một nền văn hoá đậm đà bản sắc đân tộc. Hơn nữa lực lượng lao động ở Việt Nam lại rất dồi dào và rẻ so với nhiều nơi khác trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, với quan điểm và chính sách mở cửa của Đảng ta đã tạo tiền đề cơ bản để hình thành các tổ chức hợp tác liên doanh trong một bầu không khí chính trị ổn định tôn trọng các công ước quốc tế. Về khó khăn : đất nước thiếu vốn nghiêm trọng đang trong thời kỳ khủng hoảng, kỹ thuật công nghệ còn thấp kém. Các thủ tục trong quan hệ, ký kết thực thi rất phiền hà và quá nhiều tầng nắc trung gian. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế còn lạc hậu. Trong bối cảnh thế giới vừa có thuận lợi và khó khăn phải biết lựa chọn để khai thác sức mạnh bên ngoài, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng vào nội địa để thu hút vốn và công nghệ của thế giới được nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Con người Việt Nam vốn thông minh hiếu học nhưng nếu không co chiến lược lâu dài nhân tài sẽ bị thui chột và lãng phí. Để tiếp thu được chi tiết công nghệ tiên tiến phải có trình độ chuyên môn. Liên kết công nghệ là công việc của các nhà khoa học. Rõ ràng muốn trao đổi học tập với các nhà khoa học thế giới phải có trình độ tương ứng hoặc kém hơn một chút. Không thể thực hiện liên kết với nhau khi có sự chênh lệch quá lớn về trình độ. Tóm lại, chúng ta cần và bắt buộc phải có một đội ngũ những nhà khoa học công nghệ đạt tầm cỡ quốc tế. Cần phải thoả mãn một cách tốt nhất những yêu cầu của đội ngũ này để sử dụng họ. Phải hoà nhập vào thế giới bởi vì khoa học công nghệ không có tính quốc gia, nhà khoa học Việt Nam phải là nhà khoa học của thế giới. 1.1.3. Tín dụng quốc tế. Tín dụng là hình thức vận động của vốn. Trong kinh tế hàng hoá, vốn là vấn đề cốt lõi hàng đầu. Vốn là công cụ, là phương tiện để tập trung tư liệu sản xuất, sức lao động và tiến hành sản xuất. Thiếu vốn quá trình tái sản xuất sẽ ngừng trệ hoặc tiến triển không bình thường. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá vốn cũng nảy sinh nhiều con đường vận động. Tín dụng là khái niệm để chỉ toàn bộ các quá trình vận động của vốn. Phân công lao dộng quốc tế phát triển sự giao lưu hàng hoá giữa các nước ngày càng tăng vì vậy tín dụng quốc tế ra đời. Vận động vốn trên tăng thị trường quốc tế rất phức tạp và phong phú. Hình thức vận động nhiều hình nhiều vẻ. Phát hiện và khai thác tốt tín dụng quốc tế là một vấn đề cực kỳ quan trọng mang tính chiến lược. Nước ta, trước mắt không thể trở thành một “tụ điểm” của tín dụng quốc tế như Đài Loan, Thái Lan, Singapo. . . song cần thấy rõ sức mạnh của lực lượng này. Biết khai thác tốt và tạo dược nguồn vốn từ bên ngoài sẽ tạo ra bước nhảy vột về trình độ kinh tế trong nước. Tình trạng khan hiếm, thiếu vốn đối với nước ta đã kéo dài nhiều năm, khả năng tự khắc phục bằng những nguồn trong nước còn hạn hẹp. Cần phải phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhà nước ta cần chú ý khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động để khai thác vốn của bạn hàng, đôi khi khai thác vốn qua thân nhân ở nước ngoài. 1.1.4. Du lịch. Du lịch quốc tế là một ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nhiều quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế thì du lịch đứng thứ hai hoặc ba trong các ngành mũi nhọn. Đối với nước ta, ngành du lịch còn mới mẻ nhưng cũng từng bước khẳng định được vị trí của nó. Đề cập tới du lịch phải tiếp cận trên hai phương diện chính. Một là những yếu tố để khách muốn đến và cần đến, hai là điều kiện vật chất, tinh thần phục vụ để thu ngoại tệ. Nước ta có đầy đủ hoặc tương đối đầy đủ những yêu cầu có thể thoả mãn du khách. Nhưng muốn thu hút được nhiều khách chúng ta phải quyết được tốt một số vấn đề : Nhà nước và các địa phương phải có kế hoạch tôn tạo, trùng tu và tạo ra những danh lam thắng cảnh mới, phát triển toàn diện ở tất cả các địa phương để tạo ra bản đồ du lịch phong phú đa dạng. Không ngừng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngành du lịch. 1.1.5. Vận tải quốc tế. Lưu thông hàng hoá ngày càng tăng giữa các nước dẫn tới nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhanh. Vận tải ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế quốc tế. Có thể nói tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc khả năng vận tải vào năng lực lưu chuyển hàng hoá. Đối với nước ta, do nền kinh tế thấp kém năng lực sản xuất hạn chế, nền kinh tế mới mở cửa giao lưu với bên ngoài do đó khả năng vận tải quốc tế còn yếu, kể cả vận tải bộ, vận tải biển và vận tải hàng không, đường sắt. Do nguồn vốn có hạn khả năng cho phép của nền kinh tế có mức độ, cần lựa chọn và cân đối hợp lý giữa các loại hình vận tải. Phát triển hài hoà giữa các loại hình vận tải để tạo ra các phương án vận tải hợp lý đáp ứng được yêu cầu mở cửa, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần có sự điều hoà phân phối chỉ tiêu vận tải một cách khoa học, tránh sự độc quyền, tránh cạnh tranh tiêu cực gây nên những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế. 1.1.6. Hợp tác lao động và chuyên gia. Phân công lao động quốc tế phát triển đã dẫn tới sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác. Hợp tác lao động giữa các nước là để điều hoà lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu, quá trình đó làm cho các bên đều có lợi. Sức lao động là một hàng hoá đặc biệt nhưng vẫn chịu sự chi phối tác động khách quan của các quy luật thị trường. Nhu cầu việc làm trên thế giới có khả năng tăng chậm hơn tốc độ tăng lao động dẫn tới sức ép về việc làm, quan hệ cung cầu lao động trên thế giới thường xuyên mất cân đối. Xuất khẩu lao động ra nước ngoài đem lại nhiều mối lợi cho đất nước và người lao động: nó làm giảm bớt sự căng thẳng về việc làm trong nước, giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách bằng ngoại tệ. Đối với người lao động thông qua thời gian làm việc ở nước ngoài được tiếp xúc với công nghệ hiện đại; làm việc với chuyên gia để từ đó tích luỹ được vốn hiểu biết cần thiết để sau này khi về nước sẽ đem ra phục vụ. Lợi thế của người lao động Việt Nam là thông minh, cần cù, sáng tạo song lại có chuyên môn thấp khó thích ứng được với công nghệ đòi hỏi lượng chất xám cao. Do vậy, để mở rộng hình thức này chúng ta phải không ngừng đạo tạo chuyên môn năng cao tay nghề cho người lao động lao động, tích cực trong việc tìm kiếm thị trường để xuất khẩu lao động. Đây là một hướng quan trọng cần được quan tâm một cách thoả đáng. 1.2. Đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế đối ngoại hiện nay không chỉ bó gọn trong phạm trong phạm vi song phương mà mở rộng sang cả quan hệ đa phương. Một chủ thể có thể quan hệ quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau ở nhiều cấp độ khác nhau. Việt Nam là một quốc gia kém phát triển, kinh tế lạc hậu, uy tín sản phẩm hàng hoá trên thị trường quốc tế còn thấp. Trong khi đó chế độ chính trị xã hội lại có nét đặc thù so với đại bộ phận các nước trong cộng đồng, đó là một yếu tố cần được xử lí khéo léo. Hoàn cảnh thế giới và những khó khăn trong nước buộc chúng ta phải mau chóng xây dựng một chiến lược kinh tế đối ngoại thích ứng, từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Đa phương hoá được thể hiện ở một số khía cạnh như: giữ vững độc lập nền kinh tế, tự lực tự cường để không bị lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, các đối tượng quan hệ dù là song phương hay đa phương phải diễn ra bình đẳng trong mọi phương diện, quan hệ với tất cả các đối tượng không tính đến sự khác biệt về chế độ chính trị. Tóm lại, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế đối ngoại là phấn đấu để trở thành bạn hàng của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới. 1.3. Lựa chọn ngành hàng, mũi nhọn. Mặt hàng mũi nhọn là những sản phẩm thuộc về thế mạnh có sức cạnh tranh lớn trên trường quốc tế. Đó là những hàng hoá mà những nước khac không có, có ít và sức cạnh tranh yếu hơn. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội trong nước và quốc tế đã xác định một số mặt hàng mũi nhọn như: gạo, thịt và những sản phẩm của thịt, rau quả, dầu thô và khoáng sản, hàng dệt da, may mặc và xuất khẩu lao động. Các mặt hàng được xác định là mặt hàng mũi nhọn nhưng khi đưa vào thị trường quốc tế nó vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Gạo của nước ta cạnh tranh với Thái Lan, thịt và rau quả của chúng ta còn hạn chế ở khâu chế biến và bảo quản, dầu thô và khoáng sản chỉ có ý nghĩa về mặt cơ cấu chủng loại còn số lượng chưa được khảo sát đầy đủ, hàng gia công dệt may phải cạnh tranh khốc liệt. Xuất khẩu lao động bị hạn chế về mặt trình độ. Phát triển kinh tế đối ngoại là chủ trương chiến lược của Đảng và Chính phurnhwng chúng ta thực hiện chủ trương này trong bối cảnh thế giới đã phân chia xong thị trường. Một số mặt hàng có tính chất phân phối đã nằm trong tay của các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia. Trong bối cảnh này Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần, cả Chính Phủ và các doanh nghiệp phải chung sức tìm kiếm thi trường đặc biệt là những thị trương ổn định. 1.4 Dân chủ hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Để thực hiện được dân chủ hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta phải thực hiện dược một số việc sau: Thứ nhất: xây dựng một thị trường thống nhất, thông suốt trong cả nước và có khả năng hoà nhập vào thị trường thế giới vì chỉ trên cơ sở một thị trường thống nhất thông suốt trong cả nước mới có thể tính đến khả năng hoà nhập vào thị trường thế giới. Thứ hai: từng bước hoàn thiện sửa đổi bổ sung cơ chế quản lí các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hiệu quả kingh doanh phụ thuộc nhiều vào trìng độ quản lí đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Quản lí kinh doanh không những là một nghề mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi phải có sự am hiểu thực tế kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội. Một số chiến lược ở tầm vĩ mô của Đảng và Nhà nước ta: chiến lược bạn hàng, chiến lược mũi nhọn, chiến lược xuất, nhập khẩu, chiến lược đào tạo những chuyên gia tầm cỡ quốc tế. Con đường dẫn tới dân chủ hoá hoạt động kinh tế đối ngoại đặt ra cho chúng ta những yêu cầu rất lớn và phức tạp. Cáchgiải quyết hợp lí các yêu cầu này là một bước tiến có ý nghĩa quyết định cho khả năng hoà nhập kinh tế nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới. 2. Bối cảnh thế giới với những biến động lớn gây ảnh hưởng đến kinh tế đối ngoại Việt Nam. Vào những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đời sống kinh tế quốc tế trở nên đặc biệt sôi động. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, việc tích tụ và tập trung tư bản ở quy mô cực kỳ lớn, quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới đã làm cho lực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, các nền kinh tế ngày càng đan xen và có phần phụ thuộc vào nhau, quá trình quốc tế hoá được đẩy mạnh, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ hơn. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO được xem là một tổ chức kinh tế toàn cầu có sức mạnh nhất với các Hiệp Nghị có nội dung, có tính chất phân phối các quan hệ kinh tế quốc tế. Về thương mại hàng hoá đã tiến hành giảm thuế nhập khẩu và bỏ hàng rào phi thuế quan, công nhận quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các chủ thể và cá nhân trong và ngoài nước trên lãng thổ mỗi quốc gia. Sự ra đời của hàng loạt các khối kinh tế khu vực như EU, NAFTA, AFTA, APEC. . . đã có những tác động quan trọng thúc đẩy tự do hoá thương mại đâu tư thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia tạo lập ra những thị trường khu vực rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá tiến triển. Thế giới đang từng ngày, từng giờ có những biến động to lớn vì vậy yêu cầu đặc ra đối với chúng ta là phải nắm bắt được nguồn thông tin chính xác và phù hợp từ đó đưa ra những quyết định hợp lí cho hoạt động kinh tế đối ngoại. 3. Những thành tựu của các mặt hoạt động của kinh tế đối ngoại. 3.1. Ngoại thương. Thực hiện đường lói đổi mới và mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0153.doc
Tài liệu liên quan