Một số vấn đề về tiến trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam

MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH 2

THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM. 2

I. TỔNG QUAN VỀ BHYT: 2

II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN: 9

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BHYT TOÀN DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC: 15

PHẦN II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM 18

I. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM: 18

II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM: 21

III. NHIÊM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN: 26

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 31

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về tiến trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u có) sẽ được dùng mua tín phiếu, trái phiếu do kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành… Còn đối với BHYT tự nguyện, quỹ được hạch toán riêng và được sử dụng để chi trả các chi phí khám chữa bệnh, thanh toán cho đại lý BHYT và chi quản lý thường xuyên cho cơ quan BHYT. II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN: 1. Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung điều lệ BHYT, mở rộng đối tượng tham gia, tiến tới BHYT toàn dân: Trong những năm qua, nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới cơ chế kinh tế là rất cần thiết song phải gắn liền với sự đổi mới các chính sách khác có liên quan trong đó có chính sách xã hội để phát triển một xã hội công bằng văn minh. Việc phát triển nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, có một số bộ phận dân cư có thu nhập khá cao trong khi đó còn không ít người vẫn trong hoàn cảnh thiếu thốn. Ngân sách Nhà nước cũng khó đáp ứng được sự bao cấp về chăm sóc sức khoẻ cho mọi tầng lớp dân cư. Do đó đòi hỏi phải có giải pháp trong chính sách xã hội, trong lĩnh vực y tế để tạo sự công bằng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Ở nước ta, BHYT là một chính sách xã hội được triển khai từ năm 1992, là một đổi mới, một giải pháp cơ bản trước mắt cũng như lâu dài trong công tác chăm sóc sức khoẻ, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo. Kết quả thực hiện BHYT những năm qua đã khẳng định điều đó. Một số con số cụ thể: số lượng người có thẻ BHYT tăng lên đáng kể, từ hơn 3 triệu người năm 1993 lên 13 triệu người năm 2002. Tuy nhiên số lượng người được hưởng các chế độ của BHYT còn chưa cao, chiếm gần 20% dân số cả nước, nghĩa là vẫn còn rất nhiều người tự lo toàn bộ chi phí khám chữa bệnh ảnh hưởng đến đời sống của họ và gia đình. Vì vậy để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội cho mọi người dân thông qua BHYT là một giải pháp hữu hiệu. Hay nói cách khác thì BHYT toàn dân là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Đến nay nước ta đã có trên 7 triệu người đang tham gia BHYT bắt buộc trong đó chủ yếu là cán bộ công chức, người lao động hưởng lương, người hưởng chế độ BHXH hàng tháng, các đối tượng ưu đãi xã hội… Để có thể tiến tới BHYT toàn dân cần nghiên cứu đưa thêm một số đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như: những người lao động làm việc theo hợp đồng đang hoạt động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới 10 lao động, người lao động trong các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc ngành y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao, trạm y tế xã phường, và các ngành sự nghiệp khác, người lao động trong các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, xã viên hợp tác xã…Những đối tượng này có số lượng không nhỏ và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Các đối tượng này đã phải tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 1/2003 theo nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ nên cũng rất cần thiết phải tham gia BHYT theo chế độ bắt buộc. Đối tượng tiếp theo có thể kể đến nhóm trẻ em dưới 6 tuổi. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á, nước thứ 2 trên thế giới ký kết công ước quốc tế về quyền trẻ em, mà theo điều 24,25,26 của Công ước này thì trẻ em có quyền được hưởng mức độ chăm sóc cao nhất về sức khoẻ, phương tiện chữa bệnh, an toàn xã hội. Điều 9 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam cũng quy định: “Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước”. Bên cạnh đó, nghị định số 95/CP về thu một phần viện phí cũng đã quy định trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng được miễn nộp một phần viện phí. Trong những năm qua, nhờ sự trợ cấp một phần của Nhà nước và nguồn tài chính thu từ viện phí, các cơ sở y tế đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên thực tế do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên số lượng này chưa lớn. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà bình trẻ em dưới 6 tuổi phải có đầy đủ 3 loại giấy tờ sau mới được miễn một phần viện phí: giấy khai sinh, giấy giới thiệu của xã, giấy giới thiệu của trung tâm y tế huyện. Ngoài ra họ vẫn phải trả tiền thuốc nếu dùng quá danh mục quy định. Còn tại bệnh viện Nhi đồng I, Nhi đồng II thành phố Hồ Chí Minh đều thu viện phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ miễn phí cho con của cán bộ nhân viên bệnh viện và các cháu có hoàn cảnh khó khăn có đơn xác nhận của chính quỳên địa phương. Tỉ lệ miễn giảm viện phí ở các bệnh viện này là rất thấp. Như vậy có thể nói phương thức miễn giảm phí cho trẻ em duới 6 tuổi hiện nay chưa phát huy được hiệu quả. Để khắc phục vấn đề trên có thể dùng nguồn kinh phí hiện có kết hợp với phần ngân sách dùng chi cho chăm sóc sức khoẻ trẻ em để mua thẻ BHYT, nhiều cơ quan có trách nhiệm và người dân cũng rất đồng tình với phương pháp này. Như vậy để thực hiện một bước lộ trình “tiến tới BHYT toàn dân” cần phải bổ sung vào điều lệ BHYT đối tượng tham gia là trẻ em dưới 6 tuổi. Chính Phủ cũng đã có Nghị định số 63/2002/NĐ-CP quy định việc được hưởng chế độ BHYT của các thân nhân sỹ quan quân đội nhân dân tại ngũ. Sỹ quan Công An cũng nên được hưởng chế độ ưu đãi trong đó có vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho thân nhân vì họ cũng là lực lượng vũ trang có đặc thù công tác tương tự như sỹ quan quân đội, từ đó tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác. Việc bổ sung thân nhân sỹ quan Công an nhân dân tại ngũ vào đối tượng tham gia BHYT là một vấn đề cần thiết. Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 139/2002/QĐ-CP ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo. Theo quyết định này, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo được thành lập ở tất cả các tỉnh thành phố để thực hiện 2 hình thức: một là mua thẻ BHYT từ cơ quan BHXH, hai là Ban quản lý quỹ phải cấp Thẻ khám chữa bệnh cho 100% số người nghèo. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có trên 3 triệu người nghèo chiếm 20% tổng số đối tượng được cấp thẻ BHYT. Mặt khác theo quyết định 139 không chỉ những người nghèo mà cả những người dân sống ở các vùng đặc biệt khó khăn như vùng núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên cũng được hưởng chế độ khám chữa bệnh.Một số tỉnh có trên 50% dân số thuộc diện đối tượng của quyết định số 139, do đó có thể đánh giá việc khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua hình thức cấp thẻ BHYT còn có ý nghĩa tăng độ bao phủ dân số có thẻ BHYT, mở rộng đối tương tham gia tiến tới BHYT toàn dân. Có hai loại hình BHYT tự nguyện: BHYT học sinh và BHYT tự nguyện cho nhân dân. Hiện nay có gần 5 triệu em học sinh tham gia BHYT tự nguyện, tuy nhiên số lượng tham gia BHYT tự nguyện nhân dân còn rất hạn chế. Đã có các chương trình BHYT tự nguyện được tiến hành với nhiều nhóm đối tượng khác nhau như cho nhân dân, các hội, đoàn thể , hộ gia đình…nhưng số lượng người tham gia vẫn chưa nhiều. Mặc dù họ biết rõ lợi ích của BHYT nhưng phần lớn người dân sống ở nông thôn có thu nhập thấp và không ổn định.Nếu như có sự hỗ trợ nguồn tài chính một phần cho các đối tượng này thì trong tương lai BHYT tự nguyện sẽ có bước phát triển mạnh mẽ. Cần tiếp tục cải thiện phương thức phục vụ cho người có thẻ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh tránh phân biệt đối xử. Muốn mở rộng quyền lợi thanh toán cho người tham gia đồng thời đảm bảo việc cân đối quỹ khám chữa bệnh thì cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh hình thức thanh toán, chi phí khám chữa bệnh. Được biết hiện nay, BHYT đang chỉ đạo tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện điều lệ BHYT ban hành theo nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 để trên cơ sỏ đó nghiên cứu trình chính phủ sửa đổi bổ sung điều lệ BHYT. 2. Tổ chức thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân: Thực hiện BHYT ở Việt Nam đã tạo ra cuộc cải cách lớn trong chính sách xã hội đánh dấu bước chuyển biến từ cơ chế hành chính bao cấp: mọi người khám chữa bệnh không mất tiền chuyển sang khám chữa bệnh theo phương thức BHYT. Nhưng một vân đề cần quan tâm là: thực hiện BHYT toàn dân theo chế độ BHYT nào? Tức là cần phải giới hạn mức độ quyền lợi khám chữa bệnh đối với người tham gia đồng thời phải giới hạn loại hình bệnh tật từ đó có cơ sở xác định mức độ hưởng của người tham gia BHYT. Thông thường hiện nay mọi người đã tham gia BHYT đều đóng góp theo tỷ lệ % so với mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bên cạnh đó họ cũng được chữa trị cho đến khi khỏi bệnh mà không phân biệt bệnh gì chi phí ra sao. Nhưng khi xã hội phát triển, nhiều loại hình bệnh tật mơí xuất hiện, đồng thời trình độ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế cũng được ứng dụng nhiều vào việc khám, chuẩn đoán bệnh. Đi kèm với điều này là chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng cao. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết mâu thuẫn giữa mức đóng hạn hẹp và mức độ phạm vi được hưởng các dịch vụ y tế của người tham gia Bảo Hiểm. Điều này rất quan trọng vì mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân là rất cao cả, nhưng nếu khả năng đóng góp không đủ khả năng tài chính cho cả cộng đồng thì mục tiêu đó sẽ mất ý nghĩa. BHYT là chính sách cần thiết cho mọi người, quá trình tổ chức thực hiện tuy có bộc lộ những vấn đề cần được xem xét cả về chính sách cũng như chính sách thực hiện song đã khẳng định tính ưu việt, tính hợp lý. Để phấn đấu đạt được mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam đang xây dựng lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đến năm 2010 gồm những nét cơ bản sau: Liên tục củng cố, phát triển BHYT bắt buộc theo hướng mở rộng đối tượng cho cả những người làm công hưởng lương có thu nhập thường xuyên không phụ thuộc vào loại hình các tổ chức doanh nghiệp.Hơn thế số lao động này còn tăng nhiều vào năm tới do việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng chuyển đổi ngành nghề. Nếu thực hiện được triệt để số lao động này dự báo khoảng 10-12 triệu người. Việc tăng đối tượng này không liên quan nhiều đến sự can thiệp của ngân sách Nhà nước. Nhà nước đã có chế độ chăm sóc sức khoẻ cho một số đối tượng thuộc diện ưu đãi thông qua BHYT. Số đối tượng này khoảng 1,4 triệu người và dự báo ngân sách hàng năm cần bố trí khoảng 150 tỷ đồng. - Nhà nước cũng tiếp tục bố trí kinh phí cho những người nghèo được chăm sóc sức khoẻ miễn phí thông qua BHYT. Hiện nay số đối tượng nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa có khoảng 14,5 triệu, con số này có xu hướng giảm nhưng không nhiều do chuẩn nghèo của nước ta còn khoảng cách với chuẩn nghèo quốc tế. Trong vài năm tơí ngân sách Nhà nước cần bố trí 1500 tỷ đồng/ năm. Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu khám chữa bệnh cao phân bổ đều ở các vùng miền. Số lượng trẻ em dưới 6 tuổi được miễn viện phí theo luật định hiện có khoảng 8,5 triệu cháu, đối tượng này sẽ tăng giảm không nhiều trong các năm tới do kết quả của công tác dân số ở nước ta khá ổn định. Hàng năm ngân sách Nhà nước ta cần bố trí khoảng 900 tỷ đồng để thực hiện việc miễn phí khám chữa bệnh cho đối tượng này theo phương thức BHYT. Đối tượng học sinh, sinh viên hiện ổn định ở mức 16-18 triệu em. Theo đề nghị của nhiều cơ quan tổ chức, nhóm đối tượng này nên thực hiện chế độ BHYT bắt buộc, một mặt giúp các em chăm sóc sức khoẻ ngay tại trường, mặt khác thông qua việc tham gia BHYT tạo cho các em thói quen sau này về Bảo Hiểm và cũng để giáo dục các em tính cộng đồng và nhân đạo xã hội. Tuy nhiên có một bộ phận học sinh không thể đóng toàn bộ phí BHYT vì vậy ngân sách Nhà nước cần phải hỗ trợ thêm. Ngân sách Nhà nước cần bố trí khoảng 180 tỷ đồng/năm cho đối tượng này và sẽ có khoảng 50% số học sinh cần được hỗ trợ kinh phí với mức 20000 đồng/em/năm. Đối tượng dân cư còn lại khoảng 30 triệu người thuộc diện tham gia BHYT tự nguyện. Hiện nay BHXH đang triển khai thí điểm một số loại hình BHYT trong năm 2004 như: BHYT cho các hội đoàn thể như phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên…,BHYT hộ gia đình tại mỗi xã của mỗi quận huyện, BHYT cho thân nhân cán bộ công chức và người lao động…Theo dự đoán năm đầu tiên triển khai điểm BHYT trên diện rộng, nên BHXH Việt Nam đặt mục tiêu năm 2004: học sinh sinh viên đạt 5,5 triêu em, nhân dân nói chung khoảng 1 triệu người. Từ năm sau chương trình sẽ triển khai theo cấp số nhân và phấn đấu đến năm 2010 đạt mức 20 triêu người tham gia BHYT tự nguyện. Như vậy dự báo chung đến năm 2010 sẽ có khoảng gần60 triệu người chiếm 70% dân số cả nước được chăm sóc sức khoẻ thông qua BHYT. Để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng thuộc diện ưu đãi xã hội, kinh phí Nhà nước cấp khoảng 3500 tỷ đồng. BHXH sẽ thu từ đối tượng bắt buộc và tự nguyện khoảng 4500 tỷ đồng, như vậy để chăm sóc sức khoẻ cho gần 60 triệu dân chúng ta có khoản kinh phí là 8000 tỷ đồng/năm, mức bình quân của mỗi người là 130000 đồng/người. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BHYT TOÀN DÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC: 1. Philippin: Hệ thống BHYT Philippin (PhilHealth) đã tổ chức kỷ niệm 7 năm ngày thành lập tổ chức này vào ngày 16/2/2002. Khẩu hiệu “Hãy tham gia BHYT vì sức khoẻ của gia đình” thể hiện rõ ưu tiên của BHYT Philippin đối với chương trình BHYT theo hộ gia đình. Philippin đã triển khai BHYT cho người nghèo từ năm 1997 và cho tới nay số người nghèo có BHYT đã là 2,82 triệu người. Năm nay, thực hiện cam kết của tổng thống Macapagal Arroyo, BHYT philippin xây dựng kế hoặch 500 với mục tiêu cung cấp thẻ BHYT cho 500 gia đình cận nghèo ở các đô thị.BHYT Philippin đang triển khai các biện pháp để thực sự tiến gần đến đích BHYT toàn dân.Tổ chức BHYT đã phối hợp với Bộ nội vụ và chính quyền địa phương để giám sát các doanh nghiệp tư nhân đóng BHYT và chỉ cấp phép kinh doanh khi họ đã đóng BHYT. Tính đến nay, Philippin đã có 40 triệu dân trong tổng số 75 triệu dân tham gia BHYT. 2. Nhật Bản: Hiện nay Nhật Bản đã thực hiện BHYT toàn dân, nước này đã thực hiện luật BHYT bắt buộc từ năm 1922. Đến năm 1961 bắt đầu thực hiện BHYT toàn dân. Lúc bắt đầu triển khai BHYT toàn dân, GDP khởi điểm của Nhật Bản là 4700 USD/đầu người/năm. Tuy nhiên Nhật Bản đi trước Việt Nam quá xa, nên ý nghĩa tham khảo đối với nước ta là không lớn. 3. Hàn Quốc: Hàn Quốc đã ban hành luật BHYT đầu những năm 70, do lúc đầu chỉ là tự nguyện nên đã không thành công chỉ có khoảng 400000 người tham gia sau nhiều năm vận động. Đến năm 1977 Hàn Quốc đã ban hành luật BHYT bắt buộc toàn dân và sau 12 năm thực hiện gần 100% người dân đã có BHYT. GDP của họ năm 1977 là 1500 USD/đầu người/năm. 4. Thái Lan: Thái Lan thực hiện BHYT bắt buộc vào cuối thập kỷ 80, áp dụng đầu tiên trong khu vực lao động trong các doanh nghiệp tư nhân của tổ chức SSO. Đến năm 1997 mới chính thức công bố chiến lược BHYT toàn dân, và cũng trong năm này GDP của họ là 1700 USD/người/năm. Bối cảnh phát triển kinh tế và các con số của các nước trên đáng để chúng ta tham khảo. Thu nhập bình quân đầu người là một trong các chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của BHYT. GDP đủ lớn là một yếu tố cần thiết để thực hiện BHYT cho 100% dân số đồng thời để có thể cân đối được chi phí y tế ngày càng cao hiện nay. Theo dự kiến đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp GDP ước khoảng 1000 USD/người/năm. Khi đó mức tổng sản phẩm quốc nội mới có thể đáp ứng được cho BHYT toàn dân. Chúng ta có thể thấy rõ hơn nhu cầu tài chính cho y tế sẽ phát triển như thế nào qua một vài con số: chi phí y tế bình quân của Mỹ năm 1997 là 3900 USD/người, các nước như Đức, Thuỵ Sỹ, Canada là 2000 USD/người, các nước khác ở Châu Âu dù thấp cũng là 500-700 USD/ người. Ở nước ta chi phí y tế bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực khoảng 25-30 USD/năm. Vấn đề đặt ra là Ngân sách Nhà nước cấn có đầu tư thoả đáng hơn cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ. PHẦN II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM I. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM: 1. Người tham gia BHYT phải có trách nhiệm với sức khoẻ của chính bản thân mình: Một trong những nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động BHYT đó là nguyên tắc tự chịu trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân từng thành viên tham gia BHYT. Việc bảo vệ và gìn giữ sức khoẻ là trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội, mỗi người đều phải tự có ý thức thông qua việc tập luyện thể dục thường xuyên, ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi một cách hợp lý, tích cực tham gia hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh. Khi ốm đau, để sớm phục hồi sức khoẻ người bệnh cần phải nghe theo yêu cầu chữa bệnh của bác sỹ. Đặc biệt cần tránh các hoạt động vô độ, thiếu lành mạnh…gây nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, tự chịu trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân còn có ý nghĩa giáo dục cộng đồng sâu sắc. Nó có tác dụng răn đe đối với thanh thiếu niên hư hỏng, nghiện ngập, không chỉ nguy hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ tương lai. Vì vậy nguyên tắc này cần được quy định rõ trong pháp luật về BHYT. 2. Cần coi trọng loại hình BHYT bắt buộc: Phương thức hoạt động của BHYT được thực hiện theo: Phân phối lại từ người khoẻ mạnh sang cho những người ốm đau theo thời điểm (thường từ người trẻ khỏe cho người già yếu, nam giới cho nữ giới…).BHYT hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít: tức là tại một thời điểm phải có sự đóng góp của một số lượng người đủ lớn, đủ để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một nhóm người hiện đang ốm đau. Phân phối lại theo thời kỳ từ thời kỳ có tình trạng sức khoẻ tốt cho thời kỳ sức khoẻ xấu. Những người khoẻ mạnh vẫn phải đóng góp để dự phòng cho những khi ốm đau, khi về hưu. Phương thức hoạt động của BHYT là sự điều tiết theo chiều dọc và chiều ngang, công cụ để thực hiện phương thức này là sự đoàn kết tương trợ cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro. Sự điều tiết xã hội phải được gắn liền với nguyên tắc BHYT bắt buộc bằng pháp luật. Do đó BHYT bắt buộc là điều kiện cần thiết của nguyên tắc đoàn kết tương trợ cùng chia sẻ rủi ro. Do quyền và nghĩa vụ về BHYT được quy định trong luật pháp nên hoạt động BHYT không chỉ đảm bảo lợi ích chính đáng cho từng thành viên mà còn đảm bảo cân đối giữa tổng số đóng góp với sự thanh toán cho những rủi ro chung của cộng đồng. Chỉ có BHYT bắt buộc mới duy trì và gắn bó từng người vào hoạt động BHYT suốt cuộc đời. Vì vậy trong quá trình mở rộng đối tượng tham gia, những đối tượng nào có đủ khả năng và điều kiện thì phải đưa vào diện BHYT bắt buộc. Còn loại hình BHYT tự nguyện chỉ là giải pháp tạm thời nhằm vận động một số nhóm đối tượng do những hoàn cảnh nhất định mà chưa tham gia được BHYT bắt buộc. 3.Sự đóng góp của Nhà nước đối với một số đối tượng chính sách xã hội BHYT hoạt động theo cơ chế có đóng thì mới có hưởng và không đóng thì không hưởng. Tuy nhiên nền kình tế nước ta hiện nay còn chưa phát triển đồng đều giữa các vùng miền, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra ở một số nơi trong cả nước. Những người thuộc diện chính sách trong xã hội như những người có công với Cách mạng, hay những người tàn tật trong chiến tranh, những người nhiễm chất độc màu da cam… cũng cần được Nhà nước chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước cần phải cấp phát kinh phí thường xuyên cho những đối tượng này tham gia BHYT chỉ trừ những người bản thân họ vẫn đủ khả năng tham gia lao động và có thể trực tiếp tham gia BHYT. Có một khái niệm đưa ra là “mua thẻ BHYT với mệnh giá 50000 đồng/năm”. Với mệnh giá trên thì những người khoẻ mạnh không bao giờ muốn mua BHYT trong khi đó những người hay ốm đau lại sẵn sàng gia vì chỉ một lần vào viện họ có thể phải chi gấp nhiều lần mệnh giá đó. Vậy lấy đâu tiền để chia sẻ rủi ro giữa những người khỏe mạnh cho người ốm đau. Điều này cũng có thể giải thích vì sao trong thời gian qua thí điểm BHYT tự nguyện theo cộng đồng thường xuyên thất bại. Do vậy không nên sử dụng khái niệm “mua thẻ BHYT mệnh giá 50000 đồng/người/năm hoặc với mức mệnh giá nào đó” mà nên nói rằng “khả năng đóng góp của Nhà nước khi tham gia BHYT cho những nhóm người nhất định với mức đóng góp nhất định… ví dụ người nghèo với mức 50000 đồng/người /năm” điều đó cũng có nghĩa là mọi người thuộc diện nghèo theo quy định đều được tham gia BHYT với mức đóng thống nhất như vậy. Một vấn đề đặt ra là hình thức Nhà nước đóng góp BHYT cho người nghèo liệu có dẫn đến tình trạng bao cấp như trước không. Điều này hoàn toàn không đúng vì những khoản đóng góp này được cơ quan BHXH quản lý và thanh toán các dịch vụ y tế cho các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế thuốc men. Theo giác độ kinh tế, quan hệ giữa BHXH- đơn vị quản lý quỹ BHYT với ngành y tế- nơi cung cấp các dịch vụ y tế là quan hệ mang tính chất “mua bán”. Các cơ sở y tế phải đảm bảo đủ các dịch vụ y tế, còn ngành BHXH chỉ thanh toán những khoản chi theo quy định của Nhà nước. Việc quản lý này đảm bảo cho việc sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả và đúng mục đích. II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM: 1.Thí điểm BHYT cộng đồng ở Kiến Thụy Huyện Kiến Thụy là địa phương luôn quan tâm và thực hiện tốt các chính sách xã hội đặc biệt là BHYT trong nhiều năm qua. Năm 2004 Kiến Thụy là một trong 4 đơn vị được BHXH Việt Nam và tổ chức y tế thế giới chọn làm điểm triển khai chương trình BHYT cộng đồng. Việc triển khai BHYT trên địa bàn huyện đã đạt kết quả tốt ngay từ khi chính sách BHYT ban hành năm 1992. Khi đó UBND huyện đã có chỉ thị và văn bản hướng dẫn triển khai trong toàn huyện. Có năm 100% số xã hưởng ứng thực hiện BHYT cho nhân dân, cũng có năm 60-70% số học sinh của huyện tham gia BHYT. Sau khi nghị định số 58/CP ra đời năm 1998, huyện đã triển khai thực hiện đúng theo quy định và số đối tượng tham gia chủ yếu là đối tượng bắt buộc và các đối tượng chính sách, người nghèo, người có công với Cách mạng, học sinh… Đến những năm 2000, số người tham gia giảm đi rất nhiều, học sinh chỉ đạt 20%. Qua nhiều cuộc điều tra, tiếp xúc cử chi huyện đã thu thập được nhiều ý kiến về việc tại sao người dân không tham gia BHYT. Trong khi đó, Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện công bằng xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ…Có chính sách trợ cấp BHYT cho người nghèo, tiến tới BHYT toàn dân”. Xác định rõ chiến lược, huyện đã chỉ đạo và triển khai BHYT cho nông dân, giao cho hội nông dân huyện và chi nhánh BHYT chọn 2 đơn vị triển khai. Và 2 xã Đại Hà, Đa Phúc được chọn để triển khai với một loại hình là được chữa bệnh nội trú với mức tham gia 40000 đồng/người/năm. Sau một thời gian dài,với nhiều hình thức tuyên truyền đến ngày 01/10/2002 bước đầu đã có kết quả, tuy không cao nhưng tạo tiền để để phát triển BHYT trong nhân dân giai đoạn tiếp sau. Hải phòng là một trong 4 địa phương trên cả nước tôe chức thí điểm BHYT cộng đồng (BHYT theo hộ gia đình). Hải Phòng đã chọn 2 xã của Kiến Thuỵ là Đại Hà, Đa Phúc làm điểm. Với niềm tin của lãnh đạo cấp trên và của các ngành hữu quan, huyện đã quyết tâm triển khai điểm và coi đây là một thử thách để sau này có thêm bài học kinh nghiệm triển khai rộng trong toàn huyện. * Đánh giá chung: Mặc dù thời gian triển khai có gần 20 ngày lại trùng đúng thời điểm cuối năm, người nông dân tập trung cho mùa vụ, lo sắm tết, các cơ quan ban ngành lại tập trung hoàn thành nhiệm vụ kế hoặch năm…, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo từ BHXH Việt Nam, BHXH Hải Phòng, sự tập trung chỉ đạo của UBND huyện, hơn thế, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã dành nhiều thời gian công sức không kể ngày nghỉ đến tuyên truyền vận động người nông dân để họ hiểu và tham gia BHYT cộng đồng. Kết quả thí điểm ở 2 xã tuy không cao: 875 hộ với 1214 người tham gia, chiếm 34.73% số người tham gia BHYT của 2 xã và bằng 8.37 tổng số dân 2 xã, thu trên 92 triệu đồng, nhưng đây là cơ sở để huyện Kiến Thụy triển khai tiếp cho năm sau. Trong 6 tháng đầu năm 2004, đã có 271 người khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, 331 khám chữa bệnh ngoại trú, 100 người điều trị nội trú ở tuyến huyện, 7 người điều tri ở tuyến trên. Số lượt người có BHYT đi khám chữa bệnh chiếm 60.3%, số tiền chi khám chữa bệnh bằng 50% số thu. Được khám chữa bệnh và thụ hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT, chính những đối tượng này đang là đội ngũ tuyên truyền cho chính sách BHYT. Như vậy mặc dù thời điểm triển khai chưa phù hợp, nhưng huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động: phát loa đài ngày 3 buổi, tờ rơi phát cho từng hộ, cán bộ đến từng hộ gia đình giải thích khi có vướng mắc, hàng tuần các xã đều họp ban chỉ đạo để rút kinh nghiệm. Các đoàn thể đều là thành viên trong ban chỉ đạo và được phân công phụ trách vận động đoàn thể của mình và phụ trách một khu vực đội sản xuất. Trong thời gian triển khai, đã có nhiều đoàn thể làm tốt nhiệm vụ của mình như hội Phụ nữ, hội Nông dân. * Một số kiến nghị: Trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn vướng mắc, huyện đưa ra một số kiến nghị như sau: Nên triển khai sớm chương trình điểm BHYT cộng đồng để đơn vị được chọn điểm có thời gian chuẩn bị. Nên có đầu tư kinh phí thoả đáng cho chương trình điểm, nên hỗ trợ cho người mua thẻ BHYT một phần. Về BHXH tự nguyện và BHYT nói chung, đề nghị Chính Phủ sớm sửa đổi bổ sung nghị định 58/CP và các văn bản hướng dẫn đến nay không còn phù hợp với thực tế cuộc sống, mức phí tham gia BHYT nông dân nên ở mức 50000 đồng/người/năm. Cơ quan BHXH và ngành y tế cần phối hợp cải cách thủ tục hành chính, cần có cơ chế quản lý tốt, chống lạm dụng quỹ, đảm bảo quyền lợi cho người dân tham gia BHYT. Ngành y tế cần quan tâm đầu tư về con người và các trang thiết bị cho y tế cơ sở (trạm y tế xã), vì trạm y tế là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, là nơi tạo niềm tin cho người dân, người tham gia BHYT về chính sách BHYT.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0116.doc
Tài liệu liên quan