Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG 2

1. Quá trình hình thành 2

2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty : 2

2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2

2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 3

3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu. 5

II. NHỮNG THÀNH TÍCH CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM QUA 5

1 Những thành tích đạt được của Công ty 5

2. Vốn và cơ cấu vốn của Công ty 6

3. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty 8

4. Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty XNK & XD. 10

4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất. 10

4.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất ở Công ty XNK & XD. 10

5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003-2005 11

III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XNK & XD 13

1. Những nhận xét chung : 13

1.1 Ưu điểm: 13

1.2 Nhược điểm: 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

 

doc17 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng II. NHững thành tích Công ty đã đạt được trong những năm qua III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK & xd Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Nguyễn Thanh Vân và các cán bộ Công ty đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu cho việc hoàn thành báo cáo kiến tập này. Nội DUNG I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng 1. Quá trình hình thành Công ty XNK & XD là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng, tiền thân là Chi nhánh Công ty Xây dựng số 16 tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định thành lập số 364/BXD-TCLĐ ngày 19 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng được nâng cấp thành Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng. Tên Công ty : Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Địa chỉ : 268 Trần Nguyên Hãn – Lê Chân – Hải Phòng Điện thoại : (84 - 31) 856641/857669 Fax : (84 – 31) 857381 2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty : 2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Chức năng: Công ty XNK & XD là một đơn vị có tổ chức kinh doanh và hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty XD Bạch Đằng. Công ty có chức năng kinh doanh như sau: - Sản xuất và cung ứng các loại vật liệu xây dựng. - Xuất nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác các máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất và kinh doanh, giấy và nguyên liệu giấy. - Thi công các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. - Năm 2000 Công ty được bổ sung chức năng xuất khẩu lao động. Nhưng đây là một chức năng mới đối với Tổng công ty nói chung và đối với công ty nói riêng vì vậy Công ty qua 2 năm nhưng chức năng này chưa được khai thác triệt để. Những gì Công ty đạt được chỉ như là một bài học vỡ lòng. Nhiệm vụ: Về sản xuất: Công ty có nhà máy sản xuất tấm lợp xà gồ kim loại khép kín từ khâu nhập vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm. Đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và lắp đặt tấm lợp kim loại cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nhà máy hạch toán theo phương pháp báo sổ về công ty, tổ chức bán hàng cho các cơ sở bán tấm lợp và xà gồ kim loại khác. Vừa trực tiếp bán sản phẩm ở các cửa hàng của Công ty từ bán đơn thuần đến bán và lắp đặt hoàn chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. Về xuất khẩu: Công ty được lập giấy phép xuất nhập khẩu từ năm 1997. Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng như: Máy móc xây dựng, nguyên vật liệu dùng cho xây dựng, nhận nhập uỷ thác cho các thành phần kinh tế trong xã hội, nhập khẩu giấy và bột giấy. Về xây dựng: Công ty xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp dân dụng từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ xây dựng từng phần đến xây dựng toàn bộ theo hình thức chìa khoá trao tay. Khi ký được hợp đồng xây dựng công trình, Công ty tiến hành giao khoán cho các đội, tuỳ từng công trình Công ty đưa ra một mức thu cụ thể và Công ty dựa trên khối lượng hoàn thành thực tế mà các đội thi công hàng tháng để cấp vốn, thông thường Công ty cấp 60%/khối lượng hoàn thành 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Căn cứ vào yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu và Xây dựng tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến theo sơ đồ sau: (Sơ đồ 1 – Sơ đồ Tổ chức bộ máy của Công ty.) - Mô hình tổ chức của Công ty hết sức gọn nhẹ nhằm phục vụ cho sản xuất được nhanh chóng, kịp thời. Về bộ máy văn phòng Công ty có Ban giám đốc với một giám đốc và hai phó giám đốc cùng các phòng ban như sau: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch - đầu tư, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài vụ, phòng khoa học kỹ thuật, đội điện máy và đội bảo vệ Công ty và các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Nhiệm vụ của mỗi bộ phận như sau: - Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và giám sát mọi hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc sản xuất kinh doanh giúp việc cho Giám đốc phụ trách nhà máy tấm lợp xà gồ kim loại và phân xưởng kéo mạ thép. - Phó giám đốc phụ trách xây dựng : Giúp giám đốc về lĩnh vực xây dựng, trực tiếp phụ trách khối kinh doanh xây dựng - Phòng kế hoạch - đầu tư: Tổng hợp sản xuất kinh doanh của đơn vị xây dựng hàng quý, hàng năm để đơn vị thực hiện và trình duyệt báo cáo cấp trên. Đầu mối về kế hoạch vốn và xây dựng cơ bản, giao cho các đội nhận khoán thi công các công trình mà Công ty ký hợp đồng. Đồng thời theo dõi tiến độ thi công, đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại và những phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm, theo dõi hợp đồng kinh tế đồng thời thẩm định các dự toán. - Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: Do giám đốc trực tiếp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các hợp đồng tham mưu cho Giám đốc ký kết được các hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng, mua và cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất. - Phòng kế toán tài vụ: Tổng hợp kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước quy định, theo dõi và quản lý tình hình sử dụng các loại vốn và nguồn vốn, thường xuyên báo cáo Giám đốc để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo luật định. Tổ chức tốt việc thu chi đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho việc xuất nhập khẩu, phục vụ cho sản xuất kinh doanh liên tục không bị ảnh hưởng và tiến hành thanh toán đầy đủ lương thưởng, lương vượt năng suất đến tay người lao động kịp thời, tạo điều kiện để toàn bộ công nhân viên Công ty ổn định đời sống, yên tâm công tác sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vụ như sau: Tổ chức sản xuất, quản lý lao động tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đên người lao động. Hàng tháng lập kế hoạch và duyệt các chế độ liên quan đến người lao động, như nâng lương, đề bạt giải quyết các chế độ, tổ chức nơi ăn ở, làm việc, đi lại cho cán bộ nhân viên trong đơn vị tiếp nhận công nhân viên chức ký kết hợp đồng lao động. - Phòng khoa học kỹ thuật: Kiểm tra các sản phẩm công trình xây dựng, sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn đã được đăng ký, theo dõi kiểm tra an toàn và bảo hộ lao động. - Nhà máy tấm lợp - xà gồ kim loại, phân xưởng kéo mạ thép: Sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng, tổ chức quảng cáo tiếp thị làm sao cho sản phẩm của nhà máy và phân xưởng đến với thị trường được nhanh, tốt, rẻ. - Các đội xây dựng: Tổ chức thi công xây lắp tại các công trường xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả. - Các cửa hàng: Giới thiệu sản phẩm, tổ chức bán sản phẩm của Công ty sản xuất ra và nếu công ty không có loại sản phẩm đó thì mua sản phẩm từ nơi khác về để phục vụ cho khách hàng. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu. Với ngành nghề kinh doanh rộng sản phẩm của Công ty được chia thành: Sản phẩm sản xuất, sản phẩm xây dựng. Sản phẩm sản xuất có 2 bộ phận sản xuất đó là: Nhà máy sản xuất tấm lợp xà gồ kim loại và phân xưởng - kéo - mạ thép. Hai bộ phận này áp dụng 2 phương pháp tính giá thành. Hoạt động xây lắp ở Công ty XNK & XD được thực hiện chủ yếu qua hai phương thức đó là nhận thầu từ Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng và tham gia đấu thầu. Khi hợp đồng xây dựng được ký kết (dù theo phương thức đấu thầu hay nhận thầu) Công ty đều giao khoán cho các đội xây dựng. Hiện nay Công ty 9 đội xây dựng hoạt động xây dựng rộng khắp cả nước. Trước năm 2001 Công ty thi công nhiều ở các tỉnh phía Nam. Đến năm 2001 Tổng công ty thành lập 1 Công ty mới tại phía Nam (TP Hồ Chí Minh) nên Công ty rút gọn địa bàn xây dựng. Hiện nay chủ yếu thi công công trình tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hải Phòng ... II. NHững thành tích Công ty đã đạt được trong những năm qua 1 Những thành tích đạt được của Công ty Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng có một số đặc điểm riêng khác với các Công ty khác trong Tổng công ty. Trong những năm qua, Công ty đã sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị máy míc, tham gia thi công nhiều công trình lớn trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, khu công nghiệp, cấp thoát nước, kỹ thuật hạ tầng. Tiêu biểu là các nhà máy xi măng: Chinfon, Bút Sơn, Sao Mai, Hoàng Mai; các nhà máy đường: Bến tre, Trị An, Cà Mau…; Nhà máy kính nổi Đáp Cầu, khu công nghiệp Normura (Hải Phòng) và các công trình trong dự án ODA… Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và xây dựng. Để đáp ứng với chức năng nhiêm vụ của Công ty nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng đa dạng. Vì Công ty mới được thành lập cho nên đội ngũ cán bộ công nhân viên đại đa số là trẻ, điều đó cũng có những thuận lợi và khó khăn. Thứ nhất là thuận lợi: Đội ngũ cán bộ trẻ dồi dào kiến thức, có lòng nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sáng tạo. Thứ hai là khó khăn: Đội ngũ cán bộ trẻ kinh nghiệm vẫn còn ít, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng rất cần kinh nghiệm. Tuy vậy Lãnh đạo Công ty đã tìm hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của từng nhân viên để phân giao nhiệm vụ cho phù hợp chính vì vậy Công ty ngày càng phát triển. Sự phát triển này thể hiện ở một số chỉ tiêu như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận ... của Công ty. 2. Vốn và cơ cấu vốn của Công ty Vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn sao cho hợp lý và nhạy bén lại do tài quản lý và lãnh đạo của từng Công ty. Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng trong những năm qua đã quản lý rất tốt nguồn vốn thuộc quyền quản lý của mình. Tuy không thực sự là xuất sắc nhưng cũng đã đạt được thành tựu hết sức rực rỡ, đem lại hiệu quả to lớn cho Công ty. Giúp cho đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Biểu 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng, giảm 2004/2003 So sánh tăng, giảm 2005/2004 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền % Tổng Nguồn vốn 14.416 100 16.722 100 20.267 100 2.306 16,0 3.545 21,2 Chia theo sở hữu Vốn vay 3.726 25,8 4.242 25,4 5.667 28,8 516 13,8 1.425 33,6 Vốn CSH 9.000 62,4 10.500 62,8 12.600 62,2 1.500 16,7 2.100 20,0 Vốn do NS cấp 1.690 11,7 1.980 11,8 2.000 9,9 290 17,2 20 1,0 Chia theo TC Vốn cố định 8.642 59,9 10.370 62,0 12.963 64,0 1.728 20,0 2.593 25,0 Vốn lưu động 5.774 40,1 6.352 38,0 7.304 36,0 578 10,0 952 15,0 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số vốn đến cuối năm 2005 là 20.267 triệu đồng tăng 21.2% so với năm 2004 tương ứng 3.545 triệu đồng.Tỷ lệ nguồn vốn tăng đều qua các năm, điều này cho thấy Công ty đã có nhiều những thành tựu rực rỡ đẩy mạnh sự phát triển của Công ty, nâng cao đời sống cho nhân viên về mặt tinh thần và cả về thể chất. Khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với Công ty trên con đường hội nhập và phát triển. Cơ cấu vốn theo sở hữu Vốn của Công ty chiếm tỷ trọng cao và đồng đều năm 2003 là 62,4%, năm 2004 là 62,8% và đến năm 2005 giảm xuống là 62,2%. Có sự sụt giảm về vốn chủ sỡ hữu này là do trong năm 2005 Công ty đã vay vốn nhiều để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, số vốn vay năm 2005 là 5.667 triệu đồng tăng 33,6% so với năm 2004. Đây cũng là một trong những vấn đề đáng mừng cho Công ty vì không phải bất kỳ Công ty nào cũng có khả năng vay vốn và hoàn trả vốn vay, đồng thời Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Xây dựng là một trong những công ty hàng đầu có uy tín rất tốt ở Việt Nam, đem lại lòng tin cho khách hàng và đem đến sự tín nhiệm của các tổ chức kinh tế. Cơ cấu vốn theo tính chất Tỷ lệ vốn cố định so với vốn lưu động của Công ty qua các năm có sự biến động tuy nhiên biến động này không đáng kể, không có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ Công ty đã chuẩn bị rất tốt vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là vốn cố định của Công ty luôn luôn được đảm bảo, tỷ lệ tăng đều qua các năm từ 2003 đến 2005 khoảng 2%, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ vốn lưu động giảm xuống mặc dù cả vốn cố định và vốn lưu động đều tăng. Cụ thể, năm 2005 vốn lưu động là 7.304 triệu đồng tăng 953 triệu đồng so với năm 2004 và tăng 1.530 triệu đồng so với năm 2003. Qua những số liệu thực tế tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu & Xây dựng ta thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty là rất cao và ổn định, điều này chứng minh rằng Công ty đã thực hiện tốt công tác quản trị tài chính, làm đúng nguyên tắc và quy định của nhà nước. 3. Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Con người là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp, biết cách quản lý và sử dụng công người một cách hiệu quả sẽ đem đến cho doanh nghiệp một nguồn lợi vô tận. Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng đã rất thành công trong công tác quản lý con người trong 3 năm qua. Phân chia theo tính chất lao động: thì lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có tỷ lệ tương đương nhau và số lượng nhân viên cũng tăng không đáng kể cho thấy hướng phát triển kinh tế của Công ty là hợp lý, không những đem lại niềm tin đối với những nhân viên đang làm việc tại Công ty mà còn thu hút thêm được một số nhân viên mới. Phân chia theo giới tính: Với lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là sản xuất vật liệu xây dựng và gia công cơ khí, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, thủy lợi và xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài…đây là những công việc tương đối nặng nhọc do vậy mà số lượng nhân viên nam chiếm tới 2/3 nhân viên của Công ty. Đến năm 2005 thì có 237 nam chiếm 71,4% tăng 22 người so với năm 2003, trong khi đó nhân viên nữ là 95 người chiếm 28,6% tăng 6 người so với năm 2003. Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng là Công ty tương đối lớn và có uy tín trên trương trường, do vậy vấn đề trình độ và độ tuổi rất được chú trọng. Tỷ lệ trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn với đội ngũ nhân viên trẻ hóa, làm việc hăng say và trí tiến thủ. Chính những ưu điểm này đã đem lại nguồn lợi rất lớn cho Công ty mà không phải bất kỳ Công ty nào cũng có được. Biểu 2: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2003-2005 Đơn vị: Người Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng, giảm 2004/2003 So sánh tăng, giảm 2005/2004 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền % Số tiền % Tổng số lao động 304 100 312 100 332 100 8 2,6 20 6,4 Phân theo tính chất LĐ Lao động trực tiếp 151 49,7 151 48,4 162 48,8 0 0 11 7,3 Lao động gián tiếp 153 50,3 161 51,6 170 51,2 8 5,2 9 5,6 Phân theo giới tính Nam 215 70,7 223 71,5 237 71,4 8 3,7 14 6,3 Nữ 89 29,3 89 28,5 95 28,6 0 0 6 6,7 Phân theo trình độ Đại học và trên ĐH 31 10,2 31 9,9 31 9,3 0 0 0 0,0 Cao đẳng và trung cấp 120 39,5 120 38,5 131 39,5 0 0 11 9,2 PTTH hoặc THCS 153 50,3 161 51,6 170 51,2 8 5,2 9 5,6 Phân theo độ tuổi Trên 45 tuổi 15 4,9 15 4,8 17 5,1 0 0 2 13,3 Từ 35 đến 45 tuổi 29 9,5 31 9,9 40 12,0 2 6,9 9 29,0 Từ 25 tuổi đến 35 tuổi 90 29,6 95 30,3 100 30,1 5 5,6 5 5,3 Dướii 25 tuổi 170 56,0 172 54,9 175 52,7 2 1,2 3 1,7 (Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự) Ngoài những con số mà chúng ta đã thấy rất rõ về tình hình hoạt động quản lý nhân sự của Công ty trong thời gian qua ta còn có thể kết luận rằng về nguồn nhân lực trong Công ty đã được ban lãnh đạo rất chú tâm và đầu tư nhiều. Hàng năm Công ty đều có lớp tập huấn về nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề cho nhân viên và cán bộ trong Công ty, do đó mà trong những năm qua Công ty không xảy ra tình huống đáng tiếc nào làm thiệt hại đến tài sản của Công ty do thiếu hiểu biết về nghiệp vụ. Đặc biệt toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ quản lý đều được học các lớp quản lý doanh nghiệp, quản trị tài chính trong nghiệp, quản lý thực hiện dự án… và một số các khoá học khác liên quan đến công việc. Đây cũng chính là một trong những lý do mà nhân viên gắn bó với Công ty trong suốt những năm qua. Điều này chứng tỏ Công ty đã đi những bước rất vững chắc trên con đường quản lý nguồn nhân lực. 4. Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty XNK & XD. 4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất ở Công ty XNK & XD được phân theo 4 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí chung. Việc phân loại này được thể hiện trên sổ cái tài khoản, sổ tổng hợp chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty XNK & XD là từng công trình, hạng mục công trình và khối lượng xây lắp hoàn thành. Mỗi công trình, hạng mục công trình và khối lượng xây lắp hoàn thành được gắn với một mã sản phẩm trên máy vi tính, các chi phí phát sinh đều được tập hợp theo mã sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản xuất ở Công ty XNK & XD là công trình, hạng mục công trình và khối lượng xây lắp hoàn thành. 4.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất ở Công ty XNK & XD. Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng cơ bản nên mỗi công trình xây dựng có một kết cấu riêng và dự toán riêng. Việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất của đơn vị dựa trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công, định mức dự toán xây dựng cơ bản, đơn giá dự toán chi tiết. Việc kiểm soát chi phí xây dựng trên công trường thường được tập trung chủ yếu vào lao động và thiết bị. Các nguồn số liệu là bảng chấm công và chia lương, tờ kê thanh toán vật tư, hợp đồng giao khoán... Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là phải kiểm soát được chi phí sản xuất phát sinh, tập hợp phân bổ chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình một cách hợp lý, làm cơ sở cho việc xác định giá thành sản xuất sản phẩm. Đồng thời trên cơ sở đó đề ra biện pháp hợp lý để tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm xây lắp. 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003-2005 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua đã khẳng định Công ty đã đạt được những thành công rực rỡ. Từng bước đưa Công typhát triển lớn mạnh, cạnh tranh ngàng tầm với những Công ty hàng đầu Việt Nam về giá cả, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ…. Qua biểu 3 ta thấy, Doanh thu tiêu thụ bằng giá trị tổng sản lượng là do trong những năm qua Công ty không có các khoản giảm trừ. Năm 2005 doanh thu đạt 13.262 triệu đồng tăng 3.727 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với 39,1%. Tỷ lệ doanh thu của năm 2005 cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2004 so với năm 2003, cụ thể là doanh thu năm 2004 là 9.535 triệu đồng tăng 15,4% so với năm 2003. Điều này nói lên rằng Công ty Công càng ngày càng làm ăn có hiệu quả, đạt yêu cầu với mục tiêu mà Công ty đã đề ra và được khách hàng chấp nhận và tin dùng Lợi nhuận của Công ty tăng đều qua các năm, năm 2005 đạt 3.450 triệu đồng tăng mạnh 51,3% so với năm 2004; năm 2004 đạt 2.280 triệu đồng tăng 712 triệu đồng tương ứng với 42,4% so với năm 2003. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó khuyến khích toàn bộ cán bộ quản lý và nhân viên trong công ty làm việc gắn bó lâu dài với Công ty. Một vấn đề cũng rất quan trọng mà thấy rất rõ trong Biểu số 3 này đó là: Vòng quay vốn lưu động trong 3 năm đều tăng, chứng tỏ rằng Công ty đang đi rất đúng hướng, ban lãnh đạo biết sử dụng vốn khéo léo, làm cho đồng vốn mình bỏ ra đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Biểu 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2003-2005 Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2004/2003 So sánh tăng giảm 2005/2004 Số tiền % Số tiền % 1. Giá trị tổng sản lượng tr.đồng 8.261 9.535 13.262 1.274 15,4 3,727 39,1 2. Doanh thu tiêu thụ tr.đồng 8.261 9.535 13.262 1.274 15,4 3,727 39,1 3. Tổng số lao động Người 304 312 332 8 2,6 20 6,4 4. Tổng VKD bình quân tr.đồng 14.416 16.722 20.267 2.306 16,0 3,545 21,2 4.1. Vốn cố định BQ tr.đồng 8.642 10.370 12.963 1.728 20,0 2,593 25,0 4.2.Vốn lưu động BQ tr.đồng 5.774 6.351 7.304 577 10,0 953 15,0 5. Lợi nhuận tr.đồng 1.568 2.280 3.450 712 45,4 1,170 51,3 6. Nộp ngân sách tr.đồng 439 638 966 199 45,4 328 51,3 7. Thu nhập BQ 1 lao động (V)/tháng tr.đồng 0.75 0.80 0.87 0.05 6,7 0.07 8,8 8. Năng suất lao động BQ (W=1/3) tr.đồng 27,17 30.56 39.95 3.39 12,5 9.38 30,7 9. Tỷ suất LN/DT tiêu thụ (5/2) % 18,98 23,91 26,01 4,93 26,0 2.1 8,8 10. Tỷ suất LN/VKD(5/4) % 10,88 13,63 17.02 2,75 25,4 3,39 24,8 11. Số vòng quay VLĐ (2/4.2) vòng 1.43 1.50 1.82 0.07 4,9 0.32 20,9 12. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng W và tăng V (8/7) Chỉ số 36.23 38.2 45.92 0.16 5,4 0.64 20,2 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Những con số biết nói ở biểu trên đã cho ta thấy rõ hoạt động marketing, chiến lược kinh doanh của Công ty đã đem lại hiệu quả rất lớn cho Công ty. Hàng năm Công ty đã bỏ ra một nguồn kinh phí khá lớn dành cho marketing, quảng cáo cho những sản phẩm của mình, những chiến lược chăm sóc khách hàng tiềm năng đã được Công ty ngày càng chú trọng và đầu tư nhiều. Vì đây là nguồn lợi đem lại doanh thu đáng kể cho Công ty. III: Một số nhận xét về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK & xd 1. Những nhận xét chung : Qua việc xem xét tình hình thực hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng có rút ra một số nhận xét sau : 1.1 Ưu điểm: Nhìn chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng đã cung cấp được các thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý chi phí sản xuất của đơn vị. Kế toán công ty đã ghi chép đầy đủ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình, cung cấp các số liệu giúp công tác quản lý chi phí sản xuất đạt được những kết quả nhất định. Việc bố trí và tổ chức bộ máy cán bộ kế toán phụ trách công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hợp lý, không có sự quản lý chồng chéo giữa các khâu công việc và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và luân chuyển sổ kế toán hợp lý, khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, thuận tiện cho quản lý. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cũng đảm bảo theo dõi sát sao chi phí sản xuất, chi tiết theo công trình, hạng mục công trình đồng thời phản ánh chính xác giá thành của từng công trình, hạng mục công trình. Công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng cách tính đơn giản, dễ thực thi và tổng kết tính toán kết quả đầy đủ toàn doanh nghiệp. 1.2 Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, công tác tổ chức công tác kế toán, quá trình hạch toán kế toán của Phòng kế toán tài vụ còn có một số bất cập tồn tại như : mẫu sổ Nhật ký chung chưa phù hợp với chế độ kế toán, quá trình tiếp nhận các chứng từ thanh toán (hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, bảng lương) chỉ khống chế về mặt giá trị tương ứng với giá trị giao khoán mà đội xây dựng được hưởng trên tổng giá trị quyết toán thanh lý hợp đồng, mà chưa quan tâm đến số lượng vật tư nhập xuất vào công trình. Lượng vật tư nhập xuất vào công trình có loại thừa, có loại thiếu, có loại không có làm cho việc tập hợp chi phí sản xuất công trình, hạng mục công trình không chính xác, mặc dù tổng giá trị chi phí sản xuất không thay đổi. Vì công trình ở xa nên việc tập hợp hóa đơn chứng từ thường bị chậm hơn nhiều so với ngày ghi trên hóa đơn. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc tính giá thành chính xác trong tháng và việc kê khai thuế đầu vào. Kết luận Giá thành sản phẩm là một tấm gương phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác là một yêu cầu tất yếu khách quan của công tác quản lý cũng như hạch toán. Đó là một mục đích, là chỉ tiêu phương hướng hướng dẫn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi vào một quỹ đạo nhất định, đảm bảo cho sản xuất kinh Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh không thể thiếu được bộ phận giá thành, nếu thiếu nó sản xuất của Công ty trở thành không có phương hướng và không biết được việc mình làm có hiệu quả hay không. Lúc đó sản xuất bị xáo trộn, không đánh giá được công việc của mình làm và sẽ không có một biện pháp tích cực nào có thể là giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Với suy nghĩ như vậy, trong thời gian kiến tập tại Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng - Một thành viên thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng tôi đã chọn và viết đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC179.doc
Tài liệu liên quan