MỞ BÀI 2
Phần 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.2. Một vài nét chính về lĩnh vực hoạt động của công ty 5
1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 6
1.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty 8
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động của công ty 11
1.2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ công nhân viên 11
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12
1.2.3. Hệ thống kế toán của công ty 14
Phần 2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 17
2.1. Quy trình kiểm toán chung 17
2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty khách hàng của Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam 23
Phần 3. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 30
3.1. Công tác tổ chức 30
3.2. Đội ngũ cán bộ công nhân viên 30
3.3. Ngành nghề kinh doanh 31
3.4. Quy trình kiểm toán 31
3.4.1. Về giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 31
3.4.2. Về giai đoạn thực hiện kiểm toán 32
3.4.3. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên 32
KẾT LUẬN 33
33 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
1.1.4.4. Dịch vụ định giá tài sản
Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được VAE lựa chọn để thực hiện cho các khách hàng là “Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo tài sản”. Được dựa trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo tinh thần Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần và các quy định khác của Bộ Tài chính, các Bộ khác có liên quan. Các dịch vụ định giá tài sản công ty cung cấp:
Định giá tài sản vốn góp liên doanh.
Đinh giá tài sản, vốn cổ phần hoá trong các doanh nghiệp.
Định giá tài sản thế chấp, chuyển nhượng, thuê, mua tài sản.
1.1.4.5. Dịch vụ tư vấn kinh doanh
Các dịch vụ cung cấp bao gồm:
Tư vấn về chính sách kinh tế hiện hành.
Tư vấn về lựa chọn hình thức kinh doanh.
Tư vấn về quản lý sản xuất, lập kế hoạch chiến lược.
Đào tạo và hội thảo.
Phân tích kế hoạch kinh doanh.
1.1.4.6. Dịch vụ tư vấn đầu tư
Bao gồm các dịch vụ cụ thể sau:
Tư vấn tìm hiểu, đánh giá thị trường, định hướng đầu tư.
Tư vấn lập tổng dự toán, quyết toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
Tư vấn thẩm định tổng dự toán, dự toán.
Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, dự thầu
Tư vấn quản lý quá trình đầu tư ....
1.1.4.7. Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực Kế toán quốc tế
Gồm hai loại dịch vụ chi tiết:
Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả kinh doanh với công ty mẹ theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính đã được chuyển đổi theo thông lệ kế toán quốc tế phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động với công ty mẹ.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động của công ty
1.2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ công nhân viên
Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam có một đội ngũ lãnh đạo đã có nhiều năm làm việc trong các Công ty Kiểm toán Quốc tế và Việt Nam, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản và có hệ thống tại Việt Nam và nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán định giá tài sản, vốn góp liên doanh, cổ phần hoá, thuế, đầu tư…
Hiện tại công ty có 70 nhân viên chính thức, trong đó có 20 cộng tác viên là các Giáo sư, những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành Kiểm toán; 10 Kiểm toán viên có bằng cấp Quốc gia, 1 người có bằng ACCA. Cụ thể:
- Cán bộ có trình độ Tiến sỹ : 01
- Cán bộ có trình độ Thạc sỹ : 05
- Cán bộ có trình độ Kiểm toán viên Quốc gia : 10
- Cán bộ có trình độ Kiểm toán viên : 22
- Cán bộ có trình độ Kỹ sư Xây dựng : 10
- Cán bộ có trình độ Kỹ sư Kinh tế XD : 06
- Cán bộ có trình độ cử nhân Tài chính-KT : 35
- Cán bộ có thời gian công tác trên 15 năm : 10
- Cán bộ có thời gian công tác trên 10 năm : 15
- Cán bộ có thời gian công tác trên 5 năm : 08
- Cán bộ có thời gian công tác dưới 5 năm : 08
Ngoài đội ngũ nhân viên tại trụ sở chính, Công ty còn có 26 nhân viên thuộc văn phòng đại diện tại thị xã Hà Giang thuộc văn phòng đại diện tại thị xã Sơn La. Tất cả các nhân viên của Công ty tại các văn phòng đại diện đều có thời gian công tác trên 5 năm.
Hàng năm Công ty đều cử các Kiểm toán viên tham dự khoá cập nhật kiến thức do Bộ tài chính tổ chức và đăng ký danh sách Kiểm toán viên hành nghề kiểm toán với Bộ tài chính.
Toàn bộ nhân viên công ty đều qua các đợt tuyển chọn của Công ty (theo quy chế tuyển chọn nhân viên của Tổng giám đốc), thực hiện 02 đợt trong năm. Mỗi đợt 03 vòng: Vòng tuyển hồ sơ, vòng thi viết, vòng thi vấn đáp. Mỗi vòng thi 03 môn: Kiểm toán, kế toán, tài chính; Tiếng anh; Vi tính.
1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty Cổ phần Kiểmt toán và Định giá Việt Nam mang đặc điểm chung của một công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999. Cụ thể về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá có mô hình như sau:
Phòng Kế toán
Hội đồng quản trị
Phòng nghiệp vụ 2
Phòng nghiệp vụ 3
Phòng nghiệp vụ 1
Ban Giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng khoa học
Ban kiểm soát
Sơ đồ1: Tổ chức bộ máy của Công ty VAE
- Đại hội đồng cổ đông: gồm những người sáng lập ra công ty, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
-Tổng giám đốc: Ông Ông Phạm Ngọc Toản kiêm Chủ tịch HĐQT do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đựơc giao.
-Các Phó tổng giám đốc:Ông Trần Quốc Tuấn, Ông Nguyễn Thái Hồng là người giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
- Kế toán trưởng: Ông Trần Quốc Tuấn, là người tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
- Các phòng ban chuyên môn : Công ty có 3 phòng chuyên môn: phòng nghiệp vụ 1, phòng nghiệp 2, phòng nghiệp vụ 3 trong đó phòng nghiệp vụ 2 thực hiện chức năng kiểm toán công trình xây dựng cơ bản, phòng nghiệp vụ 1 và phòng nghiệp vụ 3 thực hiện kiểm toán tài chính
-Phòng Kế toán: Thực hiện chức năng hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, giúp Giám đốc quản lý tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm Ông Trần Quốc Tuấn- kế toán trưởng; Bà Trần Thanh Tú- kế toán tổng hợp; Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan- kế toán viên; Bà Nguyễn Thị Hồng Vân- Thủ quỹ.
1.2.3. Hệ thống kế toán của công ty
1.2.3.1Tổ chức bộ mỏy kế toỏn
Bộ mỏy kế toỏn của Cụng ty được tổ chức theo hỡnh thức kế toỏn tập trung, mọi cụng việc kế toỏn đều được thực hiện tại phũng kế toán của Cụng ty. Phũng kế toán thực hiện các cụng việc và phần hành kế toỏn từ khõu hạch toỏn ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ nghiệp vụ ban đầu, cỏc chứng từ nghiệp vụ phỏt sinh đến việc lập bỏo cỏo kế toỏn.
Bộ mỏy kế toỏn của Cụng ty bao gồm cú 4 người:
Kế toỏn trưởng: Người giỳp việc cho tổng giỏm đốc trong cụng tỏc kế toán chuyờn mụn do mỡnh đảm nhiệm, chịu trỏch nhiệm trước lónh đạo, chấp hành thể lệ, chế độ tài chớnh hiện hành, bao quỏt toàn bộ cụng tỏc kế toỏn trong cụng ty, theo dừi đụn đốc cỏc kế toỏn viờn hoàn thành cụng việc kịp thời chớnh xỏc, tổ chức cụng tỏc kế toỏn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cụng việc cao.
Kế toán tổng hợp: thực hiện phần kế toán tổng hợp, lập quyết toỏn và cỏc bỏo cỏo tài chớnh.
Kế toán viên:Thực hiện các phần hành kế toán chi tiết như: Tiền mặt, tài sản cố định, tiền lương công nhân viên, phải thu, phải trả…
Thủ quỹ: Thực hiện cỏc nhiệm vụ thu chi tiền mặt dựa trờn cỏc phiếu thu, phiếu chi đó cú đầy đủ chữ ký phê duyệt của người cú thẩm quyền.
1.2.3.2. Chế độ kế toỏn ỏp dụng
a. Khỏi quỏt chung chớnh sỏch kế toỏn:
Cụng ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện chế độ kế toỏn theo Quyết định số 167/2000/QĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chớnh ban hành ngày 25/10/2000 . Đồng thời dựa vào đặc điểm tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của cụng ty mà cỏc chớnh sỏch được ỏp dụng một cỏch phự hợp, cụ thể là:
Niờn độ kế toỏn: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thỳc vào ngày 31/12 hằng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chộp kế toỏn là VNĐ, đối với cỏc đồng tiền khỏc được quy đổi theo tỉ giỏ ngõn hàng Nụng nghiệp Việt Nam cụng bố tại thời điểm hạch toỏn.
Hỡnh thức sổ kế toỏn ỏp dụng: Chứng từ ghi sổ
Phương phỏp kế toỏn tài sản cố định:
+ Nguyờn tắc đỏnh giỏ tài sản cố định: Theo giỏ mua thực tế làm nguyờn giỏ.
+ Phương phỏp khấu hao theo đường thẳng, mức trớch khấu hao thực hiện theo Quyết định 206 ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chớnh.
b. Tổ chức chứng từ kế toỏn
Chứng từ là bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế đó phỏt sinh hoặc đó hoàn thành là căn cứ phỏp lý để ghi sổ kế toỏn, xỏc định trỏch nhiệm vật chất. Vỡ vậy cần phải tổ chức tốt chứng từ kế toỏn nhằm thu thập chớnh xỏc số liệu về cỏc nghiệp vụ kinh tế đó phỏt sinh tạo điều kiện cung cấp thụng tin kế toỏn chớnh xỏc sau này cho cỏc đối tượng sử dụng khỏc nhau. Dựa vào đặc điểm và quy mụ hoạt động, vào trỡnh độ tổ chức quản lý mà cụng ty sử dụng cỏc loại chứng từ thớch hợp như:
Chứng từ về tài sản cố định bao gồm:
Biờn bản giao nhận TSCĐ
Thẻ TSCĐ
Biờn bản thanh lý TSCĐ
Biờn bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành
Biờn bản đỏnh giỏ lại TSCĐ
Chứng từ về lao động tiền lương
Bảng chấm cụng
Bảng thanh toỏn tiền lương
Phiếu nghỉ việc hưởng BHXH
Phiếu thanh toỏn tiền lương …
Cỏc chứng từ liờn quan đến tiền tệ như:
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toỏn tiền tạm ứng
Biờn lai thu tiền
Bảng kiểm kờ quỹ
….
c. Hệ thống tài khoản kế toán
Thống nhất áp dụng theo danh mục tài khoản và phương pháp ghi chép theo chế độ kế toán Việt Nam.
Tài khoản phải theo dõi được doanh thu, chi phí trực tiếp, từng loại nghiệp vụ chủ yếu. Chẳng hạn, để theo dõi được doanh thu trực tiếp của từng loại dịch vụ công ty đã chủ động sử dụng các tiểu khoản cấp 2:
TK 5111: Doanh thu dịch vụ kiểm toán BCTC
TK 5112: Doanh thu dịch vụ kiểm toán XDCB
TK 5113: Doanh thu dịch vụ kiểm toán dự án
TK 5114: Doanh thu dịch vụ tư vấn
TK 5115: Doanh thu dịch vụ đào tạo
TK 5116: Doanh thu dịch vụ khác và định giá tài sản
d. Hệ thống sổ kế toán
Việc ghi chép tiến hành thường xuyên theo trình tự các nghiệp vụ phát sinh.
Cuối mỗi trang sổ phải cộng dồn và chuyển sang trang sau, cuối mỗi tháng phải có số tổng cộng.
Kế toán lập các sổ chi tiết bao gồm:
+Sổ quỹ
+Sổ tài sản cố định
+Sổ theo dõi tạm ứng
+Sổ theo dõi công nợ phải thu, phải trả
Phần 2. Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty cổ phần kiểm toán và định giá việt nam
Quy trình kiểm toán chung
Sau khi đã xác định được mục tiêu cũng như căn cứ để tiến hành kiểm toán, công việc tiếp theo của KTV là thu thập bằng chứng kiểm toán. Để đảm bảo cho công việc diễn ra theo đúng tiến độ, khoa học hiệu quả, việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán phải thực hiện theo quy trình kiểm toán.
Quy trình kiểm toán quy định trình tự các bước kiểm toán nhằm giúp KTV tập hợp đầy đủ bằng chứng kiểm toán cần thiết, bao gồm các bước sau:
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định: “ Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được tiến hành đúng đắn” Theo đó việc lập kế hoạch kiểm toán thường được triển khai qua các bước được thể hiện trên sơ đồ sau:
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
và thực hiện các thủ tục phân tích
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và chương trình kiểm toán
Sơ đồ2: Trình tự lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Thứ nhất, chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán : Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán chuẩn bị xác lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Đó là một quá trình gồm hai bước: trước tiên, phải có sự liên lạc giữa KTV với khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán, KTV phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không. Còn đối với khách hàng hiện tại, KTV phải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ được, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng
Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Xác lập hợp đồng kiểm toán
Thứ hai, thu thập thông tin cơ sở: Mục đích của bước này là đạt được sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng từ đó cung cấp các điều kiện cho việc thực hiện kiểm toán đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng mới. Theo VSA 310 “Để thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến Báo cáo kiểm toán ” Việc thu thập thông tin cơ sở bao gồm các công việc sau:
- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Thông qua việc tìm hiểu này, KTV sẽ biết được lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, phương pháp đánh giá và các đặc điểm riêng về công việc kinh doanh của khách hàng. Từ việc phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu cụ thể, KTV có thể đưa ra những nhận xét về tình hình hoạt động, khả năng phát triển và tương lai hoạt động của doanh nghiệp.
- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán và hồ sơ kiểm toán chung: Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin về khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm hoạt động khác
- Tham quan nhà xưởng: Việc quan sát nhằm làm rõ hơn những hiểu biết về thực tế, kiểm tra lại các thông tin thu thập ở trên.
Nhận diện các bên hữu quan: KTV cần phải xác định được các bên hữu quan và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán phù hợp.
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
Thứ ba, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Những thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này thu thập được trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốc Công ty khách hàng bao gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các quy định đặc thù ngành nghề kinh doanh, các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán…
Thứ tư, thực hiện các thủ tục phân tích: Sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và thông tin nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán.
Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản là: Phân tích ngang( là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính); Phân tích dọc (là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính)
Thứ năm, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán: Để xác định mức trọng yếu, KTV phải thực hiện các bước sau:
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục
Thứ sáu, tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát: Việc xác định được rủi ro kiểm soát là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi KTV phải hiểu rõ được cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đưa ra được mức rủi ro phù hợp với cơ cấu kiểm soát nội bộ đó. Theo VSA số 400: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả”. Mặt khác nó còn nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.
Thứ bảy, thiết kế chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán bao gồm các thủ tục kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành các thủ tục và sự phân công hoạt động giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, các thông tin liên quan cần sử dụng hay thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện với từng khoản mục hay từng bộ phận được kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Thực chất của giai đoạn này là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực hiện kế hoạch kiểm toán không chỉ là quá trình triển khai một cách máy móc kế hoạch đã vạch ra, cũng không phải là quá trình thu thập một cách thụ động các bằng chứng kiểm toán theo định hướng trong kế hoạch kiểm toán hoặc tràn lan theo diễn biến của thực tế. Trái lại, đó là một quá trình chủ động thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của KTV để có được những kết luận xác đáng về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính .Do đó, trong bước công việc này tính nghệ thuật trong tổ chức bao trùm suốt quá trình. Quá trình thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm: Thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết, cụ thể là:
Thực hiện thủ tục kiểm soát :
Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực. Khi đó, thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ ”.
Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm : Điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược lại.
Thực hiện thủ tục phân tích :
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam quy định: “Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của Báo cáo tài chính, KTV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, KTV phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán ”
Như vậy phân tích là một thủ tục rất quan trọng, không thể thiếu được trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm xác định những biến động và sai lệch bình thường của các thông tin trên Báo cáo tài chính của đơn vị. Thông thường, thực hiện phân tích phải trải qua những giai đoạn sau:
Phát triển một mô hình
Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ: Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục phân tích.
Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ
Phân tích nguyên nhân chênh lệch
Xem xét những phát hiện qua kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết:
Trên cơ sở kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và việc phân tích, KTV thực hiện kiểm tra chi tiết. Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm tra từng khoản mục và các nghiệp vụ tương ứng. Thủ tục kiểm tra chi tiết được sử dụng tập trung vào các khả năng sai phạm mà thủ tục phân tích đã chỉ ra trên cơ sở kết quả của việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Quá trình kiểm tra chi tiết bao gồm sáu bước cơ bản sau:
Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: Gồm xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật và lựa chọn các khoản mục trong tổng thể.
Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết.
- Lựa chọn khoản mục chính.
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn bao gồm: xác nhận, kiểm tra thực tế.
Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết.
Xử lý chênh lệch kiểm toán.
Bước 3: Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn thành các công việc kiểm toán trong từng phần hành, KTV phải tổng hợp, đánh giá các thông tin đã thu thập được nhằm soát xét được toàn bộ quá trình kiểm toán. Để đạt được mục đích này thông thường KTV phải tiến hành các thủ tục như: Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng, đánh giá tổng hợp các sai sót, rà soát lại hồ sơ kiểm toán, kiểm tra lại các khai báo trên Báo cáo tài chính. Ngoài ra, KTV còn sử dụng các thủ tục bổ sung như: xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ , xem xét các giả thuyết kinh doanh của đơn vị.
Công việc cuối cùng để kết thúc cuộc kiểm toán là KTV căn cứ vào các bằng chứng thu thập được và các phát hiện trong quá trình kiểm toán để tiến hành phát hành Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng nhằm bày tỏ ý kiến của KTV, đồng thời kiến nghị giúp cho khách hàng có cơ sở đưa ra các quyết định đúng trong điều hành quản lý doanh nghiệp.
2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty khách hàng của Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam được xây dựng dựa trên quy trình kiểm toán chung đồng thời có sự sáng tạo và kết hợp với khả năng nhạy bén của KTV nhằm phù hợp với từng điều kiện của khách hàng bao gồm ba bước là: Lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trước hết KTV cần xác lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng, sau đó thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng phục vụ cho việc kiểm toán. Trên cơ sở đó KTV đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán. Cụ thể là:
Tất cả các công việc kiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ hoặc chỉ ra các nội dung sau:
Mục tiêu của các công việc đã thực hiện;
Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm toán và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm tra;
Kết quả công việc kiểm toán;
Kết luận.
Mục tiêu:
Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách, KTV phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu phải đảm bảo các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, tính đánh giá và tính trình bày cụ thể là:
Doanh thu thấp hơn thực tế:
+ Tính đầy đủ: hàng hoá đã xuất hoặc dịch vụ đã thực hiện nhưng chưa ghi sổ doanh thu
+ Ghi chép: Doanh thu ghi sổ thấp hơn thực tế
+ Tính đúng kỳ: Hàng hoá đã xuất hoặc dịch vụ đã thực hiện kỳ này doanh thu ghi vào kỳ sau
Hàng bán trả lại ghi sổ cao thực tế:
+ Tính hiện hữu: Ghi giảm doanh thu nhưng chưa trả lại hàng
+ Ghi chép: Doanh thu ghi giảm cao hơn thực tế
+ Tính đúng kỳ: Hàng trả lại kỳ sau doanh thu ghi sổ kỳ này
Số dư tài khoản doanh thu:
+ Phản ánh giá trị: Doanh thu ròng không được đánh giá đúng
+ Trình bày: Doanh thu trình bày không hợp lý
Xác định tất cả doanh thu và nợ phải thu của khách hàng trong kỳ phải được ghi chép đầy đủ, đúng kỳ và thuộc về Công ty. Tất cả các nghiệp vụ xuất bán phải được viết hoá đơn và phải được thanh toán.
Xác định doanh thu được ghi nhận và hạch toán hợp lý với chính sách kế toán của Công ty trên cơ sở nhất quán; đảm bảo rằng chính sách kế toán là có thể chấp nhận được và tuân thủ theo chế độ và chuẩn mực kế toán.
Xác định việc trình bày doanh thu tuân thủ luật pháp và chuẩn mực kế toán.
Trên cơ sở xác định mục tiêu kiểm toán, KTV tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty khách hàng theo chương trình được xây dựng như sau:
Thủ tục kiểm toán
Người
thực hiện
Tham chiếu
I
Kiểm tra hệ thống kiểm soát
1
Kiểm tra chính sách và các thủ tục ghi nhận doanh thu; chính sách bán hàng trong từng thời kỳ
Doanh thu bán hàng cho các khách hàng
Doanh thu bán hàng nội bộ
2
Thu thập, lập và cập nhật các văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ (lập sơ đồ tổ chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép), chính sách và qui trình kiểm soát, trình tự của việc lập hoá đơn bán hàng; xác định giá bán cho từng loại hàng hoá và từng thời kỳ bao gồm hệ thống thu tiền mặt (chu kỳ bán hàng và thu tiền).
Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một số nghiệp vụ bán hàng cho các khách hàng và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu quá trình mua bán cho đến khi thu tiền. Việc kiểm tra phải ghi chép lại trên giấy tờ làm việc( WP).
Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn một số nghiệp vụ bán hàng nội bộ và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu quá trình mua bán cho đến khi thu tiền hoặc hạch toán vào tài khoản phải thu nội bộ. Việc kiểm tra phải ghi chép lại trên WP.
Ghi chép các sai sót được phát hiện trên WP.
Kết luận về HTKSNB
3
Xác định các cán bộ chủ chốt của HTKSNB phần doanh thu (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC116.doc