Một số yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh tim mạch nói chung và các bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong cao nhất

 

Danh mục các chữ viết tắt 1

Mục lục 2

Chương 1 : Đặt Vấn Đề 4

Chương 2 : Tổng Quan Tài Liệu 5

1.Vài nét về lịch sử thăm dò tim mạch học và tình hình bệnh tật, tử vong tim mạch trên thế giới 5

2.Tình hình bệnh tật và tử vong tim mạch ở Việt Nam 9

3.Các bệnh tim mạch gây tử vong cao nhất 10

3.1.Thấp tim và các bệnh tim do thấp 10

3.2.Bệnh tai biến mạch não 13

3.3.Bệnh tim thiếu máu cục bộ 15

Chương 3 : Đối Tượng Và Phương Pháp Nghiên Cứu 18

1. Đối tượng nghiên cứu 18

2. Phương pháp nghiên cứu 18

Chương 4 : Kết Quả Nghiên Cứu 19

1.Tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch 19

2.Phân bố bệnh nhân tử vong theo loại bệnh và giới 19

2.1.Phân bố bệnh nhân tử vong theo loại bệnh 19

2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong theo giới : 20

2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong của bệnh van tim 21

3. Phân bố bệnh nhân tử vong theo tuổi 22

4. Phân bố bệnh nhân tử vong theo nghề nghiệp 22

4.1 Phân bố theo nghề nghiệp cụ thể 23

4.2. Phân bố theo nhóm nghề nghiệp 23

5. Phân bố bệnh nhân tử vong theo địa dư 25

5.1. Phân bố theo tỉnh thành 25

5.2. Phân bố theo vùng nông thôn, thành thị 26

6. Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian 28

6.1. Phân bố theo thời gian trong ngày 28

6.2. Phân bố theo các tháng trong năm 29

6.3. Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian từ lúc vào viện đến lúc tử vong 30

7. Phân bố bệnh nhân theo mức độ phù hợp giữa chẩn đoán tuyến dưới với chẩn đoán tại viện 31

8. Nguyên nhân tử vong 31

8.1. Phân bố bệnh nhân theo các nguyên nhân tử vong 31

8.2. Tử vong do rối loạn nhịp tim 33

Chương 5 : Bàn Luận 34

1. Tỉ lệ tử vong 34

2. Các bệnh tim mạch gây tử vong cao nhất 34

3. Một số yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh tim mạch nói chung và các bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong cao nhất 35

3.1. Liên quan đến giới tính 35

3.2. Liên quan đến tuổi 35

3.3. Liên quan đến nghề nghiệp 36

3.4. Liên quan đến địa dư 37

3.5. Liên quan đến thời gian 39

3.6. Tử vong liên quan đến mức độ phù hợp giữa chẩn đoán tuyến dưới với chẩn đoán tại viện 41

4. Nguyên nhân tử vong 42

5. Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu hồi cứu. 43

Chương 6 : Kết Luận Và Kiến Nghị 44

1. Kết luận 44

2. Kiến nghị 45

Tài liệu tham khảo 47

Lời cam đoan 50

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh tim mạch nói chung và các bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong cao nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử vong của bệnh này ở nước ta vẫn còn cao. Theo điều tra ở những vùng khác nhau bởi các tác giả khác nhau và tại các thời điểm khác nhau tỷ lệ mắc bệnh thấp tim và các bệnh tim do thấp dao động từ 1,3/1000 đến 9,3/1000 dân, không thua kém nhiều so với các nước có tỷ lệ cao hàng đầu như Suđăng 10,2/1000, Bôlivia 7,9/1000, Aicập 5,1/1000 (số liệu1986-1990), Êthiopia 4,6/1000 (1991), ấn Độ 1,2-4,0/1000 (1990), ảrập sauđi 2,4/1000 (1990); và cao hơn hẳn nhiều nước đang phát triển khác như Iran 2,0/1000, Pakistan 0,9/1000, Trung Quốc 0,7/1000, Philippin 0,6/1000, Elsanvađo 0,3/1000 (số liệu 1986-1990). Và tỷ lệ tử vong là 1,2% cho thấp tim cấp và 7,2% cho các di chứng van tim hậu thấp ở nước ta, cao hơn nhiều so với nhiều nước đang phát triển khác như Brazil, Cuba, Aicập, Trung Quốc(6) . Riêng tại Viện Tim Mạch Việt Nam, tử vong do bệnh thấp tim và các bệnh tim do thấp là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh tim mạch. Theo thống kê từ tháng 10/1986 đến tháng10/1988 là 49% (69/140) (12) . Một nghiên cứu khác gần đây là 32,1% (9) . Vấn đề đặt ra là tại sao con số mắc bệnh và tử vong do thấp tim và các bệnh tim do thấp của ta còn cao như vậy mặc dù chương trình Phòng thấp cấp 1, cấp2 đã được áp dụng từ 1976 đến nay: thực tế cho thấy chương trình phòng thấp cấp 1 của ta từ khi bắt đầu áp dụng đến 1991 mới chỉ tiến hành được ở một số điểm, chưa thực hiện được rộng rãi vì điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, do vậy hiệu quả đạt được còn chưa cao nếu không nói là thấp. Cũng vậy, chương trình Phòng thấp cấp 2 được áp dụng từ rất sớm tại Hà Nội năm 1976 và TP Hồ Chí Minh năm 1978 nhưng nhìn chung chưa có kết quả cao và không đồng đều trong cả nước do: Mạng lưới tổ chức phòng thấp ở ta còn thưa thớt, thiếu tính tiếp cận, việc đi lại xa xôi tốn kém nên đa số bệnh nhân bỏ tái khám. Y cụ, thuốc men chưa được trang bị đầy đủ, nhân viên y tế chưa tích cực quản lý bệnh nhân, chưa ra sức tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, chưa đẩy mạnh công tác giáo dục y tế, chưa giải thích cho bệnh nhân và gia đình hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng thấp nên tỷ lệ thấp tái phát cao và tỷ lệ bỏ tái khám nhiều (28) . Tuy nhiên cho đến nay, nước ta đã và đang có đủ điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt, đồng bộ chương trình phòng thấp cấp 1 và đẩy mạnh chương trình phòng thấp cấp 2 (28) . Như vậy, thấp tim và các bệnh tim do thấp là một bệnh nặng mà tỷ lệ tử vong còn cao ở nhóm nước đang phát triển trong đó có nước ta. Bệnh để lại nhiều di chứng dưới dạng các bệnh van tim hậu thấp vĩnh viễn, biến thành người tàn phế. Xét về mặt kinh tế xã hội, công tác điều trị thấp tim và di chứng van tim hậu thấp rất phức tạp, công phu, tốn kém nhiều thời gian và tiền của(28) . 3.2.Bệnh tai biến mạch não Từ nhiều năm nay, TBMN mà hàng đầu là TBMN do THA đã là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật nặng nề phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo tài liệu thống kê của TCYTTG tiến hành tại 57 nước thì TBMN là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại 54 nước. Nhìn chung ở mọi nơi tỷ lệ tử vong do TBMN đều đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim và ung thư (10) . ở châu á, TBMN có tầm quan trọng đặc biệt: một mặt vì dân số ở châu á chiếm quá nửa dân số toàn thế giới, mặt khác vì TBMN cũng là loại bệnh phổ biến nhất của bệnh lý mạch máu ở nhiều nơi tại châu á (Bonita và Beaglehole, 1993). Theo tài liệu của TCYTTG (Murray,1996), năm 1990 ước tính có tới 2,1 triệu người bị tử vong vì TBMN tại châu á, bao gồm 1,3 triệu người Trung Quốc, 448.000 người ấn Độ và 390.000 người các nơi khác trừ Nhật Bản. Tính tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân thì con số cụ thể tại một số nước châu á ở các năm 1957-1986 như sau (10,11): Tên nước Tỷ lệ chết (trên100.000 dân) Năm Tác giả Trung Quốc 77,54 1986 Zhang BZ và cs Nhật Bản 196,7 1967-1973 Viriyavejakul A Malaixia 15,9 1981 Viriyavejakul A Thái Lan 11,8 1983 Viriyavejakul A Đài Loan 69,7 1970 Viriyavejakul A Singapo 35 1957-1983 Viriyavejakul A Hồng Kông 45,8 1970 Viriyavejakul A Gần đây hơn theo số liệu công bố của khu vực Tây Thái Bình Dương thống kê năm 1994-1995 cũng cho thấy tỷ lệ tử vong do TBMN trên 100.000 dân vẫn cao và đứng vị trí hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong tim mạch ở cả các nước phát triển và đang phát triển (30) : Tên nước Tử vong TBMN trên 100.000 dân lứa tuổi 35-64 Vị trí so với tử vong do các bệnh tim mạch khác Nam Nữ Trung Quốc 100,8 71,9 đứng đầu CH Triều Tiên 96,5 59,5 đứng đầu Philippin 70,4 35,5 đứng thứ 3 American Samoa 88,0 208,4 đứng thứ 2 Singapore 50,2 41,1 Hồng Kông 36,7 24,8 Niudilân 22,0 26,6 úc 19,3 12,4 Nhật Bản 44,0 23,1 đứng đầu ở nước ta cùng với sự gia tăng của bệnh tăng huyết áp từ 2-3% năm 1960 (GS Đặng Văn Chung) tăng lên 11,79% năm 1992 (GS Trần Đỗ Trinh và cs) và 16,05% năm 1998-1999 (GS Phạm Gia Khải và cs) (15) thì TBMN mà hàng đầu là TBMN do THA cũng đang là vấn đề lớn phải quan tâm. Hàng năm, số người bị TBMN vẫn tăng lên. Tỷ lệ tử vong do TBMN và tỷ lệ di chứng vẫn còn cao mặc dù các bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong cấp cứu và điều trị. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do TBMN vẫn đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong tim mạch. Như nghiên cứu của Hoàng Thị Quý về tình hình tử vong tại bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ tháng 1/1978 đến hết tháng 12/1987 thì tử vong của TBMN do THA chiếm nhiều nhất(45,41%) trong tổng số tử vong do các bệnh tim mạch (22) . Nghiên cứu của PGS Nguyễn Văn Bằng tại bệnh viện Hữu Nghị cho thấy tử vong do TBMN chiếm 20,03% tổng số tử vong và chiếm 51,54% cao nhất trong các bệnh của hệ tuần hoàn(1) . Tại Viện Tim Mạch Việt Nam có thể do bệnh nhân TBMN còn nằm rải rác tại các khoa Thần Kinh, Lão Khoa, Hồi Sức nên tỷ lệ tử vong chỉ chiếm 10,8% đứng thứ 3 sau các bệnh van tim do thấp (32,1%) và tăng huyết áp (19,4%) tính trên tổng số bệnh nhân tử vong tim mạch (9) . Để giải thích cho vấn đề tử vong do TBMN ở nước ta người ta cho rằng có 2 vấn đề cơ bản trong TBMN ở Việt Nam đều chưa được thực hiện tốt (17) : Vấn đề dự phòng cấp 1 và 2. Vấn đề xử trí TBMN sớm, trong 3 giờ đầu sau khi xảy ra đột quỵ(tức là trong cửa sổ điều trị tối ưu). Đây là lý do chính ảnh hưởng đến tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ tái phát, tỷ lệ tử vong và các di chứng lớn của bệnh TBMN. Mặt khác, hiện nay bệnh nhân TBMN được điều trị ở nhiều khoa khác nhau với các phác đồ điều trị riêng và những kinh nghiệm riêng. Bởi vậy, người ta thấy rằng đã đến lúc cần phải có một Hội nghị đồng thuận về TBMN tại Việt Nam nhằm thống nhất từng bước về tổ chức chiến thuật về dự phòng-cấp cứu điều trị TBMN trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo ra những chuyển biến tốt trong tổ chức dự phòng và cấp cứu điều trị từ đó hạ thấp tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế của TBMN như các nước công nghiệp đã làm được. 3.3.Bệnh tim thiếu máu cục bộ Hàng năm trên thế giới có tới 2,5 triệu người chết do NMCT trong tổng số 12 triệu người tử vong do tim mạch. Nếu như trước kia người ta cho rằng BTTMCB mà hàng đầu là NMCT chỉ xuất hiện ở các nước phát triển, đời sống cao hay còn gọi “bệnh của xã hội phát triển”; thì quan niệm này được thay đổi từ sau thập kỷ 70 bởi lẽ BTTMCB ngày càng gặp nhiều ở các nước chậm phát triển, đời sống không cao; nguy hiểm hơn là gặp ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Qua nhiều số liệu thống kê cho thấy BTTMCB có tốc độ gia tăng ở nhóm nước đang phát triển có phần mạnh hơn nhóm nước phát triển; tất nhiên, song song với sự gia tăng của BTTMCB thì tỉ lệ tử vong do bệnh này gây nên cũng sẽ tăng theo (8) . Theo một nghiên cứu tại 25 nước châu Âu trong năm 1993 với tổng số dân là 525 triệu thì có 756.822 trường hợp liên quan đến bệnh mạch vành (tăng 12% so với năm 1992); trong đó cụ thể tăng 37% ở Đức, 21% ở Pháp, 10% ở Anh, 6% ở Italia, 5% ở Tây Ban Nha. Nghiên cứu khác ở ấn Độ cho thấy bệnh mạch vành tăng từ 4-33% trong vòng 30 năm trở lại đây (29) . ở các khu vực khác nhau trên thế giới tử vong do BTTMCB đều có tỷ lệ cao: châu Âu là 17-31%, các nước Mỹ và Bắc Mỹ là 31-33%. Khu vực Tây Thái Bình Dương có số liệu cụ thể hơn (4,30) : Tên nước Tử vong BTTMCB trên 100.000 dân lứa tuổi 35-64 Vị trí so với tử vong do các bệnh tim mạch khác Nam Nữ Trung Quốc - Thành thị - Nông thôn 45,5 31,4 13,1 7,8 đứng thứ 2 Philippin 87,1 33,3 đứng đầu Fiji 398,9 103,8 Singapore 151,7 52,8 úc 104,6 29,4 Hồng Kông 44,3 14,1 đứng thứ 2 Nhật Bản 26,3 6,9 ở một số nước bệnh mạch vành trở thành mối đe dọa số 1; ví dụ : ở Mỹ, mỗi năm có 1,5 triệu người bị NMCT trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính, chết thêm 5-10% trong vòng 1 năm đầu. Cũng tại Mỹ, những năm 91-94, 1/4 trong số 1,5 triệu ca NMCT mới hàng năm chết trong vòng 1 tháng. Các nước Anh, Niudilân, úc, Phần Lan cũng có các con số tương tự . Tử vong do bệnh mạch vành ở Mỹ chiếm 1/3 đến 1/2 các trường hợp tử vong chung và chiếm 50-70% các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch (8) . Hungari là nước xếp thứ 10 trên thế giới về bệnh NMCT, nước này chỉ có 10 triệu dân mà mỗi năm có 25.000 người bị NMCT mới, tỉ lệ tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 47% tổng số tử vong chung, trong đó 60% tử vong do bệnh mạch vành mà hàng đầu là NMCT (8) . Các chuyên viên của TCYTTG họp tại Geneva năm 1988 cho rằng BTTMCB tăng nhiều hơn ở các nước phát triển là do những “xáo trộn của nền văn minh hiện đại”, bao gồm : Chế độ ăn quá thừa làm cho huyết áp, cholesterol máu, trọng lượng cơ thể, tỷ lệ đái tháo đường tăng. Thói quen hút thuốc lá quá nhiều ở thế kỷ 20 Thói quen sống ngồi một chỗ, ít đi lại Ngoài ra phải kể đến tác hại của chế độ ăn quá mặn, uống rượu bia quá mức, căng thẳng thần kinh(8) . ở nước ta những năm gần đây, BTTMCB tăng nhanh và đang trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh tim mạch. Vào những năm trước 1960, Việt Nam được biết đến 3 trường hợp chết vì NMCT đầu tiên gồm 1 người ấn, 2 người Việt Nam (1 kỹ sư và 1 bác sỹ) (23) . Nhưng từ năm 1963 trở đi, đặc biệt từ thập niên 90 cho đến những năm gần đây tình hình thay đổi hẳn : số trường hợp NMCT phát triển tăng vọt và ngày một nhiều hơn, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trong nước. Tính chung ở các Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội, Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng và Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội năm 1965 mới chỉ có 22 trường hợp NMCT (trong đó 9 trường hợp ở Bệnh viện Hữu Nghị, 3 trường hợp ở bệnh viện Việt Tiệp và 10 trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai) nhưng cho đến năm 1993, chỉ tính riêng trong năm, viện Tim Mạch Việt Nam đã gặp 95 trường hợp, Bệnh viện Hữu Nghị 66 trường hợp và Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng 16 trường hợp (8). Tại TP Hồ Chí Minh, năm 1988 có 313 trường hợp NMCT thì 4 năm sau (năm 1992) tăng lên 639 trường hợp (8) . Cũng vậy, tại viện Tim Mạch Việt Nam, năm 1991 BTTMCB là 3% (GS Trần Đỗ Trinh và cs) thì năm 1996 là 6,05% (GS Phạm Gia Khải) và năm 1999 là 9,5% (BS Trần Văn Dương) (4) . Hay tại bệnh viện Đa Khoa Hải Phòng từ 1964-1978 có 40 trường hợp trong 15 năm (Vũ Đình Hải, Đinh Thị Nga ), từ 1979-1990 có 50 trường hợp trong 12 năm (Vũ Đình Hải, Nguyễn Thị Dung) và từ 1991-1995 có 68 trường hợp trong vòng 5 năm (7) . Rõ ràng những số liệu trên cho thấy BTTMCB tăng lên rõ với tốc độ rất nhanh. Chính vì vậy tử vong do BTTMCB cũng tăng theo là điều khó tránh khỏi. Tỷ lệ tử vong này không giống nhau ở nhiều địa phương trong nước, dao động từ 11-36,30% (20) . Tóm lại, các tiến bộ về Y học nói chung và thuộc lĩnh vực Tim mạch học nói riêng ngày càng phát triển mạnh song vấn đề tử vong tim mạch không vì thế mà có thể giải quyết tức thời được. Mắc bệnh và tử vong tim mạch không chỉ là vấn đề được quan tâm trong nhiều thập kỷ qua mà trở thành vấn đề rất được quan tâm trong cả hiện tại và tương lai không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù ở các nhóm nước khác nhau mắc bệnh và tử vong tim mạch không giống nhau nhưng tựu chung lại nó đã, đang và sẽ còn giữ vị trí số 1 trong các bệnh tật gây tử vong cho con người. Nghiên cứu về bệnh tật và tử vong do bệnh tim mạch nhằm mục đích khống chế tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất có thể được trở thành vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của cả nhân loại. Chương 3 : đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân tử vong tại viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai từ 1/1/1999 đến 30/12/2000 bao gồm 207 bệnh nhân 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu hồi cứu với cách tiến hành như sau : Thông tin liên quan đến các đối tượng nghiên cứu được khai thác từ sổ theo dõi bệnh nhân, sổ giao ban phòng C3-Viện Tim Mạch, cùng toàn bộ hồ sơ bệnh án của các đối tượng nghiên cứu được lưu trữ tại phòng hồ sơ bệnh án-Bệnh viện Bạch mai. Tiến hành thu thập số liệu theo mẫu thông kê chung nhất về : Tuổi. Giới. Nghề nghiệp Địa chỉ. Thời gian vào viện (ngày, giờ, tháng). Thời gian tử vong (ngày, giờ, tháng). Chẩn đoán tuyến dưới. Chẩn đoán cuối cùng tại viện. Nguyên nhân tử vong. Xử lý số liệu theo chương pháp thống kê y học trên chương trình EPI-INFO. Chương 4 : Kết quả nghiên cứu 1.Tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch Bảng 1 : Tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch tại Viện Tim Mạch Việt Nam Năm Số bệnh nhân tử vong Số bệnh nhân vào viện Tỷ lệ % 1999 112 3603 3,11 2000 95 4442 2,14 Tổng 207 8045 2,57 Nhận xét : Tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch tại Viện Tim Mạch Việt Nam là 2,57%(P<0,05). 2.Phân bố bệnh nhân tử vong theo loại bệnh và giới 2.1.Phân bố bệnh nhân tử vong theo loại bệnh Bảng 2 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo loại bệnh STT Loại bệnh Số BN Tỷ lệ% 1 Bệnh van tim 67 32,37 2 BTTMCB 39 18,84 3 Bệnh TBMN do THA 32 15,46 4 Bệnh VNTMNK 18 8,70 5 Bệnh VMNT 10 4,83 6 Bệnh cơ tim 9 4,35 7 Bệnh THA 9 4,35 8 Bệnh tâm phế mãn 8 3,86 9 Bệnh tim bẩm sinh 8 3,86 10 Các bệnh tim mạch khác 7 3,38 Tổng 207 100 Nhận xét : Bệnh tim mạch gây tử vong cao nhất là bệnh van tim, (32,37%), tiếp đó là BTTMCB (18,84%) và bệnh TBMN do THA (15,46%). 2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong theo giới : Bảng 3 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo giới Giới Loại Bệnh Tổng Bệnh van tim BTTMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTMNK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Tỷ lệ % Nam 30 44,78 24 61,54 23 71,88 9 6 4 5 6 6 1 114 55,07 Nữ 37 55,22 15 38,46 9 28,12 9 4 5 4 2 2 6 93 44,93 Tổng 67 100 39 100 32 100 18 10 9 9 8 8 7 207 100 Nhận Xét : Bệnh tim mạch gây tử vong ở nam (55,07%) nhiều hơn nữ (44,93%) , trong đó : Bệnh van tim có tỷ lệ tử vong nữ >nam . BTTMCB và bệnh TBMN do THA có tỷ lệ tử vong nữ<nam . 2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong của bệnh van tim Bảng 4: Phân bố bệnh nhân tử vong do các bệnh van tim Bệnh van tim Đơn thuần Phối hợp HHL HoHL HC HoHL và HoBL HHL và HoHL HC và HoC Bệnh van 2 lá phối hợp bệnh van ĐMC HHL và HoC HHL và HHoC HoHL và HoC HoHL và HHoC HHoHL và HC HHoHL và HoC HHoHL và HHoC Số bệnh nhân 17 3 1 1 16 1 4 2 1 2 1 14 4 Tỷ lệ % 25,37 4,48 1,49 1,49 23,88 1,49 5,97 2,99 1,49 2,99 1,49 20,90 5,97 41,8 31,34 68,66 Nhận Xét :Tử vong do bệnh van tim chủ yếu là bệnh van 2 lá phối hợp với bệnh van ĐMC (41,8%). Bệnh van 3 lá hiếm gặp. 3. Phân bố bệnh nhân tử vong theo tuổi Bảng 5 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo tuổi Lứa tuổi Loại Bệnh Tổng Bệnh van tim BTTMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTMNK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Tỷ lệ % 16-24 9 13,43 0 0 0 0 6 1 1 0 0 2 0 19 9,18 25-34 11 16,42 0 0 1 3,13 5 2 2 1 1 4 2 29 14,01 35-44 18 26,87 1 2,56 3 9,38 3 1 1 0 2 1 2 32 15,46 45-54 12 17,91 3 7,69 4 12,5 1 2 1 2 0 0 2 27 13,04 55-64 6 8,96 7 17,95 10 31,25 2 2 2 1 1 1 1 33 15,94 65-74 11 16,42 18 46,15 9 28,12 1 1 2 4 3 0 0 49 23,67 >=75 0 0 10 25,64 5 15,62 0 1 0 1 1 0 0 18 8,70 Tổng 67 100 39 100 32 100 18 10 9 9 8 8 7 207 100 Nhận Xét :Tử vong do bệnh tim mạch gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 65-74 (23,67%) , trong đó bệnh van tim có tỷ lệ tử vong cao nhất ở lứa tuổi 35-44 (26,87%),BTTMCB tử vong cao nhất ở lứa tuổi 65-74(46,15%) và bệnh TBMN do THA tử vong cao nhất ở lứa tuổi 55-64 (31,25%). 4. Phân bố bệnh nhân tử vong theo nghề nghiệp 4.1 Phân bố theo nghề nghiệp cụ thể Bảng 6 : Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp cụ thể Loại Nghề nghiệp Loại Bệnh Tổng Bệnh van tim BTTMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTMNK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Tỷ lệ % C.bộ hưu trí 8 11,94 9 23,08 6 18,75 1 1 2 4 2 1 1 35 16,91 Cán bộ 2 2,99 0 0 6 18,75 0 0 0 0 0 1 3 12 5,80 Giáo viên 4 5,97 0 0 3 9,38 1 0 0 1 0 0 0 9 4,35 Học sinh 5 7,46 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 6 2,90 Bác sĩ 0 0 1 2,6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,48 Làm ruộng 22 32,84 5 12,82 4 12,5 9 5 4 3 3 5 2 62 29,95 C.nhân-thợ lành nghề 7 10,45 1 2,56 2 6,25 1 0 0 0 0 0 0 11 5,31 Nghề tự do 2 2,99 0 0 1 3,12 0 0 1 0 0 0 0 4 1,93 Không nghề 6 8,96 0 0 1 3,12 6 1 1 0 2 1 1 19 9,18 Già yếu 7 10,45 23 58,97 9 28,13 0 1 1 0 1 0 0 42 20,29 Không rõ 4 5,97 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 6 2,90 Tổng 67 100 39 100 32 100 18 10 9 9 8 8 7 207 100 Nhận Xét : Tử vong do bệnh tim mạch gặp nhiều nhất ở nghề làm ruộng(29,95%). 4.2. Phân bố theo nhóm nghề nghiệp Bảng 7 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo nhóm nghề nghiệp Nhóm nghề nghiệp Loại Bệnh Tổng Bệnh van tim BTTMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTMNK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Tỷ lệ % Lao động trí óc 19 28,36 10 25,64 15 46,88 2 2 2 5 2 2 4 63 30,43 Lao động chân tay 37 55,22 6 15,38 8 25,00 16 6 6 3 5 6 3 96 46,38 Không Rõ 11 16,42 23 58,97 9 28,13 0 2 1 1 1 0 0 48 23,19 Tổng 67 100 39 100 32 100 18 10 9 9 8 8 7 207 100 Nhận Xét : Tử vong do bệnh tim mạch ở nhóm lao động chân tay > nhóm lao động trí óc , trong đó : bệnh van tim tỷ lệ tử vong ở nhóm lao động chân tay > nhóm lao động trí óc . BTTMCB và bệnh TBMN do THA có tỷ lệ tử vong ở nhóm lao động trí óc > nhóm lao động chân tay . 5. Phân bố bệnh nhân tử vong theo địa dư 5.1. Phân bố theo tỉnh thành Bảng 8 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo tỉnh thành STT Cách Hà Nội ( Km) Tỉnh thành Số bệnh nhân tử vong Tỷ lệ % 1 < 50 Hà Nội 96 46,38 2 Hà Tây 12 5,80 3 Bắc Ninh 11 5,31 4 Hưng Yên 12 5,80 5 Vĩnh Phúc 5 2,42 6 Hà Nam 5 2,42 7 50 – 100 Bắc Giang 3 1,45 8 Hải Dương 12 5,80 9 Hòa Bình 1 0,48 10 Thái Nguyên 2 0,97 11 Phú Thọ 5 2,42 12 Nam Định 6 2,90 13 Ninh Bình 2 0,97 14 Hải Phòng 2 0,97 15 100 – 200 Thái Bình 4 1,93 16 Quảng Ninh 3 1,45 17 Lạng Sơn 1 0,48 18 Thanh Hóa 5 2,42 19 Tuyên Quang 1 0,48 20 Yên Bái 1 0,48 21 > 200 Nghệ An 9 4,35 22 Hà Tĩnh 2 0,97 23 Hà Giang 1 0,48 24 Sơn La 3 1,45 25 Quảng Bình 1 0,48 26 Quảng Ngãi 1 0,48 27 Gia Lai 1 0,48 Tổng 207 100 Nhận Xét : Bệnh nhân tử vong chủ yếu tập trung ở Hà Nội (46,38%). 5.2. Phân bố theo vùng nông thôn, thành thị Bảng 9 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo vùng nông thôn - thành thị Vùng phân bố Loại Bệnh Tổng Bệnh van tim BTTMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNT MNK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Tỷ lệ % Nông thôn 47 70,15 12 30,77 12 37,5 9 8 6 3 4 6 2 109 52,66 Thành thị 20 29,85 27 69,23 20 62,5 9 2 3 6 4 2 5 98 47,34 Tổng 67 100 39 100 32 100 18 10 9 9 8 8 7 207 100 Nhận Xét : Bệnh nhân tim mạch tử vong ở thành thị > nông thôn , trong đó : tử vong do bệnh van tim nông thôn > thành thị . tử vong do BTTMCB và bệnh TBMN do THA thành thị > nông thôn . 6. Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian 6.1. Phân bố theo thời gian trong ngày Bảng 10 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian trong ngày Thời gian (giờ) Số bệnh nhân tử vong Tỷ lệ % 6-7 10 4,83 7-8 9 4,35 8-9 6 2,90 9-10 10 4,83 10-11 7 3,38 11-12 10 4,83 12-13 6 2,90 13-14 14 6,76 14-15 9 4,35 15-16 7 3,38 16-17 7 3,38 17-18 5 2,42 18-19 7 3,38 19-20 12 5,80 20-21 11 5,31 21-22 8 3,86 22-23 12 5,80 23-24 6 2,90 0-1 6 2,90 1-2 10 4,83 2-3 11 5,31 3-4 12 5,80 4-5 3 1,45 5-6 9 4,35 Tổng 207 100 Nhận Xét: Tử vong cao hơn vào các thời điểm 13-14h, 19-20h, 22-23h, 3-4h. 6.2. Phân bố theo các tháng trong năm Bảng 11 : Phân bố bệnh nhân theo tháng trong năm Tháng Loại bệnh Tổng số Tỷ lệ % Bệnh Van tim BT TMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTM NK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác 1 5 3 2 2 1 0 2 0 1 0 16 7,73 2 6 2 3 1 0 1 1 0 1 0 15 7,25 3 7 5 7 0 0 0 2 0 1 1 23 11,11 4 8 3 0 1 1 0 1 0 1 2 17 8,21 5 9 5 4 1 1 0 0 1 1 3 25 12,08 6 3 1 0 2 0 3 0 3 0 0 12 5,80 7 6 2 3 2 0 0 0 0 0 0 13 6,28 8 2 1 6 1 3 0 1 1 0 0 15 7,25 9 2 5 3 4 0 0 1 0 0 0 15 7,25 10 4 2 2 2 0 4 0 2 0 0 16 7,73 11 4 6 0 0 1 0 0 1 1 0 13 6,28 12 11 4 2 2 3 1 1 0 2 1 27 13,04 Tổng 67 39 32 18 10 9 9 8 8 7 207 100 Nhận Xét : tử vong tim mạch cao nhất vào các tháng 5, 12. 6.3. Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian từ lúc vào viện đến lúc tử vong Bảng 12 : Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian từ khi vào viện đến lúc tử vong Thời gian Loại Bệnh Tổng Tỷ lệ % Bệnh van tim BT TMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTM NK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác <1h 4 2 0 0 2 0 0 1 1 0 10 4,83 35,75 1-6h 7 6 1 1 1 3 1 1 1 1 23 11,11 6-24h 12 10 8 4 0 3 2 2 0 0 41 19,81 24-48h 9 9 9 0 0 0 1 1 1 1 31 14,98 48h-7ngày 14 9 9 7 2 3 3 2 2 2 53 25,60 7-15 ngày 13 3 4 3 5 0 2 1 1 2 34 16,43 15-30 ngày 6 0 1 1 0 0 0 0 2 0 10 4,83 >= 30 ngày 2 0 0 2 0 0 0 0 0 1 5 2,42 Tổng 67 39 32 18 10 9 9 8 8 7 207 100 Nhận Xét : Bệnh nhân tử vong trước 24h kể từ khi vào viện chiếm tỷ lệ cao (35,75%). 7. Phân bố bệnh nhân theo mức độ phù hợp giữa chẩn đoán tuyến dưới với chẩn đoán tại viện Trong tổng số 207 bệnh nhân tử vong thì có 119 bệnh nhân vào thẳng viện không được xử trí gì ở tuyến dưới chiếm 57,49%; 22 trường hợp không khai được do thất lạc bệnh án. Còn lại 66 trường hợp có chẩn đoán tuyến dưới(có giấy chuyển viện kèm theo), trong đó: Bảng 13 : Đánh giá mức độ phù hợp giữa chẩn đoán tuyến dưới và chẩn đoán tại viện Sự phù hợp giữa chẩn đoán tuyến dưới và tại viện Loại Bệnh Tổng Tỷ lệ % Bệnh van tim BT TMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTM NK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác Phù hợp 9 7 13 1 1 0 0 0 0 0 31 46,97 Không phù hợp 6 6 3 10 2 3 1 1 0 3 35 53,03 Tổng 15 13 16 11 3 3 1 1 0 3 66 100 Nhận Xét : Chẩn đoán tuyến dưới không phù hợp với chẩn đoán tại viện là 53,03%. 8. Nguyên nhân tử vong 8.1. Phân bố bệnh nhân theo các nguyên nhân tử vong Bảng 14 : Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân tử vong Nguyên nhân tử vong Loại Bệnh Tổng Bệnh van tim BTTMCB Bệnh TBMN do THA Bệnh VNTMNK Bệnh VMNT Bệnh cơ tim Bệnh THA Bệnh tâm phế mãn Bệnh tim bẩm sinh Các bệnh tim khác Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Số BN Tỷ lệ % Rối loạn nhịp tim 26 38,81 13 33,33 2 6,25 10 1 7 2 1 1 5 68 32,85 TBMN - hôn mê sâu 11 16,42 0 0 29 90,63 1 0 0 0 0 0 0 41 19,81 ST giai đoạn cuối 21 31,34 3 7,69 0 0 1 2 0 2 3 5 2 39 18,84 Sốc tim 0 0 16 41,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16 7,73 Đột tử tim 3 4,48 3 7,69 0 0 1 1 0 0 2 1 0 11 5,31 Phù phổi cấp 4 5,97 2 5,13 0 0 1 0 0 0 0 1 0 8 3,86 Suy hô hấp 1 1,49 0 0 1 3,12 2 1 1 0 2 0 0 8 3,86 ép tim cấp 0 0 0 0 0 0 1 5 0 0 0 0 0 6 2,90 Phình tách ĐMC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 3 1,45 Sốc NK 1 1,49 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0,97 Đứt dây chằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN159.doc
Tài liệu liên quan