Một vài biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng ở siêu thị IMS

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 3

TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BÁN HÀNG- 3

GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT 3

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3

1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG 3

1.2. VỊ TRÍ - Ý NGHĨA -NHIỆM VỤ CỦA BÁN HÀNG 4

1.2.1 Vị trí bán hàng trong kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 4

1. 2.2 Ý nghĩa của hoạt động bán hàng 5

1.2.3. Nhiệm vụ và yêu cầu của bán hàng 6

1.3.1 Nghiên cứu thị trường nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp thương mại. 7

1.3.2. Xác định kênh bán hàng và phân phối hàng hoá vào các kênh. 10

1.3.3. Các biện pháp hỗ trợ bán hàng. 13

1.3.4. tổ chức nghiệp vụ bán hàng 15

1.3.4.1.tổ chức khoa học với công tác của người bán hàng 15

1.3.4.2. Những yêu cầu đối với người bán hàng. 18

1.3.4.3. Quy trình bán hàng: 18

1.4. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NƯỚC TA HIỆN NAY 19

4. Tính tất yếu khách quan của việc tăng cường chất lượng công tác bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại nước ta hiện nay 19

Chương II: 22

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU 22

ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở SIÊU THỊ IMS 22

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở SIÊU THỊ IMS 22

2.1.1 Đặc điểm thị trường của siêu thị IMS. 22

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một vài biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng ở siêu thị IMS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong vùng Thanh Xuân Bắc là công nhân viên chức bởi vậy có sự dè dặt trong khi lựa chọn loại hàng tiêu dùng phù hợp với quỹ chi dùng của gia đình họ là tất yêú. Siêu thị IMS sẽ điều chỉnh chính sách sản phẩm và giá cả để hướng vào các sản phẩm tiêu dùng phổ thông như xà phòng, bánh kẹo nước ngọt vv... Thời gian mà khách hàng quanh vùng Siêu thịdùng để mua hàng là sáng từ 8 - 9h chiều từ 16 - 19h. Bởi vậy đội ngũ phục vụ của Siêu thị sẽ được phân ca và bổ xung lực lượng bán hàng và các giờ cao điểm Căn cứ vào bảng thành tích tâm lý tiêu dùng theo giới tính cũng như quỹ tiêu dùng và thu nhập của dân cư ta có thể rút ra mặt hàng chủ yếu của Siêu thị IMS là thực phẩm và quần áo , đò gia dụng và một số chủng loại hàng hoá cao cấp. 2.1.2 Cơ cấu mặt hàng trong Siêu thị IMS. Thị trưòng tiêu thụ đòi hỏi các công ty phải luôn luôn đánh giá lại các đặc điểm, tính chất của mặt hàng hiện tại và phải luôn luôn tổ chức cung ứng, chào hàng những mặt hàng mới với những đặc tính mới để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường Nghiên cứu mặt hàng thương mại gồm nghiên cứu phương cách sử dụng tập quán và sự ưa chuộng của người tiêu dùng để giúp cho việc thiết kế lựa chọn mặt hàng, nghiên cứu hoàn tiện các thông số của sản phẩm hỗn hợp và sức cạnh tranh của mặt hàng cho phép nhà quản trị có những quyết định cụ thể về lựa chọn nhãn hiệu mặt hàng, dịch vụ sản phẩm tính kịp thời, cách đóng gói và giá bán của mặt hàng nghiên cứu sự chấp nhận của người tiêu dùng và tiềm năng tiếp thị bán sản phẩm mới trên thị trường. Nếu Công ty thiếu nghiên cứu marketting sản phẩm sẽ không có cơ sở và điều kiện thoả mãn được khách hàng đó chính là công ty tự tiêu diệt mình và để cho các đối thủ cạnh tranh giành khách hàng và đạt thắng lợi dễ dàng trong cạnh tranh trên thị trường. Bởi vậy, việc lựa chọn những mặt hàng để bán hàng trong Siêu thị IMS phải đáp ứng đúng nhu cầu của các tầng lớp dân cư quanh vùng. sau khi đã xem xét , nghiên cứu khái quát đặc điểm tiêu dùng của tầng lớp dân cư vùng Siêu thị IMS có thể nhận xét về cơ cấu mặt hàng của Siêu thị IMS cần chú trọng vào một số đặc điểm sau: a. Những mặt hàng có thể coi là bán chạy nhất. Tuỳ theo mùa của mỗi năm. và các dịp tết hay lễ Giáng Sinh, Siêu thị IMS sẽ dự báo các mặt hàng hoá lưu kho, VD : Phục vụ mùa hè chủ yếu tiêu dùng nước giải khát, bia, hoa quả hộp vv... Mùa đông chủ yếu họ tiêu dùng quần áo, rượu, đường, sữa. Đặc biệt các dịp Tết âm lịch sẽ tăng đột biến vì cả mấy loại hàng đều có thể tiêu thụ cùng một lúc. b. Nhóm phần trăm cơ cấu những mặt hàng khác: Các mặt hàng được bày bán thêm để mở rộng sự lựa chọn trong chỉ tiêu của họ. Như việc bày bia TIGER có kèm theo bia của các hãng CARBERG, HALIDA, SANMIGUELvv.... Lượng tồn kho hay sự có mặt vủa nhiều hàng hoá có khả năng thay thế sẽ được đội ngũ nhân viên bán hàng và giám đốc điều hành tuỳ theo sức mua thực tế để quyết định c. Nhóm những mặt hàng cần hạn chế cho ít hiệu quả. Căn cứ vào điều tra tại Siêu thị DAEWOO số 7 Đinh Tiên Hoàng và Minimark 14 Lý Nam Đế cho thấy với số doanh mục hàng từ 1200 đến 1400 chủng loại thì dân cư thường chỉ mua từ 200 đến 300 loại. Điều này dặt ra một số vấn đề cho Siêu thị IMS. Số lượng hàng hoá được thay đổi ở quy mô lớn hơn vấn đề tồn kho để chuẩn bị bán hàng đòi hỏi kho hàng chứa giữ. Về sức mua ở các mặt hàng tiêu thụ mạnh phải gánh chịu về vốn đối với các mặt hàng khác cho nên đòi hỏi Siêu thị IMS phải có chính sách ký gửi hay công tác riêng cho từng đối tác cung cấp hàng hoá. Những mặt hàng ít bán chạy có tính chất hướng dẫn người mua lựa chọn, đồng thời các mặt hàng kiểu này có cả ở mấy loại hàng sau: Thực phẩm, quần áo, gia dụng, cao cấp. Hay cụ thể hơn trong một kiểu loại bánh kẹo cũng chỉ có 1 hoặc 2 loại tiêu thụ được. Nếu chính sách sản phẩm của Siêu thị IMS chú trọng đến các mặt hàng tiêu thụ mạnh mà không tìm tòi các sản phẩm mới sẽ phải chạy theo đuôi thị trường. Trên cơ sở đặc tính dân cư và cơ cấu mặt hàng thì cơ cấu hàng hoá trong Siêu thị IMS bao gồm các mặt hàng sau: Dụng cụ gia đình thực phẩm Hoá phẩm thông thường Hàng may mặc Hàng dép da, giả da Hàng phục vụ trẻ em Mỹ phẩm cao cấp Rượu bia các loại 2.1.3. trang thiết bị phục vụ khách hàng. Ai đã hằng đi chợ siêu thị một lần sẽ còn muốn đi lần thứ hai và dần dần sẽ trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta đến với siêu thị vì ở đây có thể tìm thấy tất cả thú vui, đặc biệt đi siêu thị được ngắm nhìn hàng trăm ngàn mặt hàng khác nhau, được cầm trong tay ngắm nghía, ướm thử các món hàng được lựa chọn thoải mái trước khi quyết định mua một mặt hàng nào đó. Đi chợ siêu thị là để mua sắm, nhưng khi nó đã trở thành thú vui thì đối với rất nhiều người đơn giản là đi dạo chợ thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Khi khách hàng bước vào cửa hàng, khách sẽ có cảm giác thoải mái trong một không gian thoáng mát, lịch sự, hàng hoá được trưng bày gọn gàng, đẹp mắt có mỹ thuật, khác hẳn với không khí động bức, chật chội, ồn ào. Khách hàng có điều kiện tiếp cận hàng hoá ở trên kệ hàng, giá hàng để có thể dễ dàng chọn lựa trước khi quyết định mua, do hàng bán được sắp xếp gọn gàng trên các dẫy, kệ hàng nhiều tầng có lối đi thông thoáng khác với cách mua bán hiện nay, khách hàng đứng bên ngoài quầy sạp rất e ngại khi yêu cầu chủ hàng cho xem hàng hoá Trang thiết bị phục vụ bán hàng, bày hàng đóng vai trò rất quan trọng trong các siêu thị vì đây là hình thức bày bán khác hẳn so với các cửa hàng bách hoá, các chợ khác. Kinh nghiệm cho thấy hàng hoá nên bày đặt trên các giá hàng , kệ hàng ngang tầm mắt thì bán chạy hơn nhiều. Độ cao lý tưởng khoảng 1,2 - 1,4m Mục tiêu của các siêu thị là đạt doanh số cao và lợi nhuận lớn. Để đạt mục tiêu này người ta phải bày hàng như thế nào đó để bán được nhiều hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao và bán thật nhanh những hàng khó bảo quản. Hai tiêu thức này là hai tiêu thức cơ bản để chọn các mặt hàng cho những vị trí bày hàng ưu tiên. Đối với Siêu thị IMS diện tích của cửa hàng chỉ đạt khoảng 200m2, như vậy còn rất chật hẹp so với một số các siêu thị khác. Hàng hoá được tập trung vào 4 quầy : Quầy thực phẩm, quầy mỹ phẩm, quầy tổng hợp, quầy gia dụng. Tổng số các mặt hàng vào khoảng 3000mặt hàng được bày đặt trên các giá hàng rất ngăn nắp và đẹp mắt Bày hàng là một nghệ thuật muốn hàng bán chạy thì phải trình bày cho hấp dẫn, khêu gợi sọ chú ý và kích thíc ý muốn mua hàng của khách. Các giá để hàng cần sắp xếp sao cho người qua lại dễ thấy, đồng thời luôn tạo cho người ta lý do dừng lại ngắm nghía và vào mua. Nên đem đời sống vào tủ kính bán hàng: có thể bày thêm búp bê, bình hoa, các tranh ảnh đẹp, với sự dàn cảnh hấp dẫn để “nhử” khách qua đường vô cửa hàng mình. Kinh nghiệm cho thấy trình bày nhiều chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ bày nhiều hàng, giá hàng, kệ hàng luôn đầy ắp hàng thường bán chạy hơn. Sau đây là một số kết luận quan trọng để phục vụ cho việc sử dụng các trang thiết bị bày hàng trong các siêu thị: Khi đi, đa số mọi người đều nhìn phía bên phải nhiều hơn là bên trái Tầm nhìn thuận tiện cho khách hàng là hơi chếch xuống (thông thương, đối với đường đi hẹp trong cửa hàng và đối với khổ người không cao như người Việt Nam thì tầm nhìn là 0,8 - 1,3m sau đó là ở khoảng thấp hơn, cuối cùng là khoảng cao hơn) Trong khi đi “dạo” trong cửa hàng, khách hàng thường nhìn bằng cách “quét” chứ không nhìn chăm chú ngay vào mặt hàng nào. Khi quét như vậy nếu gặp phải một màu sắc đặc biệt (ví dụ : một màu phản quang) thì họ sẽ dừng lại tại điểm đó mà quan sát kỹ hơn mặt hàng này. Đối với một cửa hàng thì diện tích bày hàng là một trong những yếu tố quan trọng, vì thế việc trưng bày hợp lý các chủng loại hàng hoá sao cho tiết kiệm được diện tích và “khoe” được những mặt hàng quan trọng là một công việc hết sức cần thiết 2.1.4. Trang thiết bị phục vụ quản lý. Siêu thị IMS được trang bị một máy tính tiền, bấm phím nhưng không nối mạng được với máy vi tính kiểm soát được hơn 1200 mặt hàng chiếm khoảng 40% lượng mặt hàng luôn chuyển qua . Máy này chỉ làm được phép cộng đơn giản số hàng đã bán trong ngày và phần nào làm cho khách hàng thấy ở đây có vẻ giống 1 siêu thị Những hàng không nạp được vào máy phải ghi bằng tay, xẩy ra tình trạng ghi nhầm mã, nhầm giá, thu thiếu tiền, quên không ghi hoặc không kịp ghi nhất là những lúc đông khách khách hàng kêu ca, nội bộ nghi ngờ nhau. Nhân viên bán hàng suốt ngày phải theo dõi, sợ thu ngân sai sót, bỏ vị trí bán hàng, nhân viên kế toán và văn phòng lo rà soát đối chiếu tốn rất nhiều công sức. Trung tâm thương mại đã cử 1 người chuyên môn thống kê cộng hàng bán được hàng ngày trên cơ sở báo cáo thu ngân. Công ty đã trang bị cho trung tâm một phần mềm. Phần mềm này không nối với máy tính tiền, trung tâm thương mại chưa áp dụng được, một phần là do không nối mạng dược với máy tính tiền, phần mềm không phát huy được tác dụng hơn dùng máy vi tính thông dụng, trong khi trung tâm thương mại cần phải có được số liệu thông kê báo cáo phục vụ quản lý kịp thơì hàng tháng. Hiện nay muốn sử dụng phần mềm này nối với máy tính tiền cần phải có một phần mềm khác bổ xung đưa phần mềm này hoà mạng với máy tính tiền, trị giá hơn 1.000USD. Trang thiết bị phục vụ quản lý siêu thị đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hàng, tiền hàng bán trong ngày. Đối với hình thức kinh doanh siêu thị như hiện nay cần thiết phải có trang bị về hệ thống mã vạch, niêm yết giá, máy tính tiền, camera thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy. 2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Siêu thị IMS 2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty XNK chuyên gia lao động và kỹ thuật. Công ty XNK chuyên gia lao động và kỹ thuật được thành lập với tên ban đầu là ban phối hợp, điều hành công tác hợp tác chuyên gia với nước ngoài của Hội đồng Bộ trưởng. Ban hợp tác chuyên gia của HBBT gia đời theo quyết định 16 /CT ngày 12-1- 1984 của Chủ tịch HĐBT (nay là Chính phủ) là cơ quan giúp việc chủ tịch HĐBT đặt tại văn phòng HĐBT. Nhiệm vụ chính của ban chuyên gia là tham mưu cho HĐBT về công tác hợp tác chuyên gia với nước ngoài. Quản lý nhà nước phối hợp với các bộ, ngạch trong việc xây dựng chế độ chính sách, đàm phán ký kết hợp đồng, cử và quản lý chuyên gia tại các nước phi XHCN có nhu cầu cần chuyên gia, kỹ thuật cao của Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế. nông nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi. Về cơ cấu tổ chức của ban hợp tác chuyên gia của HĐBT rất gọn nhẹ gồm 7 - 10 cán bộ cùng đại diện các bộ ngành như y tế, nông nghiệp, giáo dục, đại học và trung học chuyên nghiệp...với việc phát triển mạnh của hoạt động hợp tác chuyên gia từ sau năm 1985 số cán bộ của Ban tăng lên từ 27 -30 người, với hình thức tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên. Các cán bộ làm việc có tính chất độc lập theo định hướng của lãnh đạo. Từ năm 1989 với chủ trương của đảng và Nhà nước với đường lối đổi mới của Đảng trong nên kinh tế thị trường. Ban hợp tác chuyên gia HĐBT được chuyển về trực thuộc Bộ kinh tế đối ngoại( nay là Bộ thương mại) với tên gọi Liên đoàn hợp tác kỹ thuật và chuyên gia với nước ngoài. Nhiệm vụ chủ yếu như Ban hợp tác chuyên gia và còn hoạt động nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho chuyên gia, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Năm 1992 thực hiện nghị định 388/CP của Chính phủ về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước căn cứ vào thông báo 70 ngày 16 -3-1993 về việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà nước, Bộ thương mại có quyết định 343 - TM-TCCB ngày 31- 3- 1993 về việc thành lập công ty XNK chuyên gia lao động và kỹ thuật -tên giao dịch Quốc tế:export - import and international manpower supply company viết tắt là IMS. Công ty chịu sự quản lý toàn diện của Bộ thương mại về hoạt động dịch vụ XK lao động chuyên gia, công ty chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Công ty có trụ sở chính tại H2A Nam Thanh Xuân Hà Nội, phía nam, Công ty có văn phòng đại diện tại 178 Điện Biên Phủ quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Công ty là hội viên chính thức của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam từ năm 1992. * chức năng nhiệm vụ của Công ty IMS. Công ty IMS là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập có trụ sở và con dấu riêng để giao dịch. - Chức năng của Công ty + Trực tiếp xuất khẩu chuyên gia, lao động và kỹ thuật với nước ngoài. + XNK trực tiếp hàng hoá và kinh doanh dịch vụ. + Hợp tác đầu tư liên doanh liên kết sản xuất và làm dịch vụ có liên quan đến hoạt động ngành kinh doanh của Công ty. + Kinh doanh hàng hoá nội địa có kết hợp với bán buôn và bán lẻ. * Nhiệm vụ: - Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phù hợp với chính sách cơ chế hiện hành của Nhà nước. - Quản lý vốn và tạo nguồn vốn - Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý XNK và giao dịch đối ngoại của Nhà nước. Thực hiện cam kết trong các hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty ở trong nước cũng như nước ngoài. - Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động * Đặc điểm kinh doanh của Công ty IMS Công ty IMS là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ thương mại , hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) mới chỉ bắt đầu từ năm 1988, so với các các công ty doanh khác trong Bộ thương mại thì Công ty IMS chưa có bề dầy về kinh nghiệm cũng như bạn hàng trong nước và ngoài nước. Được thành lập trong thời kỳ đổi mới chính sách của đảng và nhà nước, Công ty IMS là một doanh nghiệp thương mại công ty được phép XNK trực tiếp hàng hoá bán buôn và bán lẻ, ngoài ra Công ty còn XNK uỷ thác cho các thành phần kinh tế không có chức năng kinh doanh XNK doanh số hàng năm của Công ty đạt hàng năm từ 15 đến 25 tỷ đồng trong các hoạt động XNK, bán buôn, bán lẻ trong nước, hàng hoá nhập khẩu uỷ thác và xuất khẩu chuyên gia, lao động. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu chuyên gia, lao động Công ty IMS thực hiện theo nghị định 07 / CP của chính phủ ban hành năm 1992, dịch vụ phí thu được cho phép từ 8% đến 12% lương tháng của người lao động và cũng là lãi gộp của Công ty. Hoạt động kinh doanh của các bộ phận trực thuộc Công ty đều phải thực hiện thông qua phương án kinh doanh và được ban giám đốc phê duyệt, đảm bảo có lãi. Nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và nghĩa vụ đối với nhà nước - phương châm kinh doanh của Công ty đối với khách hàng và bạn hàng luôn giữ chữ “tín”, hàng hoá XNK và kinh doanh nội địa phải đảm bảo đúng quy cách, phẩm chất, hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, chất lượng hàng hoá. Công ty không kinh doanh buôn bán hàng giả hàng kém phẩm chất. Đối với hoạt động kinh doanh nội địa nhằm tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu, và hàng tự khai thác kinh doanh được tiêu thụ do Trung tâm thương mại IMS đảm nhận. * Cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau Đảng giám đốc Công đoàn Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức tổng hợp Phó giám đốc Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Phòng kinh doanh 3 Trung tâm thương mại Các văn phòng đại diện Quan hệ chức năng : Quan hệ trực tuyến : * Chức năng , nhiệm vụ của các phòng, trung tâm - Giám đốc : là người đứng đầu trong Công ty, chỉ đạo và điều hành, chịu trách nhiệm trước Bộ thương mại về mọi hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc : là người giúp việc cho giám đốc và phụ trách lĩnh vực kinh doanh thương mại của Công ty. - Phòng tổ chức tổng hợp : phụ trách các công việc hoạt động về tổ chức cán bộ, công tác nội chính, lễ tân và các công việc về hành chính, quản trị. -Các phòng kinh doanh 1,2,3: là các đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ, tổng hợp theo điều lệ hoạt động Công ty IMS được Bộ Thương mại phê duyệt, tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh XNK và dịch vụ đảm bảo kinh doanh có lãi. - Các văn phòng đại diện: thay mặt Công ty giải quyết các công việc phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty tại các địa bàn được giao, giúp việc cho Công ty trong lĩnh vực thông tin, tiếp thị và được giám đốc trực tiếp giao cho thực hiện từng hợp đồng cụ thể tại địa bàn đại diện. - Trung tâm thương mại: làm nhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu về tổ chức các hoạt động bán buôn bán lẻ, khai thác các nguồn hàng trong nước và kinh doanh nội địa Siêu thị IMS . 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Siêu thị IMS : Khu nhà H2A nằm tại km 8 Thanh Xuân Bắc, tầng1 rộng khoảng 200m2 có thể đem vào khai thác kinh doanh siêu thị trên cơ sở các nguồn có sẵn từ nội bộ Công ty, kinh nghiệm hoạt động thị trương của các nhân viên cũng như các bạn hàng cung cấp và tiêu thụ trong và ngoài địa bàn Hà Nội. - Lĩnh vực kinh doanh hàng hoá thực phẩm tiêu dùng luôn tạo ra được các cấp độ an toàn trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh vì hàng hóa luôn có thể chuyển thành tiền vào bất cứ lúc nào cần thiết. Các tiềm lực có sẵn của Công ty IMS như về nguồn vốn, địa điểm, nhân lực, kinh nghiệm quản lý siêu thị vv..cho phép mở ra một xu hướng kinh doanh có lợi nhất. Mặt khác trên địa bàn Hà Nội có 3 siêu thị chính tại quận Ba Đình, Hai Bà Trưng và một số chợ có tính chất gần như siêu thị tại một số khu vực đông dân cư thì việc mở ra siêu thị H2A tại cùng Thanh Xuân Bắc được lợi thế về thị trường không phân chia. Trước những lợi thế trên và để đáp ứng nhu cầu to lớn của dân cư. Khu vực vùng Thanh Xuân. Siêu thị IMS đã được thành lập và chính thức khai trương ngày 28 - 9 - 1996 tại H2A Nam Thanh Xuân. Với diện tích ban đầu còn rất hẹp khoảng 140m2 và tổng số mặt hàng ban đầu là 600 mặt hàng. tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và cho đến nay tổng số mặt hàng đã tới khoảng 300mặt hàng và doanh số đã tăng lên đáng kể. Kinh doanh siêu thị được coi là một sản phẩm mới lạ về hình thức trên thị trường, lại tạo một thách thức về nguồn vốn đối với các công ty hay tổ chức nào muốn tham gia vào kinh doanh lĩnh vực này. Việc kinh doanh siêu thị có thể đem lại hiệu quả cả về ngắn hạn cũng như dài hạn. Về ngắn hạn nó cho phép quay vòng vốn nhanh và chi phí hoạt động thấp. Về dài hạn thì sự gia tăng tốc độ xây dựng, hình thành các khách sạn và nhà hàng cũng như khu vực tại vùng Thanh Xuân Bắc một mặt đòi hỏi hàng loạt các nhà cung cấp đủ tiềm lực phục vụ cho nó mặt khác nó lại là thị trường tiềm năng cho các hoạt động có hiệu quả khác của siêu thị 2.3. Nhiệm vụ và chức năng của siêu thị Trung tâm thương mại IMS là một đơn vị trực thuộc Công ty XNK chuyên gia lao động và kỹ thuật. Trung tâm có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại và phân phối hàng hoá trong nước, đồng thời trực tiếp điều hành Siêu thị IMS. Siêu thị IMS là một bộ phận của trung tâm thương mại, hoạt động kinh doanh của Siêu thị là hoạt động kinh doanh khép kín * Chức năng của Siêu thị IMS - Kinh doanh hàng hoá nội địa có kết hợp với bán buôn và bán lẻ : có thể phân làm 3 loại: + Hàng tư doanh + Hàng đại lý + Hàn ký gửi Mục đích là giải quyết công ăn việc làm bảo tồn vốn và tự trang trải. * Nhiệm vụ của Siêu thị IMS - Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh phù hợp với cơ chế hiện hành của NHà nước. - Quản lý vốn và tạo nguồn vốn - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tê của Nhà nước. _ Siêu thị tuân thủ mọi chế độ tài chính và kế toán của Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ nộp lãi cũng như các khoản quy định của Công ty sau khi đã tính trừ những khoản quy định được Công ty cho phép - Thực hiện cam kết trong hợp đồng kinh doanh - Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động 2.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức Siêu thị. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Siêu thị IMS được tổ chức một cách gọn nhẹ, năng động hiệu quả, luôn là điểm mấu chốt cho toàn bộ chiến lược kinh doanh siêu thị. Với số lượng nhân viên 21 người kể cả quản lý bao gồm. 1 giám đốc 1 phó giám đốc 1 thủ kho kế toán thanh toán kế toán tổng hợp 5 nhân viên tiếp thị 10 nhân viên bán hàng } 2 thu ngân 8 nhân viên bán hàng 1 bảo vệ chung cho toàn Công ty Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Siêu thị Giám đốc Phó giám đốc Thủ kho Tiếp thị Kế toán Nhân viên bán hàng ( thu ngân = NV các quầy * Chức năng nhiệm vụ của cán bộ trong Siêu thị a. Cán bộ, marketting và cung cấp hàng hoá Nắm được nhu cầu của từng loại hàng hoá trong từng thời gian. Từ đó lên kế hoạch nhập hàng trong ngày tới, tuần tới, đảm bảo cung cấp hàng hoá kịp thời. Nắm được nguòn hàng, phương thức thanh toán, biết lựa chọn chủng laọi hàng hoá và lựa chọn nhà cung cấp Trực tiếp cung ứng hàng nhập kho Siêu thị. Khi lấy hàng phải có hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Nếu thanh toán ngay phải lấy hoá đơn tài chính. Khi nhập hàng vào kho Siêu thị phải giữ phiếu nhập kho Nghiên cứu và đề xuất các phương án kinh doanh với ban giám đốc Có trách nhiệm cung ứng hàng hoá cho nhân viên bán hàng a. Cán bộ tài chính kế toán: Là cán bộ kế toán tổng hợp và chi tiết của Siêu thị (nói riêng0 và trung tâm thương mại (nói chung) Kế toán, cập nhật các khoản thu trên sổ sách( thu tiền bán hàng, thu các dịch vụ khác và thu từ việc cấp phát của Công ty). Đồng thời trực tiếp thanh toán mọi khoản trong hoạt động kinh doanh của Siêu thị dưới sự chỉ đạo của PGĐ trung tâm thương mại phụ trách tài chính và theo chế độ tài chính hiện hành Hạch toán kế toán, tính hiệu quả kinh doanh định kỳ, tính và trích nộp trong các khoản, khấu hao thuế, lãi....cho Công ty và cho Nhà nước theo quy định của Công ty và theo chế độ hiện hành của Nhà nước Kế toán lập kế hoạch tài chính bộ phận và làm báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định của Công ty Báo cáo bán hàng Báo cáo doanh số Báo cáo kết quả kinh doanh c. Cán bộ thủ kho Thủ kho phải có nghiệp vụ về kho hàng, biết sắp xếp hàng để dễ lấy và tránh nhầm lẫn Khi nhập kho, thủ kho giữ phiếu nhập kho. Nhập về kho hay nhập về quầy hàng phải ghi rõ. Nếu nhập về kho hay nhập về quầy hàng phải ghi rõ. Nếu nhập về phải làm ngay phiếu xuất kho Mỗi ngày xuất kho 2 lần vào đầu giờ mỗi ca bán hàng. Xuất kho phải có phiếu xuất nội bộ và có chữ ký của người nhận hàng thủ kho phải theo dõi và quản lý từng mặt hàng nhóm hàng Mọi sự nhầm lẫn thiếu hụt của kho hàng thủ kho phải chịu trách nhiệm d. Cán bộ thu ngân Sử dụng thành thạo máy tính tiền - cuối ca tổng kết tiền hàng nộp thủ quỹ ( thu đúng, thu đủ, thu tiền hàng theo mã hiệu và giá hàng Làm báo cáo bán hàng ngay trong ngày ( cuối ca) Chịu trách nhiệm vật chất khi thu tiền thiếu hoặc thu nhầm Một trong 2 cán bộ thu ngân làm thủ quỹ trung tâm e. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm trong coi, quản lý hàng vào, hàng ra trên quầy hàng mình phụ trách. Trước giờ bán hàng trong ca, nhận hàng với quầy trưởng, cuối giờ trong ca kiểm kê hàng của quầy mình cùng với quầy trưởng. Tính số lượng hàng hoá bán ra của quầy mình phụ trách Có hiểu biết về từng loại hàng hoá (công dụng, chất lượng hàng sản xuất....), biết hướng dẫn khách hàng tới mua hàng của quầy mình. Cần có thái độ phục vụ tốt Chịu trách nhiệm vật chất khi hàng trên quầy bị mất mát, thiếu hụt. Khi có hiện tượng mất mát phải báo cáo và lập biên bản g. Cán bộ bảo vệ Bảo vệ xe cộ và vật dụng Trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn trật tự h. Ban giám đốc Căn cứ vào tình hình cụ thể về hoạt động kinh doanh của Siêu thị. Tiến hành thu thập các thông tin - sử lý các thông tin- tổ chức quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của Siêu thị Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng ở Siêu thị IMS 3.1 Thực trạng hoạt động bán hàng ở Siêu thị 3.1.1Thực trạng công tác bán hàng ở Siêu thị 3.1.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của Siêu thị Công tác nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu tiêu dùng là cơ sở, để đưa ra quyết định kinh doanh mặt hàng nào, khối lượng, quy cách, kích thước, mẫu mã, chất lượng. Việc xác định nhu cầu tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng. ở Siêu thị IMS hiện nay có 3 nhiân viên tiếp thị thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Đối với Siêu thị thì hầu hết các chủng loại mặt hàng đều phải được khai thác. Tất cả các mặt hàng được lấy về dựa trên khả năng tiêu thụ thực tế của Siêu thị. Đối với những mặt hàng thường xuyên được tiêu thụ thì số lượng hàng nhập căn cứ trên cơ sở lượng hàng tồn thực tế của Siêu thị. Còn về thị hiếu thì thông qua các ý kiến đóng góp, dư luận của cán bộ công nhân viên và ban giám đốc để có thể quyết định mở rộng mặt hàng. Sau khi quan sát hoạt động kinh doanh mặt hàng đó : Bước đầu tổ chức bán thử, nếu có khả năng tiêu thụ được Siêu thị mới chính thức đặt mua. 3.1.1.2. Quá trình mua và quản lý hàng hoá. Công tác mua hàng của Siêu thị cũng cho 3 nhiên viên tiếp thị của Siêu thị đảm nhận. Những mặt hàng được mua về dựa trên nguyên tắc là sau khi đã thông qua ban giám đốc trung tâm. Công tác vận chuyển hàng hoá tuỳ thuộc vào từng loại mặt hàng và số lượng mặt hàng. Đối với những mặt hàng được nhập thường xuyên thì nhà cung cấp có thể vận chuyển đến tận kho của Siêu thị theo đúng hợp đồng dài hạn đã được ký kết. còn đối với những mặt hàng nhập ít thì nhân viên tiếp thị có thể vận chuyển. Mọt chi phí vận chuyển lưu thông hàng hoá sẽ được tính vào chi phí cuối năm để hạch toán ( Chi phí bằng tiền của trung tâm ) Đối với công tác dự trữ hàng hoá của Siêu thị. Hàng hoá được nhập về kho của Siêu thị chủ yếu là những mặt hàng bán chạy, như mỳ, giấy ăn... hàng gia dụng: Soong, nồi, bát, đĩa....Còn đối với những mặt hàng nhỏ, gọn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0236.doc
Tài liệu liên quan