Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới

Lời giới thiệu.

PHẦN I: TRIẾT LÝ, SỨ MẠNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

1. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh – Kế hoạch chiến

lược 2005 – 2006 – Dự Thảo

PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng.

2. Một vài suy nghĩ về hai nhiệm vụ chủ yếu nhất của trường đại học sư

phạm trọng điểm Tp.HCM

NGƯT. PGS. TS. Đào Trọng Hùng .

3. Vài suy nghĩ về mục tiêu của trường Đại học Sư phạm trọng điểm

TPHCM trong giai đoạn đến 2020

TS. Hồ Thiệu Hùng .

4. Từ mục tiêu đã xác định cần có những giải pháp thích hợp để thực

hiện

ThS. Tạ Quang Lâm .

5. Một số phác thảo về sứ mạng đào tạo của trường đại học sư phạm Việt

Nam trong giai đoạn mới xuất phát từ nhu cầu thực tế

TS. Huỳnh Văn Sơn .

6. Những cơ sở xác lập mục tiêu giáo dục – đào tạo giáo viên đáp ứng

yêu cầu phát triển giáo dục

TS Lê Thị Thanh Thảo .

7. Mối quan hệ giữa mục tiêu giáo dục môn học ở phổ thông và mục tiêu

giáo dục – đào tạo giáo viên

TS. Lê Thị Thanh Thảo .

PHẦN II: ĐÀO TẠO SƯ PHẠM VÀ CHẤT LƯỢNG NGƯỜI THẦY

8. Đổi mới phương pháp dạy học và học ở đại học bằng việc sử dụng

Internet

ThS. Nguyễn Hồng Anh .

9. Phẩm chất tâm lý của giáo viên dưới góc độ mục tiêu đào tạo

TS. Đoàn Văn Điều .

10. Người thầy – nhân tố quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu

khoa học trong trường đại học sư phạm

ThS. Hoàng Thị Nhị Hà

11. Thực hành môn giáo dục trong qui trình thực hành sư phạm

Th.S Nguyễn Thị Bích Hạnh .Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”

217

12. Triển khai học phần quản trị học đường cho giáo sinh góp phần nâng

cao hiệu quả công vụ giáo viên

GV. Hoàng Ngọc Hùng.

13. Cải tiến hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo sinh viên sư

phạm gắn với thực tiễn công vụ giáo viên

GV. Hoàng Ngọc Hùng.

14. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của

sinh viên sư phạm

GV. Hoàng Ngọc Hùng.

15. Chất lượng người thầy đại học hiệnnay. Thực trang và giải pháp

TS. Mai văn Hưng .

16. Tiêu chuẩn người giáo viên trong nền kinh tế tri thức

TS. Trần Thị Thu Mai .

17. Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn tự

nhiên, các môn xã hội – nhân văn và các môn công nghệ

PGS. TS. Lê Đức Ngọc.

18. Xây dựng các tổ bộ môn hoạt động hiệu quả theo mô hình tổ, nhóm

ThS. Lê Nguyễn Trung Nguyên .

19. Các giải pháp quản lý và giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo ở

trường cao đẳng sư phạm

PGS.TS. Nguyễn Huỳnh Phán.

20. Các giải pháp từ phía nhà trường nhằm đào tạo năng lực sư phạm cho

sinh viên trong thời kỳ mới

ThS. Phạm Thị Lan Phượng .

21. Định hướng xây dựng quy trình thực tập sư phạm ở nhà trường đại học

sư phạm theo hướng đào tạo chất lượng cao

TS. Huỳnh Văn Sơn .

22. Sự khác nhau của chương trình đào tạo xây dựng theo các cách tiếp

cận mục tiêu khác nhau

TS Lê Thị Thanh Thảo .

23. Một cơ chế chiến lược nhằm đào tạo năng lực tự học – tự đào tạo cho

giáo sinh sư phạm

ThS. Hoàng Thị Tuyết .

pdf219 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian thực tập tập trung ( nay gọi là thực tập lần 2: SV lên lớp tập giảng dậy và tập làm công tác chủ nhiệm lớp) từ 4 tuần, hiện nay ( đối với năm thứ 3, hệ CĐ) lên 8 tuần; và từ 6 tuần, hiện nay (đối với năm thứ 4, hệ ĐH) lên 12 tuần. Nói tóm lại, thời gian TT lần 1 và TT lần 2 của các trường ĐH- CĐSP đều tăng gấp đôi so với hiện nay. +Tăng số tiết SV phải lên lớp thực tập giảng dạy( để GV hướng dẫn đánh giá , cho điểm) nhiều hơn hẳn hiện nay: từ 8 tiết ( cả đợt thực tập ) lên 32 tiết( đối với hệ CĐ); và từ 10- 12 tiết( cả đợt) lên 48 tiết( đối với hệ ĐH); với các bài dạy và giáo án khác nhau. + Tổ chức thực tập phải có GV trường SP trực tiếp làm trưởng đoàn và có từ 2 đến 3 GVSP khác ( dạy các bộ môn có SV đi thực tập) tham gia. Các GVSP này phối hợp với GV hướng dẫn ở các trường PT để cho điểm SV về công tác chủ nhiệm lớp và thực tập giảng dạy. Phải nghiêm túc trong việc đánh giá, cho điểm SV về chất lượng thực tập và cả về ý thức tổ chức, kỷ luật. + Các trường PT nhận SV về thực tập phải là các trường tiên tiến. + Không dùng hình thức” gửi thẳng”. Năm là, các trường SP phải tiên phong đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD). Đây cũng là một vấn đề phức tạp, có nhiều ý kiến trái ngược. Thiết nghĩ, ta đừng cực đoan, bắt chước nước ngoài (mà lại chỉ bắt chước những cái mà người ta đã coi là lạc hậu! ) và cũng đừng phiến diện khi tìm kiếm những PPGD, hình thức giảng dạy mới. Ví dụ, với các bộ môn KHXH và nhân văn của trường ĐH- CĐ, thì phương pháp thuyết trình là rất phù hợp, có nhiều lợi thế. Nó khác hẳn với phương pháp đọc chép. Lại phải nhớ rằng: có phương pháp chung cho các bộ môn, nhưng cũng có các phương pháp riêng cho từng môn cụ thể. Một trong những PP cần được coi trọng hiện nay là PP thực hành - luyện tập. Không nên lạm dụng hình thức giáo án điện tử, đặc biệt đối với các bộ môn KHXH và NV. Nói chung, PP nào Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới” cũng phải truyền đạt kiến thức chính xác, khơi gợi được sự hứng thú học tập, trí thông minh, óc sáng tạo và hấp dẫn SV. Sự kết hợp một số PP tốt, sao cho đạt hiệu quả cao trong mỗi bài giảng - đó là điều mà các GVSP cần đặc biệt quan tâm. Sáu là, các trường SP phải đảm bảo tính khoa học và sự nghiêm túc – khách quan - công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập, thi cử của SV. Ở điểm 1 và điểm 4 đã nói về điều này (GV phải là những người giảng dạy tốt; nghiêm túc đánh giá công tác thực tập của SV). Ở đây nói thêm: Giữa hoặc cuối mỗi học kỳ, các môn học bổ trợ có thể kiểm tra hoặc thi theo hình thức vấn đáp; nhưng các bộ môn khoa học cơ bản (theo chuyên ngành đào tạo) thì phải thi viết (tự luận), tuyệt đối không dùng hình thức trắc nghiệm! Thực hiện rọc phách trước khi chấm bài. Những SV non yếu, phải dứt khoát cho điểm dưới trung bình- kể cả kỳ thi tốt nghiệp. Cuối khoá học, 100% SV( dù là CĐ hay ĐH) đều phải làm luận văn tốt nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp bao gồm luận văn và hai môn thi viết (một môn chuyên ngành đào tạo, một môn khoa học bổ trợ). Bảy là, tăng cường đầu tư, nâng cao cơ sở vật chất ( CSVC) cho các trường SP. Các khu giảng đường, ký túc xá SV, quang cảnh SP phải khang trang, sạch đẹp. Thư viện phải phong phú các đầu sách và phải được tổ chức tốt. Trang thiết bị dạy học phải đầy đủ và hiện đại, GV bộ môn phải biết sử dụng thành thạo. CSVC như vậy mới phục vụ có hiệu quả việc dạy và học. Tám là, đổi mới chế độ tiền lương cho GV nói chung, làm sao cho xứng đáng với nghề “ cao quí nhất” – nghề trồng người! Riêng GV các trường SP nhất thiết phải có phụ cấp ưu đãi (+50% lương chính), vì họ đào tạo ra những người thầy. KẾT LUẬN : Tích cực đổi mới các trường SP về mọi mặt là chăm lo cho sự nghiệp GDĐT từ cái gốc, tạo cơ sở vững chắc- đồng thời là cái đòn bẩy kỳ diệu để nâng cao chất lượng và phát triển sự nghiệp GD- ĐT nước nhà. Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới” ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÀNH TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI GV. Nguyễn Minh Đồng Trường CĐSP Hà Nội Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, thế giới của chúng ta biến đổi từng giờ, từng ngày. Sự thích ứng của các trường đối với sự phát triển ấy thực sự đã trở thành thách thức. Việc xây dựng nhà trường sư phạm có đủ năng lực giải quyết những vấn đề của ngày mai đã trở thành cấp thiết. Vậy mô hình nào hội tụ đủ điều kiện đáp ứng đòi hỏi ấy? Xây dựng nhà trường sư phạm thành tổ chức biết học hỏi – nhà trường là tổ chức văn hóa mạnh phải chăng là một tất yếu? Đúng vậy, trong tương lai, chỉ những tổ chức nhà trường như vậy mới đủ sức giải quyết những vấn đề và vững vàng trước những biến đổi của tương lai. Sẽ không có gì là đặc biệt nếu các trường ĐHSP vẫn là loại hình trường công, với một cơ cấu cùng chức năng nhiệm vụ rõ ràng, hoạt động theo Điều lệ và đội ngũ cán bộ ổn định theo định biên. Sự khác biệt của tổ chức biết học hỏi hay tổ chức văn hóa mạnh ở chỗ: việc tuân thủ theo thể chế (cùng cơ cấu - đội ngũ và định mức tài chính theo chỉ tiêu tuyển sinh) đã trở thành tất yếu, và trình độ giải quyết các vấn đề của nhà trường bằng sự đồng thuận cao mới là cốt lõi. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với những mong đợi, những kỳ vọng lớn lao, đó là một tương lai sáng sủa, minh bạch và nhiều cơ hội được mở ra từ đó đối với những thành viên tham gia. Sự khác biệt đặc trưng, phải kể đến sự tự lãnh đạo bản thân, giải phóng nguồn lực của chính mình phục vụ cho tổ chức Nhà trường đối với mỗi người, khi đó, cũng trở thành tất yếu. Điều này không thể có ở một tổ chức quan liêu, mệnh lệnh, nó chỉ tồn tại ở những tổ chức mà ở đó, mọi thành viên trong Nhà trường cùng được tham gia (theo khả năng), cùng được lãnh đạo (theo thang bậc khác nhau của nhiệm vụ) để giải quyết những vấn đề chung của Nhà trường. Trong tổ chức biết học hỏi, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất. Tầm nhìn ấy nó phải hàm chứa các chuẩn đích cần đạt trong tương lai nhà trường, nó vừa có nhiệm vụ dẫn dắt tổ chức nhà trường hoàn thành mục tiêu, nó lại vừa phải củng cố, phát triển và hội tụ nguồn lực có trong tổ chức nhằm dự đoán cho tương lai. Tầm nhìn có thể vạch ra một kỳ vọng để toàn bộ tổ chức nhà trường nỗ lực thực hiện, song nó cũng có thể là một rào cản hạn chế sự phát triển nếu nó vượt khỏi mong đợi chung của tổ chức. Tầm nhìn có đồng nhất với mục tiêu? Thực chất vấn đề không thể rạch ròi, nó chứa đựng những khoảng đan xen. Nếu xét về tổng quan thì đó chính là sự vận hành tổ chức nhà trường hướng sự tập trung vào: - Chiến lược và cách tiếp cận giảng dạy - Kiến tạo một môi trường học tập - Khuyến khích sinh viên tự cam kết với việc học tập của mình. Hiệu năng của công tác xây dựng tổ chức biết học hỏi hay tổ chức văn hóa mạnh chính là thái độ và mức độ sẵn sàng của các thành viên nhà trường đối với nhiệm vụ trước mắt cũng như nhiệm vụ lâu dài của nhà trường sau này. Nếu như, bằng công nghệ tiên tiến có thể giải quyết được những vấn đề kỹ thuật trong tiến trình, thì riêng những vấn đề liên quan đến quan hệ con người hay việc liên kết tri thức Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới” nội bộ nhà trường lại có những đòi hỏi khác, khó có thể giải quyết. Tại sao? Bởi lẽ, những vấn đề này liên quan đến nhận thức, cách nhìn và ý chí của từng chủ thể tham gia (tính sở hữu chủ về tri thức) và thiếu đi sự liên kết, đồng nghĩa với nguồn lực bị phân tán. Đó là rào cản lớn nhất trong xây dựng tổ chức biết học hỏi. Vậy cái cốt lõi của vấn đề xây dựng tổ chức biết học hỏi hay tổ chức văn hóa mạnh là gì? Phải chăng đó chính là yếu tố môi trường nội bộ – yếu tố tiên quyết để xây dựng một mô hình ĐHSP sẵn sàng thích nghi với mọi điều kiện biến đổi, bao hàm cả bên trong lẫn bên ngoài, cả trong nước lẫn bình diện quốc tế. Khởi xướng và thực hiện, các điều kiện đảm bảo để tạo dựng được môi trường nội bộ mà ở đó, đội ngũ thành viên tham gia coi trọng các giá trị có được từ bên trong nhà trường bằng nỗ lực và cống hiến cá nhân, có phải là điều các trường đều làm được? Hẳn chúng ta đều thấy, những mong đợi của sinh viên sư phạm đối với người thầy của mình không bao giờ là đủ. Bởi giờ đây sinh viên của chúng ta không chỉ học để mà học, học để biết hay học để làm mà việc học giờ đây còn: - Học để quán triệt được kết quả và mục đích của việc làm - Học để phát hiện những quan hệ mới. Có học như vậy mới đủ sức để giải quyết những vấn đề trong tương lai. Để giải quyết được bài toán này, quả thật, nếu tổ chức nhà trường thiếu đi sự trù tính liên tục, có hệ thống về nghiên cứu khoa học giáo dục, thiếu một tinh thần đồng đội trong lao động tác nghiệp hay sự quá sức của một vai trò lãnh đạo thì khó có thể kiến tạo được những giá trị mới phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường. Ở đây, có thể thấy, nếu môi trường nội bộ là nơi đón nhận các cống hiến và chia xẻ, là điểm tựa để năng lực cá nhân được thăng tiến, là mảnh đất màu mỡ để những gì gieo trồng được đơm hoa kết trái thì có lẽ bất cứ một khó khăn, thách thức nào cũng có thể vượt qua. Đề cập những vấn đề chi tiết như quan điểm, cấu trúc, ủy quyền hay thông tin trong việc xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi thì quả là còn nhiều điều phải bàn. Song ở đây, tất cả sẽ là thừa, nếu điều đơn giản nhất, đó là sự mong đợi hình ảnh nhà trường trong tương lai và những nỗ lực cho điều đơn giản ấy chưa được định hình. Mọi vấn đề khác, để giải quyết, thiết nghĩ không phải là không làm được. Tất cả chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm một cấu trúc, một cơ cấu và những phương pháp cho tương lai một trường ĐHSP của ngày mai – sẽ là hiện thực - nếu nhà trường, với bất cứ mô hình nào, là một tổ chức văn hóa mạnh- một tổ chức biết học hỏi. Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới” BÀN VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TS. Nguyễn Văn Hoàng Khoa Pháp – Trường ĐHSP TPHCM 1/ Đặt vấn đề Tiếp theo các hội thảo khoa học Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong các trường đại học phía Nam tháng 12-2002, Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học tháng 11-2004 và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đai học tháng 12-2004, hội thảo lần nầy về muc tiêu đào tạo và mô hình Đại học Sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới là chính đáng và cần thiết nhằm xác định vai trò, vị trí của một trong hai trường Đại học Sư phạm trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên đây quả thực là một vấn đề ở tầm vĩ mô với ba nhóm nội dung rất lớn như triết lý, sứ mạng của trường ĐHSP, đào tạo sư phạm và chất lương người thầy, và mô hình trường ĐHSP, trong đó chúng tôi xin mạn phép góp vài ý bàn về mô hình trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 2/ Bàn về mô hình. Thực trạng hiện nay cho thấy không ít trường có tên gọi không phải luôn luôn tương thích với thực tế đào tạo, chẳng hạn như trường ĐHKHXH-NV liên kết với một ĐH nước ngoài đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại học Marketing đào tạo tiếng Anh chuyên ngữ. Bên cạnh ĐH kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH quốc gia Hà Nội còn mở khoa Quản trị kinh doanh; lại còn có trường đại học quản trị kinh doanh; tương tự như vậy, ta thấy dù đã có ĐH kinh tế, ĐHQG Tp HCM vẫn mở một khoa kinh tế riêng hay như trong trường ĐH kinh tế có khoa luật mà từ chương trình, giáo trình đến cả đội ngũ giảng viên đều y nguyên từ ĐH luật Tp HCM. Đã một lần nhập nhiều trường lại để thành lập hai trường đại học quốc gia rồi lần lượt một số trường tách ra như trước khi nhập vào. Khi các khoa ngoại ngữ của một trường tách ra thành một trường đại học ngoại ngữ thì trường này lại phải thành lập một khoa hay một tổ ngoại ngữ riêng. Nếu ở đại học Cần thơ, y, sư phạm, nông nghiệp là những khoa thì sắp tới đây đại học y dược thành phố tách thành ba trường đại học y, dược, nha riêng biệt thì vấn đề mô hình trường ĐH nói chung không biết dựa vào cơ sở nào hay chủ yếu tùy lúc, tùy nơi, tùy điều kiện, yêu cầu này khác và cũng không loại trừ yếu tố chủ quan của những người, những cấp có thẩm quyền đề nghị và quyết định. Do đó tách và nhập hay nhập rồi tách trở thành chuyện bình thường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nhiều năm trở lại đây và vẫn sẽ là vấn đề thời sự trong thời gian tới. Về mô hình trường ĐHSP Tp HCM, nói chung, như tên gọi hiện nay - chuyên ngành sư phạm: đào tạo giáo viên các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và ngoại ngữ cho nhà trường phổ thông và cả đại học. Hiện trường đang trong giai đoạn xây dựng, phấn đấu về mọi mặt để trở thành một trong hai trường ĐHSP trọng điểm của cả nước. Thực tế cho thấy còn có nhiều bất cập để có thể thực hiện trọn vẹn mục tiêu đào tạo nêu trên. Chỉ tính riêng về chất lượng giáo dục đại học nói chung trong đó có đại học sư phạm, không kể rất nhiều ý kiến trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có cả một hội thảo với 40 tham luận đề cập đến những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể. Có cả những nguyên nhân được nêu ra cùng nhiều giải pháp đề xuất ở cấp vĩ mô lẫn vi mô. Từ năm học 2003-2004, trường ĐHSP Tp HCM đươc phép đào tạo cử nhân ngoại ngữ gồm bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, song song với cử nhân sư phạm ngoại ngữ cũng các thứ tiếng nói trên, và từ năm học 2005-2006 trường tuyển sinh thêm bốn ngành ngoài sư phạm: cử nhân ngữ văn, cử nhân vật lý, cử nhân hóa học và cử nhân khoa học máy tính; sau Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới” khi tốt nghiệp, các sinh viên có thể học tiếp lên sau đại học hoặc được đào tạo thêm về khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên.Và trong tương lai chắc chắn nhiều khoa khác sẽ có đào tạo cử nhân ngoài sư phạm, lúc đó trong trường đại học sư phạm lại có các ngành dào tạo tương tự như ĐHKHTN và ĐHKHXH-NV. Như vậy trường ĐHSP TpHCM không còn là một đai học chuyên ngành nữa mà đã trở thành một trường đại học đa ngành: trước mắt với hai ngành sư phạm và ngoài sư phạm. Trong những năm sắp tới cùng với vai trò, vị trí và uy tín ngày càng nâng cao, do nhu cầu của xã hội, trường hoàn toàn có khả năng mở thêm nhiều ngành đào tạo khác nữa ngoài sư phạm. Theo « Đề án qui hoạch hệ thống mạng lưới các trường đại học và cao đẳng Việt Nam đến năm 2020 » của bộ GD và ĐT năm 1999, chúng ta thấy có chủ trương hình thành những trường đại học đa ngành với phương châm liên kết giữa khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội-nhân văn và nguyên tắc ĐHSP và ĐHTH là hai trụ cột không thể thiếu. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được vai trò quan trọng như thế nào của trường ĐHSP trong việc hình thành trường đại học đa ngành và cũng qua đây chúng ta có thể tin rằng một trường chuyên ngành sư phạm phấn đấu trở thành một trường đa ngành là có cơ sở và hoàn toàn khả thi. Đa hệ: hệ chính qui, hệ không chính qui (chuyên tu, tại chức), hệ đào tao từ xa (dù hiện tai chưa có hệ đào tạo này). Đa cấp: đào tạo các bậc từ cử nhân, thạc sĩ, đến tiến sĩ. Riêng đối với hai cấp thạc sĩ và tiến sĩ, hiện còn nhiều khoa trong trường chưa đủ điều kiện đào tạo nhưng trong tương lai hẳn nhiên các khoa phải đảm nhiệm khi có yêu cầu và điều kiện cho phép. Tất nhiên đào tạo sau đại học tùy thuộc trước tiên vào tiềm lực khoa học của mỗi đơn vị song không thể không tính đến nhu cầu thực tế của xã hội. Một khi đã thành một trường đại học đa ngành, và trên thực tế là như vậy thì tên trường như hiện nay có còn phù hợp nữa hay không? Cũng có thể đề nghị đổi tên trường cho phù hợp với sự đa dạng của các ngành nghề đào tạo, nhưng cũng có thể không.Và do vậy mô hình trường đại học sư phạm mà hội thảo lần này đề cập cũng chỉ có ý nghĩa tương đối trong bối cảnh nhiễu nhương tên gọi như hiện nay. Về các phòng ban, xin chỉ nêu trường hợp của phòng đối ngoại, quản lý khoa học và sau đai học để làm ví dụ: nếu đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh ghép 3 đơn vị này chung một phòng, thì ở nhiều trường khác công tác đối ngoại và quản lý khoa học do một phòng phụ trách. Đại học ngoại ngữ Hà Nội không gọi là phòng mà khoa sau đại học. Tại trường ĐHSP Tp HCM, chúng ta có phòng quan hệ quốc tế, phòng KHCN&SĐH; dự kiến sắp tới ghép bộ phận KHCN vào phòng QHQT. Chúng tôi nghĩ rằng tùy vào chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc mà sắp xếp chủ yếu dựa theo tiêu chí hiệu quả công tác. 3/ Hệ thống và tổ chức đào tạo 3.1 Đào tạo ban đầu Mục tiêu đào tạo ban đầu của trường ĐHSP là đào tạo giáo viên; nhiệm vụ này vẫn phải tiếp tục không chỉ cung cấp cho xã hội đôi ngũ giáo viên có chất lượng mà còn phải đóng vai trò đầu tàu gương mẫu trong hê thống các trường sư phạm phía Nam. Giờ đây trường có thêm ngành ngoài sư phạm; điều đó có nghĩa là nhà trường đảm nhiệm thêm việc đào tạo cho xã hội cán bộ khoa học tự nhiên, xã hội & nhân văn có trình độ đại học làm việc ở những ngành nghề khác ngoài lĩnh vực giáo dục. Thời gian đào tạo cũng bốn năm như ngành sư phạm, được trang bị những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết để làm việc trong một ngành nghề cụ thể. Giữa hai ngành sư phạm và ngoài sư phạm có những tương đồng về kiến thức chuyên ngành và những khác biệt về kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo phù hợp với mỗi mục tiêu. Tuy nhiên về tổng thể có thể hình dung, đối với cả hai ngành, hai mảng kiến thức chủ yếu là chuyên môn và nghiệp vụ, và thời gian dành cho hai mảng kiến thức này có thể Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới” đan xen nhau trong suốt quá trình đào tạo hoặc cũng có thể tách thành hai giai đoạn: 3 năm đầu đào tạo chuyên môn, chuyên ngành và năm cuối dành cho đào tạo nghiệp vụ. Nếu chọn cách thứ hai chúng ta có thể đào tạo chung cho cả hai dối tượng sinh viên sư phạm và ngoài sư phạm theo từng khoa; sau đó tùy mục tiêu cụ thể của mỗi ngành nghề mà đào tạo nghiệp vụ phù hợp. Hiện tại chúng ta đang đào tạo theo niên chế; nhưng bắt đầu từ năm học này Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đào tạo theo hê thống tín chỉ thay cho niên chế như hiện nay. Đây là phương thức đào tạo không xa lạ hay mới mẻ gì lại khá mềm dẻo, theo hướng tích hợp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học so với niên chế cả đối với hệ chính qui tập trung lẫn hệ đào tạo từ xa, cả bậc đại học và sau đại học. Tuy nhiên không thể môt sớm một chiều mà thực hiện ngay được mà cần phải có thời gian chuẩn bị nhất là thiết kế lại qui trình đào tạo, hệ thống tín chỉ tương thích, tích hợp được cho từng ngành học, liên thông giữa các hệ và các bậc học v.v ... Dù đào tạo theo niên chế hay tín chỉ thì mục đích và phương pháp giáo dục đại học theo luật giáo dục vẫn không thay đổi: «Mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, tạo ra những con người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng thực hành về ngành nghề được đào tạo» và «Phương pháp giáo dục đaị học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng » (Luật GD, nxb CTQG, 1988). Về lý thuyết, mục đích và phương pháp nêu trong luật giáo dục vừa lý tưởng, vừa hiện thực, có sự gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu và phương pháp đào tạo. Song trên thực tế, vẫn còn có khoảng cách giữa mục tiêu đề ra và kết quả đạt được. Rất nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá về giáo dục đại học nhưng có lẽ nhận định sau đây phản ảnh trung thực, khái quát nhất, bởi nó bao quát được những vấn đề cốt lõi nhất. « Chất lượng giáo dục ở bậc đại học còn thấp, phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới. Chương trình đại học ở Việt Nam không phải là dạy nghề, cũng không phải là đào tạo những người có kiến thức sâu sắc và sáng tạo » (Nghiên cứu giải pháp hiện đại hóa giáo dục Việt Nam của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam công bố ngày 15/4/2005). Một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng, nếu không muốn nói có tính quyết định mà hầu như rất ít được nhắc đến, đó chính là mục đích và chương trình đào tạo còn chung chung: đào tạo nửa thầy nửa thợ đúng như nhận định ở trên «không phải là dạy nghề, cũng không phải là đào tạo những người có kiến thức sâu sắc và sáng tạo» khác với nhiều nền giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới đào tạo theo hai hướng chính: nghề nghiệp và nghiên cứu; và mỗi hướng có những yêu cầu riêng trong đào tạo và hành nghề. Ngoài ra còn thực tế là nhiều khi phải đào tạo đi rồi đào tạo lại mới làm việc được. Sự lãng phí này đối với xã hội và bản thân người được đào tạo là do nhà trường cứ đào tạo trong khả năng có thể chứ ít khi kết hợp với đòi hỏi nghề nghiệp và nhu cầu thực tế của xã hội: «Em nghĩ nên đào tạo theo những gì xã hội đang yêu cầu thì sẽ thực tế và hiệu quả hơn » (ý kiến sinh viên trên báo GD và TĐ số 49 ngày 23/4/2005). Để khắc phục những thiếu sót nói trên, bên cạnh chất lượng, phương pháp, chương trình đào tạo cùng với vô số những đề nghị qua các hội thảo có liên quan, «bắt đầu từ năm nay sẽ tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng trường đại học. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học có 28 điều, 10 tiêu chuẩn gồm 53 tiêu chí cụ thể, mỗi tiêu chí có 2 mức. Nội dung chủ yếu là xác định những điều kiện tối thiểu các trường cần phải có để đảm bảo chất lượng như: tổ chức & quản lý; chương trình đào tạo; các hoạt động đào tạo; đội ngũ cán Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới” bộ quản lý; giảng viên và nhân viên; người học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; tài chính & quản lý tài chính » (Thứ trưởng Bành Tiến Long trả lời báo ND ngày 23/4/2005). Nhưng để đào tạo được những sinh viên có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thì những điều kiện nói trên rất cần nhưng vẫn chưa hẳn đã đủ bởi vì, xin đơn cử một ví dụ, các lớp cử nhân và kỹ sư tài năng của đại học bách khoa và đại học khoa học tự nhiên được hưởng những điều kiện học tập có thể nói là tốt nhất, thế nhưng sẽ không có gì ngạc nhiên trước một ý kiến phát biểu thắc mắc: mục tiêu đào tạo thực sự của các lớp cử nhân, kỹ sư tài năng này là gì, những sinh viên tốt nghiệp các lớp này có thể làm được việc gì? Sở dĩ có những than phiền như vậy là vì còn thiếu một công cụ mà đến nay vẫn chưa có, thiết nghĩ đặc biệt cần thiết mỗi khi nói đến mục tiêu đào tạo đó là hệ thống chuẩn kiến thức chuyên môn theo ngành đào tạo và hệ thống kỹ năng nghiệp vụ tương ứng bởi khó có thể đào tạo ra những người đa tài, đa năng, đa hệ làm việc gì cũng được theo kiểu đào tạo giáo viên giảng dạy ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học, hay đào tạo cán bộ có trình đô đại học công tác ở cơ quan này, ở viện nghiên cứu kia v.v Do đó mỗi ngành, mỗi bậc, mỗi hệ đào tạo cần phải có hệ thống chuẩn riêng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Và một khi xác định, xây dựng được hệ thống chuẩn này thì công tác đào tạo, việc đánh giá chất lượng, mục tiêu đào tạo sẽ trở nên cụ thể, rõ ràng vì rằng những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động được thể hiện trong hệ thống chuẩn này. 3.2 Đào tạo từ xa Hệ đào tạo từ xa hiện nay chưa có nhưng chắc chắn trong tương lai không xa nhất thiết trường ĐHSP TpHCM phải có hệ đào tạo từ xa này để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng không chỉ của riêng ngành sư phạm trong một địa bàn rộng lớn thuộc phạm vi trách nhiệm của trường mà mở rộng cho các ngành đào tạo khác của trường, bởi đây không phải là hình thức đào tạo mới chỉ có ở nước ngoài mà ở nước ta cũng đã có loại hình này; Bộ GD và ĐT đã tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm 10 năm thực hiện chương trình đào tạo từ xa và ngay cả một vài trường bán công, dân lập cũng có tổ chức hệ đào tạo từ xa như đại học mở bán công, đại học dân lập Bình Dương. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo do vậy cũng là một nhiệm vụ rât cần thiết, rât quan trọng của một trường trọng điểm. Dĩ nhiên có nhiều sự khác biệt giữa đào tạo tập trung và đào tạo từ xa cần phải tính đến nhất là về nhân lực, phương tiện kỹ thuật, giáo trình, phương thức vận hành, quản lý v.v ... 3.3 Bồi dưỡng thường xuyên: Bộ giao trách nhiệm cho các trường sư phạm «chủ trì công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông». Giữa đào tạo ban đầu và bồi dưỡng thường xuyên trong đào tạo nghề và hành nghề có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, bổ sung nhiều mặt rất chặt chẽ. Bởi vì không có nghề nào, chỉ cần đào tạo một lần là xong để làm việc suốt đời mà không cần phải cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Cho nên bồi dưỡng thường xuyên là một khâu hết sức quan trọng và rất cần thiết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu ngày càng cao của mỗi ngành nghề trong xã hội. Gắn đào tạo ban đầu với đào tạo thường xuyên cũng là một cách thức giúp xem

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmuc_tieu_dao_tao_va_mo_hinh_dai_hoc_su_pham_viet_nam_trong_g.pdf