Chuyên đề Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Phú Lộc

Mục đích của kiểm toán Báo cáo tài chính là xác minh và bày tỏ ý kiến về

độ tin cậy của các thông tin, về tính tuân thủ các quy tắc. Đối với chu trình bán

hàng và thu tiền sau khi đã xác định được phạm vi kiểm toán (là các khoản mục

trên báo cáo tài chính) việc làm chính và chủ yếu của KTV là thu thập bằng chứng,

lấy đó làm cơ sở để chứng minh cho ý kiến của mình trong báo cáo kiểm toán.

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 500 “KTV phải thu thập bằng chứng kiểm

toán đầy đủ và thích hợp để đi đến các kết luạn hợp lý mà căn cứ vào đó đưa ra ý

kiến của mình”

(4)

Các bằng chứng kiểm toán thu được có quan hệ chặt chẽ đến các

đặc tính của các thông tin trên Báo cáo tài chính nói chung và chu trình bán hàng

và thu tiền nói riêng

doc81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Phú Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o với năm 2008. Lợi nhuận của Chi nhánh cũng liên tục tăng lên trong 3 năm 2007 – 2009 trong đó năm 2008 lợi nhuận của Chi nhánh đạt được là cao nhất. Có thể nói rằng đây là năm mà ngân hàng rất thành công trong công tác tín dụng cũng như huy BẢNG 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % I. THU NHẬP 33.172 100 55.314 100 59.067 100 22.142 66,75 3.753 6,78 1. Thu từ hoạt động tín dụng 30.217 91,09 53.981 97,59 55.764 94,41 23.764 78,64 1.783 3,3 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 260 0,78 472 0,85 517 0,86 212 81,54 45 9,53 3. Thu khác 2.695 8,13 861 1,56 2786 4,73 -1.834 -68,5 1.925 223,58 II. CHI PHÍ 27.336 100 44.755 100 47.437 100 17.419 63,72 2.682 5,99 1. Chi về hoạt động huy động vốn 19.232 70,35 37.604 84,02 38.721 81,63 18.372 95,53 1.117 2,97 2. Chi về dịch vụ 114 0,42 140 0,31 182 0,38 26 22,8 42 30 3. Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 29 0,11 54 0,12 62 0,13 25 86,2 8 14,81 4. Chi cho nhân viên 3.603 13,18 4.294 9,59 4.163 8,76 691 19,18 -131 -3,05 5. Chi hoạt động quản lý và CCDC 1.096 4,01 1.130 2,52 1.323 2,79 34 3,1 193 17,08 6. Chi về tài sản 481 1,76 699 1,56 780 1,64 218 45,32 81 11,59 7. Chi về dự phòng, bảo hiểm tiền gửi 2.781 10,17 834 1,88 2.206 4,67 -1.947 -70,01 1.372 164,51 III. LỢI NHUẬN 5.836 10.559 11.630 4.723 80,92 1.071 10,14 (Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ) động vốn. Ngân hàng đã tận dụng cuộc cạnh tranh chạy đua lãi suất và đưa ra những chính sách hợp lý, dựa vào uy tín của mình nên thu nhập của chi nhánh đã tăng 66,75% và chi phí tăng 63,72% so với năm 2007. Thu nhập với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận năm 2008 tăng mạnh đạt 10.559 triệu đồng, tăng 80,92%; năm 2009, lợi nhuận đạt 11.630 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 10.14%. Những con số trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có hiệu quả, đang trên đà phát triển với lợi nhuận năm sau đạt được cao hơn năm trước. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc và sự cố gắng nổ lực của toàn bộ nhân viên trong đó có sự đóng góp của bộ phận làm công tác KTNB ngân hàng. 2.2 Thực trạng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Phú Lộc 2.2.1 Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam Theo Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam, ngày 14/12/1998, HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” (ban hành kèm theo Quyết định số 176/NHNo-HĐQT-02 ngày 14/12/1998 của HĐQT NHNo Việt Nam). Theo đó, KTNB trong NHNo&PTNT Việt Nam là việc thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận và đánh giá tính thích hợp, tính hiệu quả của hệ thống kế toán, hệ thống các cơ chế, quy chế, quy định, biện pháp và các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cũng như chất lượng thực thi những trách nhiệm được giao trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động KTNB là hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của toàn hệ thống từ Sở giao dịch cho đến Chi nhánh các cấp và công tác quản trị điều hành trong ngân hàng. Chức năng của KTNB: - Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. - Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước và việc chấp hành các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, của Ban điều hành, các nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ và các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính. - Trên cơ sở kiểm tra đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả, đảm bảo an toàn tài sản trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. HĐQT BAN CHUYÊN VIÊN BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG HỆ THỐNG KIỂM TRA, KTNB HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY TRỰC THUỘC Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành NHNo&PTNT Việt Nam 2.2.2 Tổ chức bộ phận KTNB tại NHNo & PTNT Chi nhánh Phú Lộc Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đây, tại Chi nhánh có tổ kiểm tra, KTNB theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam” (ban hành kèm theo Quyết định số 176/NHNo-HĐQT-02 ngày 14/12/1998 của HĐQT NHNo Việt Nam). Ngày 24/12/2004, NHNo ban hành Quyết định 454/QĐ/HĐQT-TCCB quy định chi nhánh cấp 2 không còn tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ mà chỉ bố trí các cán bộ làm công tác KTNB tại Chi nhánh. Hoạt động của cán bộ phụ trách công việc KTNB độc lập với các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế. Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc chỉ có hai KTV phụ trách công việc kiểm toán nội bộ ở tất cả các lĩnh vực tín dụng, kế toán, ngân quỹ. Có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra - kiểm toán theo đề cương, phát hiện những thiếu sót, sai phạm báo cáo cho Giám đốc Chi nhánh, được sự thông qua của Giám đốc Chi nhánh, KTV tiến hành lập và gửi báo cáo định kỳ gửi Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế. GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KIỂM TRA, KTNB PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ phận kiểm tra, KTNB tại Chi nhánh Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.2.3 Nhiệm vụ của KTNB tại Chi nhánh Hàng quý, nhận Phiếu giao việc hoặc đề cương/chương trình KTNB do Phòng kiểm tra, KTNB NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế giao cho. Từ đó, cán bộ KTNB sẽ tự sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc được giao theo trình tự thời gian. Đồng thời, hàng tháng KTV phải lập và nộp các báo cáo định kỳ để báo cáo về tiến độ thực hiện cũng như kết quả KTNB tại Chi nhánh cho cấp trên. Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại Chi nhánh. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động và quản lý rủi ro. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định và chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sữa chữa đảm bảo an toàn trong hoạt động. Định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh, đề ra các biện pháp phòng ngừa vi phạm mới phát sinh, đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, thủ tục lên trung tâm điều hành nghiên cứu và thực hiện. Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại đơn vị. Làm đầu mối tiếp xúc và phối hợp làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của ngân hàng cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc theo quy định. Làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng theo định kỳ. Đầu mối tiếp nhận và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị có liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của NHNo. 2.2.4 Tần suất và phương pháp tiến hành KTNB hoạt động tín dụng Công tác KTNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phú Lộc được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo đề cương của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm tra, KTNB tại Chi nhánh có thể tiến hành các cuộc kiểm toán thường xuyên nhằm tham mưu, tư vấn cho Giám đốc chi nhánh trong quản lý điều hành hoạt động tín dụng góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động. Công tác KTNB hoạt động tín dụng được thực hiện theo các phương pháp: Ø Yêu cầu CBTD cung cấp báo cáo mới nhất về các khách hàng và các khoản vay của khách hàng. Ø Kiểm tra thông qua phỏng vấn CBTD nhằm đánh giá bằng cảm tính về trình độ chuyên môn, kỹ năng và hiểu biết của CBTD về hoạt động tín dụng, qua đó có thể phần nào dự đoán được những điểm yếu trong hoạt động quản lý tín dụng của Chi nhánh. Ø Kiểm tra toàn bộ các hồ sơ tín dụng của các khách hàng/khoản vay đang dư nợ hoặc đã trả hết nợ. Ø Nếu số lượng các hồ sơ quá nhiều và không có đủ thời gian để kiểm tra hết, dùng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên một số hồ sơ để kiểm tra. Ø Kỹ thuật kiểm toán chủ yếu được áp dụng theo phương pháp truyền thống, chủ yếu kiểm toán tuân thủ và kiểm toán chi tiết, chỉ chú trọng vào các sự việc xảy ra chứ chưa tiếp cận một cách hệ thống và tổng thể trên cơ sở định hướng rủi ro. 2.2.5 Các nội dung KTNB hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Phú Lộc 2.2.5.1 Kiểm tra việc tổ chức và chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV nội bộ cần xem xét tổng quát về cơ cấu tổ chức của bộ phận tín dụng và tổ chức quy trình làm việc của bộ phận này bởi vì cách sắp xếp, bố trí nhân sự cho chúng ta biết cách thức mà ngân hàng áp dụng để theo dõi hoạt động tín dụng cũng như theo dõi diễn biến rủi ro trong kinh doanh. Mỗi một ngân hàng sẽ có cách tổ chức cơ cấu bộ phận tín dụng khác nhau và vì vậy sẽ có cách thức tổ chức kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng khác nhau. Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, chúng ta có thể nhận thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản và chủ yếu tạo ra thu nhập của Chi nhánh. Trong ban lãnh đạo Chi nhánh đã có sự phân công nhiệm vụ theo thông báo của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Phân công trách nhiệm Ban giám đốc” ngày 15/02/2006. Trong đó quy định Giám đốc là người phụ trách chung; một Phó giám đốc phụ trách kế toán và một Phó giám đốc phụ trách về hoạt động tín dụng. Phó giám đốc phụ trách tín dụng là người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, phê duyệt các khoản vay nằm trong quyền phán quyết và thực hiện các công việc theo uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh. Có văn bản uỷ quyền của Giám đốc ngân hàng loại 3 cho Phó giám đốc ngân hàng loại 3 về phân cấp mức cho vay đối với một khách hàng theo Điều 6 – Văn bản 447/NV-KHTH ngày 02/06/2008 của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Uỷ quyền phân cấp phán quyết mức cho vay tối đa đối với một khách hàng”. BGĐ luôn bám vào định hướng của ngành, chỉ đạo của tỉnh để phân công điều hành trong hoạt động tín dụng, duy trì chế độ họp giao ban vào sáng thứ hai hằng tuần để giao khoán đến phòng tổ, từng CBTD các chỉ tiêu thu nợ tồn đọng, nợ quá hạn và thu lãi đồng thời phổ biến các văn bản, quy định mới của ngành về hoạt động tín dụng. Tại hội sở chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc thì cơ cấu của bộ phận tín dụng gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 CBTD. Trưởng phòng tín dụng thực hiện các công việc: lập kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm về hoạt động tín dụng; kiểm tra đôn đốc CBTD cập nhật và thực hiện đầy đủ các văn bản về quy chế cho vay của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam; kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD, tiến hành tái thẩm định (nếu thấy cần thiết) hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi. Phó Phòng tín dụng đảm nhiệm các công việc theo uỷ quyền của Trưởng phòng tín dụng và kiêm công việc của CBTD cho vay khách hàng doanh nghiệp. Các CBTD được phân công phụ trách công việc theo địa bàn cho vay, thực hiện các công việc từ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định phương án/dự án, giám sát việc sử dụng vốn vay cho đến thu nợ, lãi. Thông qua việc kiểm tra về việc tổ chức điều hành của bộ phận tín dụng tại Chi nhánh, cán bộ làm công tác KTNB đã rút ra một số nhận xét: Về cơ bản thì việc tổ chức hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đã tuân thủ đúng Điều 30 Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 về việc phân định trách nhiệm đối với cán bộ, thực hiện việc phân công, phân nhiệm rõ ràng cán bộ phụ trách tín dụng. Nhờ đó, hoạt động tín dụng đã diễn ra thông suốt, thu hút được nhiều khách hàng bằng chứng là hoạt động kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, việc Trưởng phòng tín dụng vừa tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng vừa đảm nhận việc lập kế hoạch kinh doanh không đảm bảo tính độc lập, khách quan vì có thể có xu hướng lập kế hoạch thấp để dễ dàng đạt được chỉ tiêu đề ra do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó với địa bàn hoạt động của Chi nhánh là tương đối rộng, khối lượng nghiệp vụ nhiều trong khi đó số lượng CBTD còn thiếu, tỷ lệ CBTD/tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh (16/44) dưới 50% chưa đảm bảo mức trung bình chung của ngành. Do đó, Chi nhánh cần đẩy mạnh việc tuyển dụng thêm CBTD. 2.2.5.2 Kiểm tra quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Theo quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam về quy trình tín dụng cho các TCTD chung và Luật các TCTD đã nêu ra trong Chương 3 mục 2 thì một quy trình tín dụng về cơ bản có 6 bước sau: Ø Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Ø Bước 2: Phân tích tín dụng Ø Bước 3: Ra quyết định tín dụng Ø Bước 4: Giải ngân Ø Bước 5: Giám sát tín dụng Ø Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng Trên cơ sở hướng dẫn chung đó, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành Quyết định số 72/ QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 hướng dẫn cụ thể về quy trình tín dụng chung làm cơ sở cho CBTD, quản lý tín dụng thực hiện và kiểm tra. Bên cạnh đó còn ban hành quy trình cho vay và quản lý tín dụng dân cư và quy trình cho vay và quản lý tín dụng doanh nghiệp trong “Sổ tay tín dụng”. Quy định về quy trình cấp tín dụng được NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra mang tính khuôn mẫu và được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Điều đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng sẽ phải tuân theo, thực hiện đúng theo các bước đã nêu trên. Mỗi một bước trong quy trình cấp tín dụng sẽ chính là căn cứ để cán bộ làm công tác KTNB kiểm tra đánh giá về mức độ tuân thủ quy trình cũng như việc cài đặt các chốt kiểm soát trong quy trình có được thực hiện hữu hiệu không? Từ đó tạo ra sự thuận tiện hơn trong công việc của KTNB. Bên cạnh các quy định về quy trình cấp tín dụng cụ thể trên, NHNo&PTNT còn ban hành Cuốn “ Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT” giúp cho các CBTD căn cứ vào đó thực hiện công việc của mình. Và đặc biệt là bộ phận làm công tác KTNB căn cứ vào đó để đưa ra nhận định đúng đắn khách quan, trung thực về các hồ sơ tín dụng được kiểm toán. Quy trình tín dụng chung được NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra và Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc đã áp dụng tiến hành theo các bước cụ thể sau đây: Ø Bước 1: Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn: CBTD làm đầu mối trực tiếp hướng dẫn thủ tục cho khách hàng có nhu cầu. Giải đáp những thắc mắc bước đầu cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế của khách hàng vay. Ø Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn: CBTD phân tích năng lực tài chính của khách hàng vay vốn để xác định khả năng trả nợ, đánh giá các phương án/dự án sản xuất kinh doanh để xác định tính khả thi của dự án, thời gian hoàn vốn... Từ đó, chuyển hồ sơ vay vốn, lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất cho vay/không cho vay cho lãnh đạo Phòng kinh doanh. Ø Bước 3 - Phê duyệt cho vay: trên cơ sở tờ trình kiêm báo cáo thẩm định của CBTD kèm theo hồ sơ vay vốn, trưởng Phòng kinh doanh xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập và cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho vay/không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết định. Giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng kinh doanh để quyết định về việc cho vay/không cho vay. Nếu cần thiết, Giám đốc chi nhánh có thể thành lập tổ tái thẩm định bao gồm ít nhất 2 thành viên để thẩm định lại phương án/dự án. Nếu giá trị giao dịch vượt thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc chi nhánh trình lên ngân hàng cấp trên quyết định. Khi được ngân hàng cấp trên đồng ý (thông báo bằng văn bản), ngân hàng cấp dưới mới được thực hiện. - Ký kết hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan: + Đối với khách hàng, hợp đồng tín dụng phải được khách hàng vay hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hộ gia đình trực tiếp ký. Đối với ngân hàng, hợp đồng do Giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền hợp pháp ký. + CBTD ngân hàng cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định hiện hành. Ø Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay. - Ngân hàng tiến hành giải ngân sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng và nhập thông tin vào hệ thống IPICAS. - Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng vay và khoản vay sau khi cho vay: căn cứ hợp đồng và hệ thống IPICAS, CBTD theo dõi, thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi theo đúng quy định tại hợp đồng. Định kỳ, Trưởng phòng kinh doanh thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng cấp trên. Ø Bước 5: Thu nợ, lãi, phí, xử lý phát sinh, điều chỉnh tín dụng: bao gồm việc điều chỉnh lại cơ cấu, thời gian trả gốc, lãi. Ø Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ, đây là bước cuối cùng của quy trình cấp tín dụng khi khoản vay được tất toán. Nhu cầu tín dụng Thanh lý hợp đồng tín dụng Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn Thẩm định các điều kiện tín dụng Xét duyệt cho vay, ký duyệt hợp đồng tín dụng Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay Thu nợ, lãi, phí và xử lý nợ phát sinh Sơ đồ 2.4: Quy trình tín dụng tại Chi nhánh Qua kiểm tra việc thực hiện quy trình tín dụng tại Chi nhánh, KTV đã rút ra một số nhận xét sau: Ø Chi nhánh đã tổ chức triển khai tốt các cơ chế, quy định của ngành về nghiệp vụ cho vay, tuân thủ quy trình tín dụng chung của hệ thống NHNo. Các bước thực hiện trong quy trình đều bám sát Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Việc xét duyệt cho vay thực hiện theo đúng phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng trên cơ sở Điều 16 Quyết định số 72/ QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của HĐQT NHNo. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế: Ø Tại Chi nhánh, chưa có tổ thẩm định do đó CBTD phải đảm nhận từ khâu tiếp xúc với khách hàng đến lập hồ sơ và thẩm định, giám sát sau cho vay; do khối lượng công việc nhiều và áp lực cho nên đôi khi có thể rút gọn bớt một số thủ tục như không thẩm định lại đối với những khách hàng quen thuộc nên rủi ro tín dụng có thể gia tăng. Đây chính là điểm yếu trong quy trình. Ø Việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp được thực hiện theo phương pháp định giá theo giá trị thị trường nhưng không có bộ phận chuyên môn đảm trách, do đó có thể giá trị tài sản thế chấp được định giá không phù hợp. 2.2.5.3 Kiểm tra cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh Khi tiến hành nghiên cứu về cơ cấu tín dụng, KTV cần yêu cầu ngân hàng cung cấp báo cáo về tình hình hoạt động tín dụng, tình hình dư nợ tín dụng của các khách hàng tại ngày 31/12/2009. Cơ cấu nghiệp vụ tín dụng có thể được phân chia theo lĩnh vực hoạt động, theo thành phần kinh tế hoặc theo thời hạn. Từ những số liệu đó, KTV sẽ tiến hành phân tích quy mô, mức độ tập trung tín dụng để từ đó xác định các rủi ro tiềm ẩn. BẢNG 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008 GT TT GT TT +/- % Tổng DN theo thời hạn 336.035 100 430.285 100 94.250 28,05 Ngắn hạn 209.022 61,33 230.843 62,2 21.821 10,44 Trung, dài hạn 127.013 38,67 199.442 37,8 72.429 57,02 Tổng DN theo TPKT 336.035 100 430.285 100 94.250 28,05 Cá nhân 195.932 58,31 247.869 57,61 51.937 26,51 Doanh nghiệp tư nhân 88.859 26,44 108.089 25,12 19.230 21,64 CTCP, công ty TNHH 50.068 14,9 73.276 17,03 23.208 46,35 TPKT khác (hợp tác xã) 1.176 0,35 1.051 0,24 -125 -10,6 Tổng DN theo ngành kinh tế 336.035 100 430.285 100 94.250 28,05 Nông, lâm, ngư nghiệp 161.490 48,06 194.393 45,18 32.903 20,37 Công nghiệp 8.935 2,66 29.265 6,8 20.330 227,5 Xây dựng 6.454 1,92 13.811 3,21 7.357 114 Phân phối điện 209 0,06 976 0,23 767 367 Thương nghiệp, dịch vụ 138.318 41,16 167.728 38,98 29.410 21,26 Ngành khác 20.629 6,14 24,122 5,6 3.493 16,93 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Sau khi tiến hành tính toán, phân tích các số liệu do Phòng kinh doanh cung cấp, KTV nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm có sự tiến triển tốt, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn đạt kế hoạch đề ra, dư nợ đều không ngừng tăng lên qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2009 tổng dư nợ cho vay tăng đáng kể so với năm 2008, cụ thể là tổng dư nợ năm 2009 đạt 430.285 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 94.250 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,05% trong khi đó kế hoạch năm 2009 là tổng dư nợ tín dụng tăng 18% so với thực hiện 2008, tức là theo kế hoạch dư nợ năm 2009 là 396.521 triệu đồng. Qua đó, KTV nhận thấy kết quả thực hiện của tổng dư nợ vượt quá nhiều so với kế hoạch đề ra (vượt hơn 33 tỷ đồng), vì vậy KTV sẽ tập trung vào kiểm toán các khoản cho vay nhiều hơn bằng cách tiến hành kiểm tra, đối chiếu chi tiết giữa số liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính với số dư chi tiết các tài khoản cho vay. Với phương châm “đi vay để cho vay”, Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc đã không ngừng khai thác, huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng bao gồm cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, công ty... thuộc tất cả các ngành kinh tế nhưng trong đó khách hàng truyền thống của ngân hàng là các hộ nông dân. Bằng chứng là trong tổng dư nợ phân loại theo thành phần kinh tế thì cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất 57,61% (năm 2009) do đó KTV sẽ chú trọng vào kiểm toán hồ sơ cho vay hộ sản xuất cũng như kiểm tra việc theo dõi cho vay hộ sản xuất trên phần mềm IPICAS. Do số lượng hồ sơ hộ sản xuất thường rất nhiều nên KTV phải chọn mẫu để kiểm tra nhưng tối thiểu phải kiểm tra được 50% số hồ sơ. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ nhưng CTCP, công ty TNHH lại có tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn nhất, năm 2009 tăng 46,35% so với năm 2008. Đây là một biến động bất thường mà KTV phải lưu ý, nếu các khoản vay này gặp rủi ro thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi vì hạn mức tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thường lớn hơn so với các TPKT khác do đó trọng tâm cuộc kiểm toán là tập trung vào kiểm tra 100% hồ sơ cho vay doanh nghiệp: kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ kinh tế, hồ sơ pháp lý và hồ sơ đảm bảo tiền vay nhằm phát hiện ra những giấy tờ còn thiếu để yêu cầu bổ sung hoặc đưa ra những kiến nghị khác nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Lộc thì cho vay ngắn hạn là loại hình tương đối ổn định. Trong suốt nhiều năm, đối tượng cho vay ngắn hạn chủ yếu của ngân hàng là để mua nguyên vật liệu, dự trữ hàng hoá, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản đảm bảo. Những năm về trước, Chi nhánh thường hạn chế cho vay trung và dài hạn vì thiếu các công cụ quản lý rủi ro và nhất là thiếu vốn huy động dài hạn. Nhưng những năm trở lại đây, để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, ngân hàng đã chú ý đến phần thị trường cho vay trung, dài hạn nên dư nợ trung, dài hạn tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng cụ thể tăng 199.442 triệu đồng so với 2008, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 46,35% trong tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ cơ cấu cho vay đã được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường, góp phần gia tăng dư nợ. Để đánh giá về mức độ hợp lý của các khoản vay trung, dài hạn thì KTV tập trung kiểm tra, đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng vay vốn trung và dài hạn đồng thời tiến hành đối chiếu trực tiếp với khách hàng để kiểm tra mục đích sử dụng vốn có đúng như hợp đồng tín dụng đã ký kết không? Việc kiểm toán cơ cấu tín dụng sẽ giúp KTV có những nhận định bước đầu về tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Qua đó, KTV xác định được những trọng tâm, trọng yếu của cuộc kiểm toán. Đây là cơ sở để chọn mẫu kiểm tra chi tiết về sau. 2.2.5.4 Kiểm tra số liệu kế toán Chi nhánh áp dụng hình thức kế toán máy theo phần mềm IPICAS, phần mềm này quy định và phân định trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh cán bộ cũng như quá trình xử lý giao nhận chứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Phú Lộc.doc
Tài liệu liên quan