Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp Bắc Giang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1

VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 2

1.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.2.1. Tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.2.1.1. Vấn đề vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.2.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 4

1.2.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 6

1.2.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 6

1.2.2.2. Các yếu tố đánh giá chất lượng tín dụng 7

1.2.2.3 Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng 8

1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo BẮC GIANG 13

2.1 Khái quát về NHNo Bắc Giang 13

2.1.1 Lịch sử hình thành của NHNo Bắc Giang 13

2.1.2 Bộ máy tổ chức của NHNo Bắc Giang 14

2.1.3 Các hoạt động chính của NHNo Bắc Giang 14

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 14

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 15

2.1.3.3 Hoạt động tài chính 17

2.1.3.4 Các hoạt động kinh doanh khác 18

2.2 Công tác tín dụng đối với DNVVN trong các năm 2006-2008 tại NHNo Bắc Giang 19

2.2.1 Chỉ tiêu dư nợ phân theo kỳ hạn đối với DNVVN 19

2.2.2 Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNo Bắc Giang đối với DNVVN 20

2.2.2 Chỉ tiêu dư nợ không đảm bảo bằng tài sản của DNVVN 21

2.2.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn của các DNVVN 22

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh NHNo Bắc Giang 25

2.3.1. Kết quả đạt được 25

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại 25

2.3.3. Nguyên nhân 26

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHNo BẮC GIANG 29

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo Bắc Giang 29

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh 30

3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp 30

3.2.2.Chú trọng công tác tiếp thị, tìm hiểu khách hàng 32

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin 33

3.2.4.Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 33

3.2.5 Cải tiến quy trình điều kiện vay vốn 34

3.2.6Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 34

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đến dự án cho vay trong tương lai. Trình độ nghiệp vụ và tư các đạo đức của nhân viên ngân hàng Một ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh tốt trước hết phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo trong kinh doanh với phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, luôn đặt lợi ích của tập thể lên đầu. Sau nữa là phải có trình độ nghiệp vụ , có kiến thức về kinh tế, pháp luật, thị trường, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có thái độ phục vụ khách tốt, tạo được niềm tin của khách hàng vào ngân hàng, thường xuyên nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ nghề nghiệp để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao ở mức cao nhất Cán bộ ngân hàng phải thực sự là người bạn đồng hành của khách hàng qua thái độ phục vụ khách hàng tận tình và khả năng tư vấn về hoạt động kinh doanh trên thị trường. Khả năng tài chính và trang thiết bị của ngân hàng Ngân hàng cũng như mọi ngành nghề kinh doanh khác đều cần có vốn và cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Quy mô nguồn vốn của ngân hàng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng lớn thường cấp tín dụng có giá trị lớn cho các doanh nghiệp trong khi các ngân hàng thường tập trung vào các khoản tín dụng có quy mô nhỏ. Trang thiết bị hiện đại cũng là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng cần phải tăng cường đổi mới trang thiết bị để từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. Các nhân tố khách quan Các nhân tố về phía doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp không những ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng thì đòi hỏi phải có đủ năng lực tài chính để trả nợ. Mặt khác, khi vay được vốn của ngân hàng rồi, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả sẽ không phát huy được nguồn tín dụng của ngân hàng, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần đánh giá đúng tình hình tài chính cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN để đưa ra được quyết định cấp tín dụng đúng đắn, tránh được rủi ro đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Sự trung thực của doanh nghiệp Sự trung thực của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhiều DNVVN mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để lừa gạt ngân hàng làm cho ngân hàng không xác định được chính xác về mục đích sử dụng vốn của doanh ngiệp, gây ra rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Hoặc có thể do yếu kém về quản trị, không ít DNVVN lập báo cáo tài chính không minh bạch, cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy hoạt động tín dụng đối với DNVVN có thể gặp rủi ro. Nhân tố thuộc môi trường kinh tế Chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế có tác động đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn trăng trưởng và ổn định, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn đồng thời khả năng trả nợ cao nên các ngân hàng có thể tăng trưởng tín dụng để thu lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, làm ăn không hiệu quả. Nhu cầu vốn giảm và ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ dẫn đến chất lượng tín dụng bị đe dọa, ngân hàng làm ăn thua lỗ. Tình hình kinh tế chính trị xã hội trong nước và trên thế giới Một quốc gia có môi trường chính trị- xã hội ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư. Xã hội có ổn định thì nền kinh tế mới được phát triển, bất cứ một sự biến động nào về chính trị hay xã hội cũng đều gây ra sự xáo động cho toàn bộ nền kinh tế. Do đó mà sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, làm tác động đến hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo BẮC GIANG 2.1 Khái quát về NHNo Bắc Giang 2.1.1 Lịch sử hình thành của NHNo Bắc Giang Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 14/11/1990 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/10/1996, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ra quyết định số 280/QĐ-NH5 thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà Nước theo quy định tại văn bản số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và điều lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phê chuẩn. Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang là một chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, được thành lập từ ngày 16/12/1996 và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách từ Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Hà Bắc, được kế thừa toàn bộ tài sản, con người và hoạt động Ngân hàng thuộc 9 huyện và những hoạt động thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp tại thị xã Bắc Giang. Đến hết năm 2008 Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang có 8 phòng nghiệp vụ, 14 chi nhánh loại 3 và 36 phòng giao dịch, tổng cộng có 50 điểm giao dịch, hoạt động trên hầu khắp các tụ điểm kinh tế - văn hoá - xã hội trong toàn tỉnh với một đội ngũ gồm 496 cán bộ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng. 2.1.2 Bộ máy tổ chức của NHNo Bắc Giang Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bắc Giang được tổ chức bao gồm 1 trự sở chính là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Bắc Giang đặt tại Thành phố Bắc Giang và 14 chi nhánh con trực thuộc đặt tại các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang cụ thể được hiện thể qua sơ đồ sau: Giám đốc PGĐ phụ trách Kế toán - Ngân quỹ P.Kế hoạch tổng hợp P.Tín dụng P.Kế toán Ngân quỹ P.Kinh doanh ngoại hối P.Dịch vụ và Marketing P.Điện toán P.Hành chính Nhân sự P. Kiểm tra Kiểm soát nội bộ PGĐ phụ trách Kinh doanh PGĐ phụ trách Hành chính – Nhân sự 2.1.3 Các hoạt động chính của NHNo Bắc Giang Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn, nhưng ngành ngân hàng của Việt nam nói chung và chi nhánh NHNo Bắc Giang nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độ khả quan. 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Trong những tháng đầu năm 2008, khi Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với các biện pháp mạnh tạo ra một cú sốc buộc các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất tiền gửi lên cao, huy động vốn bằng mọi giá để giữa vững thanh khoản. Mặc dù là một chi nhánh thiếu vốn, luôn đặt ở tình trạng báo động nguy cơ vượt mức dư nợ nhưng NHNo Bắc Giang đã chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNo Việt Nam, huy động vốn với lãi suất tối đa bằng với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm tiền tửi đáp ứng nhu cầu, tâm lí, thị hiếu của khách hàng. Đặc biệt ban giám đốc đã có những nhận định chính xác về xu hướng biến động của lãi suất thị trường để đưa ra các biện pháp huy động hợp lí. Vì vậy cuối năm 2008, khi lãi suất thi trường giảm mạnh, chi nhánh đã hạn chế được rủi ro lớn về lãi suất. Bảng 1.2 Kết quả hoạt động huy động vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) (+/-) % (+/-) % Tổng vốn huy động 2.349 100 3.054 100 3.649 100 705 30 595 19,5 1. Phân theo loại tiền huy động - VNĐ 2.108 89,7 2.681 87,8 3.323 91,1 573 27,2 642 23,9 - Ngoại tệ 241 10,3 373 12,2 326 8,9 32 13,3 -47 -12,6 2. phân theo đối tượng huy động - TCKT 512 21,8 748 24,8 929 25,4 236 46,1 181 24,2 - CN, HTX, DN 1835 78,1 2.284 70,8 2.703 70,1 449 24,5 419 18,3 - Khác 2 0,1 12 0,4 17 4,5 10 500 5 41,7 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh NHNo tỉnh Bắc Giang Qua bảng số liệu có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của NHNo tỉnh Bắc Giang phát triển khá tốt và có nhiều dấu hiệu khả quan: - Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 là 3.054 tỷ đồng, tăng 705 tỷ đồng (30%) so với năm 2006 đạt 110,2% so với chỉ tiêu đề ra. Sang tới năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn đạt 3.648 tỷ đồng, tăng 594 tỷ đồng (19,5%) so với năm 2007 và đạt 99,3% so với chỉ tiêu đề ra. - Xét về loại tiền huy động thì ta có thể nhận thấy nguồn tiền huy đồng bằng VNĐ lớn hơn rất nhiều so với các ngoại tệ khác. Từ đó có thể nhận thấy thế mạnh của NHNo tỉnh Bắc Giang là huy động vốn bằng nội tệ, điều này cũng dễ hiểu vì Bắc Giang là một tỉnh miền núi nên các hoạt động xuất nhập khẩu hồi như không có nên nguồn ngoại tệ thu được chủ yếu là từ nguồn kiều hối của người dân. Năm 2007 tổng số vốn đuợc huy động bẳng VNĐ đạt 2.681 tỷ đồng, tăng 573 tỷ đồng ( 27,2%) so với cuối năm 2006. Tính tới cuối năm 2008, tổng vốn huy động bằng VNĐ là 3.323 tỷ đồng, tăng 642 tỷ đồng (23,9%) so với năm 2007. - Đối tượng huy động vốn chính của NHNo tỉnh Bắc Giang chính là từ dân cư, hợp tác xã và các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh. Năm 2007, số tiền huy động đuợc từ các đối tượng này là 2.284 tỷ đồng, tăng 449 tỷ(24,5%) so với năm 2006 và sang năm 2008 là 2.703 tỷ tăng 419 tỷ (18,3%) so với năm 2007. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Chất lượng tín dụng của Chi nhánh tiếp tục được củng cố và nâng cao để xứng đáng với thương hiệu của một trong những ngân hàng có uy tín hàng đẩu ở Việt Nam . Công tác phân loại khách hàng từng bước được thực hiện nghiêm túc qua sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam về việc chuyển nợ quá hạn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Về chất lượng tín dụng: Chi nhánh quan tâm chú ý đến việc nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định dự án cho vay. Do vậy, mới hạn chế được nợ quá hạn phát sinh khi đó sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng. Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 2.428 100 3.457 100 4.177 100 1.029 42,4 720 20,8 1. Phân theo loại tiền tệ - VNĐ 2.395 98,7 3.387 98 4.057 96,9 992 41,4 670 19,8 - Ngoại tệ 33 1,3 70 2 120 3,1 37 123 50 71,4 2. Phân theo thành phần kinh tế - TCKT 296 1,2 651 1,9 852 20,4 355 120 201 30,9 - CN, HTX, DN 2.129 98,68 2.800 97,93 3.319 97,1 671 31,5 519 18,5 - Khác 3 0,12 6 0,17 6 2,9 3 100 0 0 (Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2006-2008 tại NHNoBắc Giang) Qua bảng số liệu có thể thấy dư nợ tín dụng của NHNo Bắc Giang phát triển khá đồng đều qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2007 tổng dư nợ tín dụng là 3.457 tỷ đồng, tăng 1.029 tỷ đồng (41,4%) so với năm 2006. Trong đó dư nợ bằng tiền VND là 3.387 tỷ đồng, chiếm 98% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ quy ra VND chỉ đạt 70 tỷ đồng, chiếm 2% so với tổng dư nợ Năm 2008 tổng dư nợ tín dụng là 4.177 tỷ đồng, tăng 720 tỷ đồng (2,86%) so với năm 2008. Trong đó dư nợ bằng tiền VND là 4.057 tỷ đồng, chiếm 97,1% tổng dư nợ. Còn lại dư nợ bằng ngoại tệ quy ra VND là 120 tỷ đồng, chiếm 2,9% tổng dư nợ. 2.1.3.3 Hoạt động tài chính Bảng 3.2: kết quả hoạt động tài chính Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) % (+/-) % Tổng thu nhập 405.108 498.516 572.435 93.408 23,05 73.919 14,82 Tổng chi phí 358.459 438.678 524.914 80.219 22,37 86.236 19,66 Lợi nhuận 46.649 59.838 47.521 13.189 28,25 -12.137 -20,56 (Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2006-2008 tại NHNo Bắc Giang) Qua bảng số liệu có thể nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Bắc Giang phát triển khá tốt và đồng đều. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2007 đạt 59.838 triệu đồng tăng 28.25% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 47.521 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2007. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2008 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có rất nhiều biến động phức tạp gây nhiều khó khăn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và NHNo Bắc Giang nói riêng. 2.1.3.4 Các hoạt động kinh doanh khác - Hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng bạc và thanh toán quốc tế - Hoạt động thông tin tuyên truyền và tiếp thị thẻ - Hoạt động hiện đại hóa công nghệ thông tin 2.2 Công tác tín dụng đối với DNVVN trong các năm 2006-2008 tại NHNO Bắc Giang. 2.2.1 Chỉ tiêu dư nợ phân theo kỳ hạn đối với DNVVN Bảng 4.2. chỉ tiêu dư nợ phân theo kỳ hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 ST TT ST TT ST TT (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 1.843 100 2.804 100 3.226 100 961 52,2 422 15,1 Ngắn hạn 1.054 57,2 1630 58,1 2.214 68,6 576 54,6 584 35,8 Trung, dài hạn 789 42,8 1.174 41,9 1.012 31,4 385 48,8 -162 -13,7 (Nguồn: báo cáo tổng kết 3 năm 2006-2008 tại NHNo Bắc Giang) Qua bảng số liệu thì ta có thể nhận thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 576 tỷ đồng (54.6%) so với năm 2006 còn đối với dư nợ trung và dài hạn tăng 385 tỷ đồng (48,8%). Sang tới năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng 584 tỷ đồng(35,8%) trong khi dư nợ trung và dài hạn lại giảm -162 tỷ đồng (-13,7%) so với năm 2007. Điều này có thể nhận thấy NHNo Bắc Gang tập trung phát triển về tín dụng ngắn hạn nhiều hơn so với trung và dài hạn. Đó cũng là một định hướng hết sức đúng đắn vì Bắc Giang vẫn còn là một tỉnh miền núi nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, việc cho vay ngắn hạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, đồng thời chất lượng tín dụng cũng được nâng cao. Xét về chỉ tiêu dư nợ đối với DNVVN, nhận thấy năm 2007 tổng dư nợ đạt 2.804 tỷ đồng tăng 961 tỷ đồng (52,2%) so với năm 2006. Năm 2008 tổng dư nợ tăng 422 tỷ đồng (15,1%) so với năm 2007 và đạt mức 3.226 tỷ đồng. Điều đó cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào đầu năm 2008 có mức độ ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn ảnh hưởng tới cả những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ trong nước. Nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời và sát sao của UBND tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo NHNo Việt Nam, NHNo Bắc Giang vẫn có những sự điều chỉnh kịp thời chính sách tín dụng đối với các DNVVN nên chỉ tiêu dư nợ năm 2008 vẫn đạt ở mức khá cao so với dự kiến đầu năm đề ra. 2.2.2 Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNo Bắc Giang đối với DNVVN Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện quy mô tín dụng tăng hay giảm, đây cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNo Bắc Giang có xẩy ra một vài biến động tuy nhiên vẫn có rất nhiều dấu hiệu khả quan. Bảng 5.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Toàn chi nhánh 30 42,8 20,8 +12,8 -20 Đối với DNVVN 27,67 52,17 15,04 +24,5 -37,13 (Nguồn: báo cáo tổng kết tín dụng 3 năm 2006-2008 tại NHNo Bắc Giang) Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong 3 năm đều tăng khá cao. Năm 2007, mức tăng đạt 42,8% so với năm 2006 điều này chứng tỏ năm 2007 tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển khá tốt. Sang tới năm 2008 do gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng nên tốc độ tăng trưởng không còn được cao như năm 2007, tuy nhiên vẫn đạt ở mức khá cao là 20,8 %. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNo đối với các DNVVN cũng giống với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên toàn chi nhánh. Năm 2007 vẫn là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 52,17% , còn năm 2008 đạt 15,04%. Điều này cho thấy NHNo Bắc Giang rất chú ý tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn chi nhánh và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN Để giữ vững được tốc độ tăng trưởng tín dụng sau khi những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008 gây ra, NHNo Bắc Giang cần tiếp tục có nhiều biện pháp để thu hút khách hàng như: tuyên truyền tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Đồng thời phải củng cố quant hệ với những khách hàng truyền thống và tạo nhiều mối quant hệ với những khách hàng mới. Có như vậy chất lượng tín dụng mới được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 2.2.2 Chỉ tiêu dư nợ không đảm bảo bằng tài sản của DNVVN Trong 3 năm gần đây, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh có nhiều thay đổi. Với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao các tiêu chuẩn tín dụng sàng lọc khách hàng. Tiêu chuẩn này nhằm thắt chặt hơn những quy định về cho vay nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Chi nhánh. Do đó, cơ cấu dư nợ theo TSBĐ của Chi nhánh cũng như đối với DNVVN có sự thay đổi đáng kể. Bảng 6.2: Dư nợ không đảm bảo bằng tài sản đối với các DNVVN Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 ST TT ST TT ST TT (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 1.843 100 2.804 100 3.226 100 961 52,2 422 15,1 Không TSĐB 192,4 10,4 184,7 2,8 157 4,86 -7,7 4 -27,7 -14,6 (Nguồn: báo cáo kết quả tín dụng đối với các DNVVN tại NHNo Bắc Giang) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo tại NHNo Bắc Giang đối với các DNVVN ngày càng giảm đáng kể do ngân hàng đã chú ý hơn về các điều kiện cho vay để tránh những rủi ro và áp lực đối với cán bộ tín dụng tại ngân hàng nên ngân hàng ngày càng chú ý tới các khoản vay có tài sản đảm bảo, đặc biệt là những tài sản có tính thanh khoản cao. Cụ thể năm 2007 chỉ tiêu dư nợ không có tài sản bảo đảm của chi nhánh là 184,7 tỷ đồng, giảm 7,7 tỷ tương đương với 4% so với năm 2006. Năm 2008, chỉ tiêu này chỉ còn 157 tỷ đồng, giảm 27,7 tỷ tương đương với giảm 14,6% so với cuối năm 2007. 2.2.3 Chỉ tiêu nợ xấu qua 5 nhóm nợ: Việc phân loại nợ của ngân hàng được chia thành 5 nhóm không những giúp ngân hàng quản lí chặt chẽ được chất lượng và rủi ro tín dụng mà còn giúp ngân hàng có thể chủ động có biện pháp xử lí kịp thời đối với các nhóm nợ “có vấn đề” để hạn chế tối đa được tổn thất có thể xẩy ra. Tình hình 5 nhóm nợ được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng 7.2 Tình hình nợ xấu theo 5 nhóm nợ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 ST TT ST TT ST TT (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ 1.843 100 2.804 100 3.226 100 961 52,2 422 15,1 Nhóm I 1.801 97,7 2.742 97,8 3.139 97,3 941 52,3 397 14,5 Nhóm II 27,8 1,5 59 2,1 85,5 2,65 31,2 112 26,5 4,5 Nhóm III-V 14,2 0,8 3 0,1 1,5 0,05 -11,2 -78,9 -1,5 -50 (Nguồn: báo cáo kết quả tín dụng – phòng tín dụng NHNo tỉnh Bắc Giang) Qua bảng số liệu nhận thấy nhóm nợ I ( nợ đủ tiêu chuẩn) chiểm tỷ trọng rất lớn (> 97%) trên tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo tỉnh Bắc Giang trong 3 năm 2006-2008. Nợ nhóm II (nợ phải chú ý) chiểm một tỷ lệ nhỏ trên tổng cơ câu dư nợ tín dụng và có dấu hiệu tăng lên qua các năm. Năm 2006 là 27,8 tỷ (1,5%), năm 2007 là 59 tỷ (2,1%) và năm 2008 là 85,5 tỷ (2,65%). Trong khi nợ nhóm III-V ( nhóm nợ xấu ) lại có những nét rất khả quan. Năm 2006 nợ xấu chiếm 0,8% trên tổng dư nợ thì tới năm 2007 chỉ còn 0,1% và sang năm 2008 gần như nhóm nợ xấu không đáng kể, chỉ chiếm 0,05% tổng dư nợ. Kết quả trên cho thấy phòng tín dụng của NHNo tỉnh Bắc Giang đã có rất nhiều biện pháp hợp lí trong việc thu nợ và phòng chống rủi ro tín dụng trong những năm gần đây. Thực hiện đúng sự chỉ đạo của NHNo Việt Nam cũng như NHNo tỉnh Bắc Giang, phòng tín dụng đã gấp rút đấy mạnh quá trình thu hồi và xử lí nợ xấu nên đến tháng 12 năm 2008 gần như nợ xấu đã không còn. 2.2.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn của các DNVVN Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn là một hiện tượng tất yếu, không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Điều quan trọng là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất. Ở một số nước phát triển, một ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tín dụng tốt nếu có tỷ lệ nợ quá hạn từ 1% đến 2%. Dưới đây là bảng số liệu phản ảnh tình trạng nợ quá hạn đối với các DNVVN của NHNo Bắc Giang. Bảng 7.2 Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Tổng dư nợ 2.428 1.843 3.457 2.804 4.177 3.226 Nợ quá hạn 73,6 41,9 87,2 62,2 110,1 86,7 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,97% 2,27% 2,52% 2,21% 2,63% 2,68% (Nguồn báo cáo kết quả tín dụng đối với các DNVVN tại NHNo Bắc Giang) Qua bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là rất thấp chỉ chiếm khoảng từ 2%-3%. Và không có biến động gì bất thường trong 3 năm gần đây, chứng tỏ NHNo Bắc Giang luôn kiểm soát tốt được số nợ quá hạn của ngân hàng. Cũng có thể nhận thấy nợ quá hạn của DNVVN chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Đây là việc hoàn toàn hợp lí vì tổng dư nợ của các DNVVN cũng chiếm tỷ lệ cao trên toàn bộ tổng dư nợ của ngân hàng. Riêng năm 2008, nợ quá hạn có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Điều này phản ánh được việc kinh doanh đối với các DNVVN trong năm 2008 khó khăn hơn rất nhiều so với những năm trước đó dẫn đến việc các DNVVN để nợ nần kéo dài, không thanh toán kịp thời và trả lãi đầy đủ cho ngân hàng. 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh NHNo Bắc Giang 2.3.1. Kết quả đạt được Thời gian qua, tình hình chất lượng tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh NHNo Bắc Giang đã đạt được những kết quả nhất định: Thứ nhất, Chi nhánh đã duy trì được tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức cao hơn dư nợ trung dài hạn để giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên vẫn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trung dài hạn để mở rộng quy mô tín dụng. Kết hợp hài hoà giữa việc giảm thiểu rủi ro và mở rộng qui mô tín dụng, chi nhánh đã đáp ứng được mục tiêu phát triển nói chung của NHNo Việt Nam. Thứ hai, cho vay DNVVN đã được quan tâm hơn thể hiện ở mức tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN cao hơn. Điều đó cũng chứng tỏ uy tín của Chi nhánh NHNo Bắc Giang đối với các DNVVN đã khá hơn. Thứ ba, chất lượng tín dụng đối với DNVVN hiện nay của Chi nhánh là khá tốt, thể hiện qua chỉ tiêu dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm. Ngoài ra tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm, các loại nợ xấu ở nhóm III-V gần như không còn. Thứ tư, Chi nhánh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp như thủ tục vay vốn nhanh gọn với cơ chế lãi suất thoả thuận giúp ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn. 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh NHNo Bắc Giang vẫn còn một vài hạn chế như sau: Thứ nhất, tuy ngân hàng đã quan tâm hơn tới việc cho vay DNVVN nhưng với nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp ngày càng tăng như hiện nay, đặc biệt là DNVVN thì hoạt động cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn chưa thực sự tương xứng với khả năng của ngân hàng và tiềm năng của thị trường. Thứ hai, chính sách tín dụng vẫn chưa phù hợp với từng ngành nghề nên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. thứ 3, chất lượng thẩm định cho vay đối với DNVVN của chi nhánh còn nhiều hạn chế như việc thẩm định chất lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2086.doc
Tài liệu liên quan