Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại Thành phố HCM

PHẦN MỘT

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1. Những quy định chung, mục đích và phương pháp thực tập 1

1.1. Những quy định chung 1

1.2. Mục đích thực tập 1

1.3. Phương pháp thực tập 1

2. Tình hình thực tập 2

2.1. Địa điểm thực tập 2

2.2. Thời gian thực tập 2

2.3. Nhật ký thực tập 2

PHẦN HAI

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

1. Giới thiệu tổng quan về Quận 1 4

1.1. Vị trí địa lý 4

1.2. Tình hình kinh tế 4

1.3. Về cơ sở hạ tầng 4

1.4. Dân số, diện tích 5

2. Tổ chức – hoạt động của phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1 5

2.1. Vị trí và chức năng 5

2.2. Cơ cấu tổ chức 5

2.3. Chế độ làm việc 6

2.4. Quan hệ công tác 7

2.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân Quận 1 7

2.4.2. Đối với Sở, Ngành Thành phố 7

2.4.3. Đối với Trung tâm văn hóa, Trung tâm thể dục – Thể thao 7

2.4.4. Đối với các phòng ban, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1 7

2.4.5. Đối với Ủy ban nhân dân 10 Phường 7

PHẦN BA

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Lý do chọn đề tài 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE .10

1.1. Quản lý hoạt động văn hóa – sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần .10

1.1.1. Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần .10

1.1.2. Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần .12

1.2. Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .15

1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước .15

1.2.2. Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại .15

1.2.3. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .17

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 .20

2.1. Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .20

2.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn Quận 1 .25

2.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định .25

2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy – chế tài .27

2.2.3. Công tác thanh, kiểm tra .30

CHƯƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH .33

3.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ .33

3.1.1. Tiêu chuẩn hóa phòng karaoke .33

3.1.2. Tiêu chuẩn hóa về thiết bị âm thanh .33

3.1.3. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ .34

3.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép .34

3.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke .38

3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke .40

KẾT LUẬN .41

TÀI LIỆU THAM KHẢO .42

 

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại Thành phố HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐCP. - Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2006 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. - Thông tư 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin. … Những điểm mới và đáng lưu ý trong nghị định 56 là: Từ 1/7/2006, nếu chủ cơ sở karaoke cho người say rượu, bia vào phòng karaoke sẽ bị phạt từ 200 đến 500 ngàn đồng; sử dụng 2 nhân viên trở lên phục vụ trong một phòng hát karaoke sẽ phải chịu mức phạt 2 - 4 triệu đồng; đối với trường hợp khách hàng uống rượu tại phòng karaoke cũng sẽ bị phạt tối đa 500.000 đồng. Mức phạt 2 - 5 triệu đồng sẽ áp dụng đối với các hành vi: che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ bên trong phòng karaoke; tắt đèn tại phòng karaoke khi đang hoạt động; chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động; sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ trường, nhà hàng karaoke. Cơ quan chức năng sẽ phạt 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại quán karaoke; sử dụng từ 6 nhân viên phục vụ trở lên trong một phòng karaoke; đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với hành vi tổ chức nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác có tính chất đồi truỵ tại vũ trường, karaoke, nơi khiêu vũ công cộng sẽ bị phạt 30 triệu đồng. - Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 của Bộ văn hóa thông tin hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường. Văn bản này đã chỉ ra một cách khá cụ thể những "địa chỉ cấm" đối với loại hình kinh doanh này. Các nhà hàng karaoke, vũ trường không được đặt tại các khu phố cổ, khu nhà chung cư, các đường phố, quảng trường - nơi tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội có quy mô lớn ở địa phương. Tương tự, cấm nhà hàng karaoke, vũ trường tại các khu vực quá biệt lập, các ngõ ngách quá hẹp, bề rộng dưới 4 mét (vì khó quản lý và phòng cháy chữa cháy). Các nhà hàng, dịch vụ này phải nằm cách 200m trở lên đối với  các địa điểm trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hoá (bao gồm cả các di tích đã xếp hạng và đang đề nghị xếp hạng), cơ quan hành chính nhà nước. CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, dòng chảy karaoke bắt đầu đến Quận 1 từ những năm 1990 (chỉ hơn 10 quán) hoạt động ở dạng tự phát, thường gắn với các quán cà phê, giải khát... tập trung chủ yếu ở các phường trung tâm (phường Bến Thành, phường Bến Nghé). Chủ quán chỉ cần một đầu máy phát vidéo và vài cuộn băng VHS là có thể kinh doanh karaoke; khách đến hát karaoke chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân lao động bình dân... để giải khuây trong thời gian rỗi hoặc tổ chức sinh nhật, họp mặt bạn bè... Năm 1992, do nhu cầu những người tìm đến loại hình vui chơi giải trí này ngày một nhiều lên, các quán karaoke tiếp tục phát triển (khoảng 30 quán) và lan rộng ra các phường khác (phường Cầu Kho, phường Cầu Ông Lãnh, phường Nguyễn Cư Trinh...). Mức độ đầu tư được chú trọng hơn, với một căn phòng lớn hoặc nhỏ (chủ yếu bằng vách ván) cùng với vài kiểu trang trí đơn sơ, kê vài bộ bàn ghế và trang bị dàn máy karaoke... là đã tăng thu nhập khá cao từ hoạt động này. Lúc này, karaoke được cải tiến nhờ có sự hỗ trợ của máy vi tính với đĩa CDRom (VCD); bài hát được hòa âm phối khí với kỹ thuật cao, khách có thể tự chọn bài hát mình thích, tiết kiệm thời gian so với trước. Đầu năm 1994, các cơ sở hoạt động tăng lên đáng kể; hàng trăm cơ sở mọc lên, tuy vẫn còn hoạt động theo dạng nhỏ, mỗi cơ sở trước đây chỉ hoạt động 01 phòng, nay đầu tư thêm nhiều phòng nữa với trang bị kỹ thuật âm thanh cao hơn (karaoke vi tính có chấm điểm, chọn được nhiều bài hát với đĩa nén midi...), phòng hát trang trí đẹp, bắt mắt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ và thu hút khách... Sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện, để nhanh chóng thu lợi nhuận, một số chủ quán karaoke đã đưa thêm ngành nghề ăn uống, “bán bia, rượu” và tuyển “tiếp viên nữ” trẻ đẹp để “câu khách”. Để tránh sự dòm ngó của cơ quan kiểm tra, có nơi chủ “giấu hàng” (gái ôm) bên ngoài các phòng trọ, khi khách muốn có người đẹp phục vụ chỉ cần “a lô” là “có hàng ngay” để khách (nam) “tươi mát”. Trước sự bùng nổ của karaoke với nhiều diễn biến phức tạp; ngày 12/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 814/TTg; Chính phủ ban hành Nghị định 87/CP, 88/CP quy định lập lại trật tự trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Sau khi nghị định được ban hành, chủ cơ sở muốn hoạt động hợp pháp phải lập thủ tục xin phép đăng ký hành nghề và đăng ký kinh doanh. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện hoạt động, điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy… Hiện nay trên địa bàn Quận 1 có 49 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được tiếp tục hoạt động giai đoạn 2006 – 2010 (trong đó 36 điểm đủ điều kiện hoạt động, 9 điểm đề nghị tạm tái cấp chờ hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, 4 điểm buộc di dời). Cụ thể là phường Bến Nghé có 16 cơ sở, tiếp đến phường Tân Định (11), phường Bến Thành (7), phường Nguyễn Thái Bình (5), phường Nguyễn Cư Trinh (3), phường Phạm Ngũ Lão (2), phường Đakao (3), phường Cầu Ông Lãnh (1), phường Cô Giang (1). Đồng thời, Quận 1 hiện có 11 cơ sở hoạt động karaoke (03 chưa có chức năng hoạt động karaoke trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 01 chưa có Giấy phép kinh doanh karaoke; 07 vi phạm về khoảng cách) các doanh nghiệp này đã hoạt động ổn định từ những năm 1990, quá trình kinh doanh không vi phạm tệ nạn xã hội, qua khảo sát đảm bảo các điều kiện quy định hiện hành. Căn cứ những quy định hiện hành, tình hình thực tế hiện nay Uỷ ban nhân dân Quận 1 đã kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch đối với 11 điểm trên. Qua báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 17/TTg (tháng 3/2006) các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Quận 1 có chiều hướng giảm so với các năm trước đó. Nguyên nhân giảm nhanh là do Quận 1 có sự tập trung đấu tranh triệt phá các tụ điểm karaoke phức tạp, có dấu hiệu tệ nạn mại dâm, công tác quản lý nhà nước được tăng cường và có những biện pháp siết chặt hơn, xử lý kiên quyết hơn. Chỉ trong thời gian ngắn (chưa đến 01 năm) đã có 04 cơ sở buộc phải di dời, 02 cơ sở bị đình chỉ hoạt động do kinh doanh không giấy phép. Các chủ cơ sở đã có trở bộ trong hoạt động và “cảnh giác” hơn, không dám công khai các “chiêu bài” và “lộng hành” như trước nữa. Qua đó, người dân cũng đồng tình khi các tệ nạn xã hội trong hoạt động karaoke có chiều hướng giảm nhanh, đã triệt phá được nhiều tụ điểm nổi cộm.Và dư luận xã hội càng đồng tình hơn nữa với chủ trương “lành mạnh hóa” hoạt động kinh doanh đối với các quán karaoke và nhà hàng karaoke do Nhà nước quản lý. Thực hiện thông tư 54/TT-BVHTT về quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường. UBND Quận 1 đã có văn bản chỉ đạo ngành văn hóa kiểm tra, rà soát lại hoạt động karaoke trên toàn Quận. Tính đến ngày 15/7/2008, Quận 1 có 48 cơ sở đang hoạt động có giấy phép (trong đó có 07 cơ sở không đảm bảo khoảng cách trên 200m đối với trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo - tính ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước) và một vài cơ sở nhỏ hoạt động ở khu vực hẻm, khu dân cư lao động phổ thông không có giấy phép, chủ yếu hoạt động hình thức gia đình. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến tháng 5/2005, số cơ sở hoạt động karaoke tăng nhanh và có chiều hướng chựng lại, sau đó giảm nhanh khi Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP cùng với những quy định chặt chẽ hơn. Tệ nạn xã hội giảm dần, một số cơ sở chuyển sang hình thức kinh doanh khác (massage - xông hơi; hớt tóc thanh nữ, nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn uống có gái ôm...), trong dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp mà các ngành chức năng không thể chủ quan buông lỏng trong quản lý. Về hình thức tổ chức hoạt động và kinh doanh dịch vụ karaoke, Quận 1 có trên 30 cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh theo hình thức lành mạnh, không có tiếp viên nữ, tập trung ở những hộ cá thể. Nhân viên phục vụ tại các quán nhỏ thường là lao động gia đình; một số quán kinh doanh lớn, sử dụng nguồn lao động phục vụ là những sinh viên của các Trường Đại học, Cao đẳng... vừa học, vừa làm để tăng thêm nguồn thu nhập. Qua thống kê và tổng hợp số liệu báo cáo của Chính quyền địa phương các Phường, đa số các cơ sở kinh doanh hoạt động gia đình đều có ý thức chấp hành tốt các quy định của nhà nước về hoạt động karaoke (giấy phép, điều kiện hoạt động, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ, hợp đồng lao động…). Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở không vi phạm về tệ nạn xã hội, nhưng có vi phạm về các điều kiện hoạt động (độ ồn, ánh sáng, hoạt động quá giờ...). Cá biệt có vài trường hợp do chủ cơ sở thiếu kiểm tra sinh hoạt của khách trong phòng karaoke, nên khi lực lượng kiểm tra đến phát hiện có xảy ra trường hợp thanh niên lợi dụng vào đây hút, hít chất kích thích hoặc trai gái quan hệ thiếu lành mạnh. Nhìn chung loại hình kinh doanh karaoke gia đình hoạt động tương đối ổn định, các cơ sở vừa kinh doanh vừa phục vụ nhu cầu văn hóa. Một chủ cơ sở kinh doanh karaoke bộc bạch: “chính vì ham thích ca hát, thêm vào sự động viên của bạn bè, tôi đã nảy sinh mở tụ điểm karaoke và kinh doanh từ năm 1995 cho đến nay”. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở karaoke hoạt động theo hình thức này, ít gặp khó khăn, phức tạp. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không lành mạnh hoạt động với hình thức sử dụng từ 5 - 10 tiếp viên nữ phục vụ thường xuyên và không chấp hành đăng ký hợp đồng lao động hoặc có đăng ký hợp đồng lao động nhưng danh sách không trùng khớp với tiếp viên thực tế tại cơ sở. Chủ cơ sở giải thích: “Những lúc quán đông khách thì tiếp viên nữ tự tìm đến xin làm rất đông, nhưng lúc quán vắng khách thì tiếp viên bỏ đi quán khác”. Chính vì vậy, việc đăng ký lao động tại các cơ sở này đa số chưa đảm bảo theo quy định. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn; nhà hàng, quán karaoke lớn sử dụng từ 30 - 50 tiếp viên, các cơ sở này đều chấp hành về thủ tục giấy phép và đăng ký hợp đồng lao động. Các tiếp viên nữ đa số không hưởng lương của chủ, chỉ được chủ bao ăn và hưởng tiền “boa” của khách. Hầu hết, các tiếp viên từ các tỉnh khác đến, tuổi đời từ 16 đến 25 tuổi, ít học (có trường hợp không biết chữ), đa số có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, họ đến thành phố để kiếm sống là chủ yếu; cũng có trường hợp do đua đòi ăn chơi nên đã bất chấp hậu quả lao vào làm gái ôm, và con đường dẫn đến tệ nạn xã hội chỉ trong gang tất. Trong phòng karaoke, sau khi vui vẽ thỏa thích, chỉ cần một tín hiệu riêng, một cái nháy mắt là họ có thể làm bất cứ điều gì (mại dâm tại chổ, đến nhà nghĩ, khách sạn…), miễn sao có được nhiều tiền dù biết việc làm đó là vi phạm pháp luật. Một gái ôm tâm sự: “Làm nghề này “bạc” lắm, lúc trẻ thì còn ăn khách, nhưng khi quá tuổi (từ 28 trở lên) thì không biết phải là gì nên trong sinh hoạt phải biết tiết kiệm. Sau 5 năm lăn lộn hành nghề với sự tủi nhục đến nay còn dư một số tiền nho nhỏ đủ để mua vài công ruộng để hậu thân, vì họ biết con đường làm nghề này chỉ giới hạn trong một độ tuổi nhất định mà thôi. Bất chấp những “quy định cấm” trong hoạt động kinh doanh karaoke. Vì ham lợi nhuận nên các chủ cơ sở đã cạnh tranh với nhau bằng cách bày ra nhiều thủ thuật như: cho tiếp viên mặc váy ngắn, áo mỏng để khêu gợi, xúi dục tiếp viên nữ tạo ra những hành vi khiêu dâm như: múa lửa, không mặc quần áo lót, thoát y… để câu được nhiều khách đến với quán. Về điều kiện hoạt động thường không đảm bảo ánh sáng (tắt đèn), cửa phòng che kín không nhìn thấy bên trong. Với tính chất hoạt động như trên, để cảnh giác cơ quan chức năng từ xa, hệ thống cửa bên ngoài thường được bố trí 2, 3 lớp, bên trong phòng có hệ thống đèn báo động và có người cảnh giới bên ngoài để cản trở người thi hành công vụ, tẩu tán tiếp viên bằng các lối thoát riêng, chạy trốn ra khỏi phòng hát karaoke, nên khi đoàn kiểm tra đến khó phát hiện quả tang. Còn chủ quán tìm mọi cách đối phó, né tránh cơ quan chức năng, thường chối quanh không đưa ra giấy phép vì tâm lý sợ bị thu hồi. Có chủ cơ sở nhạy bén, tinh vi hơn đã tìm hiểu, nắm bắt quy luật của các đoàn kiểm tra là thường tập kết vào ban đêm và tại một trụ sở nhất định nên đã cho “đàn em” bám sát theo đoàn kiểm tra và thông tin cho chủ bằng điện thoại di động. Nếu kiểm tra đúng vào địa bàn hoạt động thì sẽ đối phó bằng cách tẩu tán tiếp viên hay đóng cửa, tắt đèn mặc dù bên trong vẫn hoạt động. Với cách đối phó như trên, chủ quán an tâm kinh doanh mà không sợ bị phát hiện. Ngoài ra, một số quán karaoke hoạt động trá hình còn sử dụng nhiều phương thức khác nữa để tồn tại bằng cách “đi cửa sau” để được thông báo trước kế hoạch, lịch trình, ngày, giờ… nên khi đoàn đến kiểm tra thường gặp cảnh “giừơng không, nhà trống” tại các cơ sở này. Nếu có, thì chỉ là các lỗi mang tính chiếu lệ như: âm thanh, ánh sáng, độ ồn… Và đã có không ít cán bộ bị sức hút và cám giổ của đồng tiền, vi phạm nhân cách đạo đức của người thi hành công vụ, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân. Một số chủ kinh doanh karaoke dựa vào thế lực bao che; khi đoàn kiểm tra đến làm nhiệm vụ đã có thái độ xem thường bằng cách điện thoại “cầu cứu”. Và đã có những lúc Đội kiểm tra phải “chào thua”, tự giác trả lại số tang vật đã thu hồi và rút quân nhanh. Karaoke là một loại hình văn hoá khá nhạy cảm nên có thể dễ dàng biến tướng từ trạng thái có văn hoá sang phi văn hoá. Với những hình thức hoạt động tinh vi, thêm vào sự dung túng, bao che từ một bộ phận số cán bộ, công chức. Công tác quản lý hoạt động karaoke trong một thời gian dài bị buông lỏng, tổ chức kinh doanh hoạt động karaoke trá hình diễn ra hết sức phức tạp mà dư luận lên án, phản đối, xã hội không đồng tình đó là nổi trăn trở của của cấp Chính quyền và các cơ quan chức năng. Trước những ảnh hưởng và tác hại có tính dây chuyền của các loại hình dịch vụ đầy nhạy cảm này. UBND Quận 1 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý đối với hoạt động karaoke. Tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý, ký hàng ngàn quyết định xử phạt vi phạm; tịch thu, tiêu hủy nhiều tang vật của các điểm kinh doanh dịch vụ văn hoá... Tuy nhiên, những quy định mang tính máy móc như: quản lý số phòng karaoke, diện tích, độ sáng tối thiểu, âm thanh, quy định tiếp viên nữ phải có hợp đồng lao động, không được ăn mặc hở hang khêu gợi, không được hoạt động sau 23 giờ và biện pháp chế tài, dường như chỉ là hình thức “đá ném ao bèo” tại các vũ trường, quán bar, karaoke hiện nay. Qua công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn Quận 1, thống kê số liệu cuối năm 2009 và Quý 1 năm 2010, đã đưa ra một số liệu như sau: Năm Cơ sở kinh doanh nhà hàng, karaoke Tổng số tiền thu phạt vi phạm hành chính Tổng số biên bản vi phạm hành chính Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2009 400 375 2,789,865,000đ 2010 82 44 452,270,000đ Theo số liệu thống kê tình hình kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của phòng Văn hóa – Thông tin Quận 1 năm 2009 và Quý 1 năm 2010 Bên cạnh đó, gia đình, tổ chức xã hội, đoàn thể cũng không chú ý việc giáo dục hay đấu tranh với các hoạt động này... Tất cả dường như đều bị cơn lốc thị trường cuốn đi. Chúng ta khó có thể ngăn chặn triệt để được khi các văn bản pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể, khó áp dụng; thậm chí còn quá nhiều kẻ hở. Dư luận xã hội cho rằng: “các quán karaoke, nhà hàng karaoke kinh doanh bất chấp pháp luật nhưng vẫn cứ tồn tại hàng chục năm nay là do có một thế lực nào đó “bảo kê” và câu hỏi “các cơ quan chức năng bấy lâu nay làm gì, mà lại để cho tệ nạn xã hội nhiểu nhiên như vậy?” Theo một quan chức trong ngành cho biết: "Các quyết định, văn bản pháp lý có cụ thể đến đâu song thiếu bộ máy thực thi có hiệu quả thì tình hình cũng không thể chuyển biến được. Trước mắt, chính quyền cấp địa phương không thể đứng ngoài cuộc...". 2.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn Quận 1: 2.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định. Nghị định 87/CP của Chính phủ ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển. Qua 10 năm triển khai thực hiện nghị định, hoạt động dịch vụ văn hóa từng bước ổn định, công tác cấp duyệt và kiểm tra quản lý cấp giấy phép thực hiện theo đúng trình tự, đa số các chủ kinh doanh đều tuân thủ và chấp hành thực hiện đầy đủ thủ tục kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn những mặt hạn chế. Các điều kiện hoạt động dường như vẫn còn thiếu những quy định để kìm chế những tệ nạn xã hội xãy ra trong quá trình kinh doanh. Ngày 18/01/2006 Chính phủ ban hành nghị định 11/2006/NĐ-CP về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (thay thế cho nghị định 87/CP đã tồn tại hơn 10 năm). Tổ chức, cá nhân có giấy phép đang kinh doanh đều phải tuân thủ theo những quy định của nghị định này. So với nghị định 87/CP, những quy định trong nghị định 11/2006/NĐ-CP có phần chặt chẽ hơn như: quy định cách 200m đối trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo - tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước; địa điểm gần khu dân cư phải có ý kiến đồng ý của hộ liền kề; diện tích phòng karaoke từ 20m2 trở lên (không kể công trình phụ)… Các chủ kinh doanh dịch vụ karaoke phải có đầy đủ các loại giấy phép như theo quy định như: 1. Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh văn hóa do Sở văn hóa – thể thao và du lịch TP. Hồ Chí Minh cấp. (Thời hạn sử dụng 2 năm). 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Phòng Kinh tế Quận 1 là đơn vị tham mưu cho UBND Quận 1 cấp giấy chứng nhận ĐKKD (hộ cá thể) trên cơ sở giấy chứng nhận hoạt động karaoke. Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố là đơn vị cấp giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. 3. Bản cam kết thực hiện các quy định điều kiện về an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy do ngành Công an thành phố hướng dẫn theo nghị định 08/2001/NĐ-CP của Chính phủ. 4. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, thực hiện khai trình danh sách lao động và đăng ký lao động với Phòng Lao động Thương binh & xã hội (đối với các cơ sở có thuê mướn lao động). Trong 10 năm (1999 - 2009), Phòng Văn hóa thông tin đã xác nhận chuyển Sở VH-TT-DL cấp mới, cấp đổi và gia hạn cho hơn 1000 lượt giấy phép hoạt động dịch vụ văn hóa (trong đó karaoke gần 500 lượt giấy phép); Phòng Kinh tế Quận tham mưu UBND Quận cấp mới, chuyển đổi và gia hạn trên hơn 300 lượt giấy phép); Công an Quận và Thành phố cấp giấy an ninh trật tự cho gần 100 cơ sở (giấy không thời hạn). Qua công tác quản lý kiểm tra việc thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép, hầu hết các cơ sở đều có ý thức chấp hành; nhưng vẫn còn không ít những hộ kinh doanh nhỏ chưa thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và cam kết an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ theo quy định. Nguyên nhân, một phần do các chủ cơ sở chủ quan không khai trình vì cho rằng cơ sở kinh doanh nhỏ không cần khai báo, một phần chủ cơ sở không biết phải thực hiện những thủ tục kèm theo đó và một phần Chính quyền địa phương thiếu kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhỡ. Theo ý kiến chỉ đạo của UBND Quận, trước mắt các cơ sở kinh doanh này chưa được xem xét gia hạn giấy chứng nhận hoạt động karaoke. Để trả lời về việc các cơ sở karaoke chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục giấy phép có được tiếp tục gia hạn hay không? Hiện nay, Công an Quận 1 đang có văn bản xin chủ trương của Công an Thành phố Hồ Chí Minh về việc cấp giấy an ninh trật tự cho các cơ sở karaoke, nếu được sự chấp thuận thì các cơ sở này mới được tiếp tục gia hạn. Song song với việc kiểm tra ráo riết các tụ điểm karaoke, từ đầu tháng 6/2005, Bộ Văn hóa thông tin đã chỉ đạo thực hiện việc ngừng tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với quán bar, karaoke, vũ trường và giấy phép kinh doanh đối với hoạt động karaoke, vũ trường. Riêng những hồ sơ đã tiếp nhận trước ngày ban hành Chỉ thị nhưng chưa cấp thì cũng không giải quyết. Đây là biện pháp chỉ mang tính thời điểm, cần nghiên cứu xem xét lại. 2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy - chế tài. Khi thu nhập xã hội tăng lên, một bộ phận chủ cơ sở karaoke vì hám lợi đã có những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh và tổ chức hoạt động trá hình, biến tướng gây nhiều bất bình trong xã hội. Nguyên nhân của những hạn chế là do công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện ở từng địa phương. Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; các điều kiện hoạt động quy định chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Trên thực tế đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy nhà nước nhằm lập lại trật tự xã hội. Từ khi Nghị định 11 của Chính phủ; thông tư 54/TT của Bộ văn hóa và nghị định 56/CP của Chính phủ vừa mới ban hành. Theo thông tin từ mạng Internet, đến nay đã có trên 72.000 ý kiến phản ảnh từ các cơ quan ngôn luận, những đặt câu hỏi của người dân quan tâm đến lĩnh vực hoạt động này… Trong nghị định 11 nổi lên một số nội dung mới như: ý kiến đồng ý của 2 hộ liền kề; cơ sở karaoke không chỉ cách trường học mà còn phải cách bệnh viện, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, di tích - lịch sử văn hóa và cơ quan hành chính nhà nước; mỗi phòng karaoke chỉ sử dụng 1 nhân viên phục vụ… Tuy nhiên, do quy định còn quá chung chung nên quá trình triển khai tại địa phương rất khó hoặc không thể áp dụng cho thật phù hợp. Qua thống kê tại Quận 1, đã có 07 cơ sở karaoke không đảm bảo cách trên 200m theo quy định từ trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hoá, cơ quan hành chính nhà. Công an đã thu hồi giấy an ninh trật tự vì các cơ sở này nằm trong “vùng cấm”, có thể không ít các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ phải dời đi chỗ khác hoặc ngừng hoạt động, nhưng dời đi đâu lại là một vấn đề đáng phải bàn; điều đó phụ thuộc vào quy hoạch cụ thể của từng địa phương. Còn các cơ sở có thời hạn trước ngày văn bản ban hành cũng chỉ được phép kinh doanh đến hết thời hạn trong giấy phép mà thôi. Một chủ cơ sở làm đơn “kêu cứu” vì cơ sở đang hoạt động từ năm 1995 đến nay thì nhà nước cho xây dựng trường học gần cơ sở karaoke của mình. Theo quy định khoảng cách 200m thì cơ sở này đương nhiên nằm trong vùng cấm, vậy là phải chịu chịu cảnh “treo giấy phép”. Tương tự, có nhiều ý kiến của chủ cơ sở bức xúc, vì trên thực tế họ đã bỏ vốn đầu tư hàng tỷ đồng, nay không được kinh doanh thì biết phải làm sao? Đây là vấn đề đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu, xem xét để có những điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Trước mắt, Nghị định thì vẫn phải chấp hành và ngành văn hóa cũng không thể làm gì khác hơn. Được biết, phòng văn hóa và thông tin Quận 1 đã kiến nghị với Sở văn hóa – thể thao và du lịch Thành phố về những trường hợp trên, có thể những cơ sở này sẽ được gia hạn thêm một thời gian nữa, nhưng thực tế vẫn chỉ là trên bàn giấy. Riêng đối với các cơ sở kinh doanh khi xác định khoảng cách chỉ thiếu 1m hoặc 2 m thì giải quyết ra sao? Về lý, về tình rất khó giải quyết. Về việc này, theo kiến nghị của Thanh tra sở Văn hóa – thể thao và du lịch Thành phố “nếu chủ cơ sở trong quá trình hoạt động đảm bảo chấp hành các quy định, không có đơn thư phản ảnh của dân thì có thể đề nghị xem xét tiếp tục gia hạn”. Cũng có nhiều ý kiến thắc mắc về khái niệm “Trường học” quy định trong Nghị định 11, và thông tư 54 cũng không thấy hướng dẫn rõ trường học gồm các trường nào trong hệ thống giáo dục? Có quan niệm cho rằng trường học là trường dạy chữ (THCS, THPT…), vậy các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật …có nằm trong quy định cấm hay không? Qua 3 lần văn bản nhà nước điều chỉnh quy định diện tích phòng karaoke (Nghị định 87- 88/CP là 14m2; theo Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20/12/2002, quy định phòng karaoke có diện tích 20m2 kể cả công trình phụ, Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 quy định phòng karaoke phải có diện tích 20m2 không kể công trình phụ), đã làm cho các chủ cơ sở điêu đứng vì nếu muốn tiếp tục kinh doanh phải phá bỏ phần diện tích công trình phụ, rất tốn kém. Thiết nghĩ, quy định này không mang lại hiệu quả gì cho việc ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong phòng karaoke mà đáng quan tâm là ý thức của chủ trong tổ chức kinh doanh, lương tâm đạo đức của người hành nghề, sự sâu sát giáo dục gần gũi của các tổ chức đoàn thể ở địa bàn dân cư thì mới có thể làm lành mạnh hóa môi trường hoạt động karaoke. Cũng theo Nghị định 11, ngay trong thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke phải có kèm văn bản đồng ý của các hộ liền kề trong khu dân cư. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu các hộ liền kề có kiến nghị không chấp thuận về quán karaoke ngay trong thời gian quán karaoke đang hoạt động thì phải làm thế nào? Câu tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại Thành phố HCM.doc