Xuất khẩu của nước ta hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Một số nước có đồng tiền giảm giá nên hàng xuất khẩu của họ rẻ hơn, lấn sân một số thị trường của Việt Nam. Chúng ta không thiếu các tổ chức cho vay để thực hiện việc xuất khẩu nhưng vấn đề chủ yếu cầu giải quyết hiện nay đối với tín dụng ưu đãi là thiếu nguồn vốn. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có một tổ chức hỗ trợ về vồn thoả đáng cho Doanh nghiệp hoạt động chẳng hạn như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm rủi ro xuất khẩu, hỗ trợ vốn cho bán hàng trả chậm.
58 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Cơ sở cho sự tồn tại và prát triển của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm cơ sở sản xuất của Công ty hơn 10.000 m2 .
Cả 2 cơ sở này nhà xưởng tương đối khang trang và đầy đủ tiện nghi.
Công ty hiện có 15 dây chuyền sản xuất bao bì mềm gồm 30 đơn vị máy với công suất 1.000 tấn/năm trị giá khoảng 7 tỷ đồng Việt Nam.
Ngoài ra Công ty còn có 05 xe vận tải từ 1 đến 5 tấn chuyên chở hàng cho khách.
3-Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của Công ty đa dạng, gồm nhiều chủng loại, mẫu mã, kích cỡ khác nhau.
Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành công nghiệp ngày một tăng góp phần đẩy mạnh sự nghiệp “Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá” đất nước. Trong đó công nghiệp bao bì đã và đang phát triển mạnh trên thị trường, ngày nay các nhà sản xuất đã thấu hiểu chuỗi xích tăng giá trị sản phẩm bao gồm tất cả các khâu đầu vào, chế biến (sản xuất) đầu ra. Marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán là các khái niệm phổ thông trong nền kinh tế thị trường. Việc đóng gói với bao bì tốt, đẹp là một việc vô cùng quan trọng trong các khâu hoạt động này. Bao bì, đóng gói đẹp hấp dẫn sẽ tăng được giá trị háng hoá, vì nó không những có tính năng bảo quản mà nó còn có tính năng thẩm mỹ cho hàng hoá. Bao bì có tính quảng cáo rất lớn, thu hút sự chú ý ban đầu của người mua, tăng sự tín nhiệm của khách hàng và tạo uy tín cho nhà sản xuất. Thực tế cho ta thấy hàng hoá với bao bì đẹp sẽ bán được với giá cao hơn.(khi cùng một chất lượng bên trong) hoặc sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn (khi cùng một giá cả). Đây chính là sự phản ánh của hành vi khách hàng trong nền kinh tế hàng hoá. Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đã nhận thức rõ điều đó, nên đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm và dùng nhiều loại bao bì, đóng gói đẹp từ nhiều chất liệu khác nhau. Đây chính là cơ hội tốt cho ngành công nhiệp bao bì phát triển.
Trong những năm gần đây túi bọc, gói bọc bằng bao bì nhựa mềm đã xuất hiện nhiều ở nước ta. Việc dùng những túi này đã trở thành thói quen của người bán, hàng hoá gói bọc bằng nilon mỏng trở thành thị hiếu của mọi người. Đây là những loại túi nhẹ, khối tích nhỏ, không thấm nước, mức độ trong suốt có thể in hoa hoặc chữ... có thể điều chỉnh tuỳ loại hàng, khách hàng. Do đó nó rất tiện lợi cho nhà sản xuất kinh doanh và người mua sắm hàng. Thực tế sử dụng những loại bao bì túi này chúng có những ưu điểm sau:
- Hình thức đẹp, trang nhã với các mẫu in đa dạng trên đó có thể truyền đạt cho người sử dụng nhiều thông tin về sản phẩm bên trong như: thành phần, đặc tính, cách sử dụng, bảo quản...
- Chất liệu và kích cỡ bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, giữ được các đặc tính của sản phẩm bên trong như: giòn, khô, bền...
- Thời gian bảo quản sản phẩm lâu nhờ các đặc tính cách nhiệt, chống ẩm, cản ánh sáng... nhờ vậy sản phẩm được bảo quản tốt trong thời gian vận chuyển.
- Đáp ứng được yêu cầu khắt khe về vệ sinh thực phẩm và tránh độc hại. Nhiều loại màng mỏng cho phép người mua nhìn được hàng bên trong, có thể nhận biết được loại hàng. Mặt khác còn tăng được tính hấp dẫn cho sản phẩm.
Túi nilon mỏng ngày càng được dùng nhiều, càng được đa dạng hoá về chất liệu, kiểu dáng, chất lượng và công năng. Nó được làm túi xách, bao gói khi bán hàng và cũng như làm bao bì bảo quản được đóng cố định với sản phẩm từ trong xưởng sản xuất, túi nilon được dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, làm bao gói cho các loại hàng đóng gói như: bánh, mứt, kẹo, mì chính, chè, đường... cho ngành dệt và may mặc sẵn: túi bọc quần áo, chăn màn.. cho mọi ngành sản xuất khác kể cả điện tử và chế tạo máy (làm túi gói các linh kiện, chi tiết.... ) cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức của người tiêu dùng, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường, bao bì đóng gói luôn được quan tâm cải tiến kế cả kiểu dáng lẫn chất lượng, mẫu mã...
4- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Công ty đã tìm hiểu thị trường, định hướng chính xác mặt hàng sản xuất, nắm được nhu cầu của thị trường và dự đoán cầu trong các năm tới. Công ty đã lập dự án đầu tư chiều sâu sản xuất các loại bao bì công suất 1000 tấn/năm và đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Uỷ ban Khoa học Hà Nội phê duyệt dự án vào năm 1992 bằng các nguồn vốn: tự có, vốn vay và vốn ngân sách cấp, hàng năm Công ty đã đầu tư các loại máy móc thiết bị mới hơn có đặc tính kỹ thuật cao hơn, có năng suất, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường phía Bắc và xuất khẩu.
Trong cơ chế thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều tổ chức, Doanh nghiệp tư nhân cùng sản xuất chung một loại mặt hàng. Vì vậy tính cạnh tranh cao.
Công ty nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản xuất cho phù hợp với điều kiện hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh. Để thực hiện được sản lượng kế hoạch của các năm vấn đề mấu chốt là phải khai thác và mở rộng thị trường.
Xác định chiến lược về thị trường, có các biện pháp phối hợp tốt trong quá trình tiếp thị để mở rộng thị trường và tạo thế cạnh tranh. Công ty phải mở rộng hợp tác với các cơ quan, đơn vị bạn hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh phía Bắc.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. Tạo nguồn đầu vào và đầu ra vững chắc.
5- Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được khép kín thành một chuỗi mắt xích tại các khâu: thời gian ngắn, sản phẩm của Công ty sản xuất đơn giản, gọn nhẹ khi sản phẩm được hoàn thành thì nhập kho có xác nhận của thủ kho.
Sơ đồ1;Quá trình sản xuất của sản phẩm túi nilon mỏng.
Đơn đặt hàng
Hợp đồng ký kết
Thiết kế mẫu
Cắt dán đáy túi
In
Thổi màng
KCS đóng gói
Đột quai túi
Sản phẩm
Tất cả các quy trình trên đều được làm trên máy móc hiện đại. Sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, tiết kiệm tối đa hao phí vật tư, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường.
6- Đặc điểm về bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị.
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng KH - TT
Phòng tài vụ
Phòng TC - HC
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng
tạo hạt
Phân xưởng PP
Phân xưởng HD
Phân xưởng LD
Phân xưởng Carton sóng
Chức năng nhiệm vụ: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty có dạng cơ cấu trực tuyến hợp cơ cấu này hình thành từ việc kết hợp cơ cấu tổ chức trực tuyến nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của từng loại hình tổ chức riêng biệt.
Lãnh đạo Công ty là một Giám đốc, là người chỉ huy cao nhất trong Doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước tập thể cán bộ công nhân viên chức trong Doanh nghiệp về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất, cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên chức, là người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp trong việc thực hiện đường nối chính sách pháp lệnh của Nhà nước.
Giúp việc Giám đốc có các Phó giám đốc là người được Giám đốc uỷ quyền cao nhất trong việc tổ chức và điều hành quản trị Doanh nghiệp từ khâu tổ chức sản xuất đến quá trình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm. Phó giám đốc là người trực tiếp chỉ huy các trưởng ngành và thường là người có quyền cao nhất thay mặt cho Giám đốc quyết định những vấn đề liên quan đến sản xuất và báo cáo tình hình công việc cho Giám đốc.
Bộ máy của công tư được hình thành từ hai tuyến
- Tuyến chức năng: gồm các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc ở từng lĩnh vực:
+ Phòng hành chính tổ chức: Điều hành nhân sự, tổ chức đào tạo cán bộ, tổ chức thi tay nghề... công tác hành chính văn phòng...
+ Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ xây dựng phương án về tài chính, tổ chức các quyết định về tài chính, quản lý vốn, phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phòng kế hoạch thị trường: Xây dựng các kế hoạch gồm:
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Dự thảo các hợp đồng mua bán vật tư và tiêu thụ sản phẩm
Các hoạt động Marketing, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Chịu trách nhiệm trong công tác đối ngoại, quan hệ ngoại giao với khách hàng, quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp.
+ Phòng kỹ thuật: Trực tiếp tham giai quản lý máy móc, thiết kế, chất lượng sản phẩm, nghiêm cứu và đầu tư chiều sâu... tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo cho sản xuất hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao nhất.
- Tuyến dọc (trực tuyến): bao gồm các phân xưởng dưới sự lãnh đạo của Giám đốc.
Các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của Công ty.
7. Đặc điểm về lao động
Bảng 2: Bảng về cơ cấu lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1999
2000
Tổng số lao động của Công ty
Người
210
250
Trong đó:
1- Số thương binh
Người
115
100
Tỉ lệ
%
54,76
40
Con em thương binh và người ngoài
Người
95
150
Tỉ lệ
%
45,24
60
2- Theo giới tính
- Nam
Người
179
215
Tỉ lệ
%
85,24
86
- Nữ
Người
31
35
Tỉ lệ
%
14,76
14
3- Theo độ tuổi
- Dưới 30
Người
42
75
Tỉ lệ
%
20
30
- Từ 31 đến 45
Người
153
160
Tỉ lệ
%
72,86
64
Trên 45
Người
15
15
Tỉ lệ
%
7,14
6
4- Theo trình độ
- Đại học và trên đại học
Người
6
8
Tỉ lệ
%
2,85
3,2
- Trung cấp và cao đẳng
Người
10
10
Tỉ lệ
%
4,76
4
- Phổ thông
Người
194
232
Tỉ lệ
%
92,38
92,8
5- Tính chất lao động
- Trực tiếp lao động
Người
194
232
Tỉ lệ
%
92,38
92,8
- Gián tiếp lao động
Người
16
18
Tỉ lệ
%
7,62
7,2
Qua bảng cơ cấu lao động trên ta thấy tổng số lao động của năm sau cao hơn năm trước 40 người. Điều này cho thấy Công ty hoạt động có hướng mở rộng hơn.
Số thương binh có giảm 15 người nhưng số con em thương binh và người ngoài tăng 55 người qua đó ta thấy lực lượng lao động trẻ có sự bổ sung lớn cho Công ty.
Lao động chủ yếu của Công ty là Nam, năm 1999 có 179 người chiếm 85,24 % ; năm 2000 có 215 người chiếm 86%.
Phần lớn lao động từ độ tuổi 31 đến 45 năm 1999 có 153 người chiếm 72,86%, năm 2000 có 160 người chiếm 64% còn lao động trẻ dưới 30 đã tăng so với năm 1999.
- Cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học: 8 người chiếm 3,2% ở năm 2000 tăng 2 người so với năm 1999.
- Cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp 10 người chiếm 4%, về số tuyệt đối thì không tăng so với năm trước.
- Số còn lại là lao động phổ thông chủ yếu là con em thương binh trình độ văn hoá 12/12, tăng lên 38 người so với năm trước.
- Số anh en thương bệnh binh trình độ văn hoá chủ yếu hết cấp II.
Thời trai trẻ các anh phải lên đường cầm súng đánh Mỹ. Khi đất nước hoà bình các anh từ chiến trường trở về, lại phải lo sản xuất tự nuôi bản thân mình và gia đình mình (vì trợ cấp của Nhà nước quá ít ỏi, không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày).
Vì vậy các anh chủ yếu là lao động phổ thông, không được đào tạo qua trường lớp nào cả, thời bao cấp sản phẩm do Công ty làm ra, do Nhà nước chỉ đạo và bao tiêu cả đầu vào và đầu ra, sản phẩm tốt, xấu cùng đều tiêu thụ được hết, máy móc sản xuất đơn giản do thợ thủ công trong nước tự chế tạo ra. Trong quá trình làm việc các anh tự học hỏi và mày mò ra kinh nghiệm. Khi Nhà nước không còn bao cấp nữa thì đây quả là một thách thức lớn đối với Công ty.
Lãnh đạo Công ty đã họp nhau lại, bàn bạc cách làm ăn. Tìm sản phẩm cho thích hợp với sức khoẻ, thương tật và trình độ của anh em.
Qua 1 thời gian tương đối dài mày mò tìm tòi. Công ty đã tìm thấy sản xuất bao bì túi xốp siêu thị ở thị trường Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc còn bỏ ngỏ. Công ty đã đầu tư chiều sâu vào mặt hàng này. Một mặt Ban Giám đốc cho người viết dự án về quy trình sản xuất túi xốp siêu thị, để trình lên cấp trên vay vốn đầu tư sản xuất. Một mặt gửi một số cán bộ nhanh nhậy có trình độ vào Miền Nam để học tập quy trình sản xuất bao bì nhựa. Mặt khác thuê giáo viên có am hiểu sâu sắc về mặt hàng bao bì nhựa đến tại Công ty để giảng dạy tại chỗ bằng lý thuyết và thực hành cho công nhân.
8-Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty.
8-1 Đặc điểm về thiết bị
Để mở rộng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty, tạo khả năng cạnh tranh, duy trì các thị trường đã có, mở ra cơ hội xâm nhập tìm kiếm thị trường mới. Trong 2 năm qua (1999 -2000) Công ty đã đầu tư gần 1 tỷ đồng vào máy móc thiết bị và đã đầu tư đúng mức:
Công ty đã trang bị máy Fax, máy photo, máy vi tính cho các phòng ban để lưu trữ, thu nhập và xử lý thông tin
Bảng 3: Bảng trang thiết bị chủ yếu
Tên thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Năm sản xuất
Nước sản xuất
Tình trạng hiện nay
1. Máy thổi màng
Cái
12
1975-1980
Đài Loan
Đang sử dụng
2.Mát cắt rán
Cái
12
1978-1980
Đài Loan
Đang sử dụng
3. Máy đột dập (1,5kw)
Cái
4
1990-1995
Việt Nam
Đang sử dụng
4. Máy in 7 màu
Cái
2
1990-1993
Đài Loan
Đang sử dụng
5. Máy thổi in liên hoàn
Cái
1
1992-1995
Singapore
Đang sử dụng
Qua trên ta thấy được một số trang thiết bị chủ yếu được sản xuất ở thập kỷ 70- 80 máy là được nhập ngoại. Vậy là trang thiết bị của Công ty, Công ty đã và đang sử dụng tối đa công suất của chúng và có một số máy sản xuất ở thập kỷ 90 và được coi là hiện đại.
8-2: Công tác quản lý chất lượng sản phẩm và kiểm tra kỹ thuật:
Trong cơ chế thị trường, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để sản phẩm có sức cạnh tranh và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm còn thể hiện khả năng tiếp nhận của thị trường đối với sản phẩm bao bì nilon mỏng.
Quản lý chất lượng sản phẩm và kiểm tra kỹ thuật phải thực hiện ở tất cả mọi khâu từ chuẩn bị sản xuất, trong qúa trình sản xuất, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. Trên dây chuyền sản xuất mỗi công nhân tự kiểm tra kỹ thuật và chất lượng ở công đoạn mình sản xuất, công đoạn sau có trách nhiệm kiểm tra kỹ thuật của công đoạn trước tránh tình trạng sản phẩm sai hỏng vẫn tiếp tục sản xuất.
Cán bộ kỹ thuật viên của phân xưởng và tổ sản xuất có trách nhiệm hướng dẫn công nhân trên dây chuyền sản xuất sản phẩm đúng quy trình kỹ thuật. Trong những năm qua, Công ty thực hiện công tác vận động phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao năng suấ lao động và chất lượng sản phẩm. Thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục sai sót và nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm, thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới thích hợp vào sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm
9- Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng.
Do hoạt động theo cơ chế thị trường cho nên Công ty đã sản xuất mặt hàng bao bì nhựa các loại này để phục vụ nhu cầu của các tỉnh phía Bắc.
Với mặt hàng này thì phần lớn là nguyên vật liệu được nhập khâu trực tiếp bằng cách mở LC tại ngân hàng. Nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là các hạt nhựa được nhập khẩu trực tiếp của Đài Loan, Thái Lan, Nhật không phải mua qua các tổng đại lý.
Bảng 4; Các loại nguyên vật liệu chính.
Hạt nhựa
Hạt màu
Mực in
Hạt HDKK
Hạt HDPE 5604F
Hạt LLDPE - FVK
Hạt HDPE 5840B
Hạt LLDQUAMQR
Hạt PP bẩn
Hạt AEZ 86
Hạt LD 1905
Hạt HDPE 51A
Hạt PP P600F
Hạt LD 1200
Hạt SUNCAL
Hạt màu đỏ
Hạt màu xanh lá
Hạt màu xanh dương
Hạt màu vàng
Hạt màu trắng
Hạt màu đen
Mực đỏ cờ nội
Mực đỏ cờ NTT
Mực đỏ thẫm OPI
Mực đỏ sen
Mực đỏ sen HMK
Mực xanh dương
Mực xanh lá
Mực xanh tím
Mực tím
Mực vàng
Mực trắng
Mực đen
Dung môi in lô.
Nguyên vật liệu các hạt nhựa là các chất dẻo, nhiệt độ nóng chảy thấp.
III - Một số phương hướng và giải pháp của Công ty đã và đang thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1- Phương hướng sản xuất kinh doanh.
1.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh:
Thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của Sở giao, phấn đấu giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cho các năm 1997 - 1999 bình quân đạt 14 - 15%/năm.
Năm 1998 - 2000 là năm cuối của thập kỷ 20, là năm bản nề đưa đất nước vào thời kỳ hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Do vậy, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có định hướng đúng đắn cho từng thời kỳ, từng giai đoạn để Công ty ngày càng ổn định và phát triển.
Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là phải giữ vững sản xuất và phát triển sản xuất.
Đảm bảo đời sống và việc làm cho cán bộ, công nhân viên nhất là các đối tượng chính sách.
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại cho từng sản phẩm của Công ty.
Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả dự án "Bao bì cao cấp màng phức hợp". Dự án này được thực thi đã tăng doanh thu cho Công ty, nộp ngân sách tăng giải quyết được thêm lao động có việc làm.
1-2. Công tác tiếp cận thị trường:
Nhanh chóng đổi mới lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành sản xuát cho phù hợp với điều kiện hoạt động, mở rộng quy mô phạm vi kinh doanh. Để thực hiện được sản lượng kế hoạch của các năm, vấn đề mấu chốt là phải khai thác và mở rộng thị trường.
Xác định chiến lượng về thị trường, có các biện pháp phối hợp, tốt trong quá trình tiếp thị để mở rộng thị trường và tạo thế cạnh tranh. Công ty đã mở rộng hợp tác với các cơ quan, đơn vị bạn hàng mở rộng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh phía Bắc.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, tạo nguồn đầu vào và đầu ra vững chắc.
1-3. Tiếp tục nguồn đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao năng lực cán bộ.
Đầu tư máy móc, thiết bị: Công ty đã xác định đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị trong cơ chế thị trường hiện nay là một trong những yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Công ty đã có dự án khả thi đầu tư chiều sâu sản xuất bao bì cao cấo màng phức hợp với công suất 14.400.000m2/năm . Với tổng trị giá đầu tư là 8,5tỷ đồng. Dự án này đã được Thành phố phê duyệt theo quyết định số 4751/QĐ - UB ngày 06/12/ 1999.
1-4. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới.
Xây dựng nội quy an toàn sử dụng máy móc thiết bị.
Xây dựng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng loại sản phẩm.
Kiểm tra đôn đốc các phân xưởng thực hiện chế độ 5 quản (quản lý, kế hoạch, vật tư, thiết bị, lao động, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm).
Nghiên cứu cải tiến mẫu mã tạo ra những sản phẩm mới, đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại.
2- Một số giải pháp của Công ty
2-1- Đào tạo con người :
Luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công nhân viên nhằm ổn định tình hình nội bộ để cho người lao động luôn yên tâm gắn bó với sự nghiệp của Công ty.
Tổ chức đào tạo kiện toàn độ ngũ kế cận máy, tạo điều kiện cho người lao động điều khiển máy với thao tác thuần thục mau lẹ có thể khắc phục được những sự cố hỏng hóc nhẹ của máy.
Cử một số đồng chí có năng lực đi học về quản lý. Hàng năm thường xuyên tổ chức rèn luyện thi tay nghề, thi thợ giỏi để bình xét xếp bậc thợ.
2-2 Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đây là vấn đề mấu chốt cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty lấy định mức kinh tế kỹ thuật làm trọng tâm để xây dựng điều tiết giá thành, kịp thời đảm bảo đầu vào và đầu ra hợp lý, đảm bảo sản xuất có lãi: Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm.
Đổi mới công nghệ là quá trình phát minh, phát triển và dựa vào thị trường để tạo ra những sản phẩm mới, công nghệ mới.
2-3 Thực hiện tích luỹ vốn, nâng cao vốn tự có.
Trên cơ sở sản xuất phát triển, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Trên cơ sở tích luỹ các quỹ của xí nghiệp, đây là cơ sở để cải thiện đời sống cho người lao động đặc biệt là thương bệnh binh.
2-4 Phát động phong trào thi đua:
Phát huy phong trào thi đua lao động sản xuất làm chủ công nghệ mới, tiết kiệm vật tư, giữ gìn trang thiết bị.
Hàng tháng có bình xét khen thưởng kịp thời bằng vật chất. Do đó đã thúc đẩy, khuyến khích cán bộ, công nhân viên tích cực trong lao động sản xuất.
2-5 Cải cách thủ tục hành chính:
Bộ máy của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt, thủ tục hành chính đơn giản không gây phiền hà cho khách hàng cũng như người lao động
2-6 Không ngừng chiếm lĩnh thị trường :
Để mở rộng thị trường và tạo thế cạnh tranh thì phải mở rộng hợp tác với các cơ quan, Doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở thêm các đại lý tiêu thụ sản phẩm.
2-7 Hoạt động tài chính tổng hợp:
Có kế hoạch đầu tư phát triển phù hợp, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào việc huy động vốn để làm sao có được mức vốn kế hoạch để ra. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển được hình thành từ vốn vay tín dụng, vốn vay của các tổ chức trong và ngoài nước, vốn đầu tư của Nhà nước, vốn tự có của Công ty.
Đối với Công ty thì dựa vào 2 nguồn chính đó là:
- Vốn vay tín dụng.
- Vay của tổ chức nước ngoài (Đài Loan) mua thiết bị trả chậm.
Trước hết cần tập trung chuẩn bị tốt cơ sở cho việc huy động vốn là tập các dự án khả thi và các thủ tục có liên quan, phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc chuẩn bị, theo dõi, quản lý vốn đầu tư cho dự án. Khi vay được vốn cần tập trung đầu tư gọn và dứt điểm để phát huy hiệu quả của đồng vốn.
2-8 Đẩy mạnh hoạt động liên doanh giữa các Công ty.
- Liên doanh để tạo nguồn vốn: Có nhiều phương thức để tạo cho sản xuất, các chủ thể sở hữu vốn liên kết kinh tế với nhau góp vốn để hình thành Công ty (xí nghiệp) hoặc Công ty cồ phần: các Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để thu hút thêm nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
- Liên doanh về cung cấp vật tư lao vụ: liên doanh giữa các đơn vị chế biến, khai thác, sản xuất vật tư.
- Liên doanh để tiêu thụ sản phẩm: Hoạt động liên kết kinh tế để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đồng thời tạo lập mở thị trường đầu ra.
- Hoạt động liên doanh để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động, cán bộ kỹ thuật quản lý cho Doanh nghiệp có thể diễn ra dưới các hình thức sau: Hợp đồng liên kết kinh doanh bồi dưỡng, đào tạo theo từng lớp, đợt cho những đối tượng cụ thể. Hoạt động liên doanh này tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên, đáp ứng nhu cầu đào tạo trực tiếp cho các Doanh nghiệp.
- Liên doanh giữa các Công ty, các Doanh nghiệp phải lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn để phấn đấu. Chống khuynh hướng liên doanh không lành mạnh
IV- Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội
1- Phân tích hiệu quả sử dụng lao động:
Sớm nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng lao động có hiệu quả, Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội trong mấy năm qua đã không ngừng hoàn thiện và sắp xếp lại nguồn nhân lực trong Công ty mình. Từ đó khai thác triệt để năng lực và sức sáng tạo của ngườii lao động, tiến tới nâng cao hiệu quả trong công việc sử dụng nguồn nhân lực này. Qua số liệu thực tế thu nhập được ta có bảng sau (số liệu trích từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh).
Bảng 5: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện
So sánh
tính
1999
2000
+/-
%
1. Tổng doanh thu
Triệu đồng
12.112
18.614
+6.502
153,68
2. Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng
532
638
+106
119,93
3. Tổng số lao động
Người
210
250
+40
119,05
4. Số lao động trực tiếp
Người
194
232
+38
119,59
5. Số lao động gián tiếp
Người
16
18
+2
112,5
6. Năng suất lao động
(6=1/3)
Triệu đồng/
người
57,676
74,456
+16,78
129,09
7. Doanh thu của lao động trực tiếp (7=6 x 4)
Triệu đồng
11189,144
17.273,79
+6.084,646
154,38
8. Doanh thu của lao động gián tiếp (8= 6x 5)
Triệu đồng
992,816
1.340,208
+417,392
145,23
9. Sức sản xuất
(9 = 3/2)
Triệu đồng/ người/năm
0,3947
0,39185
-0,0029
99,28
10. Sức sinh lợi
(10 = 2/3)
Triệu đồng/ người/năm
2,533
2,552
+0,019
100,75
11. Suất hao phí
(11 = 3/4)
Người/ triệu đồng
0,01734
0,01343
-0,00391
77,45
Từ bảng phân tích ta thấy: Năng suất lao động của Công ty năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 16,78 triệu đồng/người/năm hay đạt mức so sánh 29,09%. Nguyên nhân sự tăng lên của chỉ tiêu năng suất lao động là so số lượng doanh thu của năm 2000 nhiều hơn năm 1999 là 6.502 triệu đồng.
(doanh thu của: Bao bì nhựa HD tăng 3460 triệu đồng
Bao bì nhựa PE tăng 2716 triệu đồng
Bao bì PP tăng 56 triệu đồng
Bao bì Carton tăng 114 triệu đồng
Dịch vụ tăng 156 triệu đồng)
tăng 53,68% nhờ số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại mặt hàng đã tăng lên ở năm 2000 so với năm 1999. Mặc dù ta thấy số lượng công nhân năm 2000 tăng 40 người nhưng nó không làm ảnh hưởng mấy tới chỉ tiêu năng suất lao động vì tốc độ tăng của nó nhỏ (19,05%), tốc độ tăng lao động này nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Doanh thu của lao động trực tiếp tăng lớn 6084,646 triệu đồng, số so sánh là tăng 54,38% so với năm 1999. Doanh thu của lao động gián tiếp tăng 417.392 triệu đồng, tăng 45,23% so với năm 1999. Sự tăng này là do năng suất lao động tăng mạnh và do sự tăng lên của lao động trực tiếp 38 người tăng 19,59% so với năm 1999 và lao động gián tiếp tăng 2 người 12,5%.
Thực tế thì danh lợi lao động năm 2000 tăng lên so với năm 1999 ở mức 0,019 triệu đồng/người/năm hay đạt 0,75%. Đây là kết quả tốt đối với Công ty và là kết quả của sự biến động hợp lý gắn với 2 nhân tố là lợi tức sau thuế và lượng lao động bình quân tại Công ty. Đó là sự biến động tăng của cả 2 nhân tố trong đó nguyên nhân chính dẫn đến sức sinh lợi tăng là do tốc độ tăng của lợi tức sau thuế năm 2000 so vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0337.doc