Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan, là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải làm

PHỤ LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ

1. Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế.

1.1 Khái niệm

1.1.1 Các quan điểm về vốn của các nhà kinh tế học

1.1.2 Các cách nhìn nhận khác về vốn

1.1.3 Các đặc trưng của vốn

1.2 Phân loại vốn

1.2.1 Căn cứ theo nguồn hình thành

1.2.2 Căn cứ theo nội dung vật chất vốn

1.2.3 Căn cứ vào hình thái biểu hiện

1.2.4 Căn cứ vào phương thức luân chuyển

1.2.5 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển

1.3 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế.

1.3.1 Về mặt pháp lý

1.3.2 Về mặt kinh tế

2. Hiệu quả sử dụng vốn

2.1 Quan điểm và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

2.1.1 Quan điểm hiệu quả sử dụng vốn

2.1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

3.1 Các yếu tố chủ quan tác động đến hiệu quả sử dụng vốn

3.1.1 Trình độ nhân sự

3.1.2 Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh

3.1.3 Chu kỳ sản xuất

3.1.4 Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp

3.2 Các yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả sử dụng vốn

3.2.1 Thị trường sản xuất, tiêu dùng, thị trường các yếu tố đầu vào

3.2.2 Tiến bộ công nghệ khoa học kỹ thuật

4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG NGÂN HÀNG

1. Khái quát về Công ty xây dựng Ngân hàng

1.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng

1.1.1 Sản phẩm có tính chất cố định nơi sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất thuỷ văn và khí hậu

1.1.2 Sản phẩm xây dựng có quy môt lớn, kết cấu phức tạp

1.1.3 Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản

1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

1.3 Đặc điểm về bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ

1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn

2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

3.1 Ưu điểm

3.2 Nhược điểm

3.3 Nguyên nhân của sự yếu kém

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG NGÂN HÀNG

1. Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới

1.1 Những thuận lợi trong thời gian tới

1.2 Những khó khăn

1.3 Nhiệm vụ kế hoạch năm 2004

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

2.1 Tăng hiệu quả sử dụng tổng vốn

2.2 Tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định

2.3 Tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.3.1 Quản lý vốn bằng tiền tốt hơn

2.3.2 Quản lý tốt hơn các khoản phải thu

2.3.3 Quản lý tốt hơn hàng hoá dữ trữ

2.3.4 Thực hiện tốt công tác dự toán vốn

3. Một số kiến nghị

3.1 Đối với Công ty

3.2 Đối với Nhà nước

 Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan, là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng chi phí vốn, vì doanh nghiệp sẽ không tiết kiệm được một phần thuế nhờ lãi vay. Tuy nhiên nếu sử dụng nợ quá cao thì cũng không tốt. 3.1.4. Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp - Đặc điểm, tính chất của sản phẩm sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Sản phẩm là kết quả của sự kết hợp các yếu tố đầu vào, vì vậy sản phẩm là yếu tố phản ánh chính xác nhất chi phí sản xuất. Đây là cơ sỏ để doanh nghiệp xác định số lượng vốn cần thiết để sản xuất sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh bị ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn, việc ứ đọng hay thiếu vốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Vốn bị ứ đọng thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi cơ hội đầu tư khác, còn thiếu vốn thì doanh nghiệp phải trả chi phí cho việc huy động vốn. Ngoài ra đặc điểm và tính chất của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của của sản phẩm, sự giảm sút hay gia tăng khối lượng hàng hoá trong tiêu thụ có tác động rất lớn đến chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp. 3.2. Các yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả sử dụng vốn 3.2.1. Thị trường sản xuất, tiêu dùng, thị trường các yếu tố đầu vào… Thị trường là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự ổn định của thị trường sẽ là cơ sở cho sự ổn định doanh nghiệp. - Với thị trường sản xuất ảnh hưởng đên khả năng sản xuất và khả năng cạnh tranh của công ty. Khi trên thị trường có nhiều nhà sản xuất cung ứng một loại sản phẩm nào đó lúc này doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt, khả năng sản xuất có thể bị thu hẹp lại. Hay nói cách khác là doanh nghiệp phải chi tiêu vốn nhiều hơn, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. - Với thị trường tiêu dùng : sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự yêu cầu và đòi hỏi cao của người tiêu dùng sẽ làm cho khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp giảm đi, hàng hoá sẽ bị tồn kho nhiều hơn điều này sẽ dẫn đến sự ứ đọng vốn trong khâu lưu thông. Hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. -Thị trường các yếu tố đầu vào : Đây là những yếu tố giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục. Sự biến động của thị trường này tất yếu sẽ dẫn đến sự biến động quá trình sản xuất của công ty, làm cho quá trình sản xuất bị ngưng trệ, công suất máy móc không được sử dụng hết, sức lao động của nhân công bị lãng phí, hợp đồng kinh tế không thực hiện được…tất cả sẽ làm giãm hiệu quả sử dụng vốn. Không những vậy mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 3.2.2. Tiến bộ công nghệ khoa học kỹ thuật … Công nghệ bao gồm bốn yếu tố : kỹ thuật , con người, tổ chức và thông tin, bất kể một sự thay đổi nào của bốn yếu tố này tất yếu sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính các yếu tố này sẽ phần nào tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chẳng hạn như sự thay đổi của yếu tố kỹ thuật sẽ làm cho hệ thống máy móc của doanh nghiệp sẽ lạc hậu hơn so với các doanh nghiệp khác, đây chính là hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bị giảm rõ rệt, nó còn nghiêm trọng hơn khi doanh nghiệp mới trang bị lại các thiết bị, hệ thống dây chuyền sản xuất. Tốc độ hao mòn vô hình sẽ tỷ lệ nghịch với hiệu quả sử dụng vốn.Còn yếu tố thông tin sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Sự mất cân xứng về thông tin sẽ làm giảm hiệu quả của dự án đầu tư. Thông tin ở đây có thể là thông tin thị trường, thông tin về đối thủ cạnh tranh, hay là thông tin về khách hàng…Nếu doanh nghiệp có đầy đủ thông tin sẽ giúp họ có cách nhìn tổng quan hơn, chính xác hơn từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp. Trong giai đoạn kinh tế nước ta đang hội nhập, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau. Sự khắt khe của người tiêu dùng buộc doanh nghiệp phải sử dụng tốt những đồng vốn của mình mới hy vọng đứng vững và phát triển được. Hơn nữa hiện nay khi mà nguồn vốn trung và dài hạn tương đối khan hiếm, các ngân hàng thường sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn nên chi phí để doanh nghiệp sử dụng vốn vay tương đối cao. Mặt khác thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn hình thành nên đang có nhiều vấn đề hạn chế như các nhà đầu tư chưa tham gia nhiều vào thị trường chứng khoán, tổng giá trị huy động được từ thi trường còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với GDP, khối lượng hàng hoá trên thị trường vẫn còn ít, chất lượng hàng hoá chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư, vì vậy mà việc huy động vốn trên thị trường này thực sự là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Trước những khó khăn và thách thức như vậy thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan. Khi doanh nghiệp sử dụng đồng vốn có hiệu quả thì mọi thứ có thể diễn ra rất thuận lợi từ việc huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất, cạnh tranh với các đối thủ khác, có thêm nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường…Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện được việc “bảo toàn và phát triển vốn”. Đây là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra trước khi đi vào sản xuất kinh doanh Chương II thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Ngân hàng 1. Khái quát về Công ty xây dựng Ngân hàng 1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng 1.1.1. Sản phẩm có tính chất cố định nơi sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất thuỷ văn và khí hậu - Nơi tiêu thụ sản phẩm cố định - Nơi sản xuất biến động nên lực lượng thi công( lao động, thiết bị thi công, vật tư kỹ thuật) luôn luôn di động. - Chất lượng, giá cả phụ thuộc và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp điều kiện tự nhiên. 1.1.2. Sản phẩm xây dựng có quy môt lớn, kết cấu phức tạp. - Vì sản phẩm xây dựng phần lớn là tài sản cố định - Kết cấu của sản phẩm phức tạp, nhiều hạng mục công trình mỗi công trình thì phải có những bản thiết kế riêng. - Khối lượng vốn đầu tư lớn vào vật tư, lao động và máy móc thi công. Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của ngành kinh doanh khác. - Các công trình xây dựng thường có thời gian sử dụng rất dài, nên phải gánh chịu nhiều rủi ro( sự thay đổi điều kiện tự nhiên, sự biến động về giá cả các yếu tố đầu vào) - Sản phẩm của ngành xây dựng là yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất khác nên nó co ý nghĩa quyết định đối với các ngành kinh doanh khác. 1.1.4 Sản phẩm xây dựng mang tĩnh chất tổng hợp về kỹ thuật – kinh tế – văn hoá, xã hội – thẩm mỹ và quốc phòng. - Khi sản phẩm xây dựng được hình thành thì điều đầu tiên cần phải xem xét là nó có được thực hiện theo đúng bản vẽ, có tuân theo các quy trình xây lắp, có hiệu quả kinh tế, có phù hợp với phong tục tập quán văn hoá xã hội ở nơi công trình được xây dựng, công trình đó có tính thẩm mỹ không và nó có phục vụ cho đất nước khi có chiến tranh không. 1.1.5 Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc và riêng lẽ - Để có được một công trình xây dựng thì chủ đầu tư thường phải bỏ ra một khối lượng vốn lớn, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của công ty, vì vậy nó thường mang tính chất đơn chiếc và riêng lẽ. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Trước nhu cầu đòi hỏi thực tế của ngành Ngân hàng và sự phát triển của đất nước, vào tháng 7 –1971 Ban xây dựng Ngân hàng đã được thành lập theo quyết định số 218/QĐ - NH do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký. Nhiệm vụ chính của ban trong thời gian này là xây dựng và sữa chữa các kho tàng và nhà cửa trong ngành. Trực thuộc Ngân hàng hàng Ngân hàng Việt Nam. Ngay từ khi thành lập ban xây dựng Ngân hàng đã có tới 38 nhân viên và công nhân với một phòng tài vụ. Ban xây dựng Ngân hàng chịu sự chỉ đạo của cục phó và một trưởng ban. Từ năm 1971 – 1993 cùng với sự phát triển của ngành, Ban xây dựng cũng đã có sự phát triển cao hơn như xây dựng kho tàng và sản xuất các bao bì phục vụ ngàng Ngân hàng. Lúc này Ban xây dựng có khoảng 50 nhân viên. Cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng ban, 1 phó ban, đội nề, đội mộc, phòng vật tư, phòng tổ chức.Mỗi đội mỗi phòng đều có một đội trưởng một đội phó. Đến năm 1987, theo quyết định số 114/QĐ -NH ngày 9/10/1978 do Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước ký thành lập Xí nghiệp xây lắp Ngân hàng từ Ban xây dựng. Lúc này cơ cấu tổ chức của Công ty gồm một Chủ nhiệm, hai Phó chủ nhiệm và các phòng ban : Phòng kỷ thuật; Phòng Vật tư ; Phòng Tài vụ ; Phòng Hành chính ; Một đội xe ; Hai đội nề ; Một đội mộc Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty lúc đó 84 người. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Xây lắp Ngân hàng là xây dựng va sữa chữa kho tàng nhà xưởng trong ngành Ngân hàng nhưng có quy mô lớn hơn trước. Từ ngày 20/1/1993, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Căn cứ theo pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23/5/1990. Căn cứ vào luật tổ chức Chính Phủ ngày 30/9/1992. Căn cứ vào quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp của Nhà nước Việt Nam ban hành, kèm theo Nghị Định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 và Nghị Định số 115/HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Căn cứ theo ý kiến của Thủ Tướng Chính Phủ về thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước tại thông báo số 19 ngày 11/12/1992 của Văn phòng Chính phủ. 1) Quyết Định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước xí nghiệp xây lắp Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước. 2) - Xí nghiệp được phép đặt trụ sở tại xã Thanh Trì huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. - Tổng mức vốn kinh doanh đến thời điểm 1/1/1992 là 1.328.000.000 đồng.Trong đó: vốn cố định là : 568 triệu đồng vốn lưu độn là : 760 triệu đồng Phần ngân sách Nhà nước cấp là : 1.114.000.000 đồng Phần thuộc công ty là : 214.000.000 đồng - Ngành nghề kinh doanh: ngành xây dựng Ngày 25/7/1995 Quyết Định của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ cho Xĩ nghiệp xây lắp Ngân hàng. Căn cứ pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23/5/1990 Căn cứ vào nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ và Cơ quan ngang Bộ Căn cứ vào công văn bổ sung 2266/UB –KHH ngày 13/7/1995 của Uỷ ban kế hoạch kế hoá Nhà nước thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ cho phép đổi tên và bổ sung ngành nghề. Theo đề nghị của Giám đốc Xí nghiệp xây lắp Ngân hàng và Phó Vụ Trưởng, Trưởng phòng Quản lý Xí nghiệp Ngân hàng Nhà nước. Quyết Định đổi tên Xí nghiệp xây lắp Ngân hàng thành Công ty xây dựng Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Bổ sung nhiệm vụ cho Công ty xây dựng Ngân hàng được kinh doanh trong các ngành nghề: + Cải tạo và trang trí nội thất, ngoại thất các công trình + Kinh doanh vật liệu xây dựng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là ngành Ngân hàng Công ty xây dựng Ngân hàng ngày càng được bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Ngày 21/5/2002 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997 – QH 10 ngày 12/12/1997; căn cứ vào luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995; căn cứ vào nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 38/CP ngày 11/6/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện nghị định 50/CP; theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính và Giám đốc Công ty xây dựng Ngân hàng. Quyết định bổ sung ngành nghề kinh doang cho công ty như sau. + Tư vấn( không bao gồm thiết kế công trình), đầu tư xây dựng dự án + Kinh doanh,cung ứng, lắp đặt thiết bị cho công trình xây dựng, thiết bị cơ điện lạnh, máy xây dựng, bảo trì bảo dưỡng thiết bị phục vụ cho công trình, điều hoà, thang máy, máy phát điện, chống thấm và chống mối. Từ khi được thành lập đến nay Công ty xây dựng Ngân hàng không ngừng phát triển, luôn luôn hoàn thành chỉ tiêu mà Nhà nước và ngành Ngân hàng giao cho. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình Ban giám đốc công ty và tập thể công nhân viên trong Công ty đã khai thác có hiệu quả về năng lực, về máy móc thiết bị, không ngừng đổi mới thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình xây dựng… đồng thời công ty cũng chú trong nâng cao trình độ tay nghề, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, cải thiện điều kiện cho người lao động đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của Công ty cũng như nhu cầu phát triển toàn ngành vã của xã hội. Công ty đã cụ thể hoá các chế độ chính sách của Nhà nước và ngành giao cho hằng năm bằng việc xây dựng các nội quy, quy chế nội bộ nhưng vẫn tuân thủ pháp luật để nhằm góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng và sự phát triển lớn mạnh của Công ty, đồng thời giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội tại các đơn vị cũng như tại các địa phương mà công ty đang tham gia thi công xây dựng các hạng mục công trình… Tốc độ phát triển của Công ty không ngừng tăng lên, hiệu quả, năng suất và chất lượng cũng như thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, về nhân lực Công ty xây dựng Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi, vững vàng tinh thông nghề nghiệp có khả năng tham gia đấu thầu và xây dựng tất cả các hạng mục công trình vừa và nhỏ có chất lượng cao. Trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng Ngân hàng đến nay đã hơn 30 năm mà chưa hề xảy ra sự cố công trình hay tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Những yếu tố tạo nên sự thành công của Công ty xây dựng Ngân hàng trong những năm qua là Cong ty luôn luôn đảm bảo thực hiện tốt những yêu cầu về chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc của bên chủ công trình do đó Công ty đã được khách hàng tín nhiệm. Đến nay quy mô hoạt động tham gia đấu thầu, thi công xây dựng của Công ty đã vươn rộng ra khắp cả nước. Hiện nay Công ty đã có chi nhánh, văn phòng giao dịch rộng khắp cả nước. Về hiệu quả kinh tế trong những năm qua vừa thực hiện chủ trương của Nhà nước và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty đã đề ra mục tiêu tăng năng suất hiệu quả lao động làm cơ sỏ cho việc chỉ đạo sản xuất thi công công trình xây dựng của Công ty. Do có chủ trương đường lối và phương hướng đúng đắn, đồng thời biết vận dụng nhạy bén những chế độ cơ chế chính sách khuyến khích của Nhà nước trong cơ chế thị trường nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được trong thời gian qua là tương đối tốt. 1.3. Đặc điểm về bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ Cho đến nay tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty xây dựng Ngân hàng là 180 người trong đó: Nam 121 người, Nữ là 59 người Trình độ đại học: 72 người Trình độ trung cấp: 40 người Nhân viên và lao động: 68 người Để điều hành và tổ chức sản xuất thi công xây dựng Công ty đã tổchức bộ máy quản lý như sau. Sơ đồ bộ máy Công ty Xây dựng Ngân Hàng Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tchc Vpđd mn Xnxl Số 1 Xnxl Số 4 Phòng khkt Xnxl Số 5 Xntv đt Phòng Ks Vptv G.sát Xnxl Số 2 Xnxl Số 3 Xnxl Số 6 Phòng kttv Ch-kd vlxd đội tc số 8 đội tc số 12 đội tc số 16 đội tc số 6 đội tc số 7 đội tc số 9 đội tc số 11 Ban cn số 10 Ban cn số 8 Xưởng Cơ khí Ban cn số 18 Ban cn số 17 Qua sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng Ngân hàng ta thấy được Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng, đồng thời phát huy được vai trò tham mưu, giúp việc của các phòng ban chức năng trực thuộc. Giám đốc quản lý mọi hoạt động sản xuất thi công của Công ty một cách gián tiếp thông qua ban Giám đốc và bốn phòng chức năng. Khi cần thiết Giám đốc có thể chỉ đạo trực tiếp đối với các đội sản xuất và các bộ phận quản lý khác nhau trong Công ty. Các phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của phòng ban đảm nhận. Đồng thời phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mà giám đốc giao cho. Các phòng ban này phải là những bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công việc và chức năng mà mình quản lý. - Ban Giám đốc làm việc trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Giám đốc Công ty là người đứng đầu doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám Đốc là người có quyền hành cao nhất trong Công ty. - Phó giám đốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỹ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty. Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc những công việc được Giám đốc Công ty uỷ quyền. - Phòng tổ chức hành chính +Là bộ phận kiểm tra việc chấp hành các quy định cuả Công ty như : quản lý lao động, tuyển chọn ký kết hợp đồng lao động thời vụ quý năm, sử dụng hợp lý cán bộ quản lý và công nhân trong sản xuất, đảm bảo tốt các chế độ chính sách đối với người lao động bao gồm các công tác trả tiền lương và bảo hiểm xã hội…Đây cũng là bộ phận quản lý lưu trữ văn thư, công văn, thiết bị văn phòng và bảo vệ. + Phòng tổ chức hành chính bao gồm một trưởng phòng, một phó phòng và một số cán bộ công nhân viên, ngoài ra còn có một tổ bảo vệ. + Trưởng phòng tổ chức hành chính do Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm, và phải chịu trách nhiệm về công việc mình được giao với Giám đốc. - Phòng kế hoạch kỹ thuật + Là bộ phận có nhiệm vụ giúp Giám đốc xây dựng các mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh thi công xây dựng các công trình vừa và nhỏ của Công ty trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác thi công xây dựng các công trình, các đội sản xuất. Tổ chức hoàn thiện hồ sơ đấu thầu các công trình, kiểm tra những nội dung chi tiết trong hợp đồng kinh tế với khách hàng. Cử cán bộ thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng xây dựng công trình của các đối sản xuất, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn cũng như định mức giá của Bộ Xây Dựng ban hành hướng dẫn các đơn vị sản xuất quyết toán công trình nhan chóng. Đồng thời đây cũng là bộ phận thực hiện nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đổi mới công nghệ kỹ thuật sản xuất thi công xây dựng, giảm quỹ thời gian tăng năng suất lao động, khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc. + Phòng kế hoạch kỹ thuật bao gồm: một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên. Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật do Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và toàn Công ty về công việc của mình. - Phòng kế toán – tài vụ + Là bộ phận có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty thực hiện những quy định trong điều lệ tổ chức hạch toán kế toán Nhà nước, hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện nghiệp vụ công tác kế toán – tài vụ, hạch toán thống kê ở mỗi đội sản xuất để báo cáo kịp thời số liệu cũng như tính hợp pháp của chứng từ sổ sách kế toán. Cung cấp kịp thời đầy đủ theo kế hoạch của từng công trình mà các đơn vị sản xuất yêu cầu khi có xác nhận khối lượng thi công, hàng tháng phòng kế toán – tài vụ phải tổ chức kiểm tra đối chiếu các chứng từ kế toán, nguồn thu công nợ… Thu hồi vốn nhanh chóng đầy đủ kịp thời sau khi quyết toán được duyệt, xây dựng kế hoạch tài chính, sử dụng vốn sản xuất có hiệu quả. Chịu trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo định kỳ, theo dõi và thanh toán các hợp đồng kinh tế. + Kế toán trưởng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm nâng lương, khen thưởng, kỹ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty. Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật - Phòng kiểm soát + Tham mưu giúp Giám đốc kiểm tra, thanh tra toàn bộ các mặt tài chính của toàn Công ty. Giúp đỡ các đội thi công về mặt sổ sách giấy tờ có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chuyên trách hướng dẫn việc chấp hành các chế độ chính sách của Công ty đối với nhà nước. Giám sát tổng hợp các mặt như: hồ sơ chứng từ, thông tin nội bộ…Đồng thời thực hiện mọi công việc theo ban lãnh đạo. + Phòng kiểm soát bao gồm một trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên. Trưởng phòng kiểm soát do Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trươc Giám đốc và trước toàn bộ Công ty về công việc của mình. - Bộ phận sản xuất của Công ty được chia làm 7 xí nghiệp sản xuất và một số Ban, đội chủ nhiệm công trình. Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất. Trong mỗi đội công nhân đều có thể phục vụ sản xuất chính vừa có thể trực tiếp tham gia thi công xây dựng đảm bảo đúng tiến độ thi công chất lượng và thiết kế công trình. + Mỗi đội sản xuất đều có một đội trưởng và một phó đội trưởng. Với cơ cấu tổ chức như thế là tương đối phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty. Đồng thời giữa các đội cũng đã có sự phân chia trách nhiệm và mỗi người trong đội cũng vậy nhằm mục đích tiến hành sản xuất kinh doanh được thuận lợi. - Văn phòng giao dịch giúp cho Công ty tìm kiếm và thực hiện ký kết các hợp đồng, đồng thời là nơi giao dịch giữa Công ty vơi khách hàng. Văn phòng giao dịch cũng là bộ giúp cho công ty mở rộng được thị trường kinh doanh, tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng. + Ngoài ra trong mỗi phòng ban đều có các bột phận Đoàn thể nhằm chăm lo các điều kiện vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên của công ty, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt mọi công việc. Với cơ cấu tổ chức như vậy trong những năm qua Công ty xây dựng Ngân hàng luôn là đơn vị đạt thành tích tốt trong công tác thi đua trong ngành. Công ty xây dựng Ngân hàng luôn hoàn thành các chỉ tiêu mà nhà nước giao cho, đời sống vật chất, tinh thân của cán bộ ngày càng được nâng cao. Điều kiện làm việc cũng được cải tiến đáng kể như: các phòng ban đã có chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với thành viên; giữa các phòng ban thi thi đua với nhau; các phòng ban đều được trang bị các thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy trộn bê tông, máy cắt, máy phay… 1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty Kết qủa kinh doanh của Công ty xây dựng Ngân hàng được thể hiện qua các bảng báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh sau. Bảng cân đối kế toán Công ty xây dựng Ngân hàng (bảng I) Tài sản Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A.TSLĐ & ĐT ngắn hạn 41.383.882.752 56.772.923.966 88964435847 I.Tiền 6.090.736.822 37.956.604.808 7917269386 1.Tiền mặt tại quỹ 2.053.118.636 1.328.186.309 1006661903 2.Tiền gửi ngân hàng 4.037.618.186 2.467.418.499 6910607481 II.Khoản phải thu 24.471.752.587 24.945.325.789 35980907285 1.Phải thu khách hàng 17.334.882.070 10.892.947.386 9589459331 2.Trả trước cho người bán 628.356.650 1.172.002.676 621084726 3.Thuế VAT được khấu trừ 166.033.894 45.756.543 87276170 4.Phải thu nội bộ 1.333.604.738 12.826.775.005 25419977249 5.Các khoản phải thu khác 5.008.875.235 57.844.179 263109809 6.Dự phòng khoản phải thu 0 (50.000.000) 0 III.Hàng tồn kho 6.509.002.901 19.497.396.541 35313692896 1.NL, vật liệu tồn kho 493.428 493.428 2.Công cụ, dụng cụ 59.218.921 13.845.392 7859318 3.Chi phí sx, kd dở dang 6.449.290.552 19.133.454.474 34768522499 4.Hàng hoá tồn kho 0 349.603.247 537311079 IV.TSLĐ khác 4.312.390.442 8.534.596.828 9752566280 1.Tạm ứng 4.047.687.032 8.330.360.998 9413505312 2.Chi phí trả trước 264.703.410 204.235.830 339060968 B.TSLĐ & ĐT dài hạn 1.406.344.044 1.866.566.886 1505805845 I.TSCĐ 1.018.283.751 1.866.566.886 1470843845 TSCĐ hữu hình 1.018.283.751 1.866.566.886 1470843845 - Nguyên giá 2.071.906.478 3.272.713.302 311439953 - Gía trị hao mòn luỹ kế (1.053.622.727) (1.406.146.416) (1.640.596.108) II.CPXD cơ bản dở dang 388.060.293 34.962.000 Tổng tài sản 42.790.226.796 58.639.490.852 90.470.241.692 Nguồn vốn Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A.Nợ phải trả 37.261.505.817 52.251.219.415 83.340.740.653 I.Nợ ngắn hạn 36.000.440.187 50.797.682.424 82.259.477.653 1.Vay ngắn hạn 11.464.487.689 19.265.751.544 21.909.341.099 2.Phải trả người bán 11.662.978.784 12.911.975.979 15.527.550.597 3.Người mua trả trước 2.401.785.202 3.060.425.365 14.263.590.800 4.Thuế & khoản thuế phải nộp 487.141.821 (582.435.106) (740.329.544) 5.Phải trả công nhân viên 25.424.400 2.793.402 60.845.802 6.Phải trả cho các đơn vị 1.852.830.366 12.771.531.706 25.400.340.249 7Khoản phải trả phải nộpkhác 8.105.791.925 3.367.639.534 5838.498.950 II.Nợ khác 1.261.065.630 1.453.536.991 1.081.227.000 Chi phí phải trả 1.261.065.630 1.453.536.991 1.081.227.000 B.Nguồn vốn chủ sỏ hữu 5.528.720.979 6.388.271.437 7.129.537.039 I.Nguồn vốn, quỹ 5.528.720.979 5.833.861.297 6.430.801.438 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.773.332.791 3.974.139.615 4.171.940.266 2.Quỹ đầu tư phát triển 1.251.374.462 656.760.711 1.140.846.922 3.Quỹ dự phòng tài chính 254.973.674 254.9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0053.doc
Tài liệu liên quan