LỜI MỞ ĐẦU
Chương
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
I Thông tin về Công ty
1 Tên gọi
2 Địa chỉ giao dịch
3 Hình thức pháp lý
4 Ngành và lĩnh vực kinh doanh
II Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1 Quá trình hình thành
1.2 Các giai đoạn phát triển
2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty
2.1 Về sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh
2.2 Về lao động
2.3 Về nguyên vật liệu
2.4 Về công nghệ, máy móc và thiết bị
3 Chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển
3.1 Chiến lược kinh doanh của Công ty
3.2 Kế hoạch phát triển trung và dài hạn
III Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty giai đoạn 2005 tới nay
1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2 Nhận xét
IV Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1 Khái niệm về vốn và cơ cấu vốn
2 Khái niệm về hiệu quả vốn và chỉ tiêu đánh giá hiệu
3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty. Tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng chi phí đã giúp cho Công ty giảm lỗ trong năm đầu từ: 392.641.066 đồng (8 tháng/2005) còn: 327.754.269 và có lãi trong năm thứ hai: 1.836.708.386 đồng. Các số liệu này cho ta thấy thực chất sự tăng trưởng trong đầu tư và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Số liệu về nộp ngân sách phản ánh các khoản thuế Công ty đã thực hiện với Nhà nước trừ khoản ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2005 là: 262.524.623 đồng, năm 2006 là: 291.894.671 đồng và 920.306.045. Tổng số thuế mà Công ty đã nộp từ khi hoạt động đến hết 31/12/2007 là: 1.474.725.339 đồng cho thấy rằng Công ty ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh sinh lời còn rất chú trọng đến nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội.
Tóm lại, từ các số liệu tại Bảng 9 phản ánh về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm vừa qua cho thấy rằng: Công ty đã và đang đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nên tận dụng tối đa các cơ hội và sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt được kết quả cao hơn nữa nhằm tăng trưởng ổn định thu được nhiều lợi ích cho bản thân, cho công đồng và xã hội.
IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
1. Khái niệm về vốn và cơ cấu vốn
Vốn là một trong những nguồn lực đầu tiên hình thành và có vai trò quan trọng bậc nhất trong mọi hoạt động kinh tế. Nó là nguồn cung ứng ban đầu cho các hoạt động mang tính kinh tế và là phương tiện để thực hiện các hoạt động mang tính kinh tế. Nguồn vốn trong Doanh nghiệp được xem như nguồn máu trong cơ thể người, nó lưu thông tuần hoàn trong Doanh nghiệp nhằm nuôi sống và làm lớn mạnh cho Doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu Doanh nghiệp có nguồn máu tốt sẽ khỏe mạnh và phát triển và ngược lại, nguồn máu không tốt sẽ làm cho Doanh nghiệp ốm đau, bệnh tật,...
Cơ cấu vốn là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn cố định và tỷ trọng nguồn vốn lưư động trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Sự phân bổ nguồn vốn theo cơ cấu phụ thuộc vào hoạt động của từng Doanh nghiệp và do Doanh nghiệp tự quyết định.
2. Khái niệm về hiệu quả vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Hiệu quả đó là mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong hoạt động kinh tế thì hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tồn tại và phát triển, Doanh nghiệp nào cũng phải xem xét các kết quả của quá trình hoạt động so với các chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả trong một hoạt động phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực cung ứng cho hoạt động đó. Hiệu quả kinh tế của một nền phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ sử dụng các yếu tố của nền sản xuất đó, tiêu chuẩn của nó là tối thiểu hóa chi phí hoặc tối đa hóa kết quả có tính tới các yếu tố nguồn lực hay yếu tố ràng buộc khác.
Hiệu quả vốn là việc sử dụng hợp lý vốn trong hoạt động kinh tế nhằm phát huy tối đa năng lực của nguồn vốn. Hiệu quả vốn cũng là sự so sánh kết quả của các hoạt động kinh tế tương tự như nhau sau một khoảng thời gian nhất định nhằm đánh giá khả năng và trình độ của lực lượng sử dụng nó. Trong điều kiện khan hiếm nguồn lực như hiện nay, Doanh nghiệp nào sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình mới có thể tồn tại và trụ vững được.
Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày một hạn hẹp và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực là vấn đề sống còn của Doanh nghiệp.
(a) Số vòng quay của vốn: là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản: so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu. Hệ số vòng quay nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
Số vòng quay =
Doanh thu từ hoạt động chính
Tổng tài sản
(b) Số vòng luân chuyển hàng hóa: là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa phù hợp với thị trường. Chỉ tiêu này rất thường dùng khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng luân chuyển =
Trị giá hàng bán ra theo giá vốn
Trị giá hàng tồn kho bình quân
(c) Thời hạn thanh toán
Thời hạn thu tiền: thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ
Thời hạn thu tiền =
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình quân 1 ngày
Trong đó,
Các khoản phải thu BQ =
Các khoản phải thu (đầu kỳ + cuối kỳ)
2
Hệ số trên về nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phưong thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm cụ thể.
Thời hạn trả tiền: kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả cho nhà cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền tệ trong kinh doanh
Thời hạn trả tiền =
Các khoản phải trả bình quân
Giá vốn bán hàng bình quân 1 ngày
(d) Tỷ suất Doanh thu/ Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh (Vốn kinh doanh) sẽ thu được bao nhiêu đơn vị Doanh thu. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Tỷ suất Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu/ =
Vốn kinh doanh Tổng số vốn kinh doanh
(e) Tỷ suất Lợi nhuận/ Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng sẽ thu được bao nhiêu đơn vị Lợi nhuận khi bỏ ra một đơn vị Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh (vốn kinh doanh). Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Tỷ suất Tổng lợi nhuận
Lợi nhuận/ =
Vốn kinh doanh Tổng số vốn kinh doanh
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nền kinh tế quốc dân hiện tại ở Việt Nam đang dần hội nhập với kinh tế quốc tế, sự canh tranh mỗi lúc lại thêm phần gay gắt. Các Doanh nghiệp Việt Nam mới thoát khỏi ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường với rất nhiều sự tự chủ về: vốn, lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn công nghệ ứng dụng, lựa chọn nguồn nhân lực phù hợp,... và đề là các nguồn lực bên trong của Doanh nghiệp. Với trình độ của mình, mỗi Doanh nghiệp lại có một cách sử dụng khác nhau các nguồn lực hiện có để đạt được kết quả vào cuối các chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Sự tận dụng hiệu quả các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính (vốn) nói riêng tạo ra một kết quả tốt hơn cho Doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích hơn cho Doanh nghiệp đó và cho toàn xã hội.
Chương II:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
I. TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO CÁC NGUỒN VỐN CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Công ty TNHH NISHU Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại với ngành nghề chính là: Sản xuất và cung ứng sơn và chất phủ bề mặt cao cấp. Sản phẩm chủ yếu là hệ thống sản phẩm sơn hệ nước trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng cung ứng trên toàn quốc thông qua kênh phân phối chính là hệ thống các Đại lý bán hàng. Với đặc thù là nhà sản xuất, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn để trang bị cở sỏ vật chất từ nhà xưởng sản xuất, kho vật tư, kho thành phẩm, trang thiết bị dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải vận chuyển,... đến cung ứng vốn dự trữ nguyên vật liệu, hàng thành phẩm, chí phí quản lý và chi phí cho bán hàng.
Do đó, để đảm bảo các nguồn tài trợ lành mạnh và an toàn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có giải pháp tốt giải quyết được nhu cầu về vốn. Công ty huy động nguồn góp ban đầu (nguồn vốn chủ sở hữu) của các thành viên sáng lập, một phần dùng để mua sắm trang thiết bị dây chuyền công nghệ, thiết bị và phương tiện,... sau đó thế chấp tlượng tài sản này để vay lại vốn trung hạn bổ sung cho nguồn vốn lưu động, một phần dành để dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất với sản lượng sản xuất ban đầu khá lớn để cung ứng ồ ạt ra thị trường. Việc phân bổ nguồn vốn cho tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ) hợp lý sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Xem xét các số liệu tại Bảng 10, ta thấy rằng: Tổng tài sản của Công ty năm 2006 so với 2005 đã tăng thêm về lượng là 5 tỷ 370,8 triệu tương đương tỷ lệ là 51% và năm 2007 so với năm 2006 tăng 28 tỷ 102 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 177% là do Công ty mở rộng thị trường, lượng hàng hoá luân chuyển nhiều, doanh thu tăng các khoản chi cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng theo, đáng kể nhất là hoạt động đầu tư dài hạn trong năm 2007 khiến TSCĐ & ĐTDH tăng cao.
Điều này cho thấy quy mô và kết cấu về tài sản của Công ty tăng lên. Tài sản lưu động và tài sản cố định là hai yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng có vai trò và tính chất khác nhau, sự biến động của chúng làm ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản.
Bảng 10: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị tính: triệu đồng VN
2005
2006
2007
Chênh lệch
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
Lượng
I. Tổng tài sản
10.520,1
100
15.890,9
100
43.992,9
100
+5.370,8
+28.102
1. TS Lưu động
8.024,7
76
13.673,5
86
22.663,9
51,5
+5.648,8
+8.990,4
2. TS Cố định
2.495,4
24
2.217,4
14
21.329,0
48,5
-278,0
+19.111,6
II. Tổng NV
10.520,1
100
15.890,9
100
43.992,9
100
+5.370,8
+28.102
1. Nợ phải trả
3.912,7
37
6.111,3
38,5
13.876,6
31,5
+2.198,6
+7.765,3
2. Vốn CSH
6.607,4
63
9.779,6
61,5
30.116,3
68,5
+3.172,2
+20.336,7
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH NISHU Việt Nam)
Tưong ứng với việc tăng tài sản, quy mô và kết cấu nguồn vốn cũng thay đổi, nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng chủ yếu Công ty huy động vốn tự có cho hoạt động đầu tư của mình chứ không dựa nhiều vào các khoản vay. Điều đó sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn, đồng thời cũng giảm được áp lực về tài chính, tự chủ động trong các hoạt động đầu tư.
II. TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ VỐN CỐ ĐỊNH
Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng VN
Năm
Tổng vốn
Vốn lưu động
Vốn cố định
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
2005
10.520,1
8.024,7
76
2.495,4
24
2006
15.890,9
13.673,5
86
2.217,4
14
2007
43.992,9
22.663,9
51,5
21.329,0
48,5
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH NISHU Việt Nam)
Từ bảng trên ta thấy vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn và có xu hướng giảm dần, nhưng đến năm 2007 do hoạt động đầu tư mạnh nên lượng vốn cố định tăng lên đáng kể. Ngược lại với vốn cố định, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, tuy nhiên đến năm 2007 giảm cũng do nguyên nhân đã nêu ở trên.
Bảng 12: Cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng VN
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lượng
(%)
Lượng
(%)
Lượng
(%)
TÀI SẢN
A
TSLĐ-ĐTNH
8.024,7
76
13.673,5
86
22.663,9
51,5
I
Tiền mặt
1.898,8
1.669,4
1.568,0
II
ĐTTC ngắn hạn
0,0
0,0
0,0
III
Phải thu
1.494,2
3.863,1
12.434,1
IV
Hàng tồn kho
4.559,0
7.610,1
8.649,2
V
TSLĐ khác
72,7
530,9
12,6
B
TSCĐ-ĐTDH
2.495,3
24
2.217,4
14
21.328,9
48,5
I
TSCĐ
2.450,8
2.184,3
2.533,9
II
ĐTTC dài hạn
44,5
33,1
18.795,0
Cộng tài sản
100
100
100
NGUỒN VỐN
A
Nợ phải trả
3.912,7
37
6.111,4
38,5
13.876,6
31,5
I
Nợ ngắn hạn
3.720,7
6.111,4
13.149,7
II
Nợ dài hạn
192,0
0,0
726,9
B
Vốn CSH
6.607,4
63
9.779,6
61,5
30.116,3
68,5
I
Vốn CSH
7.000,0
10.500
29.000,0
II
Nguồn khác
(392,6)
(720,4)
1.116,3
Cộng nguồn vốn
100
100
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH NISHU Việt Nam)
Bảng 12 cho ta thấy Công ty có cơ cấu tài sản thay đổi liên tục và chưa thật hợp lý. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn năm 2005 chiếm 76%; 2006 chiếm 86%; 2007 chiếm 51,5%. Tuy nhiên xem xét đến cơ cấu nguồn vốn ta thấy sự thống nhất giữa tỷ lệ của nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu.
Với đặc điểm là một Công ty sản xuất dự trữ nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa thì đây là điều dễ hiểu, năm 2007 Công ty đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh mở rộng.
III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1. Vốn lưu động
1.1. Cơ cấu vốn lưu động
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán các năm 2005, 2006 và 20075 ta có Bảng 13: Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn. Qua bảng số liệu ta thấy:
Năm 2005:
Tiền chiếm tỷ trọng 23,6% trong tổng số vốn lưu động trong đó chia đều cho 2 quỹ là tiền gửi Ngân hàng (chiếm 50% tổng số tiền), tiền mặt có tại quỹ của Công ty là 50% tổng số tiền mà Công ty có.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 18,6% trong tổng số vốn lưu động của Công ty, trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng (64,6% trong tổng số tiền phải thu), tiếp đến là thuế GTGT được khấu trừ (chiếm 34,5%), phần còn lại là các khoản phải thu khác.
Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của Công ty. Trong năm này, hàng tồn kho chiếm 56,8% vốn lưu động. Trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho chiếm 53,8 % và thành phẩm tồn kho chiếm 41,2%.
Bảng 13: Tài sản lưu động và Đàu tư ngắn hạn
Đơn vị tính: triệu đồng VN
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lượng
(%)
Lượng
(%)
Lượng
(%)
TSLĐ-ĐTNH
8.024,7
13.673,5
22.663,9
I
Tiền mặt
1.898,8
23,6
1.669,4
12,2
1.568,0
6,9
II
ĐTTC ngắn hạn
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
III
Phải thu
1.494,2
18,6
3.863,1
28,3
12.434,1
54,8
IV
Hàng tồn kho
4.559,0
56,8
7.610,1
55,7
8.649,2
38,2
V
TSLĐ khác
72,7
9,0
530,9
3,8
12,6
0,1
Cộng tài sản
8.024,7
100
13.673,5
100
22.663,9
100
Tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng 9% trong tổng vốn lưu động của Công ty, trong đó chủ yếu là chi phí trả trước cho các đơn vị chiếm 94,5%.
Năm 2006:
Tiền chiếm tỷ trọng 12,2% trong tổng số vốn lưu động trong đó chỉ có tiền gửi Ngân hàng chiếm 100% tổng số tiền, còn tiền mặt có tại quỹ của Công ty bằng 0.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 28,3% trong tổng số vốn lưu động của Công ty, trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng (90% trong tổng số tiền phải thu), phần còn lại là khoản trả trước cho người bán chiếm 10%.
Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của Công ty. Trong năm 2006, hàng tồn kho chiếm 55,7% vốn lưu động, trong đó tồn kho nguyên vật liệu chiếm hơn phần nửa (55,6%), tồn kho thành phẩm chiếm 32,1%, còn lại là bán thành phẩm.
Tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng 3,8% trong tổng vốn lưu động của Công ty, trong đó chủ yếu là các khoản thuế phải thu (chiếm 92,5%).
Năm 2007
Tiền chỉ chiếm tỷ trọng 6,9% trong tổng số vốn lưu động là tiền gửi Ngân hàng, tiền mặt có tại quỹ của Công ty không có.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất (54,8%) trong tổng số vốn lưu động của Công ty, trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng (99,2% trong tổng số tiền phải thu), phần còn lại là các khoản phải thu khác chỉ chiếm 0,8%.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng vốn lưu động của Công ty. Trong năm này, hàng tồn kho chiếm 38,2% vốn lưu động. Trong đó nguyên vật liệu tồn kho chiếm 53,5%, thành phẩm tồn kho 34,2%, còn lại là bán thành phẩm.
Tài sản lưu động khác vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể trong tổng vốn lưu động của Công ty. Trong năm 2007 Tài sản lưu động khác chỉ chiếm xấp xỉ 0,1% trong đó chủ yếu vẫn là tiền trả trước cho các đơn vị.
Tình hình biến động của hàng tồn kho
Năm 2006/2005, hàng tồn kho tăng 3.051,1 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 67%. Trong đó chủ yếu tăng giá trị nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm.
Năm 2007/2006, hàng tồn kho tiếp tục tăng thêm 1.039,1 triệu đồng (tr.đ) tương ứng với tỷ lệ tăng 13,65% . Trong đó chủ yếu tăng do dự trữ nguyên vật liệu.
Tình hình biến động của tài sản lưu động khác
Năm 2006/2005 tài sản lưu động khác tăng 458,2 tr.đ.
Năm 2007/2006 TSLĐ khác giảm mạnh so với năm trước, giảm 518,3 tr.đ.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.1. Tỷ suất Doanh thu/ Vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động sẽ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Tỷ suất Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
doanh thu/ =
vốn lưu động Tổng số vốn lưu động
Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính: triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2005
2006
2007
06/05
(%)
07/06
(%)
1. Doanh thu BH và CCDV
1.669,2
10.750,8
26.749,1
644
249
2. Lợi nhuận
(392,6)
(327,7)
1.836,7
110
273
3. Tổng số vốn LĐ
8.024,7
13.673,5
22.663,9
170,4
165,75
Tỷ suất doanh thu/ vốn lưu động
0,208
0,786
1,180
378
150
Tỷ suất lợi nhuận / vốn lưu động
(0,048)
(0,024)
0,081
102
83
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH NISHU Việt Nam)
Năm 2005, cứ bỏ ra 01 đồng vốn lưu động để kinh doanh thì Công ty thu được 0,208 đồng doanh thu. Sang năm 2006 con số này tăng lên 0,786 và đến năm 2007 thì là 1,18 đồng.
Nguyên nhân: Tỷ suất doanh thu/ vốn lưu động tăng từ 0,208 đơn vị năm 2005 lên 0,786 đơn vị năm 2006, tương ứng với tốc độ 378% là do doanh thu tăng có 644 % trong khi vốn lưu động chỉ tăng những 170,4%. Tương tự như vậy, năm 2007, tỷ suất doanh thu/ vốn lưu động tăng 150% là do mức tăng của doanh thu 249% lớn hơn so với mức tăng của vốn lưu động 165,75%.
Điều này cho thấy thị trường của Công ty đang có tăng trưởng tốt và để tăng doanh thu Công ty đã phải duy trì an toàn mức vốn lưu động.
Tỷ suất lợi nhuận/ VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng là lợi nhuận sẽ thu được bao nhiêu trên mỗi đơn vị vốn lưu động. Và được tính bằng công thức:
Tỷ suất Tổng lợi nhuận
lợi nhuận/ =
vốn lưu động Tổng số vốn lưu động
Năm 2005 và 2006, do Công ty phải bỏ ra lượng vốn lớn đầu tư vì vậy chi phí sẽ rất lớn hơn doanh thu, Công ty phải chịu lỗ kết chuyển bù khi có lãi. Đến năm 2007 thì Công ty đã có lãi và tính theo tỷ suất nêu trên cứ bỏ ra 100 đồng Công ty thu được 81 đồng lợi nhuận.
Năm 2006 Công ty giảm lỗ với năm 2005. Năm 2007 tăng tỷ suất 83% so với năm trước vì lợi nhuận tăng mạnh hơn mức tăng vốn lưu động.
1.2.3. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay của vốn lưu động
Số vòng quay Tổng số luân chuyển thuần
của vốn =
lưu động Tổng vốn lưu động
Trong đó:
Tổng số Tổng số Tổng số doanh Tổng số thu
luân chuyển = doanh thu thuần + thu thuần từ hoạt + nhập thập thuần
thuần về tiêu thụ động tài chính hoạt động khác
+ Kỳ luân chuyển
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Thời gian của Thời gian của kỳ phân tích
một vòng =
luân chuyển Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Từ các Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 ta có Bảng 15: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Bảng 15: Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn
Năm
So sánh
vị
2005
2006
2007
06/05 (%)
07/06 (%)
1. Tổng doanh thu BH-CCDV
tr.đ
1.669,2
10.750,8
26.749,1
644
249
2. Tổng số vốn LĐ
tr.đ
8.024,7
13.673,5
22.663,9
170,4
165,75
3. Thời gian của kỳ phân tích
ngày
365
365
365
-
-
Số vòng quay của vốn lưu động
vòng
0,208
0,786
1,180
378
150
Thời gian của một vòng luân chuyển
ngày
1.755
464
309
(378)
(150)
Năm 2005 vốn lưu động luân chuyển được 0,208 vòng, số vòng quay tăng dần 0,786 vòng ở năm 2006 và 1,18 vòng ở năm 2007.
Tương ứng với số vòng quay, thời gian luân chuyển một vòng vòng quay cũng thay đổi theo mỗi năm. Năm 2005 là 1,755 ngày, năm 2006 con số này còn 464 ngày và đến năm 2007 chỉ còn 309 ngày.
Nguyên nhân: Như đã phân tích, trong thời gian đầu đầu tư Công ty đã phải dự trữ khá nhiều vốn lưu động. Mặc dù giá trị doanh thu tăng 9.081,6 tr.đ (644%), nhưng giá trị vốn lưu động cũng gia tăng một lượng đáng kể thêm 5.648,8 tr.đ (170%) đã tác động đén số vòng quay của vốn lưu động tăng 378% kéo theo thời gian luân chuyển của vốn lưu động giảm từ 1.755 ngày xuống còn 464 ngày tương đương với tốc độ giảm 378%. Năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu là 249% và vốn lưu động vẫn tăng ở mức 165,5% cho nên số vòng quay của vốn lưu động vẫn tiếp tục tăng 150% nữa, kéo theo thời gian luân chuyển của vốn lưu động giảm từ 464 ngày xuống còn 309 ngày tương ứng với tốc độ giảm 150%.
Khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của Công ty luôn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu Công ty có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại.
Khả năng thanh toán hiện thời: Đây là chỉ tiêu cho biết, với tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có, Công ty có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Khả năng thanh toán hiện thời được tính như sau:
Hệ số khả năng Tổng tài sản lưu động và đầu tư dài hạn
thanh toán =
hiện thời Tổng số nợ ngắn hạn
Nhìn vào số liệu Bảng 16, ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty được đảm bảo.
Năm 2005, hệ số thanh toán hiện thời là 2,157. Với hệ số này thì 1 đồng vốn vay của Công ty được đảm bảo bằng 2,157 đồng tài sản.
Bảng 16: Khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng VN
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2005
2006
2007
06/05 (%)
07/06 (%)
1. Tổng TSLĐ-ĐTNH
8.024,7
13.673,5
22.663,9
170,00
165,75
2. Hàng tồn kho
4.558,9
7.610,1
8.649,2
167,00
113,65
3. Vốn tiền mặt
1.898,8
1.669,4
1.568,0
(113,75)
(106,5)
4. TSLĐ - HTK
3.465,8
6.063,4
14.014,7
175,50
231,10
5. Các khoản nợ ngắn hạn
3.720,7
6.111,3
13.149,7
164,25
215,20
Hệ số Khả năng thanh toán hiện thời
2,157
2,237
1,724
103,70
(129,75)
Hệ số Khả năng thanh toán nhanh
0,932
0,992
1,066
106,45
107,45
Hệ số Khả năng thanh toán nhanh bằng TM
0,510
0,273
0,119
(187,00)
(229,5)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH NISHU Việt Nam)
Năm 2006, hệ số này tăng lên 2,237 tương ứng với mức tăng là 103,7%. Có được mức tăng này là do trong năm này vốn lưu động tăng 170% trong khi các khoản nợ ngắn hạn tăng 164,25%.
Năm 2007, hệ số thanh toán hiện thời giảm 1,724 đơn vị, tương ứng với tỷ lệ giảm 129,75%. So với mức của năm 2006 thì năm nay Công ty đã gia tăng các khoản nợ ngắn hạn và tăng cả nguồn vốn lưu động. Vốn lưu động được tăng 165,75% trong khi các khoản nợ ngắn hạn tăng 215,2%.
Với hệ số thanh toán hiện thời như ta đã tính toán ở trên thì Công ty hoàn toàn có thể đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên hệ số này vẫn còn hơi thấp, Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc giảm nợ ngắn hạn và huy động tăng thêm vốn.
Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có ( = Tổng tài sản lưu động – hàng tồn kho), Công ty có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
Hệ số khả Tổng tài sản lưu động-hàng tồn kho
năng thanh =
toán nhanh Tổng số nợ ngắn hạn
Căn cứ vào những tính toán ở Bảng 16 ta nhận thấy:
Năm 2005: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,932, tức là cứ 1 đồng ngắn hạn phải trả thì Công ty có sẵn 0,932 đồng để trả.
Năm 2006: Cứ 1 đồng ngắn hạn phải trả thì Công ty có 0,992 đồng có sẵn để trả. Khả năng thanh toán nhanh so với năm 2005 cao hơn 0,060 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 106,45%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của hàng tồn kho (167%) thấp hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động (170%).
Năm 2007, hàng tồn kho lại tăng mạnh (113,65%) nên hệ số khả năng thanh toán nhanh lại tăng 107,45% lên 1,066 đơn vị.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là không cao trong khi hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số tài sản lưu động. Vì thế Công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, trong trường hợp cần thiết có thể sẽ phải bán gấp hàng hóa để trả nợ.
Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền mặt: Đây là chỉ tiêu cho chúng ta biết với số tiền mặt hiện có, Công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Hệ số thanh toán Vốn tiền mặt
nhanh bằng =
tiền mặt Các khoản nợ ngắn hạn
Từ Bảng 16 ta thấy:
Trong cả ba năm Công ty đều không có sẵn tiền mặt để đảm bảo thanh toán ngay. Năm 2005, với 100 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì Công ty chỉ có sẵn 51 đồng tiền mặt để trả. Sang năm 2006 con số này giảm còn 27,3 đồng nhưng lại giảm xuống còn 11,9 đồng ở năm 2007.
Nguyên nhân: Do các khoản nợ phải trả của Công ty khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, hơn nưa vốn tiền mặt của Công ty giảm dần theo các năm trong khi nợ ngắn hạn lại tăng cao đến 164,25% trong năm 2006 nên hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt giảm 187%. Năm 2005, vốn tiền mặt tiếp tục giảm trong khi nợ ngắn hạn tăng quá cao 215,2% làm hệ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt giảm còn 0,119 đơn vị tương đương với tỷ lệ giảm 229,5%.
Qua phân tích thấy rằng: nói chung khả năng thanh toán của Công ty là không cao. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Công ty, làm cho các nhà tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37255.doc