Nâng cao việc hiệu quả vận dụng quy chế huy động và sử dụng vốn trong các tập đoàn kinh tế, các công ty Nhà nước

Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu qua khi vận hành quy

chế huy động và sử dụng vốn

* Đối với Nhà nước

- Nhanh chóng bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quản lý

Nhà nước để phù hợp với các loại hình DN mới như TĐ. Bởi vì

cho đến nay đã qua 2 năm kể từ khi TĐ kinh tế đầu tiên được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập chưa có một cơ chế

hoạt động nào cho TĐ được ban hành. Trước mắt cần sớm ban

hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 199/2004/NĐ-CP

về quy chế quản lý tài chính của TCT Nhà nước và quản lý vốn

Nhà nước đầu tư vào DN khác

pdf25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao việc hiệu quả vận dụng quy chế huy động và sử dụng vốn trong các tập đoàn kinh tế, các công ty Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao việc hiệu quả vận dụng quy chế huy động và sử dụng vốn trong các tập đoàn kinh tế, các công ty Nhà nước Bài viết nghiên cứu quá trình vận hành quy chế quản lý tài chính mới về huy động và sử dụng vốn trong thời gian qua tại các tổng công ty Nhà nước, các tập đoàn kinh tế (TĐKT) hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Đây là mô hình tổ chức mới được áp dụng trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng kinh tế thị trường. Bài viết phân tích và nhận dạng các vấn đề nảy sinh, tìm nguyên nhân và đề xuất một số ý kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi áp dụng quy chế quản lý tài chính về huy động và sử dụng vốn trong các TĐKT, các tông công ty Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quy mô vốn của doanh nghiệp (DN) phụ thuộc vào cơ chế cấp phát vốn của Ngân sách Nhà nước (NSNN) và DN không phát huy được tính chủ động sáng tạo trong việc huy động vốn. Các Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh, các tổng công ty (TCT) và DN trong thời kỳ trước khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước được quản lý theo quy chế này. - Trong môi trường có sự điều tiết của Chính phủ; có sự mở rộng hơn các kênh thu hút vốn cho DN và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các công cụ tài chính khác nhau. Tuy nhiên, các DN phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của Chính phủ và bị kiểm soát tương đối chặt chẽ của các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Ngân hàng thương mại, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, cơ quan kiểm toán, cơ quan chủ quản... Hoạt động huy động vốn của DN bị kiểm soát một số mặt như: phương thức huy động vốn, công cụ tài chính và cơ chế báo cáo. - Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, hoàn toàn dựa vào các động lực kinh tế và cung cầu về vốn trên thị trường để định hướng cho các DN trong quá trình thu hút các nguồn tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Một xu thế đang nôi lên là quá trình phi điều tiết háo đối với hoạt động thu hút tài chính của các DN. Nhìn chung, hiện nay hầu hết các nước công nghiệp phát triển đang áp dụng phổ biến mô hình này. Tuy nhiên, mức độ tự do hóa và kiểm soát của Chính phủ ở các quốc gia khác nhau có những sắc thái khác nhau. Như vậy, mức độ phi điều tiết trong quy chế huy động vốn phụ thuộc vào một số yếu tố cụ thể của mỗi nền kinh tế: hệ thống tài chính và thị trường tài chính; hệ thống luật phát và vai trò can thiệp vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Hiện nay Nhà nước cho phép các TCT Nhà nước, các TĐKT được tự chủ động, linh hoạt trong quá trình huy động vốn nhưng không được phép làm thay đổi hình thức sở hữu. Theo điều 17 của Luật DN Nhà nước thì công ty Nhà nước có thể: huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn các tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tựu chịu trách nhiệm hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty. Mục tiêu của công tác huy động và sử dụng vốn là không ngừng mở rộng quy mô vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn (TĐ), TCT – một tiền đề cơ bản để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đổi mới quy chế huy động và sử dụng vốn còn nhằm khuyến khích các TĐ, các TCT nâng cao khả năng tích tụ vốn, đầu tư từ chính kết quả hoạt động của mình, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao. Thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn ở các TĐKT, các TCT Nhà nước khi áp dụng quy chế mới. Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ban hành kèm theo quy chế quản lý tài chính của TCT Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con bước đầu đã cho thấy nhiều ưu điểm: Một là, cơ chế quản lý tài chính hiện nay đã xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại TCT, đồng thời tạo quyền chủ động trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) của TCT. Hiện nay, với việc quy định rõ vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, cơ chế quản lý tài chính đã cơ bản giải quyết được vấn đề giao vốn, quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại TCT (công ty mẹ) và các Công ty con. Cơ chế quản lý tài chính đã tạo điều kiện để Công ty mẹ và các Công ty con huy động vốn phụ vụ nhu cầu của SXKD bằng nhiều hình thức khác nhau. Huy động vốn bằng hình thức vay của các ngân hàng thương mại mà không phải thế chấp tài sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCT rất nhiều. Trong những năm qua, các TĐKT, các TCT đã khai thác và cân đối nguồn vốn đảm bảo nhu cầu SXKD và đầu tư sản xuất cơ bản, mua sắm trang thiết bị, bổ sung vốn lưu động cho các công ty con, giải quyết khó khăn về vốn cho các công ty mới thành lập hoặc mới sáp nhập, góp phần đảm bảo tính cân đối trong TĐ, TCT. Hai là, cơ chế huy động vốn và sử dụng đã thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị trong toàn ngành. Dựa vào đó mới khai thách, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐ, và TCT. Ba là, cơ chế về thu sử dụng vốn đổi mới đã tạo nguồn đầu tư để lại cho TĐ, TCT, tháo gỡ một phàn khó khăn về vốn cho TĐ, TCT. Bốn là, chế độ khấu hao TSCĐ đã có sự đổi mới rõ rệt, nguyên tắc tinh khấu hao phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ đã từng bước khuyến khích thực hiện phương pháp khấu hao nhanh để tại điều kiện hiện đại hóa và đổi mới công nghệ. Chế độ khấu hao TSCĐ đã tạo điều kiện cho TCT thực hiện việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mình đối với Nhà nước về hoạt động quản lý tài sản. Bên cạnh những tác động tích cực cơ chế huy động và sử dụng vốn hiện nay của các TĐ kinh tế, các TCT còn có nhiều mặt hạn chế: Một là: cơ chế huy động và sử dụng vốn chưa phát huy được hết tính chủ động, sáng tạo của các công ty con: Việc phân cấp, phân quyền, nhất là quyền đầu tư, mua sắm, nhượng bán, cho thuê hoặc thế chấp, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho nợ... vẫn chưa được thiết lập cụ thể từ Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập cho đến Hội đồng quản trị và Giám đốc các công ty con. Vì lẽ đó, luôn có tính trạng đưa lên cấp trên chờ phê duyệt hoặc cấp trên ủy quyền một cách hình thức cho cấp dưới, gây khó khăn lúng túng cho các công ty. Quyết định kinh doanh của các công ty đôi khi vì thế mà bị chậm, bị động. Hai là: cơ chế điều hòa vốn của trong toàn TĐ, TCT chưa được xác định một cách rõ ràng, đầy đủ. Cái khó là ở chỗ việc điều hòa vốn và tài sản phải làm sao cho có hiệu quản nhất. Trên thực tế, việc điều hòa vốn của TĐ, TCT chưa được đặt trên nguyên tắc nhất định. TĐ, TCT áp dụng cách thức điều hòa vốn theo phương thức ghi tăng, ghi giảm vốn là chưa hiệu quả. Lý do là trong cơ chế thị trường từng công ty con lúc này thiếu vốn nhưng lúc khác lại thừa vốn cho SXKD, vì vậy, nếu điều động vốn từ đơn vị thừa vốn sang đơn vị thiếu vốn sẽ phải ghi tăng, ghi giảm vốn một cách thường xuyên, điều này là bất cập và không hiệu quả. Ba là: tổ chức thực hiện cơ chế huy động vốn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan. Cơ chế hoạt độn huy động vốn từ nội bộ còn rất khiêm tốn trong khi khả năng có thể huy động được nhiều hơn nữa cho SXKD do thủ tục rườm rà, cứng nhắc, hạn mức cho vay thấp, không đảm bảo vốn cho các dự án đúng tiến độ, thời hạn thanh toán ngắn, đôi khi các khoản vay giữa các công ty không thực sự tự nguyện mà do sức ép của Công ty mẹ. Ngoài việc huy động các nguồn lực trong nước, hiện Công ty mẹ chưa được phép huy động vốn trực tiếp từ các nguồn vốn từ nước ngoài. Các dự án của TCT đang thực hiện do TCT không được trực tiếp ký kết các hợp đồng tín dụng nên rất khó khăn trong việc huy động vốn thực hiện dự án. TCT muốn có được các hợp đồng tài trợ này bắt buộc phải thông qua Chính phủ, được sự bảo lãnh của Bộ Tài chính. Do vây, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rất hạn chế được đi đến trực tiếp các dự án của TCT, mà muốn có được thông thường đều phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian, dẫn đến chi phí vốn từ nước ngoài rất cao. Bốn là: một số TCT chưa phát huy được thế mạnh của tổ chức tài chính trung gian nhằm khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ nhu cầu phát triển. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu qua khi vận hành quy chế huy động và sử dụng vốn * Đối với Nhà nước - Nhanh chóng bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quản lý Nhà nước để phù hợp với các loại hình DN mới như TĐ. Bởi vì cho đến nay đã qua 2 năm kể từ khi TĐ kinh tế đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập chưa có một cơ chế hoạt động nào cho TĐ được ban hành. Trước mắt cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 199/2004/NĐ-CP về quy chế quản lý tài chính của TCT Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN khác, theo đó đưa ra các quy định, điều kiện, tiêu chí về huy động vốn, về đầu tư và thẩm quyền quyết định cho phù hợp vừa nhằm phát huy tính tự chủ của DN vừa nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước và giám sát của cơ quan đại diện, chủ sở hữu. Về lâu dài, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội ban hành Luật sử dụng vốn ngân sách vào kinh doanh. - Kiêm quyết thay đổi cơ chế giao vốn, cấp vốn bằng cơ chế đầu tư vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường trách nhiệm trong quản lý vốn, bảo toàn và phát triển vốn. TĐ, TCT là đại diện chủ sở hữu về vốn Nhà nước tại TĐ,TCT và chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn tại các công ty con và công ty liên kết, không được điều chuyển vốn của mình đầu tư tại công ty thành viên hạch toán độc lập và vốn, tài sản của công ty thành viên này theo phương thức không thanh toán, từ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty thành viên hạch toán độc lập hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Mọi quan hệ đều phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Điều này sẽ giúp khắc phục tình trạng công ty mẹ hiện nay vẫn thực hành quyền phán quyết về tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác của các công ty con, đảm bảo quyên tự chủ của các công ty con. - Cho phép khấu hao cả với những tài sản không cần dùng, chờ thanh lý để đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư. Việc không cho phép khấu hao đối với các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý là không hợp lý, điều này đã vi phạm nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Các TĐ, TCT cần được quyên chủ động hơn trong việc nhượng bán và thanh lý TSCĐ đã lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không dùng được để sớm thu hồi vốn phục tái đầu tư. - Cân phân cấp cụ thể về quyền hạn đối với đầu tư, mua sắm, nhượng bán, cho thuê tài sản hoặc thế chập, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho nợ... vì việc thiếu phân cấp cụ thể những vấn đề này đã hạn chế tính chủ động sáng tạo và quyên độc lập kinh doanh của các công ty con. Từ tham khỏa và vân dụng quy chế quản lý tài chính trong các công ty cổ phần ở các nước phát triển có thể đưa ra một số cơ chế phân cấp thẩm quyền đầu tư và quản lý tài sản như sau: Cấp có thẩm quyền quyết định Quy mô tài sản thuộc thẩm quyền Công ty cổ phần Tổng công ty 1. Đại hội cổ đông 2. Hội đồng quản trị 3. Chủ tịch HĐQT 4. Tổng giám đốc 5. Giám đốc 1. Cơ quan quyết định thành lập 2. HĐQT 3. Chủ tịch HĐQT và TGĐ 4. Tổng giám đốc 5. Giám đôc công ty con Trên 50% tổng tài sản Dưới 50% tổng tài sản Dưới 30% tổng tài sản Dưới 10% tổng tài sản Dưới 5% tổng tài sản - Về việc huy động vốn: (1) Nhà nước cần tạo điều kiện cho các TĐ, TCT huy động vốn theo các hình thức khác nhau, đặc biệt là cho phép vay vốn nước ngoài trong một thời hạn nhất định so với mức vốn điều lệ thực có (Vốn điều lệ = Tổng giá trị tài sản toàn TCT – Giá trị các khoản phải trả - Giá trị trị các khoản thua lỗ, mất vốn...). Giới hạn này có thể là từ 100%, 200% tổng vốn điều lệ thực có. Việc vay vốn nước ngoài thực hiện theo qui chế TĐ, TCT tự vay tự trả, Nhà nước giúp đỡ tìm đầu mối và bảo lãnh vay vốn. Trong phạm vi dư nợ cho phép, TĐ, TCT phân cấp cho HĐQT và Tổng giám đốc quyết định việc vay vốn. Trường hợp có nhu cầu vay ngoài hạn mức cho phép thì phải được Bộ Tài chính phê chuẩn. (2) Hiện nay, vẫn còn tồn tại hạn mức vay vốn đối với các công ty con thành viên, dẫn tới làm giảm tính năng động và trách nhiệm và làm tăng sự phụ thuộc của họ vào quan hệ giữa TCT với các ngân hàng. Điều này cũng đồng thời đặt gắng nặng rủi ro lên TCT. (3) Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng các hợp đồng tín dụng đã ký với các TĐ, TCT, kịp thời giải ngân các khoản vay trên cơ sở đàm phán điều chỉnh lại mức lãi suất phù hợp với tình hình mới, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa ngân hàng và TĐ, TCT. (4) Nhà nước cần có giải pháp hữu hiệu hơn nữa để hỗ trợ thị trường chứng khoán đang bị giảm sút hiện nay, bởi đây là nơi đầy tiềm năng mà các TĐ, TCT có thể khai thác, huy động nguồn vốn dài hạn là rất lớn. - Về chế độ thuế đối với các sản phẩm và tài sản luân chuyển nội bộ: Theo chế độ hiện hành, các DN là thành viên TĐ, TCT là những pháp nhân kinh tế, do đó phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. (1) Nhà nước nên miễn thuế gián thu cho các sản phẩm, hoàng hóa luân chuyển nội bộ TCT nếu sản phẩm, hoàng hóa này bán ra ở khâu kinh doanh. Điều này sẽ làm giảm giá thành của sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Với lượng thuế phải nộp như hiện nay, DN sẽ bị giảm lãi, do đó có thể bị lỗ. (2) Nhà nước nên cho phép các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong TCT được phép bù trừ lãi, lỗi với nhau khi xác định thuế thu nhập phải nộp bởi vì xét cho cùng thì các công ty này đề thuộc sở hữu của Nhà nước, công ty nào có lãi thì phải nộp thuế, công ty bị lỗ không phải nộp thuế sẽ dẫn đến tình tạng công ty bị lỗ mất vốn, dẫn đến thực tế là TCT đã bị giảm vốn do lỗ từ công ty con. (3) Đối với những tài sản điều động từ DN thành viên này sang DN thanh viên khác trong TCT thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quản lý và nộp thuế trước bạ thì Nhà nước nên miễn thuế trước bạ cho những tài sản này khi đăng ký quyền sở hữu. Trên thực tế, các tài sản đó cuối cùng cũng đều là của TCT, thuế trước bạ hiện nay chỉ là tăng chi phí và làm giảm hiệu quả kinh doanh của TCT. (4) Trong tình hình khó khăn về vốn như trước mắt hiện nay, Nhà nước nên xem xét cho phép các DN trong TCT được chậm nộp thuế trong một năm, có thể là 3 tháng hay 5 tháng, đây cũng là một giải pháp nhằm hỗ trợ về vốn tạm thời cho các DN tròn TCT. * Đối với các TĐKT, các TCT - Tiếp tục đẩy mạnh các đề án sắp xếp, cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phe duyệt nhằm đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa, đổi mới DN 100% vốn Nhà nước, đồng thời ra soát, xây dựng để chuyển các DN nhiệm vụ, các TĐ, các TCT, Công ty mẹ tiếp tục nắm giữ 100% vốn đến năm 2010 thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Bên cạnh đó, căn cứ vào tiêu chí, danh mục phân loại DN 100% vốn Nhà nước và tình hình thực tế, thực hiện bán bớt phần vốn Nhà nước ở những DN Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần để đầu tư vào các dự án, lĩnh vực quan trọng. - Kiên quyết cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án chưa thật cần thiết để tập trung vốn đầu tư vào các công trình chính, trọng điểm cần hoàn thành ngay; - Vay vốn khấu hao cơ bản của công ty cổ phần là các công ty con chưa có nhu cầu đầu tư, tái tạo lại TSCĐ và cố gắng tìm kiếm các khoản vay ngắn hạn các ngân hàng nước ngoài; - Việc điều hòa vốn phải được quy định cụ thể trong quy chế tài chính của TCT và phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, đó là: (1) Nguyên tắc về quyền tự chủ kinh doanh, (2) Nguyên tắc hiệu quả của sự điều hòa vốn, (3) Nguyên tác hợp lý giữa lợi ích trung toàn TCT với lợi ích cục bộ mỗi được thành viên. Bởi lẽ, mỗi đơn vị thành viên cũng là những pháp nhân kinh tế tự chịu trách nhiệm trước TCT, trước Nhà nước, trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình, cho nên việc điều hòa vốn không được gây những ảnh hưởng tới nhiệm vụ kinh doanh của các đơn vị thành viên, tới trách nhiệm dân sự của họ; - Tập trung rà soát và dừng mua sắm vật tư, trang thiết bị chưa thật cần thiết, tạm thời chưa bố trí quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo một phần nguồn vốn đầu tư; - Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, chi phí vận hành trong toàn TĐ, TCT; - Trên tinh thần chia sẻ khó khăn vì lợi ích chung, các TCT phải chủ động đàm phán với các ngân hàng thương mại để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với tình hình mới, nhằm đảm bảo giải ngân vốn vay và tiếp tục thực hiện các hợp đồng tín dụng; - Lập phương án bán bớt cổ phần các công ty cổ phần thông qua đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư chiên lược; - Tiếp tục thực hiện các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn như huy động vốn từ đầu tu nước ngoài, tiến hành đấu thầu EPC theo phương án nhà thầu thu xếp tài chính để giảm bớt gánh nặng cho TĐ, TCT; - Phương án thành lập công ty cổ phần để triển khai các dự án với phần vốn góp không chi phối, trong đó tập trung mời các DN Nhà nước có tiềm lực và các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tham gia; - Phát hành trái phiếu để huy động vốn; - Tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại nước ngoài ; - Tận dụng tối đa các kênh huy động vốn thông qua các công ty con mà TCT có cổ phân chi phối hay cổ đông chiến lược; cần coi trọng kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao như hiện nay; - Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, các ngân hàng thương mại trong nước và các tổ chức tài chính quốc tế để kịp thời xử lý, giải quyết những vướng mắc, khơi thông nguồn vốn tín dụng cũng là biện pháp quan trọng để đảm bảo nguồn vốn đầu tư, Với các biện pháp tích cực, chủ động thu xếp vốn, các TĐ, TCT sẽ giải quyết được khó khăn về vốn, đảm bảo các dự án sẽ được triển khai đúng tiến độ, góp phần đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ Nhà nước giao. Quy chế huy động và sử dụng vốn là một trong những nền tảng quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh, đến thành bại của DN nói chung, trong đó có các TĐ, TCT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Do vị thế quan trọng của các TĐ, TCT đối với nề kinh tế việc vận dụng quy chế này đòi hỏi sự ra soát thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện những vướng mắc, cản trở để trên cơ sở đó đưa ra được những sự điều chỉnh cần thiết, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của DN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_viec_hieu_qua_van_dung_quy_che_huy_dong_va_su_dung_von_trong_cac_tap_doan_kinh_te_1958.pdf
Tài liệu liên quan