Năng lực lãnh đạo theo quan điểm của vật lý lượng tử

1. Quan điểm thứ nhất : Năng lực lãnh đạo là bộ phận hợp thành

hay phạm vi hoạt động

Theo quan điểm của Newton, hiện thực khách quan do từng bộ phận hợp

thành. Vì thế để hiểu được hiện thực khách quan, người ta phải phân tích

các bộ phận hợp thành rõ ràng và có thể nhìn thấy được. Dựa trên quan

điểm này, người ta cũng cho rằng năng lực lãnh đạo cũng bao gồm

những bộ phận hợp thành như : tập quán, đặc trưng, hành vi cá nhân của

con người. Điều này có nghĩa là những cá nhân đạt được một số tiêu

chuẩn do con người trong tổ chức đặt ra thì người đó sẽ được đề bạt làm

lãnh đạo. Tuy nhiên vật lý lượng tử cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều

có phạm vi hoạt động.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực lãnh đạo theo quan điểm của vật lý lượng tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lực lãnh đạo theo quan điểm của vật lý lượng tử Vật lý học giải thích sự vận động của năng lượng, vật chất và vũ trụ. Tương tự, năng lực lãnh đạo là năng lực kích thích năng lượng con người và chuyển hóa năng lượng ấy thành hành động. Vì vậy, việc thể hiện năng lực lãnh đạo được coi như là sự thực hiện quá trình vật lý thân thể con người. Cho đến ngày nay, người ta vẫn còn tiếp tục giải thích năng lực lãnh đạo theo một định luật được phát hiện từ thế kỹ 17. Đó là “Định luật tự nhiên vĩnh viễn không thay đổi” của nhà vật lý cổ điển Newton. Đối với thời đại đó, định luật này hoàn toàn mới và người ta coi nó như là mô hình cuối cùng của vũ trụ. Tuy nhiên, kể từ khi vật lý lượng tử ra đời (Lượng tử có nghĩa là một lượng năng lượng lớn), vật lý lượng tử đã cho thấy giới tự nhiên có sức mạnh to lớn và vật lý lượng tử đã giải thích nhiều sự kiện vượt ra ngoài khuôn khổ của vật lý cổ điển của Newton. Mặc dù vậy, người ta vẫn tiếp tục giải thích năng lực lãnh đạo dựa trên giải thiết của vật lý học cổ điển của Newton. Chính điều này đã dẫn đến sự hiểu biết thiếu toàn diện và hoàn chỉnh đối với năng lực lãnh đạo. Bảng sau đây giải thích năng lực lãnh đạo theo quan điểm vật lý cổ điển của Newton và vật lý lượng tử Vật lý cổ điển Vật lý lượng tử Quan điểm 1 Năng lực lãnh đạo là một bộ phận hợp thành Năng lực lãnh đạo là một phạm vi hoạt động Quan điểm 2 Năng lực lãnh đạo là thuộc tính kéo dài và liên tục của con người Năng lực lãnh đạo là một sự việc lúc thì liên tục lúc thì đứt quãng Quan điểm 3 Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là do quyền lực tạo nên Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là sự tác động tương hỗ Quan điểm 4 Năng lực lãnh đạo theo lô gíc nhân quả Năng lực lãnh đạo không có kết cấu và không thể dự đoán được Quan điểm 5 Năng lực lãnh đạo là hiện tượng khách quan Năng lực lãnh đạo là hiện tượng chủ quan 1. Quan điểm thứ nhất : Năng lực lãnh đạo là bộ phận hợp thành hay phạm vi hoạt động Theo quan điểm của Newton, hiện thực khách quan do từng bộ phận hợp thành. Vì thế để hiểu được hiện thực khách quan, người ta phải phân tích các bộ phận hợp thành rõ ràng và có thể nhìn thấy được. Dựa trên quan điểm này, người ta cũng cho rằng năng lực lãnh đạo cũng bao gồm những bộ phận hợp thành như : tập quán, đặc trưng, hành vi cá nhân của con người. Điều này có nghĩa là những cá nhân đạt được một số tiêu chuẩn do con người trong tổ chức đặt ra thì người đó sẽ được đề bạt làm lãnh đạo. Tuy nhiên vật lý lượng tử cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều có phạm vi hoạt động. Điều này có nghĩa là sự vật, hiện tượng còn chịu tác động qua lại giữa các yếu tố khác trong môi trường. Theo vật lý lượng tử, năng lực lãnh đạo chỉ thể hiện trong phạm vi hoạt động của nó. Người lãnh đạo chỉ thể hiện đặc trưng và hành vi cá nhân khi có mối quan hệ với người khác. Người ta chỉ trở thành người lãnh đạo khi có người tín nhiệm và ủng hộ. Chính vì vậy, khi cần đề bạt, bổ nhiệm người lãnh đạo phải căn cứ vào sự tín nhiệm của quần chúng. 2. Quan điểm thứ hai, năng lực lãnh đạo lúc liên tục lúc đứt quãng Định luật Newton coi hành động là quá trình lưu động không đứt quãng. Khi quan sát một quả bóng lăn từ trên sườn núi xuống thì chúng ta thấy đó là một quá trình vận động liên tục. Điều này mô tả rất rõ hiện thực của vật thể rắn. Tuy nhiên, nếu cho rằng năng lực lãnh đạo là thuộc tính liên tục thì không thể giải thích được hiện thực là những người lãnh đạo, thậm chí là vĩ đại, đều không thể giữ mãi những người đi theo. Vật lý lượng tử cho rằng năng lực lãnh đạo là đứt quãng. Một người lãnh đạo hấp dẫn những người đi theo một cách thường xuyên và nhất quán sẽ khiến cho năng lực lãnh đạo thể hiện ra bề ngoài là liên tục. Trong thực tế, năng lực lãnh đạo khi lên, khi xuống. Có trường hợp, người lãnh đạo có thể được sự tín nhiệm của người đi theo vào thời gian này, nhưng sau đó lại thôi. Trường hợp khác, người lãnh đạo khi không còn sự tín nhiệm nơi này nhưng sau đó lại được sự tín nhiệm khi chuyển đến nơi khác. Đây là cơ sở cho việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và bổ nhiệm có thời hạn. 3. Quan điểm thứ ba, Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là do quyền lực hay tác động lẫn nhau. Người ta thường mô tả lãnh đạo là người đứng đầu nhà nước, doanh nghiệp hay là tổ chức vì người này có quyền lực. Đây là nhận thức theo quan điểm của vật lý cổ điển. Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là một dạng quyền lực. Vật lý cổ điển mô tả lực tự nhiên là một lực có thể đưa vật thể đi qua không gian bằng cách khắc phục những lực cản như quán tính và ma sát. Loại ảnh hưởng năng lực lãnh đạo dạng quyền lực là quá trình tiêu hao năng lượng, tiêu hao vật chất sinh ra mỏi mệt. Tương tự như vậy giám đốc doanh nghiệp hay người đứng đầu tổ chức sử dụng ảnh hưởng dạng quyền lực để lãnh đạo sẽ trải qua quá trình tiêu hao sinh lý và tình cảm. Vật lý lượng tử thì cho rằng năng lực lãnh đạo là do sự tín nhiệm chứ không phải do quyền lực. Đây chính là điểm khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý. Người quản lý thường sử dụng quyền lực do tổ chức giao phó để hành động, còn người lãnh đạo thì sử dụng sự tín nhiệm của người đi theo để tạo ra môi trường tương tác lẫn nhau giữa người lãnh đạo và người đi theo hành động vì mục đích chung. Người lãnh đạo chọn đúng việc để làm, còn người quản lý làm công việc cho đúng. 4. Quan điểm thứ tư, Năng lực lãnh đạo có quan hệ nhân quả hay có tính chất không thể dự báo trước được. Tư tưởng cốt lõi trong thế giới quan của Newton cho rằng sự phát sinh một sự kiện nào đó là do nhân quả, tức là có thể dự báo trước. Một lực được xác định sẽ quyết định sự vận động của vật chất. Tuy nhiên, quan niệm về quan hệ nhân quả đã hạn chế năng lực cải cách của con người, bởi vì quan niệm này làm nảy sinh một quan niệm cho rằng những phương pháp và chiến lược từng rất có tác dụng trước đây sẽ tiếp tục phát huy tác dụng. Theo vật lý lượng tử, năng lực lãnh đạo là không thể dự báo và là một hiện thực không dự định trước được. Trong thế giới lượng tử, năng lượng vận động từ điểm này sang điểm khác với tốc độ nhanh chóng, nhưng không thể xác định được chúng vận động tới đâu và lúc nào. Hơn nữa, chúng không tuân theo lô gíc tuyến tính của học thuyết Newton. Năng lực lãnh đạo theo mô hình lượng tử cho chúng ta thấy rằng, người lãnh đạo tự đặt mình vào môi trường hoạt động chưa biết trước và vượt ra khỏi phạm vi của con đường có thể dự báo. Vì tính chất không thể dự báo trước, năng lực lãnh đạo bao giờ cũng đứng truớc “rủi ro sáng kiến”. Có những quyết định của người lãnh đạo thành công, nhưng cũng có những quyết định thất bại. Do đó, người lãnh đạo phải không ngừng học tập và thích ứng với môi trường luôn luôn thay đổi. Năng lực lãnh đạo đòi hỏi phải có thời gian để hoàn thiện dần. 5. Quan điểm thứ năm, Năng lực lãnh đạo là hiện thực khách quan hay chủ quan Theo vật lý cổ điển của Newton, năng lực lãnh đạo là một sức mạnh được sản sinh từ hiện thực khách quan, lấy hiện thực khách quan để giải thích những tiêu chí được coi là của người lãnh đạo như phẩm chất, hành vi, tập quán và thuộc tính…Lấy những tiêu chí này để xác định năng lực lãnh đạo có hiệu quá. Thực tế, chúng ta thấy rằng cùng một thông tin nhưng hai nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác nhau sẽ có biện pháp hành động khác nhau. Vật lý lượng tử cho rằng năng lực lãnh đạo được sản sinh từ hiện thực chủ quan. Nó bắt nguồn từ ý thức của người lãnh đạo. Ý thức – con người xử lý thông tin – sản sinh ra ý đồ. Ý thức đã chuyển hóa tiềm lực thành hành động khả thi. Sự tác động qua lại giữa ý thức của người lãnh đạo và hoàn cảnh xung quanh đã khiến người lãnh đạo trở thành người tham dự hiện thực chủ động – người sáng tạo. Hành động quan sát sự vật hiện tượng và phán đoán của người lãnh đạo sẽ làm thay đổi thế giới. Chính vì vậy, người lãnh đạo cần có ý thức rõ rệt về mục đích của tổ chức và có tầm nhìn xa. Người lãnh đạo phải có khả năng diễn đạt viễn cảnh của tổ chức và làm cho viễn cảnh neo chặt vào hiện thực của tố chức khiến cho mọi người cùng hành động theo. Người lãnh đạo theo mô hình lượng tử vừa là nhà khoa học vừa là nhà nghệ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_lanh_dao_theo_quan_diem_cua_vat_ly_luong_tu_6772.pdf
Tài liệu liên quan