Năng lực phẩm chất người lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong vô vàn các mối quan hệ, người lãnh đạo phải biết

phát hiện nhanh, chính xác các mối quan hệ chính yếu, biết nhận

rõ mối quan hệ nào là chủ đạo chi phối các mối quan hệ khác,

mà chỉ cần tác động vào đó sẽ tạo “điểm nhấn”, “khâu đột phá”

làm thay đổi các mối quan hệ khác. Biết sử dụng từng mối quan

hệ riêng lẻ, cũng như kết hợp nhuần nhuyễn nhiều mối quan hệ,

sử dụng chúng như một sức mạnh có thể thúc đẩy và chế ước lẫn

nhau, kết hợp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tạo ra

những quan hệ mới thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực phẩm chất người lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lực phẩm chất người lãnh đạo trong sự nghiệp CNH, HĐH Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, người lãnh đạo là người tổ chức, dẫn dắt mọi thành viên trong tập thể hướng vào mục đích hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Việc có hoàn thành tốt hay không tốt nhiệm vụ ở từng cơ quan, đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực, phong cách của người lãnh đạo. Nghị quyết Trung ương III (khoá VIII) xem việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong chiến lược cán bộ của Đảng. Vấn đề nhận diện những phẩm chất, năng lực cơ bản của người lãnh đạo là hết sức cần thiết, góp phần làm cho công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, sắp xếp, bố trí cán bộ khoa học, hợp lý, đúng đắn hơn, nhất là trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay. Phẩm chất, năng lực người lãnh đạo được thể hiện qua các tiêu chí cơ bản: 1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị được thể hiện qua sự kiên định lập trường giai cấp công nhân, kiên trì, vững bước trong công cuộc đổi mới, có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không dao động và dám đối mặt với mọi khó khăn, thách thức do cuộc sống đặt ra, theo đuổi đến cùng mục tiêu, lý tưởng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta: Độc lập dân tộc gắn với CNXH. Có tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có quan hệ mật thiết với nhân dân. Bản lĩnh đó không chỉ là ý chí của riêng người lãnh đạo mà nó phải được lan toả, thấm vào từng thành viên trong tổ chức, từ đó tạo ra một tập thể đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, đạp bằng khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. 2. Có tư duy lãnh đạo. Tư duy lãnh đạo được thể hiện ở ba khía cạnh cơ bản: Có thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học vững chắc để làm giàu tri thức của mình bằng kho tàng tri thức mà nhân loại đã sáng tạo, đúc kết. Hiểu rõ và phân định được các tri thức tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá... đồng thời biết liên kết các tri thức tạo ra sức mạnh tổng hợp để giải quyết thoả đáng một vấn đề nào đó, đem lại hiệu quả cao. Khả năng đem các tri thức mà mình thu lượm, góp nhặt lại vào giải quyết tốt các vấn đề mà thực tiễn cuộc sống, tập thể, cơ quan, đơn vị đang phải quan tâm giải quyết. 3. Có năng lực định hướng hoạt động cho cả tập thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Người lãnh đạo phải vạch ra được mục tiêu hoạt động cho tổ chức, bộ máy của mình một cách rõ ràng, cụ thể trong từng thời kỳ, đồng thời đoán định được tình hình, dự báo được những gì sẽ và sắp xảy ra trong tương lai. Để làm được điều này, người lãnh đạo phải hiểu sâu lĩnh vực mình phụ trách, từ đó biết khơi gợi, lôi cuốn cộng sự cùng suy nghĩ, cùng sáng tạo trong quá trình thực hiện mục tiêu đã định. Khi quyết định một việc nào đó phải thể hiện rõ bản lĩnh, chính kiến của mình. Người lãnh đạo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải có kiến thức tổng hợp, kiến thức thực tiễn phong phú. 4. Có năng lực tổ chức. Đó là khả năng hình thành một tổ chức có cơ cấu hợp lý, trong đó các thành viên biết làm việc khoa học, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề mới nảy sinh, đủ sức tham mưu cho lãnh đạo ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Trên cơ sở hiểu rõ năng lực, sở trường của từng người, từ đó bố trí đúng người đúng việc, làm cho mọi cá nhân phát huy tối đa năng lực, sở trường của họ tránh được tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hoặc bố trí cán bộ theo kiểu “thợ mộc thì bảo đi xây nhà, thợ nề thì bảo đi đóng tủ”. Người lãnh đạo phải có khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, ra quyết định lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh và các tình huống khác nhau. 5. Có năng lực xử lý đúng đắn các mối quan hệ. Trong vô vàn các mối quan hệ, người lãnh đạo phải biết phát hiện nhanh, chính xác các mối quan hệ chính yếu, biết nhận rõ mối quan hệ nào là chủ đạo chi phối các mối quan hệ khác, mà chỉ cần tác động vào đó sẽ tạo “điểm nhấn”, “khâu đột phá” làm thay đổi các mối quan hệ khác. Biết sử dụng từng mối quan hệ riêng lẻ, cũng như kết hợp nhuần nhuyễn nhiều mối quan hệ, sử dụng chúng như một sức mạnh có thể thúc đẩy và chế ước lẫn nhau, kết hợp phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tạo ra những quan hệ mới thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra. 6. Có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử linh hoạt, khoa học. Lãnh đạo là sự tác động đến con người bằng nhiều cách và phương thức khác nhau, trong đó khả năng giao tiếp, ứng xử không chỉ là thành tố của năng lực lãnh đạo mà còn là một nghệ thuật để nâng cao hiệu quả của hoạt động lãnh đạo. Đó là khả năng tiếp xúc với các loại đối tượng bằng các cách khác nhau, trong những điều kiện và những phương tiện khác nhau. Đó là khả năng hiểu được tư tưởng của đối tượng tiếp xúc, “đọc” được tâm trạng, diễn biến tư tưởng, tình cảm của họ. Với những biện pháp và hình thức khác nhau, người lãnh đạo phải làm cho ý định, tư tưởng, ý chí đúng đắn của mình được người khác tiếp nhận và biến thành hành vi của họ trong thực hiện chủ đích mình đã vạch ra. Trong giao tiếp, ứng xử, người lãnh đạo phải biết kiềm chế sự nóng nảy, những hành động vội vàng, tạo được sự thông cảm và lòng mến yêu của mọi người đối với mình. Trong mọi trường hợp, người lãnh đạo bao giờ cũng phải làm chủ được mình, làm chủ được tình hình. V.I.Lênin từng nhắc nhở: Vô luận trong trường hợp nào những người cộng sản cũng phải giữ trái tim của mình luôn luôn nóng, còn bộ óc luôn luôn lạnh. Khi bộ óc đã bình tĩnh, thận trọng, có trí tuệ cao thì các quyết định đưa ra hoàn toàn chính xác, khả năng thành công rất lớn. 7. Độ lượng, nhân hậu, yêu thương cấp dưới. Chỉ có tấm lòng yêu thương thật sự, hết lòng vì mọi người với phương châm “nghiêm khắc mà khoan dung, thấu tình, đạt lý”, nắm bắt, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới thì người lãnh đạo mới được sự ủng hộ của nhân viên dưới quyền, mới tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở, chân tình. Từ đó mới thật sự phát huy được dân chủ, tạo ra một tập thể vững mạnh, đoàn kết, thống nhất, có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Những phẩm chất trên, hợp thành năng lực người lãnh đạo. Nó là tiền đề và điều kiện tối cần thiết để người lãnh đạo dẫn dắt người dưới quyền. THANH TOÀN Phó Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_pham_chat_nguoi_lanh_dao_trong_su_nghiep_cnh_18.pdf
Tài liệu liên quan