Chiến lược đầu tư của nhóm được đưa ra như sau : 1
với mã chứng khoán niêm yết là VNMVNM 1
VNM 2
Cơ hội và chiến lược đầu tư 2
A , Nhìn nhận chung nền kinh tế và tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 2
1. Vài nét về nền kinh tế Việt Nam hiện nay 2
2. Những cơ hội từ việc hội nhập 4
B. Phân tích ngành sữa nói chung 5
C. Phân tích công ty 6
1. Lịch sử hình thành và phát triển 6
2. Loại hình doanh nghiệp (mô hình tổ chức) 8
3. Quy mô doanh nghiệp: 9
3.1. Vốn điều lệ 9
3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty 10
3.3. Hoạt động kinh doanh 10
4. Một số chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với công ty 13
5. Những điểm mạnh và điểm yếu của Vinamilk 14
6. Cơ hội và thách thức 16
7. Những rủi ro phải đối mặt khi đầu tư vào VNM 17
Định giá cổ phiếu 21
1. Số liệu 21
2. Định giá theo các phương pháp 23
2.1 Phương pháp hệ số tài chính 23
2.2. Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức 25
2.3.Phương pháp định giá theo luồng tiền 26
2.4.Phương pháp định giá dựa vào hệ số P/E 27
2.5. Phương pháp dựa trên giá trị tài sản ròng (dựa trên 3 năm 2005-2006-2007) 27
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 29
KẾT LUẬN 41
46 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nền kinh tế và tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm hiện nay là:
Thành phần sở hữu (%)
Số cổ phần sở hữu
Tỷ lệ
- Cổ đông Nhà nước
878.131.106.700
50,01%
- Cổ đông nội bộ
229.611.127.700
13,1%
- Cổ đông bên ngoài
646.591.946.600
36,89%
Tống vốn chủ sở hữu
1.752.756.700.000
100,00%
3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
3.3. Hoạt động kinh doanh
a. Nguyên vật liệu đầu vào
- Các nguyên vật liệu sử dụng trong nước như sữa bò tươi, đường tinh luyện, dầu thực vật, đậu nành hạt, café hạt
- Nguyên liệu nhập khẩu: sữa bột, dầu bơ
STT
Nguyên liệu
Nhà cung cấp
Ghi chú
1
Bột sữa các loại
Hoogwegt
100% nguyên liệu nhập khẩu
Newzealand Milk Products
Olam International Ltd.
2
Sữa tươi
Trung tâm Giống bò sữa Tuyên Quang
100% nguyên liệu nội địa
Hộ nông dân
3
Đường
Công ty Thực phẩm công nghệ Tp.HCM
100% nguyên liệu nội địa
Công ty Đường Biên Hòa
Cty liên doanh mía đường Nghệ An
Cty mía đường Bourbon – Tây Ninh
Olam International Ltd.
Itochu Corporation
4
Thiếc các loại
Titan Steel Co.
7,6% nhập khẩu
Công ty Persima Bình Dương
Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty.
b. Các loại sản phẩm
- Sữa tươi, sữa chua uống, su su
- Giải khát (đậu nành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết)
- Thực phẩm (bánh quy, chocolate)
- Cà phê (cà phê rang xay và cà phê hòa tan)
- Sữa đặc, sữa vỉ
- Sữa bột, bột dinh dưỡng
- Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan)
Trong đó, nhóm sản phẩm chiếm ưu thế và tạo đột biến trên thị trường là các sản phẩm sữa và từ sữa :
- Nhóm Sữa bột – bột dinh dưỡng - Sữa bột:
Các sản phẩm sữa bột của Công ty luôn được nghiên cứu và phát triển nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày một tăng của người tiêu dùng. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển sản phẩm không ngừng mà doanh thu của nhóm sữa bột có mức tăng trưởng hàng năm khỏang trên 30%/năm.
Thị trường sữa bột tại thị trường trong nước đang diễn ra cạnh tranh cao giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm được sản xuất trong nước Tuy nhiên, nhóm sản phẩm này vẫn tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của người dân và trẻ em Việt Nam ngày càng tăng.
Ngành hàng bột dinh dưỡng nhìn chung bình ổn hơn vì thị trường chỉ có sự tham gia của vài nhà sản xuất nổi tiếng như Vinamilk, Nestlé. Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của bột dinh dưỡng nhập khẩu như Gerber (Đức) nhưng thị phần không đáng kể. Đây là một lợi thế cho Vinamilk phát triển mạnh ở phân khúc này.
- Sữa đặc:
Trên thị trường hiện nay chỉ có 02 nhãn hiệu chính là Vinamilk và Dutch Lady. Các sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã trở thành sản phẩm quan thuộc trong mọi gia đình như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa đặc Ngôi Sao Phương Nam, nhờ vậy mức tăng trưởng doanh thu của nhóm sữa này khá ổn định, khỏang 15%/năm.
- Nhóm sản phẩm sữa tươi, sữa chua
Thị trường sữa tươi, sữa chua hiện nay khá phong phú và đa dạng, bao gồm các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Sữa tươi đang trở thành một sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong mọi gia đình. Do vậy, sự hấp dẫn này đã tạo nên một thị trường canh tranh khốc liệt giữa các sản phâm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu. Các đối thủ cạnh tranh như: Dutch Lady, F & N, Pepsi, Unipresident, Dutch Mill, Hanoimilk, ELOVI, Nutifood, Tân Việt Xuân, Lothamilk Tuy nhiên, do những ưu thế về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng phát triển sản phẩm mới đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và hệ thống phân phối nên sản lượng và doanh thu của các nhóm sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty.
c. Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra rất rộng lớn. Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi.
Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau:
- Kênh Truyền thống: đây là kênh phân phối chủ lực, hiện đang phân phối hơn 90% sản lượng của Công ty. Kênh Truyền thống được thực hiện thông qua các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay Công ty có 220 Nhà phân phối với hơn 90.000 điểm bán lẻ có mặt trên khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước.
- Kênh Hiện đại: thông qua các siêu thị, khối văn phòng, xí nghiệp, khối phục vụ
- Hệ thống các cửa hàng Giới thiệu sản phẩm của Công ty: đến nay Công ty đã phát triển được 16 Cửa hàng Giới thiệu Sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng,
Ngoài thị trường trong nước, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay Công ty có các nhà phân phối chính thức trên thị trường quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Thái Lan và đang trong giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty ở thị trường Campuchia và một số nước lân cận trong khu vực.
4. Một số chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với công ty
Nhận thức được tầm quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa, ngày 26/10/2001 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 167 về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Đồng thời bộ trưởng Bộ Công nghiệp cũng ra quyết định số 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, chính phủ sẽ đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa và phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa bò tươi nguyên liệu trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu, phấn đấu đưa tỷ trọng sữa bò tươi nguyên liệu sản xuất trong nước so với tổng lượng sữa bò tiêu thụ lên 40% vào năm 2010.
Như vậy, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước.
5. Những điểm mạnh và điểm yếu của Vinamilk
* Điểm mạnh:
- Là Công ty sữa hàng đầu Việt Nam, chiếm thị phần chi phối trong phân khúc sữa đóng hộp trung và thấp cấp, sữa tươi; Hiện nay, trên thị trường nội địa, vinamilk đang giữ vị trí số 1 về thị phần, chiếm khoảng 50% - 90% thị phần toàn quốc theo từng mặt hàng, các sản phẩm Vinamilk đựoc người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao. Doanh thu nội địa hàng năm của công ty tăng từ 22% – 25%/năm.
- Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc- Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng, nhiều chủng loại, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều độ tuổi khác nhau; Công ty đã không ngừng đầu tư về chủng loại và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Công ty hiện có trên 260 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem,sữa chua, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà
- Vinamilk sản xuất quy mô lớn với hệ thống các nhà máy sữa trên cả nước;
- Công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế với người tiêu dung.
- Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp toàn quốc. Thương hiệu đã được khẳng định và được đánh giá là thương hiệu hàng đầu của Việt Nam; Vinamilk đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng với 3 kênh chính: Kênh phân phối trực tiếp, bao gồm các cơ quan, trường học, bệnh viện, siêu thị, khách sạn, quán giải khát; Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 1 gồm 1.600 đại lý có mặt đến các quận, huyện 61 tỉnh, thành phố; Kênh phân phối thông qua đại lý cấp 2 mà các điểm bán lẻ bao gồm 5.000 đại lý có mặt ở các phường, xã và 90 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm Vinamilk, chiếm từ 70 -90% từng mặt. Hiện nay công ty có trên 183 nhà phân phối, hơn 90.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp trên toàn quốc.
- Hoạt động kinh doanh vững vàng, ổn định và đang có kế hoạch phát triển ra thị trường quốc tế; Cùng với sự đa dạng về sản phẩm, công ty Vinamilk không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước mà còn vượt ra khỏi biên giới đến với các thị trường khó tính trên thế giới và được đánh giá cao về tất cả mọi mặt. Do uy tín ngày càng được nâng cao nên thị trường xuất khẩu của Vinamilk cũng không ngừng được mở rộng sang nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Châu Á Hiện nay Công ty Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng, giá nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 600 tỉ đồng.. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của tất cả sản phẩm của Vinamilk, biểu hiện cụ thể là hầu hết các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn sản phẩm của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh thị trường sữa Việt Nam có trên 40 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh hết sức quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam.
- Kết quả kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng ở mức cao và đều đặn qua từng năm (trung bình mỗi năm từ 10% - 15%).
- Vốn hóa thị trường lớn nhất với tổng mức vốn hoá hơn 900 triệu đô la Mỹ, luôn được sự quan tâm của các định chế đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước;
- Thị giá khá ổn định, ít biến động so với các các cổ phiếu mạnh khác;
- Cơ cấu Công ty ổn định, ít thay đổi.
* Điểm yếu:
- Công ty vừa trải qua một số khó khăn về chất lượng sản phẩm : sữa giả, mẫu sữa đóng gói bằng bao bì túi thì thường chất lượng không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn dinh dưỡng Bộ Y tế quy định hoặc thông số kỹ thuật ghi trên bao bì.
- Chỉ số P/E còn cao, hiệu quả kinh doanh trong thời gian qua chưa đủ để kéo P/E xuống mức hấp dẫn để thu hút thêm các nhà đầu tư mới;
- Ngành nghề chính đang ở giai đoạn trưởng thành, khó kỳ vọng đột biến.
- Năng lực marketing thì lại yếu, không tương xứng với sức mạnh to lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng hậu. Marketing chưa xây dựng được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk.
6. Cơ hội và thách thức
* Cơ hội:
Năm 2007, năm đầu tiên mở cửa thị trường 150 nước thành viên WTO đã mang lại nhiều cơ hội cho sản phẩm VN. Không ít doanh nghiệp đã nhanh nhạy vận dụng thời cơ này, chuẩn bị kỹ hành trang để “mở hàng” những hợp đồng xuất khẩu lớn ngay từ đầu năm.
Ngày 22 /2 /2007, Công ty Cổ phần Sữa VN (Vinamilk) xuất khẩu lô hàng sữa bột trẻ em đầu tiên trị giá 400 triệu USD sang thị trường Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất). Đây là thị trường mới khai phá trong năm 2007 của Vinamilk với hợp đồng xuất khẩu trị giá 25,5 triệu USD. Trước đó, ngày 14/2, Vinamilk đã xuất khẩu 5 container cà phê Capuchino đi Úc. Đây là mẻ cà phê đầu tiên từ nhà máy mới đầu tư trị giá 18 triệu USD trong năm qua, sản xuất theo công nghệ Đan Mạch. Với sản phẩm đầu tiên thành công này, Vinamilk, tự tin cho biết năm nay, nhà máy sẽ tiếp tục cho ra đời sản phẩm cà phê rang xay, cà phê cô đặc và cà phê hòa tan; sử dụng nguyên liệu cà phê nhân trong nước để xuất khẩu. Hiện tại, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 33,5 triệu USD sang thị trường Dubai, Iraq, Campuchia, Philippines... Cũng trong năm nay, Vinamilk đưa ra thị trường sản phẩm mới - bia Zorok, liên doanh với hãng bia SABMiler nổi tiếng của Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 30% so với năm 2006.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang dần trở thành 1 trong những điểm chăn nuôi bò sữa chất lượng cao, thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi bò sữa tập trung và xây dựng công nghiệp chế biến sữa, thức ăn gia súc. Năm 2006, sản lượng sữa tươi ước đạt 6.300 tấn, trong đó sản lượng sữa tươi thu mua đạt 4.400 tấn, đơn vị thu mua sữa tươi chủ yếu là Công ty Sữa Vinamilk. Ngoài ra, Công ty Sữa Vinamilk đã đầu tư 1,596 tỷ đồng (67 con bò HF) cho 67 hộ dân vay lãi suất thấp và thu lại bằng sữa tươi (từ năm 2006, Vinamilk sẽ tiếp tục đầu tư thêm 200 con bò HF)
Bên cạnh đó, cùng với điểm mạnh về thương hiệu, chiếm 75% thị trường sữa VN thì Vinamilk thì khi VN ra nhập WTO, Vinamilk sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá thương hiệu của mình hơn trên thị trường thế giới, nhập được những trang thiết bị, công nghệ cao, những nguyên vật liệu đầu vào với giá thành rẻ mà chất lượng. Điều này sẽ góp phần tăng chất lượng sản phẩm của Vinamilk, thu hút được thị trường cũng như các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nướ để mở rộng quy mô sản xuất.
* Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội thì Vinamilk cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Trước hết là thách thức từ việc phải cạnh tranh với các thương hiệu sữa nổi tiếng khác từ nước ngoài vào VN (ví dụ như Dutch Lady), việc truyền thông thương hiệu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi Vinamilk phải có những chiến lược marketing, dịch vụ khách hàng, phân phối bán hàng cụ thể, rõ ràng để tiếp tục giữ vững thị trường sữa của mình.
Việc gia nhập WTO sẽ đưa ngành chế biến sữa vào cuộc cạnh tranh mới quyết liệt hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước trong cộng đồng tổ chức WTO đang sản xuất sữa với giá thành cực rẻ. Đây là những nước được thiên nhiên ưu đãi phù hợp với qui mô chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chi phí rất thấp. Họ có những cánh đồng cỏ mênh mông, không phải đầu tư nhiều, việc chăn thả không tốn nhiều công sức và thu hoạch cũng như bảo quản theo hướng công nghiệp. Như vậy, không chỉ chi phí sản xuất thấp, năng suất cao, mà chất lượng sản phẩm của họ đảm bảo tuyệt hảo, nếu không có lộ trình giảm thuế nhập khẩu thỏa đáng thì sản xuất trong nước sẽ khó cạnh tranh.
7. Những rủi ro phải đối mặt khi đầu tư vào VNM
a. Rủi ro về kinh tế
Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây (2002-2004) đạt mức tăng trưởng từ 7,1% - 7,7 %. Thu nhập của người dân cũng luôn được cải thiện (năm 2003 là 415 USD, năm 2004 là 545 USD, năm 2005 dự kiến 584 USD). Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, họ sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa. Ngược lại, nếu như nền kinh tế tăng trưởng chậm, dẫn đến thu nhập của người dân giảm, lúc đó họ chỉ tập trung tài chính để chi tiêu cho các nhu yếu phẩm, điều này sẽ tác động đến sức tiêu thụ sữa trong nước, kéo theo sự giảm sút doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
b. Rủi ro về thị trường
Đối với thị trường nội địa, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngòai cùng ngành thâm nhập và mở rộng họat động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty này thường có vốn lớn và được sự hỗ trợ của nước sở tại của họ thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩuBên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm sữa ngoại nhập. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn do chất lượng sản phẩm sữa tương đương với sản phẩm sữa nhập khẩu trong khi giá bán cạnh tranh
Ở thị trường xuất khẩu, trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường Trung Đông, đặc biệt là Iraq. Trong khi đó, tình hình Iraq vẫn còn nhiều bất ổn. Do vậy, việc duy trì và phát triển thị trường này là một khó khăn tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong môi trường bất ổn như hiện nay, Công ty vẫn duy trì được thị trường của mình thông qua những hợp đồng đã ký cho năm 2005 và 2006. Để giảm bớt rủi ro vào thị trường khu vực Trung Đông, Công ty đã và đang mở rộng thị trường của mình sang Úc, Mỹ, Canada, Thái Lan
c. Rủi ro về luật pháp
- Chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và các tổ chức thương mại khác
- Chính sách về an toàn thực phẩm đối với thị trường trong nước và xuất khẩu;
- Các chính sách và quy định về nhãn hiệu hàng hóa
- Các chính sách ưu đãi đầu tư
d. Rủi ro về tỷ giá
Khỏang 50% nguyên vật liệu đầu vào của Công ty là nhập khẩu và khoảng 30% doanh thu của Công ty là xuất khẩuu. Do vậy, lượng tiền ngọai tệ giao dịch hàng năm của Công ty là khá lớn. Do đó, những biến động về tỷ giá đều ảnh hưởng đến họat động của Công ty.
Để giảm bớt áp lực về nguyên vật liệu nhập khẩu cũng như giảm tối thiểu ảnh hưởng của tỷ giá. Công ty đangg xây dựng và phát triển chiến lược nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm dần tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu.
e. Rủi ro lãi suất
Hiện nay, lượng tiền mặt của Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho họat động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm tới Công ty sẽ sử dụng một phần nguồn vốn vay để tài trợ cho các dự án, do vậy, những biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty.
f. Rủi ro về tính khả thi của các dự án đang xây dựng
Mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm và trở thành một tập đoàn thực phẩm tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đang tiến hành xây dựng thêm các nhà máy sữa, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm mới như bia, café
- Đối với thị trường bia: Tại Việt Nam, thị trường bia là một trong những thị trường đang có sự cạnh tranh sôi động. Bia ngày càng trở thành thứ đồ uống thông dụng, với sức cầu không ngừng tăng lên, khiến cho nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Sự bùng nổ thị trường bia trong một vài năm gần đây minh chứng điều đó. Những nhà sản xuất bia đã và đang tiến hành nâng công suất như Tổng Công ty Bia Hà Nội, Công ty Bia Huế, Tổng Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Vinh... Bên cạnh đó một số tập đoàn lớn như Anheuser – Busch (Mỹ), Carlsberg (Đan Mạch), Heineken (Hà Lan) đang tìm các biện pháp tăng đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất bia.
Năm 2003, sản lượng bia của cả nước đạt 1,29 tỷ lít, đến năm 2004 đã vượt lên 1,37 tỷ lít. Dự báo thị trường bia sẽ đạt 2,5 tỷ lít vào năm 2010. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Với mức tăng trưởng 10% mỗi năm, thị trường bia Việt Nam đang trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
- Đối với thị trường cà phê: Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới, sau Braxin, về xuất khẩu cà phê. Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng nhanh, đạt 700.000 tấn/năm hiện nay với diện tích trồng cà phê là 500.000 héc-ta.
Cà phê Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại 60 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Đức, và đã bắt đầu được ưa chuộng tại thị trường các quốc gia láng giềng và khu vực Đông Âu. Xuất khẩu cà phê năm 2004 của Việt Nam đạt trên 550 triệu USD.
Như vậy thị trường bia và thị trường cà phê hiện có sức hấp dẫn cao, có khả năng mang lại hiệu quả cho Công ty.
Tuy nhiên, việc tham gia vào một lĩnh vực mới bao giờ cũng chứa đựng rủi ro. Chính vì vậy, Công ty dự định sẽ liên kết, hợp tác với một số công ty, tập đoàn lớn có kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này để tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc học tập kinh nghiệm điều hành, tiếp thị và phân phối, mở rộng khả năng hợp tác, giảm áp lực cạnh tranh trực tiếp, tăng khả năng xuất khẩu.
Định giá cổ phiếu
Số liệu
(nguồn website : www.vinamilk.com.vn )
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 (kế hoạch)
công ty vinamilk
Tổng doanh thu (tỷ đồng) 2007
7,428
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 2007
898
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2007
898
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng/cổ phiếu)
5,071
Trích quỹ đầu từ phát triển
10% LNST
Trích quỹ dự phòng tài chính
5% LNST
Trích quỹ khen thưởng phúc lợi
10% LNST
Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt
19% vốn điều lệ
Tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu
10% vốn điều lệ
Bảng cân đối kế toán từ năm 2004 đến 2006
(đơn vị triệu đồng)
2006
2005
2004
Tài sản ngắn hạn
1,996,391
2,406,477
1,769,506
Tiền và các khoản tương đương tiền
156,895
500,312
515,695
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
306,730
22,800
292,168
Các khoản phải thu dài hạn
860
4,018
..........
1,071,980
568,054
419,250
Tài sản cố định hữu hình
746,661
558,790
410,906
Tài sản cố định thuê tài chính
0
Tài sản cố định vô hình
9,141
9,264
8,344
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
316,178
189,319
139,007
Bất động sản đầu tư
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
Giá trị BĐS còn lại
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
422,771
609,960
180,972
Tài sản dài hạn khác
117,401
120,108
Tổng cộng tài sản
3,609,403
3,897,936
2,554,708
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả
874,665
1,651,018
769,949
Nợ ngắn hạn
785,525
1,455,988
579,076
Nợ dài hạn
89,140
69,872
Nợ khác
125,158
190,873
VỐN CHỦ SỞ HỮU
2,734,738
2,246,918
1,852,245
Vốn chủ sở hữu
2,669,912
2,154,586
1,814,960
Nguồn kinh phí và quỹ khác
64,826
92,332
37,286
Vốn cổ đông thiểu số
Tổng nguồn vốn
3,609,403
3,897,936
2,554,708
2. Định giá theo các phương pháp
2.1 Phương pháp hệ số tài chính
Lợi nhuận 898
ROA = ___________________ = _________ = 26,77 %
Tổng tài sản bq 3354
Lợi nhuận 898
ROE = ___________________ = _________ = 50,73 %
Vốn cổ phần 1770
Lợi nhuận 898
EPS = ___________________ = _________ = 5073,4
Số cổ phần 0,1770
Thị giá CP 165 000
P/E = ___________________ = ____________ = 32,52
EPS 5073,4
Nợ bq 1076,05
D/A = ________________ = _______________ = 0,32
Tài sản bq 3354
Qua các chỉ số tài chính, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối khả quan:
+ Hệ số nợ tốt trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là cao cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tốt đòn bẩy tài chính và đã đạt được cơ cấu vốn tối ưu
+ Lợi nhuận trên vốn cổ phần cao, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự phát triển của công ty trong tương lai.
+ P/E của cổ phiếu VNM so với các cổ phiếu bluechip khác trên thị trường chưa phải là cao, vẫn có thể chấp nhận được.
2.2. Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
+ D2007 = 2900VND
( Công ty vinamilk trả cổ tức 2 đợt :
Đợt 1 vào tháng 1/2007, 1000VND / 1CP
Đợt 2 vào tháng 6/2007, 1900VND/1CP )
+ Giả sử mức tăng cổ phiếu đều đặn hàng năm : g = 10%
Trong 3 năm
+ Mức giá bán kỳ vọng vào năm 2010 là 250 000VND/1CP
2007 2008 2009 2010
+ Công thức áp dụng
Dt Pn
Po = ∑ __________ + __________
( 1 + r )t ( 1 + r )n
- Giả sử mức sinh lời kỳ vọng = mức sinh lời bình quân của thị trường = 50%
2900(1+0.1)1 2900(1+0.1)2 2900(1+0.1)3 250 000
PVNM = _________________ + _________________ + _________________ + _____________
(1+0.5)1 (1+0.5)2 (1+0.5)3 (1+0.5)3
= 78 762,19 ( VND/1CP)
- Giả sử mức sinh lời kỳ vọng = tỷ lệ sinh lời bình quân của công tyVinamilk = 20%
2900(1+0.1)1 2900(1+0.1)2 2900(1+0.1)3 250 000
PVNM = _________________ + _________________ + _________________ + _____________
(1+0.2)1 (1+0.2)2 (1+0.2)3 (1+0.2)3
= 151 783,275 ( VND/1CP)
Vô thời hạn
+ Công thức áp dụng
Do(1+g)
Po = ___________
r – g
+ r = 20%
2900(1+0.1)
PVNM = _________________ = 31 900 ( VND/1CP)
0.2 - 0.1
2.3.Phương pháp định giá theo luồng tiền
+ Công thức áp dụng
Po = Pv(FCFVNM) + PV(VNM)
Trong đó : FCF = Doanh thu – chi phí - lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
+ Giả sử từ năm 2007 công ty tăng trưởng đều đặn, khi đó luồng tiền tự do chính là luồng cổ tức:
FCF2007
Po = ________
r – g
+ FCF2007 = 0.29 x 1770 = 513,3 (tỷ)
513,3
Po = ________ = 5 133 (t ỷ)
0.2–0.1
Giá /1CP = 5 133/ 0.177 = 29 000 (VND/1CP)
2.4.Phương pháp định giá dựa vào hệ số P/E
+ Công thức áp dụng
Giá CP = Thu nhập / 1CP x Hệ số giá / Thu nhập
+ PVNM = 5073,4 x 32,52 = 164 986,97 ( VND/1CP)
2.5. Phương pháp dựa trên giá trị tài sản ròng (dựa trên 3 năm 2005-2006-2007)
+ Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị TS có bq – Các khoản nợ bq
= 3354 - 1076,05
= 2 277,95 (tỷ VND)
Tổng số lợi nhuận thực n năm liền kề
+ Tỷ suất lợi nhuận bq = ___________________________________________________________________
Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp n năm liền kề
2 235
= _____________________ = 22,2 %
10 062,047
+ Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch = Tỷ suất lợi nhuận bq - Tỷ suất lợi nhuận bình quân
n năm của doanh nghiệp chung n năm của doanh
nghiệp cùng ngành nghề
= 22.2% - 20%
= 2,2%
Vốn sản xuất kinh doanh
+ Giá trị lợi thế = Của công ty theo sổ sách x Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch
kế toán của n năm liền kề
= 10 062,047 x 2,2%
= 221,365 (tỷ VND)
Giá trị tài sản ròng + Giá trị lợi thế
+ Giá CP = ______________________________________________
Tổng số CP
2 277,95 + 221,365
= _____________________________________________
0,177
= 14 120,42 (VND/1CP)
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Trong phân tích kỹ thuật các nhà phân tích sử dụng nhiều chiến lược trading khác nhau tùy theo kinh nghiệm bản thân.
Nội dung bài viết này, chúng tôi sử dụng chiến lược Trading của Murphy làm cơ sở phân tích xu hướng biến động giá và xác đinh thời điểm đầu tư hợp lý.
Trước hết , chúng ta nhìn lại diễn biến VNM kể từ phiên thứ nhất (19/1/2006) khi cổ phiếu VNM được niêm trên sàn với giá đóng cửa là 53.000 VND
Trải qua , 395 phiên thờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5934.doc