Đề 2 .
Cho đoạn văn:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bỡi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bỡi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
(Phạm Văn Đồng, Tiếng Việt giàu và đẹp)
a.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Nhận biết)
TL: Phương thức nghị luận .
b. Đoạn văn trên trình bày luận điểm nào? (Thông hiểu)
TL: Luận điểm : tiếng Việt chúng ta rất giàu.
c. Ghi lại các luận cứ trong đoạn văn. (Thông hiểu)
TL: Các luận cứ trong đoạn văn:
-Tiếng Việt giàu bỡi:
+ Bỡi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào .
+ Kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
+ Tiếng Việt giàu và có ý nghĩa: Tiếng Việt phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi Tập làm văn lớp 7 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI PHÀN TẬP LÀM VĂN LÓP 7 TỰ LUẬN
*Sử dụng cho bài viết số 6 và kiểm tra học kì II
Đề 1
I.Phần Đọc –hiểu
Cho đoạn văn: Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh.Thánh Găng- đi có một phương châm:" Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo ra sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy."
# a. Đoạn văn sử dụng phương pháp nghị luận nào?
TL : Phép lập luận giải thích.
# b. Đoạn văn giải thích làm rõ luận điểm nào?
TL: Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh.
# c. Viết đoạn văn (khoảng 70 từ) thể hiện ý nghĩa của lòng nhân đạo trong cuộc sống.
TL: -Hs viết được đoạn văn , thể hiện được ý nghĩa của lòng nhân đạo trong cuộc sống.
-Đoạn văn cần trình bày được:
+ Lòng nhân đạo là một tình cảm đạo đức cao quý của con người. Đó chính là tình yêu thương giữa người với người người.
+Lòng nhân đạo xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc hay gượng ép và không đòi hỏi nhận lại.
+Lòng nhân đạo khiến cho cuộc sống bớt đi khó khăn , trái tim ta được rộng mở
+Lòng nhân đạo sẽ khiến cho con người xích lại gần nhau hơn. Sống yêu thương là cách chúng ta làm đẹp tâm hồn của chính bản thân mình. Xã hội trở nên tốt đẹp tội ác không còn
+ Bản thân cần rèn luyện trau dồi nhân cách, đạo đức, lối sống đẹp thái độ sống tích cực..., kêu gọi cộng đồng gắn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau
II. Phần II. Tạo lập văn bản.
" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
(Ca dao)
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
. TL:
a. Mở bài:- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
-Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
+ Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bóo lũ, hạn hỏn.- Để cùng chống giặc ngoại xâm
+ Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màuda cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư.( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
- Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
+ Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình , hàng xóm- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện.
-Liên hệ bản thân : Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp)
c. Kết bài:
- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Đề 2 .
Cho đoạn văn:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bỡi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bỡi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
(Phạm Văn Đồng, Tiếng Việt giàu và đẹp)
a.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Nhận biết)
TL: Phương thức nghị luận .
b. Đoạn văn trên trình bày luận điểm nào? (Thông hiểu)
TL: Luận điểm : tiếng Việt chúng ta rất giàu.
c. Ghi lại các luận cứ trong đoạn văn. (Thông hiểu)
TL: Các luận cứ trong đoạn văn:
-Tiếng Việt giàu bỡi:
+ Bỡi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào .
+ Kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
+ Tiếng Việt giàu và có ý nghĩa: Tiếng Việt phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
II. Tạo lập văn bản:
Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: Học, học nữa, học mãi.
TL: Bài làm cần làm đủ các ý chính sau:
a.Mở bài :
+Học tập là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và lâu dài của mỗi người.
+Lê nin đã từng khuyên: Học , học nữa, học mãi.
b.Thân bài :
-Giải thích câu nói của Lê- nin:
+ Học: quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng... để tăng thêm hiểu biết và trình độ, khả năng làm việc...
+Học, học nữa, học mãi: học liên tục, không ngừng nghỉ, học trong suốt cuộc đời.
-Giải thích vì sao phải "Học, học nữa, học mãi",phải học tập suốt đời:
+Học giúp chúng ta nắm bắt được những tri thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, cái hay, cái đẹp làm giàu cho tâm hồn, tình cảm của bản thân.
+Học tập để biết áp dụng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động làm giàu cho gia đình, đất nước.
+Phải học cả đời vì kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng rộng lớn và luôn thay đổi, phát triển, cái mới hôm nay có thể thành cái cũ của ngày mai, nên phải luôn học tập để không trở thành người lạc hậu, để bắt kịp với nền văn minh nhân loại.
-Việc học có thể thực hiện bằng nhiều cách thức, ở mọi giai đoạn của cuộc đời:
+Học ở nhà trường, tự học, học trong đời sống, trong công việc cụ thể...
+Học từ thầy cô, bạn bè,những người đi trước có kinh nghiệm, có hiểu biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng:in- tơ- nét, sách báo,đài, ti vi,...
+Khi bé :học ăn, học nói, học đi đứng và giao tiếp hằng ngày, Khi lớn: học các kiến thức khoa học kĩ thuật, tri thức văn hóa, lễ nghĩa để thành người toàn diện...Khi già: học để không lạc hậu và làm gương cho con cháu noi theo.
c.Kết bài:
+Đánh giá lời khuyên của Lê –nin: Câu nói ra đời từ rất lâu nhưng đến hôm nay và ngày mai vẫn còn nguyên giá trị.Là điều tâm niệm của biết bao thế hệ con người.
Đề 3. Cho đoạn văn:
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược... gắn liền với cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà.Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị của đất đai, ruộng vườn... nhưng ngắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: Tất đất, tất vàng".
a.Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?(Nhận biết)
TL: Phương thức nghị luận.
b. Đoạn văn giới thiệu luận điểm nào? ( Thông hiểu)
TL: Luận điểm : giá trị của đất đai qua câu tục ngữ "Tất đất, tất vàng".
c. Viết đoạn văn (khoảng 70 từ) giải thích ngắn gọn nội dung của câu tục ngữ" Tất đất, tất vàng".
TL: Hs viết được đoạn văn nghị luận giải thích ngắn gọn nội dung của câu tục ngữ .
Lập luận chặt chẽ,lí lẽ rõ ràng, xác đáng.
-Đoạn văn cần có nội dung:
+ "Tất" là đơn vị đo lường theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa.
+Từ "tất đất" khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói"tất vàng", một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị" tất vàng".
+ Nhân dân ta đã lấy "tất đất" so sánh với "tất vàng", lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt.
+Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai, ruộng đồng để sản xuất.
II. Phần tạo lập văn bản:
Nhà văn Lỗ Tấn đã nói:" Trên con đường đi đến thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng.". Em hiểu nội dung câu nói trên như thế nào?
TL: a.Mở bài :
+ Thành công là ước mơ mà ai cũng mong muốn có được.
+Nhưng không phải ai cũng có thành công. Bỡi trên con đường đi đến thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng."
b.Thân bài:
-Giải thích câu nói:
+" Con đường thành công": nhiều thử thách, khó khăn...
+Để vượt qua thử thách khó khăn, cần sự chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chịu khó.
+Để có thành công, chúng ta phải làm gì?
++ Đặt ra mục tiêu cho bản thân.
++Chăm chỉ, kiên trì, siêng năng, không chây lười.
c. Kết bài :
+Khẳng định chân lí: Thành công không bao giờ đến với những kẻ lười biếng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tự luận bài viết số 6.doc
- Tự luận TLV bài viết số 5.doc