Nghệ thuật đối thoại trong tiểu thuyết Anna Karenina của Lép Tônxtôi
Cấu trúc đối thoại của Tônxtôi rất phức tạp đan xen nhiều yếu tố tạo nên hai lớp ngoài và trong lời phát ngôn. Hướng đến việc khám phá tâm lý con người, Tônxtôi chỉ ra những trường hợp thường gặp trong đối thoại là lời nói hình thức bên ngoài tỏ ra không trùng hợp, thậm chí đối lập với ý nghĩ của nhân vật. Mạch ngầm đằng sau lời nói gợi lên trạng thái tâm lý đang ẩn dấu trong con người. Vì khoảng cách giữa lời và ý khá xa nhau nên Grômốp cho rằng: "không thể có đối thoại ở Tônxtôi nếu thiếu những giải thích tâm lý" [3,132]. Chẳng hạn, những xáo động tình cảm sau cuộc đua ngựa bắt buộc Anna nói lên những lời khác hẳn với tâm trạng của mình. Những lời Anna trao đổi với chồng có vẻ mơ hồ nhưng ẩn dấu một bi kịch thầm lặng căng thẳng sẽ bùng nổ ở đoạn kết. Nghe Karênin trách móc cách xử sự không phải của mình, Anna thốt lên "không phải ở chỗ nào? nàng lớn tiếng cải không phải với thái độ vui vẻ trí trá mà với một vẻ quả quyết nhằm che dấu nỗi sợ trong lòng" [5,I,324]. Chuỗi ngày đau khổ đang thay thế dần hạnh phúc ngắn ngủi. Giờ đây, những lời nói của Vrônxki thể hiện tình yêu với Anna đang nguội lạnh dần.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghệ thuật đối thoại trong Anna Karenina.doc