4/ Lãnh đạo là dẹp qua một bên những ước muốn riêng tư:
+ Người lãnh đạo chân chính đặt ước muốn của mình ở phần cuối,không
bao giờ ở phần đầu.
+ Người lãnh đạo trong mọi hòan cảnh không tự hỏi:” Tôi thích gì?” mà
“ Tôi cảm thấy cái gì là cần thiết?”, “ Cái gì là đúng?”.
+ Cách tiếp nhận một vấn đề tốt nhất là:” Cái gì sắp xảy ra nhỉ?”.Một kỹ
năng của lãnh đạo là khả năng quên cái tôi để hòa nhập vào dòng chảy
của các biến cố.
+ Lãnh đạo đòi hỏi phải lắng nghe cảm xúc của người khác thay vì một
sự thiếu nhạy bén “ vì nhiệm vụ “. Nhiệm vụ chính là phúc lợi của họ.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo hỗ trợ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ THUẬT
LÃNH ĐẠO HỖ TRỢ
Trong tác phẩm của J.Donald Walters có tên: “ Nghệ thuật lãnh đạo hỗ
trợ “ ( Cẩm nang thực hành cho những người có trách nhiệm ), nguyên
gốc: The Art of supportive leadership ( A practical handbook for people
in position of responsibility ) do Nguyễn Thị Oanh dịch ( NXB.Trẻ -
1995 ) đã viết về nghệ thuật lãnh đạo theo nghĩa chân chính nhất. Những
tư tưởng đó được tác giả tóm tắt:
1/ Nghệ thuật lãnh đạo:
+ Lãnh đạo chân chính là hỗ trợ, không ép buộc.
+ Lãnh đạo chân chính là người hướng dẫn, không lôi kéo kẻ khác.
+ Lãnh đạo có nghĩa là thu hút sự tham gia của người khác.
+ Đối với lãnh đạo,tầm nhìn là trên hết,kế đó mới là hành động.
+ Lãnh đạo là hiểu rằng con người quan trọng hơn sự việc.
+ Lãnh đạo là một nghệ thuật, cần phải học và áp dụng một cách nhạy
bén. Không nên lầm lẫn với một vị trí đơn thuần.
2/ Lãnh đạo không phải vì cái tôi:
+ Tự xem mình là quan trọng sẽ đưa người lãnh đạo tới thất bại.
+ Tinh thần của tập thể phản ánh tinh thần người lãnh đạo.
+ Cái tôi có thể là một cản ngại hay động lực cho sự sáng tạo.Nó sẽ giúp
đỡ khi năng lượng được hướng ngọai về phía công việc thay vì hướng
nội vào chính mình.
+ Bạn nên nhớ lãnh đạo phải vì cái tôi.
3/ Lãnh đạo có nghĩa là trách nhiệm:
+ Nhìn lãnh đạo không phải như một sự hào nhóang mà là trách nhiệm.
+ Đừng quan tâm đến dư luận cho bằng chân lý.
+ Đừng quan tâm đến sự khen chê, hay ưa thích cá nhân, chỉ tập trung
hòan thành nhiệm vụ.
+ Hãy có tầm nhìn dài hơn, thay vì có những chao đảo trước mắt.
+ Hãy sẵn sàng nhận trách nhiệm để thành công hay thất bại.
+ Chấp nhận trách nhiệm là chấp nhận tìm các giải đáp sáng tạo khi các
tư tưởng chính quy cho rằng không có giải đáp.
4/ Lãnh đạo là dẹp qua một bên những ước muốn riêng tư:
+ Người lãnh đạo chân chính đặt ước muốn của mình ở phần cuối,không
bao giờ ở phần đầu.
+ Người lãnh đạo trong mọi hòan cảnh không tự hỏi:” Tôi thích gì?” mà
“ Tôi cảm thấy cái gì là cần thiết?”, “ Cái gì là đúng?”.
+ Cách tiếp nhận một vấn đề tốt nhất là:” Cái gì sắp xảy ra nhỉ?”.Một kỹ
năng của lãnh đạo là khả năng quên cái tôi để hòa nhập vào dòng chảy
của các biến cố.
+ Lãnh đạo đòi hỏi phải lắng nghe cảm xúc của người khác thay vì một
sự thiếu nhạy bén “ vì nhiệm vụ “. Nhiệm vụ chính là phúc lợi của họ.
5/ Lãnh đạo là phục vụ:
+ Hãy xem lãnh đạo là một công việc như mọi công việc khác.
+ Lãnh đạo là phục vụ chứ không phải là để được phục vụ.
+ Khiêm tốn quan trọng cho người lãnh đạo hơn mọi huy chương vì
thành tích.
+ Khiêm tốn là ngay thật với chính bản thân mình.
+ Nếu bạn có một đức tin, hãy xem Ơn trên như tác giả của mọi sự.Xem
công việc của bạn như phục vụ người.
6/ Lãnh đạo là lòng trung thành:
+ Làm việc với cộng sự theo đặc tính của họ và không theo ý bạn muốn
về họ.
+ Chấp nhận sự việc trong thực tiễn của nó không phải theo ước muốn
của bạn.
+ Hãy kiên nhẫn. Nên hiểu rằng cần có thời gian để thuyết phục người
khác về một quan điểm mới.
+ Muốn người khác trung thành với mình hãy trung thành với họ trước
đã.
+ Muốn được yêu thương hãy yêu thương trước,hãy hiến mình trước.
+ Khi sử sai một người, hãy quan tâm đến thái độ sẵn sàng của anh ta.
+ Hãy trung thành với người của mình trước hết.
7/ Lãnh đạo là trực giác được soi sáng bởi lương tri:
+ Người lãnh đạo khôn ngoan quan tâm đến thực trạng hơn là một cái gì
đó theo ý mình.
+ Người lãnh đạo quan tâm đến các biện pháp khả thi hơn là tới dư luận
ngay cả của bản thân mình.
+ Người lãnh đạo quan tâm đến sự thật hơn là một điều lý tưởng.
+ Một người lãnh đạo khôn ngoan thuyết phục bằng lý trí vững chắc hay
bằng sự thu hút của chính niềm tin của mình chứ không bằng quyền lực
từ bên ngòai của chức vụ hay kinh nghiệm trong quá khứ.
+ Cần phát huy những cộng sự có đầu óc phán đóan chứ không phải
những người chỉ biết vỗ tay.
+ Hãy thận trọng, đừng chỉ dựa trên trực giác mà trình bày ý kiến của
bạn.Trình bày chúng như thế nào để có được những lời đáp thông minh.
+ Luôn luôn để cho lương tri soi sáng mình.
+ Lương tri là sự sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm.
+ Lương tri và trực giác có thể được phát triển song song,mỗi đức tính
đem lại sự sáng suốt cho nhau.Lương tri cần kiểm tra những đề nghị của
trực giác, và trực giác phải gợi cảm cho lương tri để nhìn rộng và xa hơn
điều đã biết, hướng tới cánh đồng của những điều chưa biết.
8/ Tầm quan trọng của sự linh họat:
+ Hãy sẵn sàng chấp nhận sai lầm. Nhớ rằng chỉ có chân lý cuối cùng
mới thắng.
+ Hãy giữ một khái niệm linh động về sự hòan hảo.Nhớ rằng sự hòan
hảo là hành vi con người, không phải một món đồ,mà là một định
hướng.
+ Hãy làm cho hành động của bạn thích nghi với thực thực tiễn.
+ Tiếp cận mọi tình huống với một cái nhìn mới mẻ. Hãy nhìn vào tự
thân nó.
+ Đừng lập ra quá nhiều luật lệ kẻo chúng giết chết tinh thần của một
doanh nghiệp.
+ Hãy cởi mở đối với quan điểm của người khác.Họ có thể đúng hơn
bạn.
+ Tập quy về nội tâm và thanh thản với chính mình.
9/ Cần hành động chứ không phải nói:
+ Lãnh đạo là hành động chứ không chỉ là ý tưởng cho hành động.
+ Đừng dùng hết năng lượng cho kế họach đến nỗi bạn không còn tí nào
để thực hiện kế họach.
+ Hành động dẫn tới sáng tạo.
+ Gần như bất cứ hành động nào cũng tốt hơn bất động,xuất phất tự sự
lưỡng lự.
10/ Hỗ trợ:
+ Luôn luôn cố gắng củng cố sức mạnh của cấp dưới trong công việc và
sự sáng tạo của họ cũng như các đức tính về lãnh đạo của họ.
+ Khuyến khích cấp dưới từ trong những dự án của họ.
+ Cho phép cấp dưới học từ những sai lầm của mình.
+ Hãy chấp nhận thỏa hiệp.Đừng đòi hỏi ở cấp dưới những gì vượt khả
năng của họ,nêu bạn muốn hãy mở rộng chân trời của họ từ từ.
+ Hãy mời gọi sự hỗ trợ của họ, không ra lệnh cho họ hỗ trợ bạn.
+ Chỉ nhận quyền hạn trong chừng mực họ trao cho bạn.
+ Đừng bao giờ giao một công việc mà chính bản thân bạn không sẵn
sàng làm.
11/ Hãy làm việc với sức mạnh của người khác:
+ Hãy nỗ lực củng cố những đức tính tốt nơi thuộc cấp,thay vì ca cẩm về
nhược điểm của họ.Bạn sẽ làm được nhiều khi khuyến khích người khác
thay vì hạ thấp họ.
+ Hãy làm việc với mặt mạnh của tổ chức của bạn thay vì mặt yếu.Hãy
tập trung năng lượng vào những người đồng chí hướng hơn là vào những
ai phản kháng bạn.
+ Đừng giành quá nhiều sức lực vào việc giải quyết các tình huống tiêu
cực. Hãy củng cố mặt tích cực và sự tiêu cực sẽ tự nó biến mất dần.
+ Đừng để cấp dưới chỉ phê bình tiêu cực, hãy tập cho họ biết sử dụng
quyền phát biểu để đưa ra những giải pháp xây dựng khi họ nêu vấn đề.
+ Khuyến khích mọi người hay làm thay vì chỉ nói xuông.
+ Đừng tìm đến sự nổi tiếng cho bản thân mình.Hãy quan tâm đến các
vấn đề, các nguyên tắc.
+ Đừng bao giờ phát biểu từ cảm xúc hay thành kiến riêng, hãy phát
biểu từ ý thức công bằng, sự vô tư và sự thật.
12/ Thành công là gì?
+ Người lãnh đạo chân chính không chạy theo thành công mà cũng
không sợ thất bại.
+ Người lãnh đạo giỏi là người làm việc thông qua người khác và không
làm trực tiếp.
+ Người lãnh đạo quan tâm đến chiến thắng hơn là thành công trong một
trận đấu.
+ Một tác phẩm nghệ thuật không chỉ nói lên sự khéo léo mà cả ý
thức,thái độ cơ bản, triết lý sống của một nghệ sĩ.
+ Người biết lãnh đạo không thôi thúc cấp dưới mà biết tạo cho họ thái
độ xây dựng và bảo đảm những kết quả dài hơi cho công việc của mình
và của họ.
+ Thành công của mọi công việc tùy thuộc trên hết vào tinh thần của
người tham gia và tinh thần của họ luôn luôn phản ánh tinh thần của
người lãnh đạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thua_t_lanh_dao_ho_tro__6385.pdf