Nếu bạn muốn biết giá trị của 1 ngày hãy hỏi người đi tù.
Những người hiểu rõ nhất giá trị của 1 ngày được tự do khi họ
đang bị pháp luật tước mất quyền tự do. Nếu bạn muốn biết giá
trị của một khoảnh khắc hãy hỏi những người vừa thoát chết
khỏi tai nạn giao thông. Chỉ 1 khắc thôi nhưng nó đã cứu sống
tính mạng của họ . Nếu như tới khi bạn trở về với lòng đất mẹ
mà bạn vẫn chưa làm được điều mà mình mong muốn, làm được
điều gì đó có ích cho bạn và những người thân yêu của bạn thì
thực sự bạn đã sống một cuộc đời vô nghĩa.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật quản lý thời gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật quản lý thời gian!!!
Xã hội công nghiệp hóa, con người ta phải sống với bộn bề lo
toan, lo toan về công việc, lo toan về gia đình, về cuộc sống,…
Chúng ta luôn than phiền mình không có thời gian để làm
mọi thứ mình muốn, để thư giãn và để chăm sóc những người
thân của chúng ta. Vì công việc đã chiếm hết thời gian của
chúng ta. Sự thật không phải như vậy, thời gian là công bằng
cho tất cả chúng ta. Mỗi ngày ai cũng có 24 giờ để học tập và
làm việc, để giải trí,…
Vậy tại sao có những người rất bận rộn như Thầy Nguyễn
Mạnh Hùng - lãnh đạo của ba công ty trong đó có Thaihabooks
vẫn có thời gian đến các trường Cao đẳng – Đại học để chia sẻ,
giao lưu với các bạn sinh viên, rồi đi giảng về QTKD cho biết
bao doanh nghiệp, rồi viết sách, viết báo, đi du lịch,... Hay Chủ
tịch Trương Gia Bình của tập đoàn FPT vẫn có thời gian đi đánh
golf ít nhất 1 ngày trong tuần…? Phải chăng là có sự khác biệt
nào giữa chúng ta và những con người như thế?
Với lý tưởng “sẻ chia là sứ mệnh cuộc sống” TS. Nguyễn
Mạnh Hùng đã đến với các bạn sinh viên trường Học Viện Tài
Chính để chia sẻ về Nghệ thuật quản trị thời gian của Thầy
cho các bạn sinh viên không chỉ trường này mà từ bao trường
khác nhau khắp trên địa bàn TP Hà Nội.
Trước hết, chúng ta phải biết quý trọng thời gian. Bởi vì,
thời gian là thứ tài sản vô cùng quý giá. Chúng ta không thể cất
trữ nó như cất trữ tiền bạc. Nếu bạn không sử dụng nó thì nó sẽ
mất đi. Chúng ta cũng không thể làm thời gian chậm lại hay kéo
nó về vạch số Không. Nó là thứ tài sản hao mòn và mất dần từng
ngày, từng phút. Và chúng ta không thể nào lấy lại. Hàng ngày
chúng ta sử dụng thời gian vào những việc vô bổ như chat chit,
nói chuyện phiếm,… mà chẳng được việc gì cả,. Chúng ta để
người khác sử dụng thời gian của mình vào mục đích của họ mà
vẫn rất vui vẻ. Thầy nhấn mạnh “nhất là các bạn sinh viên”.
Trong khi cha mẹ ở nhà chắt chiu từng đồng, từng nghìn đồng
để gửi lên cho các bạn ăn học trên Hà Nội, nhưng các bạn lại sử
dụng những đồng tiền đó vào game, vào việc đi chơi, cờ bạc, lô
đề, rượu chè,… Thầy cho rằng vừa lãnh phí thời gian vừa lãnh
phí tiền bạc.
Vậy, tại sao lại có chuyện này? Vì chúng ta chưa hiểu hết
giá trị của thời gian. Một ngày chúng ta có 24 giờ để làm mọi
thứ. Để làm việc, học tập, tắm giặt, thư giãn… Thời gian giúp
chúng ta làm tất cả. Nhưng chúng ta đang phung phí nó. Hãy
làm một bài Test nhỏ để thấy được giá trị của thời gian.
Nếu bạn muốn biết giá trị của 1 ngày hãy hỏi người đi tù.
Những người hiểu rõ nhất giá trị của 1 ngày được tự do khi họ
đang bị pháp luật tước mất quyền tự do. Nếu bạn muốn biết giá
trị của một khoảnh khắc hãy hỏi những người vừa thoát chết
khỏi tai nạn giao thông. Chỉ 1 khắc thôi nhưng nó đã cứu sống
tính mạng của họ…. Nếu như tới khi bạn trở về với lòng đất mẹ
mà bạn vẫn chưa làm được điều mà mình mong muốn, làm được
điều gì đó có ích cho bạn và những người thân yêu của bạn thì
thực sự bạn đã sống một cuộc đời vô nghĩa.
Để sống có ý nghĩa hơn, bạn cần phải biết quý trọng thời
gian ngay bây giờ. Tại buổi nói chuyện Thầy cũng chia sẻ với
các bạn sinh viên 5 bí quyết để làm chủ thời gian.
+ Thứ nhất: Hãy làm từng việc một. Bạn không nên làm 2
việc một lúc. Vì như thế hiệu quả việc làm của bạn sẽ không
cao. Hãy tập trung làm từng việc một trong một khoảng thời
gian định trước.
+ Thứ hai: Hãy bắt tay làm ngay việc bạn cần làm, đừng
chần chừ. Bạn chần chừ nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian của
chính bạn.
+ Thứ ba: Biết vất bỏ đúng lúc sự hoàn mỹ. Cuộc sống này
chẳng có thứ nào là hoàn mỹ cả. Và công việc bạn làm cũng
không thể hoàn mỹ 1 cách tuyệt đối. Nếu bạn quá chú trọng sự
hoàn mỹ thì bạn sẽ thất vọng vì kết quả không hoàn mỹ của
công việc bạn vừa hoàn thành. Đó sẽ là bức tường cản trở bạn
đến với công việc tiếp theo. Và hạn chế hiệu suất làm việc của
bạn.
+ Thứ tư: Tránh giờ cao điểm. Phải chờ đợi vì tắc đường là
sự phung phí thời gian tai hại nhất. Không chỉ làm hại sức khỏe
mà còn làm hại tinh thần của bạn.
+ Thứ năm: Suy nghĩ về cái giá phải trả chứ không phải giá
cả. Nếu cái giá bạn phải trả quá đắt chỉ để kiếm được món lợi
nhỏ thì bạn nên từ bỏ dự định của mình.
Chúng ta vẫn biết chúng ta xử lý 80% công việc chỉ với
20% thời gian và ngược lại, chúng ta phải mất 80% thời gian chỉ
để xử lý 20% công việc còn lại. Vậy vấn đề là chúng ta phải học
cách sử dụng thời gian hiệu quả để chỉ mất 20% thời gian mà
làm được 80% công việc. Để làm việc đó, chúng ta phải biết sắp
xếp các công việc cần làm trên sơ đồ sau.
Hãy ưu tiên giải quyết các công việc ở góc phần tư thứ I và
thứ II trước, vì đó là những công việc khẩn cấp, cần làm ngay,
tiếp đó hãy giải quyết công việc ở góc phần tư thứ IV vì chúng
quan trọng nhưng không khẩn cấp, và cuối cùng là các công việc
ở góc phần tư thứ III, bạn có thể giải quyết nó hoặc bỏ qua nó.
Vì bạn có thể làm bất cứ việc gì nhưng bạn không thể làm tất cả
mọi việc. Hãy biết từ bỏ một cách hợp lý, đúng lúc để có thể giải
quyết các công việc khác một cách hiệu quả hơn, thay vì việc
bạn làm tất cả mọi việc mà chẳng việc gì có kết quả tốt đẹp cả.
Còn biết bao thông tin và chia sẻ quý giá khác mà không
thể ghi hết ra được.
Và cuối cùng thay cho lời kết của buổi nói chuyện, Thầy
chia sẻ 3 bí mật quản trị thời gian mà Thầy tâm đắc nhất. ĐÓ
LÀ:
+ Thứ nhất: Chúng ta phải biết lập kế hoạch làm việc cho
chính bản thân mình. Bạn phải lập kế hoạch từng ngày, từng
tuần, từng tháng, thậm chí là kế hoạch cho cả 1 năm. Cao hơn
nữa là chúng ta phải có “tầm nhìn” và
“ nhiệm vụ” cho cả cuộc đời của mình.
+ Thứ hai: Đúng hẹn. Chúng ta đã hẹn thì nhất định phải
đến đúng hẹn. Chúng ta đã hứa thì nhất định phải làm. Điều đó
thể hiện văn hóa, nhân cách của chúng ta. “Nó” còn rèn luyện tư
duy tích cực cho chúng ta.
+ Thứ ba: Tập trung vào công việc hiện tại. Chỉ có tập
trung vào công việc hiện tại thì hiệu suất làm việc của bạn mới
cao, công việc bạn làm mới có kết quả tốt và được hoàn thành
trong thời gian ngắn, tránh lãng phí thời gian. “Tuần làm việc 4
giờ” mà vẫn hiệu quả
Phần giao lưu cũng diễn ra rất sôi nổi và vui vẻ, các bạn có
câu hỏi và câu trả lời hay, thông minh đều được Thầy tặng
những cuốn sách quý của Thaihabooks, những cuốn sách giúp
thay đổi tư duy và quản lý thời gian hiệu quả hơn: Kế hoạch
kinh doanh trên một trang giấy, Think and Grow rich, Người
nam châm, Những nguyên tắc thành công …
Cuối cùng thầy đã ký tặng sách cho hàng trăm sinh viên có
mặt với những lời chúc và những thông điệp gửi gắm riêng cho
từng bạn.
Có thể nói, “quản trị thời gian” vừa là một khoa học, vừa
là một nghệ thuật. “Nó” thiên về một môn kỹ năng nhiều hơn.
Chính vì thế, để có thể quản trị thời gian một cách có hiệu quả
chúng ta cần phải rèn luyện miệt mài, chăm chỉ trong một thời
gian dài. Không thể một sớm, một chiều mà có thể thành công
ngay được. Nhưng muốn học được “nghệ thuật quản trị thời
gian” thì điều đầu tiên chúng ta phải làm đó là phải “thay đổi tư
duy”, chỉ có thay đổi tư duy chúng ta mới nhận ra tầm quan
trọng của thời gian. Chúng ta mới nhận thấy chúng ta đã lãng
phí thời gian như thế nào. Chúng ta có thể học hỏi và tìm hiểu
rất nhiều về các phương thức quản trị thời gian nhưng nếu
không thay đổi tư duy thì chúng ta cũng chỉ “biết” mà không
“thực hành” để thành công trong quản trị thời gian thì bạn phải
thực hành để “giác ngộ” chứ không phải học để biết. Đó cũng là
điều tâm đắc nhất mà Thầy Nguyễn Mạnh Hùng muốn chia sẻ
với các bạn sinh viên Học Viện Tài Chính tối ngày 18/05/2010
vừa qua!
Cám ơn thầy Hùng rất nhiều và mong lại được tiếp tục
nghe những chia sẻ khác về các chủ đề khác nhau của thầy. CLB
yêu sách Thái Hà và các bạn sinh viên VN quyết tâm "khai thác"
thầy tối đa. Sẻ chia là sứ mệnh của thầy mà các bạn.
Huy Hoàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thuat_quan_ly_thoi_gian_8616.pdf