Nghiên cứu áp lực bàn chân, mối liên quan với dẫn truyền thần kinh, chỉ số cổ chân – Cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Năm 2017 Halawa M.R và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa áp lực gan bàn chân và việc kiểm soát đường máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có hoặc không có bênh lý thần kinh ghi nhận HbA1c là chỉ số đánh giá kiểm soát đường máu của bệnh nhân, nó không tác động trực tiếp lên sự thay đổi áp lực đỉnh của bàn chân mà nó gián tiếp đánh giá sự tiến triển bệnh lý thần kinh trong suốt quá trình mắc bệnh từ đó làm tăng áp lực gan bàn chân và dáng đi của bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhân có mối lương quan thuận giữa sự thay đổi áp lực gan bàn chân và chỉ số HbA1c.

Tóm lại nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có chỉ số áp lực gan bàn chân cao hơn nhóm chứng, kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trong nước và thế giới.

 

docx25 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu áp lực bàn chân, mối liên quan với dẫn truyền thần kinh, chỉ số cổ chân – Cánh tay ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gan bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần kinh có loét chân và không có tiền sử loét cho thấy áp lực gan bàn chân ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần kinh ngoại vi có tiền sử loét cao hơn nhóm bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần kinh mà không có tiền sử loét. - Năm 2014 Tuna Hakan, Birane Murat và cộng sự nghiên cứu 84 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ghi nhận diện tích tiếp xúc giảm và áp lực đỉnh gan bàn chân tăng ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm. - Năm 2012, Anita Raspovic1, Karl B Landorf đã đưa ra nghiên cứu cho thấy việc giảm áp lực gan bàn chân là chiến lựơc chìa khóa trong việc điều trị và dự phòng loét chân ở bệnh nhân ĐTĐ. - Một nghiên cứu của Madhale Milka D, Godhi Ashoc S vào năm 2017 nhằm đánh giá áp lực gan bàn chân trên hệ thống đo bằng máy Novel được thực hiện trên 110 bệnh nhân của Ấn độ được chia làm 4 nhóm (nhóm bình thường: 30 đối tượng; nhóm mắc ĐTĐ týp 2: 30 đối tượng; nhóm ĐTĐ týp 2 có biến chứng thần kinh ngoại vi: 19 đối tượng; nhóm ĐTĐ týp có loét chân: 31 đối tượng) đã chỉ ra việc đo áp lực gan bàn chân giúp theo dõi tình trạng bàn chân, dự phòng và giảm các biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ. * Các nghiên cứu về chỉ số ABI - Năm 2011, Trần Bảo Nghi và Hồ Thượng Dũng nghiên cứu giá trị chẩn đoán chỉ số ABI và các yếu tố nguy cơ trong bệnh động mạch ngoại vi chi dưới trên bệnh nhân ĐTĐ, đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang kết quả ghi nhân: chỉ số ABI có độ nhậy và đô đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên chi dưới là 90,9% và 91,0%. - Năm 2012 Lê Hoàng Bảo và Nguyễn Thị Bích Đào tiến hành nghiên cứu trên 153 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cho thấy tỷ lệ ABI 1,3: 2,6%. - Năm 2018 Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Nhạn thực hiện nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, chỉ số cổ chân – cánh tay, siêu âm Doppler động mạch 2 chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang với 95 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị nội trú tịa khoa Nội Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả ghi nhận: 26,3% bệnh nhân ĐTĐ có chỉ số ABI 1,3. * Các nghiên cứu về tổn thương thần kinh ngoại biên - Năm 2012 Tôn Thất Kha và Nguyễn Trọng Hưng nghiên cứu tổn thương nhiều dây thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với 84 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tham gia vào nghiên cứu kết quả 100% có bất thường trên điện sinh lý thần kinh. - Năm 2015 Banach M., và cộng sự nghiên cứu những tiện ích của đo dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ mắc bệnh đa dây thần kinh, kết quả có 57% bệnh nhân có bất thường trên chẩn đoán điện và suy giảm biên độ điện thế dây thần kinh cảm giác và vận động chi dưới. - Năm 2015 Prasad N và cộng sự nghiên cứu 40 bệnh nhân ĐTĐ týp 2, tuổi trung bình là 2,28±1,51, kết quả cho thấy có sự giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ 54,32±6,03m/s so với 59,52±6,51m/s nhóm bệnh nhân không ĐTĐ. - Năm 2016, Phạm Công Trường, Hoàng Trung Vinh thực hiện nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ rối loạn cảm giác chủ quan gia tăng khi thời gian phát hiện bệnh kéo dài và kiểm soát HbA1c mức độ kèm; Biên độ dẫn truyền vận động và cảm giác tương quan nghịch có ý nghĩa với thời gian phát hiện bệnh tại dây thần kinh giữa; Thời gian tiềm vận động và cảm giác tương quan thuận, 2 chỉ số là biện độ, tốc độ dẫn truyền vận động càm giác có tương quan tỷ lệ nghịch với HbA1c tại dây thần kinh giữa; Biên độ và tốc độ dẫn truyền vận động tương quan nghịch với HbA1c tại dây thần kinh chày. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nhóm bệnh: 126 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đến khám, điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ được thu nhân vào nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm chứng: 40 đối tượng khỏe mạnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ được thu nhận tham gia vào nghiên cứu. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu tham gia vào nhóm bệnh: - Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có độ tuổi ≥ 30 tuổi bao gồm cả 2 giới nam và nữ. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Có đầy đủ các thông tin cần thiết đáp ứng cho nghiên cứu. * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu tham gia vào nhóm chứng: - Các đối tượng bình thường đi khám bệnh có độ tuổi ≥ 18 tuổi bao gồm cả 2 giới nam và nữ. - Các đối tượng được sàng lọc không mắc bệnh ĐTĐ. - Không thừa cân, không béo phì. - Không mắc các bệnh mạn tính và cấp tính như shock, đột quỵ, liệt... - Phụ nữ không mang thai. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Có đầy đủ các thông tin cần thiết đáp ứng cho nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ của đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia nhóm bệnh: - Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có các biến chứng bàn chân (từ loét độ 3 trở lên và đã bị cắt cụt chi). - Bệnh đang mắc các bệnh cấp tính kèm theo: shock, đột quị. - Phụ nữ có thai - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân không đo được áp lực gan bàn chân. * Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia nhóm chứng: - Các đối tượng mắc bệnh cấp tính, mạn tính: shock, đột quỵ, liệt. - Đối tượng thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân không có đầy đủ các thông tin của nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Thời gian nghiên cứu: năm 2015 đến năm 2018. Địa điểm nghiên cứu: - Nhóm nghiên cứu thu nhận tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương - Nhóm chứng được thu nhận tại Viện Đái tháo đường và RLCH. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: Theo Bộ Y tế 2015. Đánh giá áp lực gan bàn chân: Trong nghiên cứu của tôi kết quả các thông số chỉ số áp lực gan bàn chân của nhóm chứng (TB ± 1SD) sẽ sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá áp lực gan bàn chân nhóm bệnh. + Áp lực gan bàn chân của BN > TB ± 1SD của nhóm chứng được coi là tăng. + Áp lực gan bàn chân của BN < TB ± 1SD của nhóm chứng được coi là giảm Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý trên phần mềm SPSS 22.0. + Sử dụng kỹ thuật lấy giá trị hàm logarit các số liệu thu được để đưa các số liệu về dạng phân bố chuẩn trước khi phân tích, đánh giá. + Xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị trung vị, giá trị trung bình nhân với độ tin cậy 95%. + So sánh giá trị trung bình bằng thuật toán T – test. Sử dụng thuật toán chi – Square và Fissher Exact’s để so sánh sự khác biệt tỷ lệ %. + So sánh giá trị trung vị bằng phương pháp phi tham số. + Tính hệ số tương quan: + Xác định đường thẳng hồi quy bằng phép tính hồi quy tuyến tính. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo tuổi và nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi Nhóm chứng (n = 40) Nhóm bệnh (n = 126) p n % n % 20 – 29 tuổi 6 15,0 0 0,0 < 0,05 30 - 39 tuổi 13 32,5 12 9,5 40 - 49 tuổi 9 22,5 21 16,7 50 – 59 tuổi 12 30,0 62 49,2 ≥ 60 tuổi 0 0,0 31 24,6 Trung bình 41,47 ± 10,10 54,19 ± 9,60 < 0,05 - Nhóm bênh: Đối tượng nghiên cứu được phân bố cao nhất ở nhóm 50 đến 59 tuổi và không có ai dưới 30 tuổi. - Nhóm chứng: Đối tượng nghiên cứu ở nhóm 30 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất và không có ai trên 60 tuổi. Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới Tỷ lệ nam cao hơn nữ ở cả nhóm chứng và nhóm bệnh và tỷ lệ này tương đương nhau. Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo yếu tố nguy cơ và giới của nhóm bệnh (n=126) Đặc điểm bệnh Nữ (n=40) Nam (n=86) Tổng n % n % n % Hút thuốc lá 0 0,0 13 15,1 13 10,3 Nghiện rượu 0 0,0 13 15,1 13 10,3 Tăng HA 12 30,0 30 34,9 42 33,3 Rối loạn Lipid 28 70,0 74 86,0 102 80,9 Thời gian phát hiện bệnh ≤ 5 năm 12 30,0 17 19,8 29 23,0 > 5 – 10 năm 11 27,5 23 26,7 34 27,0 > 10 năm 17 42,5 46 53,5 63 50,0 - Tỷ lệ hút thuốc và nghiên rượu của nhóm nghiên cứu chủ yếu là nam. - Thời gian phát hiện bệnh > 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. - Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 33,3 % trong nhóm nghiên cứu. - RL Lipid máu chiếm 80,9 % nam nữ là tương đương nhau. Bảng 3.3. Đặc điểm về nhân trắc của các đối tượng nghiên cứu Chỉ số nhân trắc Nhóm chứng (n=40) Nhóm bệnh (n=126) p BMI 21,10 ± 2,16 22,96 ± 3,07 < 0,05 VB/VM 0,86±0,05 0,91 ± 0,05 < 0,05 Cân nặng, chỉ số BMI, vòng bụng, vòng mông và tỷ số eo/hông của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa với p<0,05. Bảng 3.4. Đặc điểm sinh hóa máu của nhóm nghiên cứu Chỉ số Sinh hóa Nhóm chứng (n=40) Nhóm bệnh (n=126) p Glucose 5,18 ± 0,51 10,80 ± 4,65 <0,001 HbA1c 5,26 ± 0,74 9,49 ± 4,34 <0,001 Cholesterol 4,77 ± 0,57 5,06 ± 2,17 >0,05 Triglycerid 1,35 ± 0,35 3,25 ± 4,74 <0,05 HDL-c 1,29 ± 0,35 1,22 ± 0,38 >0,05 LDL-c 2,87 ± 0,54 2,53 ± 0,94 <0,05 Các chỉ số Triglycerid, LDL-C, ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa. 3.2 Sự thay đổi áp lực gan bàn chân, một số chỉ số dẫn truyền thần kinh và chỉ số ABI ở người ĐTĐ týp 2 3.2.1. Sự thay đổi áp lực gan bàn chân Bảng 3.5. Đặc điểm áp lực đỉnh gan bàn chân phải theo nhóm nghiên cứu Áp lực đỉnh bàn chân phải (kpa) Nhóm chứng (n=40) Nhóm bệnh (n=126) p Tổng lực (kpa) 334,06 ± 104,83 386,39 ± 123,54 <0,05 Gót chân (kpa) 185,62 ± 40,04 198,17 ± 50,62 >0,05 Giữa chân (kpa) 97,29 ± 26,07 107,84 ± 35,04 >0,05 MH1 (kpa) 151,46 ± 75,52 166,08 ± 69,30 >0,05 MH2 (kpa) 220,40 ± 52,20 248,09 ± 68,55 <0,05 MH3 (kpa) 222,60 ± 47,15 246,37 ± 64,69 <0,05 MH4 (kpa) 158,21 ± 32,91 187,78 ± 56,18 <0,01 MH5 (kpa) 133,63 ± 73,13 160,45 ± 98,94 >0,05 Ngón cái (kpa) 270,33 ± 133,57 287,53 ± 148,65 >0,05 Ngón 2 (kpa) 121,21 ± 47,78 128,82 ± 55,87 >0,05 Ngón 3,4,5 (kpa) 85,19 ± 49,09 94,97 ± 50,37 >0,05 - Áp lực đỉnh của toàn bộ bàn chân, áp lực đỉnh ở khu vực MH2, MH3, MH4 ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. - Áp lực đỉnh ở các khu vực khác của bàn chân sự khác biệt là không có ý nghĩa giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo áp lực đỉnh gan bàn chân phải Áp lực đỉnh bàn chân phải Nhóm bệnh ( n = 126) Giảm Bình thường Tăng n % n % n % Tổng lực (kpa) 2 1,6 97 77,0 27 21,4 Gót chân (kpa) 18 14,3 70 55,6 38 30,2 Giữa chân (kpa) 11 8,7 83 65,9 32 25,4 MH1 (kpa) 1 0,8 25 19,8 100 79,4 MH2 (kpa) 15 11,9 70 55,6 41 32,5 MH3 (kpa) 17 13,5 65 51,6 44 34,9 MH4 (kpa) 12 9,5 57 45,2 57 45,2 MH5 (kpa) 6 4,8 94 74,6 26 20,6 Ngón cái (kpa) 16 12,7 87 69,0 23 18,3 Ngón 2 (kpa) 17 13,5 90 71,4 19 15,1 Ngón 345 (kap) 9 7,1 95 75,4 22 17,5 Trong nhóm đối tượng tăng áp lực đỉnh gan bàn chân vị trí nền xương ngón 1 chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là vị trí ngón 2. Bảng 3.7. Đặc điểm áp lực đỉnh gan bàn chân trái theo nhóm nghiên cứu Áp lực đỉnh bàn chân trái (kpa) Nhóm chứng (n=40) Nhóm bệnh (n=126) p Tổng lực (kpa) 316,43 ± 107,22 392,85 ± 129,21 <0,001 Gót chân (kpa) 184,86 ± 41,13 209,77 ± 60,72 <0,05 Giữa chân (kpa) 114,48 ± 35,65 103,14 ± 27,50 >0,05 MH1 (kpa) 151,12 ± 49,56 182,21 ± 86,64 <0,05 MH2 (kpa) 221,43 ± 52,21 262,50 ± 90,69 <0,01 MH3 (kpa) 216,77 ± 36,09 251,42 ± 63,96 <0,01 MH4 (kpa) 166,43 ± 37,28 179,93 ± 50,57 >0,05 MH5 (kpa) 140,75 ± 62,48 146,80 ± 87,17 >0,05 Ngón cái (kpa) 237,29 ± 139,22 284,64 ± 133,54 <0,05 Ngón 2 (kpa) 143,36 ± 119,73 122,74 ± 56,32 >0,05 Ngón 345 (kap) 96,73 ± 50,14 89,01 ± 51,40 >0,05 - Áp lực đỉnh của toàn bộ bàn chân, áp lực đỉnh ở khu vực gót chân, MH1 MH2 và MH3 ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa. - Áp lực đỉnh ở các khu vực khác của bàn chân ở nhóm bênh cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm chứng. Bảng 3.8. Thay đổi áp lực đỉnh gan bàn chân trái của nhóm nghiên cứu Áp lực đỉnh bàn chân trái Nhóm bệnh ( n = 126) Giảm Bình thường Tăng n % n % n % Tổng lực (kpa) 2 1,6 82 65,1 42 33,3 Gót chân (kpa) 14 11,1 71 56,3 41 32,5 Giữa chân (kpa) 18 14,3 99 78,6 9 7,1 MH1 (kpa) 15 11,9 71 56,3 40 31,7 MH2 (kpa) 12 9,5 63 50,0 51 40,5 MH3 (kpa) 17 13,5 53 42,1 56 44,4 MH4 (kpa) 21 16,7 67 53,2 38 30,2 MH5 (kpa) 19 15,1 87 69,0 20 15,9 Ngón cái (kpa) 3 2,4 97 77,0 26 20,6 Ngón 2 (kpa) 0 0,0 123 97,6 3 2,4 Ngón 345 (kap) 24 19,0 84 66,7 18 14,3 Trong nhóm đối tượng tăng áp lực đỉnh gan bàn chân vị trí nền xương ngón 3 chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là vị trí ngón 2. 3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số dẫn truyền thần kinh Bảng 3.9. Chỉ số dẫn truyền thần kinh hông kheo ngoài Chỉ số Dây thần kinh hông kheo ngoài phải Dây thần kinh hông kheo ngoài trái p Thời gian tiềm (ms) (min – max) 10,53 ± 1,30 (7,6 – 15,3) 10,42 ± 1,25 (8,1 – 16,8) > 0,05 Biên độ (mV) (min – max) 3,95 ± 1,94 (0,5 – 8,9) 3,92 ± 1,69 (0,4 – 7,5) > 0,05 Vận tốc (m/s) (min – max) 44,13 ± 4,05 (33 – 56) 44,77 ± 3,63 (35 – 54) > 0,05 Không có sự khác biệt có ý nghĩa chỉ số dẫn truyền vận động của dây thần kinh hông kheo ngoài giữa bên phải và bên trái. Bảng 3.10. Chỉ số dẫn truyền thần kinh hông kheo trong Chỉ số Dây thần kinh hông kheo trong phải Dây thần kinh hông kheo trong trái p Thời gian tiềm (ms) (min – max) 12,56 ± 1,61 (9,3 – 18,8) 12,41 ± 1,69 (8,7 – 19,3) > 0,05 Biên độ (mV) (min – max) 9,67 ± 6,80 (0,1 – 74) 8,84 ± 5,71 (0,3 – 60,2) > 0,05 Vận tốc (m/s) (min – max) 43,26 ± 4,69 (26 – 54) 42,85 ± 4,06 (29 – 53) > 0,05 Chỉ số dẫn truyền ở dây thần kinh hông kheo trong hai bên không có sự khác biệt với p>0,05. Bảng 3.11. Chỉ số dẫn truyền thần kinh cảm giác bì bắp chân Chỉ số Thần kinh bì bắp chân phải Thần kinh bì bắp chân trái p Thời gian tiềm (ms) (min – max) 2,43 ± 0,49 (1,5 – 4,1) 2,46 ± 0,48 (1,5 – 3,7) > 0,05 Biên độ (µV) (min – max) 11,59 ± 5,44 (0,1 – 24,6) 13,76 ± 7,72 (4 – 39,8) > 0,05 Vận tốc (m/s) (min – max) 53,49 ± 6,70 (34 – 85) 53,35 ± 5,30 (50 – 180) > 0,05 Các chỉ số dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh bì bắp chân ở bên trái và bên phải khác nhau nhưng không có ý nghĩa với p > 0,05. Bảng 3.12. Chỉ số dẫn truyền thần kinh cảm giác mác nông Chỉ số Thần kinh mác nông phải Thần kinh mắc nông trái p Thời gian tiềm (ms) (min – max) 2,15 ± 0,40 (1,4 – 4,1) 2,12 ± 0,38 (1,3 – 3,6) > 0,05 Biên độ (µV) (min – max) 9,82 ± 4,68 (4 – 25) 10,76 ± 5,50 (4 – 35) > 0,05 Vận tốc (m/s) (min – max) 55,78 ± 5,06 (42 – 69) 55,10 ± 5,57 (31 – 67) > 0,05 Các chỉ số dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh mác nông ở bên phải cao hơn bên trái nhưng không có ý nghĩa p > 0,05. 3.2.3. Sự thay đổi chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI). Bảng 3. 13. Phân bố chỉ số ABI theo đối tượng nghiên cứu (n = 126) Giá trị Chỉ số ABI Bên phải Bên trái Chung n % n % n % ≤ 0,9 0 0 0,0 0,0 0 0,0 0,91 – 1,29 107 84,9 107 84,9 99 78,6 ≥ 1,3 19 15,1 19 15,1 27 21,4 Không có đối tượng nào có chỉ số ABI dưới 0,9; có 20,6% các đối tượng có ABI ≥ 1,3. 3.3. Mối liên quan giữa áp lực ban chân với dẫn truyền thần kinh, chỉ số ABI với đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 3.3.1. Mối liên quan giữa chỉ số áp lực gan bàn chân với một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.14. Phân bố áp lực đỉnh gan bàn chân theo tình trạng tăng huyết áp (n=126) Áp lực đỉnh (kpa) Chân Phải p12 Chân Trái p34 Không1 (n=84) THA2 (n=42) Không3 (n=84) THA4 (n=42) Tổng lực 384,4±119,6 395,9±143,2 >0,05 390,7±118 402,7±175,6 >0,05 Gót chân 196,6±50,6 205,6±51,3 >0,05 206,4±51,0 225,7±93,8 >0,05 Giữa chân 106,0±36 116,4±29,3 >0,05 101,1±25,2 112,7±35,6 >0,05 MH1 166,0±73,8 166,3±43,7 >0,05 183,9±85,3 174,4±94,5 >0,05 MH2 247,3±64,9 251,9±85,4 >0,05 257,2±68,4 287,5±158,3 >0,05 MH3 246,4±63,7 246,4±70,9 >0,05 248,0±58,9 267,3±83,7 >0,05 MH4 188,2±58,1 185,9±47,3 >0,05 179,7±52,1 180,8±43,7 >0,05 MH5 162,0±104,7 152,9±66,9 >0,05 142,7±82,5 165,9±106,5 >0,05 Ngón cái 285,7±136,6 296,4±199,8 >0,05 291,9±127,1 250,5±159,2 >0,05 Ngón 2 126,9±56,8 137,8±51,6 >0,05 120,3±56,3 134,3±56,4 >0,05 Ngón 345 93,5±51,0 102,0±47,7 >0,05 85,6±49,9 104,9±56,6 >0,05 Chỉ số áp lực đỉnh ở các khu vực của bàn chân ở nhóm có THA và nhóm không THA sự khác biệt là không có ý nghĩa với p >0,05. Bảng 3.15. Phân bố áp lực đỉnh gan bàn chân theo tình trạng RLLP (n=126) Áp lực đỉnh(kpa) Chân Phải p12 Chân Trái p34 Không1 (n=24) RLLP2 (n=102) Không1 (n=24) RLLP2 (n=102) Tổng lực 399,5±86,6 382,9±131,5 >0,05 365,4±70,1 398,3±139,4 >0,05 Gót chân 183,0±47,1 202,1±51,1 <0,05 182,7±49,6 216,5±61,8 <0,05 Giữa chân 113,2±45,9 106,1±31,9 >0,05 97,7±35,1 103,9±25,0 >0,05 MH1 153,4±47,7 168,8±73,6 >0,05 165,2±59,6 187,1±91,7 >0,05 MH2 256,4±82,7 245,9±65,4 >0,05 268,0±74,7 261,2±94,8 >0,05 MH3 248,4±74,6 246,2±62,8 >0,05 261,2±61,2 249,1±65 >0,05 MH4 172,2±47,3 192,1±57,5 >0,05 165,6±49,7 183,1±50,6 >0,05 MH5 181,2±122,5 155,6±93,1 >0,05 141,2±92,3 144,6±78,8 >0,05 Ngón cái 290,6±133,4 285,6±152,8 >0,05 274,0±104,2 288,8±139,7 >0,05 Ngón 2 141,6±64,0 125,5±53,9 >0,05 124,4±54,1 122,0±57,3 >0,05 Ngón 345 103,5±59,1 93,3±48,3 >0,05 98,9±63,3 86,3±48,4 >0,05 Chỉ số áp lực đỉnh ở các khu vực của bàn chân ở nhóm có RLLP và nhóm không RLLP sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê, trừ khu vực gót chân thì áp lực đỉnh gan bàn chân của nhóm có RLLP máu cao hơn rõ rệt với p<0,05. 3.3. Tương quan giữa chỉ số áp lực gan bàn chân với thời gian tiềm của dây thần kinh chi dưới và chỉ số ABI. Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa áp lực gan bàn chân phải tổng thể với thời gian tiềm tàng của dây hông kheo ngoài phải (n=126). Áp lực gan bàn chân phải tổng thể có tương quan thuận với thời gian tiềm tàng của dây thần kinh hông kheo ngoài bên phải với r = 0,20 và p <0,05. Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa áp lực gan bàn chân phải tổng thể với thời gian tiềm của dây hông kheo trong phải (n=126). Áp lực gan bàn chân phải tổng thể có tương quan thuận với thời gian tiềm tàng của dây thần kinh hông kheo trong bên phải với r = 0,26 và p <0,05. Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa áp lực gan bàn chân trái tổng thể với thời gian tiềm tàng của dây hông kheo ngoài trái (n=126). Áp lực gan bàn chân trái tổng thể có tương quan thuận với thời gian tiềm tàng của dây thần kinh hông kheo ngoài bên trái với r = 0,23 và p <0,05. Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa áp lực gan bàn chân trái tổng thể với thời gian tiềm tàng của dây hông kheo trong trái (n=126). Áp lực gan bàn chân trái tổng thể có tương quan thuận với thời gian tiềm tàng của dây thần kinh hông kheo trong bên trái với r = 0,20 và p <0,05. Bảng 3.16. Tương quan giữa chỉ số áp lực đỉnh gan bàn chân với chỉ số ABI (n=126) Chỉ số (Y) Tương quan chỉ số áp lực đỉnh chân P với ABI (x) Tương quan chỉ số áp lực đỉnh chân T với ABI (x) Y=ax+b r, p Y=ax+b r, p Tổng áp lực -0,07; >0,05 0,06; >0,05 Gót chân -0,042; >0,05 -0,04; >0,05 Giữa chân 0,081; >0,05 0,17; >0,05 MH1 0,067; >0,05 0,01; >0,05 MH2 Y=28,38X+212,53 0,21; <0,05 0,17; >0,05 MH3 0,15; >0,05 Y=36,26X+206,4 0,23; <0,01 MH4 0,09; >0,05 0,06; >0,05 MH5 0,16; >0,05 Y=65,71X+64,48 0,28; <0,01 Ngón cái -0,05; >0,05 -0,07; >0,05 Ngón 2 0,09; >0,05 0,09; >0,05 Ngón 345 -0,05; >0,05 -0,01; >0,05 Áp lực đỉnh vùng MH2 chân phải, MH 3 chân trái và MH5 chân trái có tương quan thuận với chỉ số ABI cùng bên ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với p<0,05. Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi thu nhận 166 đối tượng và chia làm 2 nhóm: Nhóm bệnh: 126 đối tượng mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Nhóm chứng: 40 đối tượng khỏe mạnh đã được sàng lọc không mắc ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt về nhóm tuổi; chỉ số BMI; VB/VM; các chỉ số sinh hóa máu giữa nhóm chứng và nhóm bệnh là do chúng tôi lựa chọn nhóm chứng là những đối tượng khỏe mạnh bình thường, chúng tôi đo áp lực gan bàn chân của nhóm đối tượng này làm cơ sở để đánh giá áp lực gan bàn chân của nhóm bệnh. * Giới tính: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở nhóm bệnh tỷ lệ nam 68,3%; nữ 31,7% và ở nhóm chứng tỷ lệ nam 65,0% và nữ 35,0%, tương đương với nghiên cứu của Chao xu và cộng sự năm 2017 nghiên cứu chỉ số áp lực gan bàn chân bình thường trên máu Footscan trên 32 đối tượng với 46,9% nữ và 53,1% nam. * Nhóm tuổi: Đã có nhiều nghiên cứu ở những đối tượng bình thường và bệnh nhân ĐTĐ ghi nhận mối liên quan giữa tuổi và áp lực gan bàn chân ở 2 nhóm đối tượng này cho thấy tuổi và giới có liên quan tới sự thay đổi áp lực gan bàn chân. * Chỉ số BMI: Nghiên cứu của chúng tôi các đối tượng có chỉ số BMI nhóm chứng 21,1 ± 2,16 và nhóm bệnh 22,96 ± 3,07 thấp hơn nghiên cứu của Fernando và cộng sự. * Đặc điểm tiền sử: 50,0 % đối tượng nghiên cứu có thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ trên 10 năm. * Đặc điểm chỉ số sinh hóa máu: Nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh là những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ týp 2 đang được điều trị nên chúng có chỉ số glucose; chỉ số HbA1c và các chỉ số đánh giá rối loạn lipid máu cao hơn rất có ý nghĩa so với nhóm chứng. So sánh với đề tài của Lê Thanh Điền nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và một số bất thường điện sinh lý thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với 194 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tham gia vào nghiên cứu với chỉ số đường máu 8,12 ± 2,26 mmol/l và chỉ số HbA1c 7,56 ± 1,22 % thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (chỉ số đường máu 10,8 ± 4,65 mmol/l; chỉ số HbA1c: 9,49 ± 4,34 %). Từ những phân tích trên cho thấy số liệu đề tài nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi, gới tính của đối tượng nghiên cứu cũng tương đương với một số nghiên cứu trên thế giới, các yếu tố nguy cơ và chỉ số sinh hóa máu cũng phù hợp với xu thế phát triển của bệnh. 4.2. Sự thay đổi áp lực gan bàn chân, một số chỉ số dẫn truyền thần kinh, chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI) 4.2.1. Sự thay đổi chỉ số áp lực gan bàn chân Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng máy đo áp lực EMed A 50 đo các chỉ số áp lực gan bàn chân, ghi nhận ở bàn chân phải đối với chỉ số áp lực đỉnh ghi nhận tổng chung ở nhóm chứng 334,06 ± 104, 06 kpa thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh 386,39 ± 123,64 kpa với p < 0,05. Áp lực đỉnh tăng nhiều nhất ở vị trí nền xương ngón 1: 79,45% và thấp nhất ở vị trí nhón 2: 15,1%. Đánh giá bàn chân trái đối với chỉ số áp lực đỉnh trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tổng chung ở nhóm chứng 316,43 ± 282,14 kpa thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh 392,85 ± 369,85 kpa với p < 0,05. Có 33,3 đối tượng ở nhóm bệnh có tăng áp lực đỉnh chung bàn chân, tăng nhiều nhất ở vị trí nền xương ngón 3: 44,4%, thấp nhất ở vị trí ngón 2: 2,4%. Năm 1998 Armstrong D.G., Peter E.J.G. và cộng sự nghiên cứu mức độ áp lực gan bàn chân là yếu tố xác định nguy cơ loét chân, ghi nhận kết quả áp lực gan bàn chân ở nhóm loét chân là 83,1 ± 24,7 N/cm2 tương đương 831,0 ± 247,0 kpa và nhóm không bị loét chân: 62,7 ± 24,4 N/cm2 tương đường 627,0 ± 244,0 kpa). Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu cứu của chúng tôi với chỉ số áp lực đỉnh gan bàn chân phải 386,39 ± 123,64 kpa và chân trái 392,85 ± 369 kpa là do các đối nghiên cứu của Armstrong D.G, Peter E.I.J.G ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có chỉ số BMI cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi 32,3 ± 6,2 kg/m2, tuổi trungn bình 51,8 ± 10,4 tuổi; thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ 9,2 ± 8,8 năm. Năm 2015 Qui X., Tian DH và cộng sự nghiên cứu sự thay đổi áp lực gan bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 người trung quốc ghi nhận áp lực cao nhất ở vị trí nền xương ngón 3: 16,070 (N/cm2) tương đường 160,7 Kpa và thấp nhất ở vị trí ngón 2 -5 là 0,500 (N/cm2) tương đường 5,0 Kpa, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Năm 2017 Trần Thị Ngọc Băng thực hiện nghiên cứu nhận xét kết quả đo áp lực gan bàn chân và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại viện ĐTĐ và rối loạn chuyển hóa năm 2016 -2017, đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã thu nhận 102 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho kết quả áp lực đỉnh gan bàn chân 427,9 ± 120,9 kpa, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là do đối tượng nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Băng có BMI cao hơn. Năm 2017 Halawa M.R và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa áp lực gan bàn chân và việc kiểm soát đường máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có hoặc không có bênh lý thần kinh ghi nhận HbA1c là chỉ số đánh giá kiểm soát đường máu của bệnh nhân, nó không tác động trực tiếp lên sự thay đổi áp lực đỉnh của bàn chân mà nó gián tiếp đánh giá sự tiến triển bệnh lý thần kinh trong suốt quá trình mắc bệnh từ đó làm tăng áp lực gan bàn chân và dáng đi của bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhân có mối lương quan thuận giữa sự thay đổi áp lực gan bàn chân và chỉ số HbA1c. Tóm lại nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có chỉ số áp lực gan bàn chân cao hơn nhóm chứng, kết quả này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnghien_cuu_ap_luc_ban_chan_moi_lien_quan_voi_dan_truyen_than.docx
Tài liệu liên quan