Biến áp lực của các bên liên quan có quan hệ ngược chiều đến áp dụng BCTH tại các
DNNY, hệ số = -0.0863, p-value = 0.002. Kết quả cho thấy rằng áp lực của các bên liên quan
càng lớn thì khả năng DN không muốn CBTT nhiều hơn chính vì vậy khả năng áp dụng
BCTH lại càng thấp. Kết cho thấy rằng khi áp lực của các bên liên quan tăng lên (nói cách
khác yêu cầu CBTT tăng), các nhà quản lý cấp cao của các DNNY có xu hướng giảm mức độ
CBTT và khả năng áp dụng BCTH là thấp hơn. Trong nghiên cứu này tác giả đã chọn mẫu là
các DNNY tham gia bình chọn giải thưởng BCTN tốt nhất hàng năm. Bởi vậy, các DN đã
thực hiện việc công bố các thông tin tài chính và phi tài chính một cách toàn diện, và có cam
kết thực hiện các khái niệm về PTBV trong các hoạt động kinh doanh của DN. Các DN trong
mẫu bắt buộc phải CBTT về hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường và chất lượng CBTT ngày càng cao. Kết quả chính của nghiên cứu là yêu cầu CBTT
từ các bên liên quan với các nhà quản lý là tương đối nhỏ vì các nhà quản lý cấp cao đã công
bố các thông tin tài chính và phi tài chính một cách toàn diện. Nói cách khác, các DNNY đều
phải tuân thủ theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc CBTT trên TTCK
và các DN tham gia cạnh tranh giải thưởng BCTN cải thiện chất lượng thông tin của họ. Động
lực chính để các DN áp dụng BCTH dựa vào các yếu tố nội bộ như tầm nhìn chiến lược của
DN và sứ mệnh xây dựng các khái niệm PTBV trong hoạt động kinh doanh của họ, và không
dựa trên áp lực của các bên liên quan
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khổ BCTH quốc tế là vấn
đề về thời gian và lộ trình như thế nào. Hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu
nào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DN nói chung và các DNNY
trên TTCK nói riêng. Vì vậy cần thiết có công trình nghiên cứu sâu nhằm xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chuyển đổi lập báo cáo từ BCTC sang áp dụng BCTH. Bên
cạnh đó, xét đến cùng thì nhiệm vụ cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính của các DN
là yêu cầu cần thiết phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với nhu cầu đòi hỏi thông tin
của các đối tượng sử dụng nó.
Từ những khoảng trống nghiên cứu trên, tác giả thấy rằng cần phải có nghiên cứu sâu
rộng, toàn diện và đáng tin cậy hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH của các
DNNY. Tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến 2017. Năm 2015, là mốc
quan trọng khi Thông tư 155/2015/TT-BTC về việc CBTT trên TTCK (thay thế Thông tư số
52/2012/TT-BTC). Thông tư này là hành lang pháp lý quan trọng, đảm bảo tính công khai,
minh bạch của TTCK, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin cho các nhà đầu tư khi
tham gia thị trường.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÍCH HỢP
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP
TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát về Báo cáo tích hợp
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Báo cáo tích hợp
2.1.2. Khái niệm, bản chất của Báo cáo tích hợp
2.1.2.1. Khái niệm Báo cáo tích hợp
8
BCTH là một khái niệm mới nổi dựa trên những khái niệm trên có thể mô tả BCTH
như một cách tiếp cận toàn diện báo cáo về tài chính và phi tài chính cho các nhà đầu tư và
các bên liên quan khác, trong đó mô tả mối quan hệ liên kết giữa chiến lược, quản trị, rủi ro,
tài chính và phi tài chính cung cấp các thông tin trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
2.1.2.2. Bản chất của Báo cáo tích hợp.
BCTH được đánh dấu bằng việc IIRC đã đưa ra một khung hướng dẫn quốc tế về
BCTH được chấp nhận trên toàn cầu về kế toán PTBV vào năm 2013. Khuôn khổ này đòi hỏi
phải tổng hợp toàn bộ những thông tin về tài chính, môi trường, xã hội, quản trị công ty một
cách rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp và có thể so sánh được trong một dạng ”tích hợp”. Mục đích
của báo cáo này phải thể hiện được và phải giúp người đọc dễ dàng thấy được các nội dung
về hiệu quả hoạt động, tầm nhìn tương lai cũng như giá trị lịch sử của các tổ chức hướng đến
PTBV, hội nhập toàn cầu hoá và những yêu cầu phát sinh khác của các bên liên quan. Vì vậy,
để xây dựng được BCTH, DN cần gắn kết với các bên liên quan, đặc biệt là nhà đầu tư nhằm
xác định các vấn đề trọng yếu mà các bên quan tâm và mức độ ảnh hưởng trực tiếp tới DN.
Khi xây dựng được BCTH hoàn chỉnh, DN sẽ tạo được sự tin tưởng của nhà đầu tư và từ đó
ảnh hưởng tích cực lên giá cổ phiếu của DN đó. Do đó, BCTH cần cung cấp thông tin để nhà
đầu tư hiểu được cách thức tạo ra giá trị của doanh nghiệp theo thời gian thông qua việc sử
dụng các nguồn lực đầu vào, bao gồm nguồn lực tài chính và phi tài chính . Những gì mà tất
cả các bên liên quan mong muốn được biết là những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của DN
trong hiện tại và tương lai.
2.2. Nguyên tắc lập và nội dung cơ bản của Báo cáo tích hợp
2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tích hợp theo IIRF
2.2.2. Nội dung cơ bản của Báo cáo tích hợp theo IIRF
2.2.3. Các loại vốn và cách thức tạo ra giá trị của Báo cáo tích hợp theo IIRF
2.3. Các lý thuyết nền
2.3.1. Lý thuyết hợp pháp (legitimacy theory)
Thuyết hợp pháp có nguồn gốc từ các khái niệm về tính hợp pháp của tổ chức, Suchman
(1995) định nghĩa tính hợp pháp “Tính hợp pháp là nhận thức tổng quát hoặc giả định rằng
hành động của một thực thể là mong muốn, phù hợp hoặc thích hợp trong một vài hệ thống
cấu trúc xã hội của các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và các định nghĩa”. Thuyết hợp pháp
là một cơ chế hỗ trợ các DN thực hiện việc công bố tự nguyện các thông tin xã hội và môi
trường để thực hiện các “hợp đồng xã hội” giữa một tổ chức và xã hội mà nó hoạt động. Trong
một môi trường như vậy, các công ty cố gắng hợp pháp hóa các hành động của mình bằng
cách tham gia vào các báo cáo CSR, để được phê duyệt về mặt xã hội. Tổ chức phải chứng
minh sự tồn tại của mình thông qua các hành động kinh tế và xã hội hợp pháp, không gây
nguy hiểm cho sự tồn tại của xã hội cũng như môi trường mà nó hoạt động.
2.3.2. Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory)
Thuyết các bên liên quan (Freeman, 1984) giải quyết những kỳ vọng của các nhóm cụ
thể trong xã hội (Smith và cộng sự, 2011). Thuyết này xem xét ảnh hưởng của kỳ vọng của
các bên liên quan đến việc CBTT vì một số nhóm có sức mạnh hơn các nhóm khác. Sự hỗ trợ
của các bên liên quan là rất quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của các công ty, và do đó các
công ty phải điều chỉnh các hoạt động để giải quyết các mối quan tâm của các bên liên quan.
9
2.3.3. Lý thuyết tín hiệu (signalling theory)
Thuyết tín hiệu được ra đời vào đầu năm 1970 và dựa trên đóng góp của hai nghiên
cứu chính là Arrow (1971) và Spence (1973). Thuyết tín hiệu đề cập đến sự bất cân xứng
thông tin giữa các nhà quản lý và các bên liên quan, trong đó nguồn thông tin bất cân xứng
chủ yếu liên quan đến chất lượng thông tin được công. Vì vậy, các công ty công bố thông tin
ra thị trường đưa các tín hiệu đến nhà đầu tư để tạo ra sự khác biệt về chất lượng hoạt động
của công ty này so với công ty khác. Việc công bố các thông tin tự nguyện ngày càng nhiều
hơn so với các quy định của pháp luật để họ đưa ra tín hiệu tốt hơn, tối ưu hóa chi phí tài
chính và tăng giá trị của công ty.
2.3.4. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Jensen & Meckling (1976) định nghĩa mối quan hệ giữa cổ động và nhà quản lý là hợp
đồng xã hội. Trong đó, vai trò của nhà quản lý để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà
trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Trên
thực tế, những người giữ v trí quản lý chủ chốt (giám đốc điều hành hoặc HĐQT) của công
ty sẽ do chính các cổ đông của công ty chỉ định chọn. Những người này sẽ được các cổ đông
trao quyền thay mặt các cổ đông để ra quyết định, nhằm cùng hướng tới mục tiêu chung vì sự
phát triển của công ty.
2.3.5. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior)
Thuyết hành vi dự định được phát triển từ thuyết hành động hợp lý (TRA). Thuyết
TRA của Fishbein và Ajzen (1975) đưa ra hai nhân tố thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ
quan thể hiện áp lực từ xã hội .
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp trong doanh nghiệp
2.4.1. Nhân tố Sở hữu của các nhà quản lý
2.4.2. Nhân tố Quy mô doanh nghiệp
2.4.3. Nhân tố Khả năng sinh lời
2.4.4. Nhân tố Sở hữu của các tổ chức
2.4.5. Nhân tố Áp lực của các bên liên quan
2.4.6. Nhân tố Chất lượng kiểm toán
2.4.7. Nhân tố Đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu định tính
3.1.1. Quy trình nghiên cứu định tính
3.1.1.1. Xây dựng các bước khảo sát
3.1.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu
3.1.1.3. Thu thập dữ liệu
3.1.1.4. Phân tích dữ liệu
3.1.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến
10
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH
3.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
3.2. Nghiên cứu định lượng
3.2.1. Quy trình nghiên cứu định lượng
3.2.2. Mô hình nghiên cứu
Frıas-Aceituno và cộng sự (2012); Frias-Aceituno và cộng sự (2014) Kurniawan
(2018); Girella và cộng sự (2019) đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH. Dữ liệu phân tích là dữ liệu bảng bởi vậy tác
giả xây dựng phương trình trình hồi quy như sau:
Mô hình hồi quy (1)
IR= 0 + 1 SIZE it+ 2 ROA it + 3 MGO it + 4 QSH it + 5 FRO it + 6 PRE it
+ 7 BIG4 it + ɛit
Mô hình hồi quy (2)
IR= 0 + 1 SIZE it+ 2 ROA it + 3 MGO it + 4 QSH it + 5 FRO it + 6 PRE it
+ 7 BIG4 it + ωit
3.2.3. Xác định thang đo các biến trong mô hình
3.2.3.1. Đo lường biến áp dụng Báo cáo tích hợp (IR)
Qua các tài liệu nghiên cứu về áp dụng BCTH cho thấy có rất nhiều cách thức đo lường
khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dụng báo cáo của DN
để thực hiện việc CBTT của DN. Bên cạnh đó nhiều tác giả thực hiện việc đo lường áp dụng
BCTH thông qua việc xây dựng danh sách kiểm tra nội dung của các báo cáo DN, các nhà
nghiên cứu tiến hành tính toán các chỉ số CBTT của DN theo IIRF. Để xây dựng các chỉ số
các tác giả dựa vào 8 nội dung yêu cầu của khuôn khổ BCTH quốc tế bao gồm (1) Tổng quan
11
về tổ chức và môi trường kinh doanh; (2) Quản trị công ty; (3) mô hình kinh doanh; (4) Rủi
ro và cơ hội; (5) Chiến lược và phân bổ nguồn lực; (6) hiệu suất hoạt động; (7) Triển vọng;
(8) Cơ sở chuẩn bị và trình bày BCTH. Luận án đã kế thừa bộ tiêu chí để đo lường mức độ
áp dụng BCTH của nghiên cứu Stent & Dowler (2015); Herath & Gunarathne (2016);
Gunarathne & Senaratne (2017). Trong quá trình xây dựng danh mục kiểm tra nhóm nghiên
cứu Herath & Gunarathne (2016) đã kế thừa và đưa ra những hạn chế trong nghiên cứu của
Stent & Dowler (2015). Đồng thời, nhóm đã phát triển, sắp xếp nội dung kiểm tra theo khung
hướng dẫn của IIRC cho các danh mục để kiểm tra đánh giá các báo cáo của DN. Bộ tiêu chí
này bao gồm 40 tiêu chí, với tổng số điểm tối đa là 78. Nếu một DN CBTT một chỉ mục trong
danh sách kiểm tra do nhà nghiên cứu xây dựng trong báo cáo của nó, chỉ mục đó được công
bố sẽ được gán điểm "1", nếu không công bố được gán là "0". Các điểm công bố được cộng
lại, và cuối cùng chỉ số đo lường áp dụng BCTH được tính toán theo công thức như sau:
DI =
Trong đó
DI: Chỉ số công bố của DN i
di: Điểm tiêu chí của DN i (di = 1 nếu mục thông tin đó được công bố; di = 0 nếu mục
thông tin được không được công bố)
m: Số lượng điểm mà DN i đã công bố trên các báo cáo
n: Số lượng điểm tối đa các mục được công bố theo IIRF (n= 78)
3.2.3.2. Đo lường các biến độc lập
(1) Nhân tố Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Trong Luận án này biến Quy mô DN đo lường bằng logarit tổng tài sản
Quy mô DN = Ln (TTS)
(2) Nhân tố Khả năng sinh lời (ROA)
ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
(3) Nhân tố Sở hữu của các nhà quản lý (MGO)
Tỷ lệ sở hữu của
các nhà quản lý =
Số cổ phần sở hữu của HĐQT và Ban giám đốc
x 100%
Tổng số cổ phần DN đang lưu hành
(4) Nhân tố Sở hữu của các tổ chức (QSH)
Tỷ lệ sở hữu của
các tổ chức =
Số cổ phần sở hữu của các tổ chức
x 100%
Tổng số cổ phần DN đang lưu hành
(5) Nhân tố Đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài (FRO)
Tỷ lệ đầu tư của
nhà đầu tư nước
ngoài
=
Số cổ phần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
x 100% Tổng số cổ phần DN đang lưu hành
12
(6) Nhân tố Áp lực của các bên liên quan (PRE)
Áp lực của các
bên liên quan =
Số cổ phần sở hữu của nhà nước và cổ đông lớn
x 100%
Tổng số cổ phần DN đang lưu hành
(7) Nhân tố Chất lượng kiểm toán (BIG 4)
Để đo lường chất lượng kiểm toán tác giả sử dụng biến định danh có giá trị là 1 nếu
DNNY được kiểm toán bởi Big 4 và nhận giá trị là 0 nếu không được kiểm toán bởi Big 4.
3.2.4. Chọn mẫu khảo sát
Mẫu nghiên cứu được tác giả lựa chọn là DNNY trên TTCK Việt Nam. Phương pháp
chọn mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Đó là các công ty
niêm yết cạnh tranh giải thưởng BCTN, BCPTBV tốt nhất do Sở Giao dịch chứng khoán
TPHCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Báo Đầu tư và Dragon Capital tổ chức. Thời
gian quan sát trong nghiên cứu này được thực hiện trong 3 năm, từ 2015 đến 2017. Do tổng
thể nghiên cứu có quy mô lớn, nên việc chọn mẫu có tiêu chí rõ ràng, cụ thể là (1) tham gia
cuộc thi tranh giải BCTN, BCPTBV hàng năm (tối thiểu là 1 năm) trong khoản thời gian từ
năm 2015 đến 2017. Tác giả lựa chọn mốc năm 2015 vì năm 2015 là Thông tư số
155/2015/TT-BTC về hướng dẫn CBTT trên TTCK bắt đầu ra đời và các DN phải lập BCTN
theo đúng phụ lục 4 của thông tư này. (2) Các công ty này đã lập BCPTBV hoặc sử dụng các
tiêu chuẩn GRI trong việc lập BCPTBV, BCTN, BCTH, (3) Các báo cáo của công ty này có
thể được truy cập trên trang web chính thức của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam và trên
trang web của công ty đó. (4) Nhà quản lý của các công ty này này đã công bố BCTN và
BCPTBV trong giai đoạn 2015-2017. Dựa vào phương pháp lấy mẫu có chủ đích tác giả đã
chọn được 100 công ty niêm yết (Phụ lục 1). Khoảng thời gian quan sát là 3 năm và tổng số
quan sát là 300 quan sát.
3.2.5. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu tài chính phục vụ tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu của luận án được thu thập
trực tiếp từ các Báo cáo thường niên của DN.
Dữ liệu về thông tin phi tài chính được tác giả thu thập trực tiếp thông qua phân tích
nội dung BCTN và BCPTBV phiên bản tiếng Việt của các DN trong mẫu được thu thập từ
trang
3.2.6. Phân tích dữ liệu
3.2.6.1. Phân tích thống kê mô tả
3.2.6.2. Phân tích tương quan
3.2.6.3. Phân tích hồi quy trong nghiên cứu
* Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng
(1) Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)
(2) Phương pháp hồi quy tác động cố định (Fixed effects model_ FEM)
(3) Phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (Remdom effects model _REM)
* Phân tích hồi quy
13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
4.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và kết quả khảo sát về công bố
các báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết
4.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam
4.1.2. Kết quả khảo sát về công bố các báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
4.2.1. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về sự hiểu biết Báo cáo tích hợp
4.2.1. Kết quả khảo sát các chuyên gia
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.3.1. Thống kê mô tả và mối tương quan giữa các biến
4.3.1.1. Thống kê mô tả các nhân tố
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
SIZE 300 29.20303 1.97454 25.158815 34.723
ROA 300 0.0840977 0.076846 -0.055 0.7219
MGO 300 0.1784589 0.2273966 0 0.967
QSH 300 0.5941318 0.2701894 0 0.995342
PRE 300 0.5422883 0.2241256 0 0.967
FRO 300 0.2046867 0.1617687 0 0.66
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả biến định danh
Big4 Freq. Percent Cum.
0 35 35 35
1 65 65 100
Total 100 100
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
IR 300 0.6604167 0.1198602 0.5 1
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
14
4.3.1.2. Phân tích tương quan
Biến IR có mối tương quan dương và tương đối mạnh là SIZE (0.62); FRO (0.4187);
BIG4 (0.5375). Điều này cho thấy rằng các DN có quy mô lớn, đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài lớn và Báo cáo được kiểm toán bởi Big4 và có tầm nhìn chiến lược thì có khả năng cao
sẽ áp dụng BCTH để theo đuổi các chiến lược PTBV cho DN mình. Hệ số tương quan của
các biến ROA, MGO, QSH, PRE là thấp nên có thể đoán là khả năng sinh lời, tỷ lệ sở hữu
của các nhà quản lý, Sở hữu của các tổ chức, áp lực của các bên liên quan không có mối quan
hệ với việc áp dụng BCTH của DN
4.3.2. Kết quả hồi quy mô hình bình phương bé nhất OLS
4.3.2.1. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Với các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 nên mô hình không tồn tại đa cộng tuyến. Do đó,
việc đưa đồng thời các biến độc lập vào chung 1 mô hình để phân tích hồi quy là phù hợp.
4.3.2.2. Phân tích hồi quy mô hình bình phương bé nhất OLS
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo mô hình OLS
Number of obs = 300
F (7, 292) = 60.89
Prob > F = 0.0000
R-squared = 0.5935
Adj R-squared = 0.5837
IR Coef. Std. Err. t P>t [95% Conf. Interval]
SIZE 0.0301893 0.002773 10.89 0.000 0.247309 0.0356477
ROA 0.106578 0.061859 1.72 0.086 -0.0151672 0.2283237
MGO 0.143727 0.020671 6.95 0.000 0.1030428 0.1844105
QSH -0.00019 0.023782 -0.01 0.994 -0.0469954 0.0466179
PRE -0.10148 0.029305 -3.46 0.001 -0.1591543 -0.0438016
FRO 0.174686 0.032116 5.44 0.000 0.1114787 0.2378932
Big4 0.060638 0.012062 5.03 0.000 0.0369273 0.0843477
_cons -0.27604 0.080561 -3.43 0.001 -0.4345981 -0.117491
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Để thực hiện phân tích dữ liệu bảng thì phương pháp Pooled OLS không có ý nghĩa
nhiều bởi có thể làm sai lệch mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc của các quan
sát trong mẫu
15
4.3.3. Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng cố định FEM
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình FEM
Number of obs = 300
F (7,191) = 1.39
Prob > F = 0.2107
R-squared = 0.4163
IR Coef. Std. Err. t P>t
SIZE 0.0444301 0.0195101 2.28 0.024
ROA 0.0967849 0.0823981 1.17 0.242
MGO 0.0788998 0.0566711 1.39 0.165
QSH 0.0105654 0.0470169 0.22 0.822
PRE 0.0215358 0.0666830 0.32 0.747
FRO 0.0621287 0.0692580 0.9 0.371
Big4 -0.0258839 0.0692224 -0.37 0.709
_cons -0.6730580 0.5696972 -1.18 0.239
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Tiếp theo, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích mô hình REM và kiểm định lại Hausman
để lựa chọn giữa FEM và REM.
4.3.4. Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mô hình REM
Number of obs = 300
Wald chi2(7) = 205.27
Prob > chi2 = 0.0000
R-squared = 0.5924
IR Coef. Std. Err. z P>z
SIZE 0.0306848 0.0038857 7.90 0.0000
ROA 0.0997647 0.0643593 1.55 0.1210
MGO 0.1311937 0.0269384 4.87 0.0000
QSH -0.0063295 0.0281891 -0.22 0.8220
PRE -0.0837868 0.034773 -2.41 0.0160
FRO 0.1636586 0.0380974 4.30 0.0000
Big4 0.0585543 0.0166044 3.53 0.0000
_cons -0.290183 0.1121778 -2.59 0.0100
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Mô hình REM- mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên: cũng giống như mô hình FEM về
sự khác nhau giữa các đơn vị theo không gian nhưng khác ở chỗ tung độ gốc của từng DN lại
thay đổi theo thời gian.
16
Tuy nhiên sau khi chạy hai mô hình FEM và REM, luận án sẽ tiến hành kiểm định
Hausman để kiểm tra xem hai mô hình này thì mô hình nào là tốt nhất.
4.3.5. Kết quả kiểm định Hausman và kiểm tra hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Hausman
Chi2 Prob>chi2 Ghi chú
5.79 0.5641
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Kết quả Bảng 4.11 cho thấy rằng giá trị Chi2 = 5.79 với p-value = 0.5641 > 0.05, có
nghĩa là bác bỏ H1 chấp nhận giả thuyết H0. Như vậy mô hình REM là phù hợp.
Tiếp theo tác giả tiến hành kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình REM.
Kết quả được trình bày dưới Bảng 4.12 như sau
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra hiện tượng tự tương quan
F (1, 98) Prob > F
15.569 0.0001
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Khi kiểm tra hiện tượng tự quan tượng thấy rằng F (1,98) = 15.569, p-value = 0.0001
< 0.05. Kết quả này cho thấy mô hình vẫn có hiện tượng tự tương quan nên mô hình REM
chưa phải là mô hình tối ưu, cần phải hiệu chỉnh hiện tượng tự tương quan để có mô hình phù
hợp.
4.3.6. Kết quả hồi quy REM theo sai số chuẩn vững (robust SE)
Bảng 4.9.Kết quả hồi quy REM theo sai số chuẩn vững (Robust)
Number of obs = 300
Wald chi2(7) = 332.30
Prob > chi2 = 0.0000
R-squared = 0.5883
IR Coef. Robust Std. Err. z P>z
SIZE 0.0294403 0.0037026 7.95 0.000
MGO 0.1345328 0.0289418 4.65 0.000
PRE -0.0862886 0.022304 -3.87 0.002
FRO 0.1682797 0.037931 4.44 0.000
Big4 0.0594343 0.0127451 4.66 0.000
_cons -0.2499969 0.0109081 -2.29 0.022
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
Thông qua Bảng 4.13, kết quả cho thấy Wald chi2(7) = 332.3, p-value = 0.0000< 0.05.
Điều đó chứng tỏ sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM là phù hợp, mô hình có giá
trị dự đoán.
17
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU,
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo
tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
5.1.1. So sánh các mô hình hồi quy
Sau khi tiến hành so sánh 3 phương pháp hồi quy là OLS; FEM và REM và dựa trên
mô hình REM (robust SE) mô hình hồi quy được thiết lập như sau:
IR= - 0.2499 + 0.02944 * SIZE it + 0.11345 * MGO it + 0.16823* FRO it - 0.08628*
PRE it + 0.0594 * BIG4 it + ωit
Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu đặt ra và kết quả của mô hình REM (robust SE)
luận án tổng hợp so sánh giữa kết quả nghiên cứu với kết quả kỳ vọng của nghiên cứu thể
hiện Bảng 5.2 như sau:
Bảng 5.1. Tổng hợp so sánh các giả thuyết
Giả
thuyết Nhân tố
Kỳ
vọng
Kết
quả
Kết quả
REM
(robust SE)
Mức ý
nghĩa
p-value
H1 Sở hữu của các nhà quản lý + + 0.1345328 0.000
H2 Quy mô DN + + 0.0294403 0.000
H3 Khả năng sinh lời +
H4 Sở hữu của các tổ chức +
H5 Áp lực của các bên liên quan + - - 0.0862886 0.002
H6 Đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài + + 0.1682797 0.000
H7 Chất lượng kiểm toán + + 0.0594343 0.000
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích dữ liệu từ Stata
5.1.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.2.1. Nhân tố sở hữu của các nhà quản lý (MGO)
Biến sở hữu của các nhà quản lý (MGO) có quan hệ thuận chiều đến áp dụng BCTH
tại các DNNY, hệ số = 0.02944, p-value = 0.000. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ sở hữu của các
nhà quản lý càng lớn thì khả năng áp dụng BCTH càng cao. Giả thuyết H1 được chấp nhận.
Kết quả này có thể được giải thích bằng lý thuyết đại diện. Theo lý thuyết đại diện, sự tách
rời giữa nhà quản lý và cổ đông sẽ dẫn đến các xung đột về lợi ích. Mức độ xung đột lợi
ích này sẽ giảm khi những người quản lý nắm giữ các cổ phiếu của công ty nhiều hơn. Vì
vậy, những công ty có các thành viên HĐQT và Ban giám đốc nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu
lớn thường mong muốn giảm thiểu sự xung đột này bởi vậy họ sẽ công bố nhiều thông tin
18
hơn. Vai trò của các nhà quản trị cấp cao trong việc xây dựng các chiến lược phát triển là
rất quan trọng. Mức độ tham gia và sự ủng hộ của họ là nhân tố tác động mạnh mẽ đến áp
dụng BCTH. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định vai trò của các nhà quản trị cấp
cao trong môi trường các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Một nhà quản trị giỏi
sẽ lên các kế hoạch, sắp xếp các nguồn lực và đảm bảo mọi người đều hiểu những gì đang
diễn ra, định hướng các thành viên trong nhóm để đi đến thành công.
5.1.2.2. Nhân tố quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Biến quy mô DN (SIZE) có quan hệ thuận chiều đến áp dụng BCTH tại các DNNY,
hệ số = 0.13453, p-value = 0.000. Kết quả cho thấy rằng quy mô DN càng lớn thì khả năng
áp dụng BCTH càng cao. Giả thuyết H2 được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu này có nghĩa là
quy mô DN càng lớn thì càng có khả năng áp dụng BCTH. DN có quy mô lớn chịu sự giám
sát mạnh mẽ từ các bên liên quan. Theo lý thuyết hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan thì
một DN có quy mô lớn đòi hỏi phải xây dựng các chiến lược phát triển để giảm thiểu tác động
từ các hoạt động giám sát này. Quy mô DN là yếu tố quan trọng thúc đẩy các nhà quản lý xây
dựng khái niệm về PTBV. DN có quy mô lớn có đủ tiềm lực kinh tế để xây dựng quy trình áp
dụng BCTH. Quy trình này đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bộ phận trong nội bộ DN và
chi phí để triển khai là rất cao. Theo Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của
Chính phủ quy định các công ty để được niêm yết trên TTCK Việt Nam thì phải là CTCP có
vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo
giá trị ghi trên sổ kế toán. Trong tương lai, với kỳ vọng các DN Việt Nam ngày càng lớn mạnh
và sẽ có nhiều DN tham gia vào TTCK hơn nữa. Theo lý thuyết tín hiệu việc các DNNY có
quy mô lớn áp dụng BCTH thì sẽ phát ra tín hiệu tốt cho các bên liên quan, nâng cao vị thế
của DN đối với các nhà đầu tư ngoại. Tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp xúc được với các
nhà đầu tư ngoại đến từ các nước phát triển.
5.1.2.3. Nhân tố áp lực của các bên liên quan (PRE)
Biến áp lực của các bên liên quan có quan hệ ngược chiều đến áp dụng BCTH tại các
DNNY, hệ số = -0.0863, p-value = 0.002. Kết quả cho thấy rằng áp lực của các bên liên quan
càng lớn thì khả năng DN không muốn CBTT nhiều hơn chính vì vậy khả năng áp dụng
BCTH lại càng thấp. Kết cho thấy rằng khi áp lực của các bên liên quan tăng lên (nói cách
khác yêu cầu CBTT tăng), các nhà quản lý cấp cao của các DNNY có xu hướng giảm mức độ
CBTT và khả năng áp dụng BCTH là thấp hơn. Trong nghiên cứu này tác giả đã chọn mẫu là
các DNNY tham gia bình chọn giải thưởng BCTN tốt nhất hàng năm. Bởi vậy, các DN đã
thực hiện việc công bố các thông tin tài chính và phi tài chính một cách toàn diện, và có cam
kết thực hiện các khái niệm về PTBV trong các hoạt động kinh doanh của DN. Các DN trong
mẫu bắt buộc phải CBTT về hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường và chất lượng CBTT ngày càng cao. Kết quả chính của nghiên cứu là yêu cầu CBTT
từ các bên liên quan với các nhà quản lý là tương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_ap_dung_bao_cao_tich_ho.pdf