Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 4
1. Một số vấn đề về môi trường và quy hoạch, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường (quy hoạch môi trường) 4
1.1. Môi trường và những vấn đề liên quan 4
1.2. Quy hoạch môi trường 8
2. Những vấn đề về phát triển bền vững, du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững. 11
2.1. Phát triển bền vững. 11
2.2. Du lịch bền vững. 13
2.3. Phát triển du lịch bền vững. 14
3. Quy hoạch môi trường – biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường. 19
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG; VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 22
1. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quy hoạch môi trường. 22
1.1 Các quy định của Luật bảo vệ môi trường về quy hoạch môi trường. 22
1.2 Quy hoạch môi trường trong một số luật liên quan 32
2. Vai trò của quy hoạch môi trường đối với phát triển du lịch bền vững 47
2.1 Quy hoạch môi trường là cơ sở để bảo vệ một cách hiệu quả tài nguồn tài nguyên du lịch. 48
2.2 Quy hoạch môi trường tạo điều kiện đảm bảo sự ổn định cho sự phát triển du lịch. 50
2.3 Quy hoạch môi trường giúp cho việc phát triển du lịch thấy được những tác động của các hoạt động du lịch mang lại trong bức tranh chung về môi trường. 54
2.4 Quy hoạch môi trường góp phần tạo các điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch. 55
2.5 Quy hoạch môi trường đưa ra những biện pháp tích cực cho hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cơ sở cho các giải pháp của ngành du lịch vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế. 56
CHƯƠNG III. THỰC TIỄN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 58
1. Thực tiễn phát triển du lịch bền vững và công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong những năm qua 58
1.1 Phát triển du lịch bền vững - hướng đi chủ yếu của toàn ngành du lịch và các địa phương trong cả nước. 58
1.2 Thực tiễn bảo vệ môi trường ở nước ta trong những năm qua. 63
1.3 Quy hoạch môi trường ở Việt Nam. 69
2. Những giải pháp chủ yếu cho vấn đề quy hoạch môi trường ở Việt Nam 72
2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch môi trường. 72
2.2 Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành môi trường. 80
2.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng, giúp họ nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường. 81
2.4. Riêng đối với ngành du lịch, phải có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp với các bộ ngành khác, các địa phương trong việc lập quy hoạch môi trường, đánh giá thực trạng môi trường và tài nguyên du lịch ở các địa phương; đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp cho quy hoạch môi trường quốc gia nhằm bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch. 83
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3840 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các vấn đề môi trường và quy hoạch môi trường, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung điều chỉnh kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập khu rừng nào thì có quyền điều chỉnh việc xác lập khu rừng đó.
Điều 20. Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Trong thời hạn không quá ba mươi ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được công bố công khai theo các quy định sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương;
2. Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực.
Điều 21. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp dưới trực tiếp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
2. Diện tích rừng, đất để phát triển rừng ghi trong quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đã được công bố phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì chủ rừng được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã được xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp chủ rừng không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi rừng, đất để trồng rừng và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau ba năm không thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải huỷ bỏ kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch và công bố công khai.
3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ ba năm một lần phải kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch; hàng năm phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp.
1.2.2 Quy định của Luật thủy sản 2003.
Luật thủy sản năm 2003 cũng có những quy định cụ thể nhằm đảm bảo môi trường tại các khu bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học các vùng nước:
Tại điều 9 quy định về quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển
1. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học điển hình theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển được phân loại thành vườn quốc gia; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh.
2. Chính phủ ban hành tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu bảo tồn; quy hoạch, xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn được phân cấp cho địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
3. Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thuỷ sản; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dân cư trong khu bảo tồn.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn.
1.2.3 Quy định của Luật đất đai 2003.
Luật đất đai năm 2003 cũng quy định rất chặt chẽ vấn đề quy hoạch đất đai trong phạm vi cả nước.
Điều 21. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.
Điều 22. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường;
d) Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
đ) Định mức sử dụng đất;
e) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;
g) Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
2. Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước;
c) Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
d) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
đ) Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
Điều 23. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
c) Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
d) Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
đ) Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
2. Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
b) Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh;
c) Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp;
d) Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích;
đ) Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm;
e) Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Điều 24. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là mười năm.
2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là năm năm.
Điều 25. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Uỷ ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị trấn thuộc huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Uỷ ban nhân dân xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
5. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất (sau đây gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết); trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất (sau đây gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết).
6. Uỷ ban nhân dân cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 26. Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình.
2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã quy định tại khoản 4 Điều 25 của Luật này.
Điều 27. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;
c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình;
d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
2. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung quy hoạch sử dụng đất. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung kế hoạch sử dụng đất.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.
Điều 28. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khai theo quy định sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở Uỷ ban nhân dân;
2. Cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
3. Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lý đất đai được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực.
Điều 29. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương cấp dưới trực tiếp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
2. Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố.
Điều 30. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trình Chính phủ xét duyệt.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, xét duyệt, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Với các quy định trên có thể thấy pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể cũng có những quy định rất chặt chẽ với công tác quy hoạch trong phạm vi của mình. Cùng với Luật bảo vệ môi trường 2005 chúng đã góp phần quan trọng trong việc pháp luật hóa công tác này để đảm bảo thực hiện nó trong thực tế.
2. Vai trò của quy hoạch môi trường đối với phát triển du lịch bền vững
Ở nước ta, do chú trọng vào phát triển kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý tới hệ thống thiên nhiên, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá tăng lên nhanh chóng kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn. Đặc biệt, các khu vực giàu đa dạng sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển chưa được chú ý bảo vệ, đang bị khai thác quá mức.Tuy các hoạt động bảo vệ môi trường đã có những bước tiến bộ đáng kể, nhưng mức độ ô nhiễm, sự suy thoái và suy giảm chất lượng môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này chứng tỏ năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy làm công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển bền vững. Ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường tại khác khu du lịch, điểm du lịch. Du lịch muốn phát triển cần có môi trường du lịch hoàn hảo và các sản phẩm du lịch đa dạng trong đó du lịch sinh thái, du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên là chiếm tỉ trọng đáng kể và đang là hướng đi mới của ngành du lịch. Nhưng trên thực tế thì môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm, các hệ sinh thái, khu vực giàu đa dạng sinh học đang có nguy cơ bị hủy hoại. Vì vậy bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trường trong kinh doanh du lịch góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trường nói chung, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Bảo vệ tốt môi trường trong kinh doanh du lịch là đảm bảo cho sự phát triển của du lịch không chỉ trong thời điểm hiện tại mà cho cả tương lai, đảm bảo tính ổn định và bền vững của ngành và của cả nền kinh tế quốc gia. Nhu cầu bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững vì thế càng trở nên cấp thiết hơn nữa.
Qua phân tích ở chương I cho thấy quy hoạch môi trường có ý nghĩa rất to lớn đối với việc bảo vệ môi trường. Điều đó có nghĩa là quy hoạch môi trường cũng có những đóng góp nhất định cho sự phát triển du lịch bền vững. Cụ thể là:
2.1 Quy hoạch môi trường là cơ sở để bảo vệ một cách hiệu quả tài nguồn tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch theo định nghĩa của Luật du lịch năm 2005 “là cảnh quan thiên nhiên yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sang tạo của con người, là các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch…”
Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch đồng thời cũng là các thành phần của môi trường và là đối tượng được pháp luật môi trường bảo vệ. Quy hoạch môi trường đưa ra một cái nhìn tổng thể về môi trường, những đánh giá cụ thể về tình hình môi trường. Qua đó sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược thấy được những nguy cơ của các yếu tố môi trường mà đưa ra các kế hoạch bảo vệ nhất định để đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường. Bảo vệ các thành phần của môi trường nghĩa là bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. Đồng thời thông qua quy hoạch môi trường việc quy hoạch phát triển du lịch sẽ có cái nhìn toàn diện về những điều kiện tự nhiên và môi trường cho sự phát triển du lịch. Qua đó, xây dựng định hướng phù hợp để bảo tồn tài nguyên của mình. Tính ổn định, bền vững của các điều kiện môi trường, tài nguyên du lịch ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch. Khi sự xuống cấp về môi trường xảy ra, tài nguyên du lịch bị hủy họai và suy thoái thì chắc chắn hoạt động du lịch tại khu vực đó sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa quy hoạch môi trường thông qua việc đánh giá thực trạng các yếu tố bảo vệ môi trường sẽ có những giải pháp để bảo vệ các thành phần môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường, phòng tránh các biểu hiện xấu của môi trường sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định của hoạt động du lịch. Nói cách khác, sự phát triển du lịch phụ thuộc rất nhiều vào tính ổn định, bền vững của các điều kiện môi trường. Nhưng sự ổn định, bền vững đó chỉ có thể đạt được thông qua quy hoạch môi trường.Trong trường hợp quy hoạch môi trường có sau quy hoạch phát triển du lịch thì nó vẫn đóng vai trò cảnh báo cho công tác quy hoạch du lịch biêt thực trạng nguồn tài nguyên du lịch để ngành du lịch có cơ sở điều kiện đánh giá lại, cũng như điều chỉnh lại quy hoạch phát triển của mình nhằm bảo vệ một cách hiệu quả tài nguyên du lịch. Như vậy có thể thấy quy hoạch môi trường góp phần giữ gìn, đảm bảo và cải thiện chất lượng của tài nguyên du lịch. Với việc quy hoạch bảo vệ môi trường đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch, tài nguyên du lịch sẽ được bảo vệ hiệu quả tạo động lực cho hoạt động du lịch hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững.
2.2 Quy hoạch môi trường tạo điều kiện đảm bảo sự ổn định cho sự phát triển du lịch.
2.2.1 Quy hoạch môi trường giúp cho ngành du lịch đưa ra những phương án hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Bất kỳ một hoạt động du lịch nào cũng phải tiến hành dựa trên những điều kiện môi trường cụ thể. Các điều kiện môi trường ấy lại chỉ có thể được bảo vệ một các tốt nhất khi có sự nhìn nhận đánh giá toàn diện và đầy đủ về các điều kiện ấy. Quy hoạch môi trường với nhiệm vụ của nó đã cho các ngành kinh tế trong đó có hoạt động du lịch một cái nhìn có chiều sâu về các yếu tố của môi trường. Dựa trên cơ sở đó ngành du lịch có thể xây dựng đề xuất các phương án phát triển du lịch mà đảm bảo sự tăng trưởng nhanh mạnh của du lịch nhưng đồng thời bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, ổn định và bền vững. Nhận thức được điều này mà Đảng và Nhà Nước đã xác định: “... phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Quy hoạch môi trường sẽ giúp cho chúng ta nhìn ra lợi thế của mình để có thể khai thác hiệu quả. Nhưng vấn đề là phương án phát triển của ngành phải phù hợp với những gì đang có mà vẫn phải đảm bảo cho sự phát triển cho các thế hệ tương lai. Theo đó Chính phủ trong chiến lược phát triển du lịch 2001-2010 đã xác định: “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch văn hóa-lịch sử và du lịch sinh thái, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Đây là phương án tối ưu cho ngành du lịch trong việc tạo đà tăng trưởng của ngành mà không làm tổn hại đến môi trường đảm bảo sự phát triển ổn định không chỉ hiện tại mà cả tương lai.
2.2.2 Quy hoạch môi trường giúp cho quy hoạch phát triển du lịch tham khảo loại trừ những rủi ro, sự cố môi trường cũng như tham khảo các biện pháp nhằm đề phòng cũng như xử lý, khắc phục khi nó xảy ra.
Quá trình quy hoạch môi trường luôn đi kèm với quá trình đánh giá môi trường dự báo về những khả năng có thể xảy ra đối với môi trường trong đó có những rủi ro và sự cố môi trường. Các rủi ro và sự cố này luôn ở tình trạng tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không ai có thể biết được. Tuy nhiên việc dự báo về khả năng của nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các hoạt động khác nhất là hoạt động phát triển kinh tế. Vì việc dự báo sẽ giúp cho việc quy hoạch phát triển kinh tế tránh khỏi những rủi ro khi nó xảy đến. Trong hoạt động du lịch cũng vậy và vai trò của nó còn quan trọng hơn rất nhiều. Sự cố môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế và du lịch. Nhưng với riêng ngành du lịch nó còn làm cho tài nguyên du lịch bị phá hủy. Những giá trị văn hóa du lịch và thiên nhiên do đầu tư từ hoạt động du lịch đang được khai thác bảo vệ gìn giữ có nguy cơ bị phá hủy do những sự cố về môi trường. Thiệt hại cho ngành du lịch có thể thấy trước một cách rõ ràng và đó là thiệt hại lớn đòi hỏi quá trình khắc phục lâu dài tốn kém. Do đó, khi quy hoạch môi trường công tác dự báo được làm tốt sẽ là bản tham khảo vô cùng quý giá cho các dự án phát triển kinh tế du lịch. Nó sẽ giúp cho du lịch tránh được những rủi ro nói trên qua đó đảm bảo cho du lịch có điều kiện phát triển một cách ổn định và bền vững. Hơn nữa nếu rủi ro xảy ra chúng ta cũng sẽ có những biện pháp để hạn chế những thiệt hại mà nó gây ra. Hãy lấy ví dụ về sự cố dầu loang tấn công các bãi biển đẹp ở khu du lịch của các tỉnh Nam Trung Bộ sẽ thấy tầm quan trọng của công tác dự báo rủi ro sự cố môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của du lịch. Theo Tuổi trẻ (VP21-TNMT) – “Ngày 19-4-2007, dầu loang đã xuất hiện ở vùng biển Nha Trang và Ninh Thuận. Tại Khánh Hòa, dầu loang vào tới bãi biển ngay trung tâm TP du lịch Nha Trang. Ở Ninh Thuận dầu loang kéo dài hàng chục km bờ biển, uy hiếp nghiêm trọng các cơ sở du lịch, đặc biệt là các cơ sở nuôi trồng thủy sản...” Báo cáo Sở TN&MT Khánh Hòa cho biết dầu vón cục tấp vào bãi biển Nha Trang ở mật độ thưa và nằm sát mép nước, có kích thước nhỏ cỡ từ 1-2cm hoặc 3-8cm… Đoạn bãi biển bị nhiều nhất là từ phía nam cầu Trần Phú xuống khỏi khu công viên Bạch Đằng, cho đến gần Cầu Đá (phường Vĩnh Nguyên). Trước đó, vào khoảng ngày 14.4 ở khu vực bãi biển tại Bãi Ngang (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), thuộc bán đảo Đầm Môn trong vịnh Vân Phong cũng xuất hiện dầu loang gây ô nhiễm. Lực lượng bộ đội Biên phòng đồn 358 và dân địa phương đã thu gom được khoảng 3 tạ. Còn ở khu vực bãi biển du lịch Dốc Lết (thuộc vịnh Vân Phong tại huyện Ninh Hòa), vào sáng 19-4, đoàn kiểm tra của Sở TN&MT phát hiện có dầu vón cục tương tự như ở bãi biển Nha Trang, trải dài khoảng 800m bãi biển. Dầu loang còn xuất hiện tại khu vực đảo du lịch Trí Nguyên (Nha Trang). Nhiều người dân cho hay, đến khoảng 15g30 chiều 19-4, có nhiều cục dầu đã tan và một phần thấm xuống cát... Và như vậy nếu không thu gom kịp thời, để các cục dầu tan ra và thấm vào cát thì sẽ gây ô nhiễm bãi biển nhiều hơn... Dầu vón cục đã gây lo ngại cho ngành du lịch Nha Trang. Nhiều người cho rằng một khi dầu đã xâm nhập tới bãi biển nằm ngay trong trung tâm thành phố Nha Trang thì những bãi tắm nằm trên các đảo trong vịnh Nha Trang sẽ rất khó trán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA2124.doc