NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2
PHẦN 1: NHU CẦU PHÂN BÓN VÔ CỎ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 3
1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ NHU CẦU PHÂN BÓN VÔ CƠ. 3
1.1.Phát triển nông nghiệp-mục tiêu mũi nhọn của nền kinh tế Việt nam. 3
1.2.Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu phân bón vô cơ. 6
1.3.Phân bón vô cơ và nhu cầu phân bón vô cơ trong nông nghiệp 8
2. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM. 10
2.1. Phụ thuộc vào sự phát triển của diện tích gieo trồng. 10
2.2. Phụ thuộc vào loại cây trồng. 11
2.3. Phụ thuộc vào thu nhập của người nông dân 12
2.4. phụ thuộc vào tập quán sản xuất và trình độ thâm canh của từng vùng trong nước. 12
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM 14
3.1. Căn cứ vào mức tiêu hao phân bón cho một đơn vị sản phẩm cây trồng. 14
3.2. Phương pháp dự tính nhu cầu phân bón căn cứ vào tiêu hao cho một đơn vị diện tích gieo trồng. 16
PHẦN 2. CUNG PHÂN BÓN CÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. 18
1. NGUỒN SẢN XUẤTPHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NƯỚC. 18
1.1. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước: 18
1.1.1. Nhà máy phân đạm Hà Bắc: 20
1.1.2. Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy phân Lân Văn Điển: 22
1.1.3.Tình hình sản xuất phân NPK. 25
1.2. Khả năng phát triển nguồn phân bón sản xuất trong nước 26
2. PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG ỨNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TỪ NHẬP KHẨU. 34
2.1. Phân tích nguồn cung ứng phân bón vô cơ từ nhập khẩu. 34
2.2 .2. Xu hướng phát triển của nguồn nhập khẩu phân bón vô cơ. 43
PHẦN 3: GIÁ CẢ VÀ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯÒNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM 46
1. GIÁ PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CUNG CẦU PHÂN BÓN VÔ VƠ TRÊN THỊ TRƯÒNG 46
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón vô cơ trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át đơn 16,5% P2O5) sẽ là 1,2triệu tấn. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sản xuất nông nghiệp, các quan điểm chủ yếu để được thống nhất là:
-Cần phát triển một ngành sản xuất phân bón đủ mạnh để làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp.
-Phát triển nền công nghiệp phân bón Việt Nam là cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.
-Phát triển công nghiệp phân bón gắn liền với phát triển công nghiệp hoá chất.
-Chọn chủng loại sản phẩm phân bón và bước đi thích hợp.
- Có cách nhìn nhận đánh giá hiệu quả của công nghiệp phân bón.
-Cần phải có một tổ chức hợp lý cho việc phát triển sản xuất phân bón .
Từ các quan điểm trên, phương hướng chung để phát triển ngành sản xuất phân bón là khai thác mọi tiềm năng sẵn có bao gồm các tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động có kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật, theo hướng đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá từng bước, nâng cao năng lực sản xuất. Đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế đầu tư một số công trình mới, có công nghệ tiên tiến, qui mô vừa và lớn tạo tiền đề vật chất cho phát triển ngành trong giai đoạn tới.
Phương hướng cho từng sản phẩm như sau:
*Phấn đấu sớm hoàn toàn tự túc về phân lân.
Mục tiêu 5-10 năm tới ta hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu phân lân trong nước và với các bước đi sau:
+ Sử dụng hợp lý, có hiệu quả công suất các cơ sở sản xuất superphốt phát đơn hiện có, trên cơ sở có đầu tư chiều sâu cải tiến thiết bị, áp dụng kĩ thuật công nghệ mới để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Phân lân nung chẩy là loại phân bón có công nghệ đơn giản nguyên liệu hoàn toàn trong nước, thiết bị hoàn toàn tự thiết kế chế tạo được, vốn đầu tư ít, sản lượng tăng nhanh, sản phẩm thích hợp với nhiều loại đất, nhất là đất chua phèn và nhiều loại cây công nghiệp. Đây là loại sản phẩm cần ưu tiên đầu tư phát triển. Trong giai đoạn tới một mặt tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn sử dụng, mở rộng thị trường, một mặt tiếp tục tập trung nâng cao hàm lượng dinh dưỡng đạt trên 18% P2 O5 -Nghiên cứu đổi mới công nghệ thiết bị để có thể tăng nhanh công suất lên 35 -40 vạn tấn / năm vào năm 2005.
+ Đầu tư phát triển một số sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Những loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao như: superphốtphát giầu (31-32% P2O5 ), Superphốtphát kép (40% P205 ) Diamophos (DAP) có 40% P205 và 18%N .
*Từng bước đáp ứng nhu cầu phân đạm.
Sẽ đi từ nguyên liệu than antraxit và khí (bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành). Mục tiêu từng bước nâng cao tỷ lệ phân đạm sản xuất trong nước cung cấp cho nông nghiệp. Trong vòng 10-15 năm tới đáp ứng đủ nhu cầu .
-Với công nghệ đi từ than: Trên cơ sở hạ tầng hiện có tại Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc, đầu tư một qui mô thích hợp với công nghệ khí hoà than cám. Từ kết quả này nghiên cứu xem xét khả năng đầu tư với quy mô lớn hơn 1000 tấn/ngày NH3.
-Với công nghệ đi từ khí: Sớm đầu tư một nhà máy phân đạm có công suất 1000tấn NH3/ ngày để có 550.000t/năm ure.
*.Phân Kali:
Do đặc điểm đất đai Việt Nam, tỷ lệ sử dụng phân Kali không lớn. Mặt khác ở Việt Nam chưa xác định có nguồn quặng kali, nên giai đoạn trước mắt, đến năm 2005 chưa đặt vấn đề sản xuất loại phân bón này trong nước. Nhiều nước như ấn Độ, Đài Loan, Inđônêxia , cũng không sản xuất mà nhập 100% phân Kali.
* Ngoài những sản phẩm phân bón chính trên, cần đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến chất lượng các loại phân hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của từng loại đất, từng cây và từng vùng. đồng thời nghiên cứu phát triển thêm các loại phân vi sinh, vi lượng, phân phun trên lá và các loại phân khác.
Kế hoạch phát triển .
Từ những mục tiêu phương hướng trên, xuất phát từ thực trạng của ngành sản xuất phân bón vô cơ nước ta hiện nay và tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết vốn đầu tư, cần thiết phải đề xuất và xem xét nhiều phương án phát triển sản xuất cung ứng phân bón trong gia đoạn tới. Có các phương án khác nhau có thể lựa chọn:
Phương án 1:
*Đối với phân lân:
-Supephôtphát, đây là loại phân có chứa Lưu Huỳnh (S) hiện đang được sử dụng rộng rãi, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phân lân ở Việt Nam.
Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao vào cuối năm 1993 sau khi kết thúc mở rộng giai đoạn 3 sẽ có công suất 200.000 tấn/ năm Supe phốt phát đơn. Trong một vài năm tới sẽ khai thác ở mức 400.000tấn-450.000tấn/năm .
Với lượng phân Lân như hiện nay, ngoài việc đáp ứng nhu cầu các tỉnh phía bắc (Từ Thừa Thiên Huế trở ra ) khoảng 300.000 tấn/năm, hàng năm vẫn phải vận chuyển vào nam và Tây Nguyên 100.000- 150.000tấn, so với nhu cầu tiêu thụ khu vực này khoảng 60.000-700.000tấn/ năm. Vì vậy cần thiết phải đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất phân lân có hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển. Mặt khác phát triển sản phẩm phân lân hàm lượng dinh dưỡng cao, cũng là đồng thời có được sản phẩm axit phốtphoric, một hoá chất cơ bản rất quan trọng cho nền kinh tế. Trong những năm sản phẩm phân lân hàm lượng dinh dưỡng cao thì phát triển supe phốt phát kép có công suất 250.000tấn /năm, (tương đương 700.000tấn/năm suppe phôt phát đơn), tại Công ty suppe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Vốn đầu tư cho toàn bộ công trình supe phốt phát kép khoảng 175 triệu USD thời gian xây dựng khoảng 3 năm. Như vậy đến năm 2000 sẽ có sản phẩm supe phốt phát kép. Khi ấy tại Lâm Thao chỉ còn một dây chuyền supe phốt phát kép. Sản lượng tương đương 900.000-950.000tấn/năm supe phốt phát quy đơn .
Tại Long Thành, công suất hiện nay là 100.000tấn/năm ssupe phốt phát đơn. hướng đầu tư ở đây là nhập bổ sung axit Sufuric và nhập Axit phôtphoric, Amôniác để sản xuất Diamophos (DAP) hoặc supe giàu với công suất 150.000 tấn-200.000tấn /năm, (tương đương 450-550 ngàn tấn supe phốt phát đơn ) với phương hướng này đầu tư không nhiều và sớm có được sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Sau này khi sản xuất ổn định một số năm sẽ đầu tư sản xuất axits phosphoric và đạm từ khí đồng hành tại đây hoặc đưa từ nơi khác đến để từng bước mở rộng công suất.
-Lân nung chảy: Do có nguồn nguyên nhiên, liệu cho sản xuất phân lân nung chảy tất cả ở miền bắc. Tiêu hao gần 2 tấn nguyên nhiên liệu mới có được 1 tấn lân nung chảy. Vì vậy các cơ sở sản xuất phân lân nung chảy gắn liền với việc khai thác và cung cấp quặng Apatit loại II, khai thác quặng TT với khối lượng lớn sẽ phức tạp và khó khăn hơn, đòi hỏi đầu tư lớn hơn.
Đối với công ty phân lân nung chảy Văn Điển, công suất hiện nay 120.000 tấn/ năm. Do ở gần trung tâm Hà Nội nên mức tăng công suất tối đa sẽ là 150.000-200.000tấn/năm.
Nhà máy phân lân Ninh bình hiện nay có cong suất 100.000 tấn/năm. Tại đây có điều kiện để phát triển công suất đạt 200.000 tấn –300.000 tấn/năm.
Sản lượng phân lân nung chảy có 2 nnhà máy dự kiến năm 2000 sẽ là 250.000 tấn/ năm và đến 2005 là 300.000tấn/năm.
*Đối với phân đạm:
Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc hiện nay có công suất 100.000 tấn/ure/năm. Dự kiến mở rộng thêm 1 dây chuyền với công suất thích hợp trên cơ sở hạ tầng hiện có khoảng 100.000- 250.000tấn/năm ure. Như vậy đến năm 2000 tại Hà Bắc sẽ có công suất 200.000- 340.000 tấn /năm ure. Sẽ đầu tư 1-2 nhà máy phân đạm 1000tấn NH3 /ngày (550.000 tấn /ure/năm ) từ khí đồng hành . Một trong hai nhà máy phải có axit Nitric để từ đó có thể sản xuất Nitrophos, thuốc nổ công nghiệp.
Như vây có thể nói theo phương án này, đến năm 2000 chúng ta sẽ cung ứng đủ hoàn toàn phân lân trong cả nước, năm 2005 sẽ có sản lượng 2.000.000tấn/năm. Trong phân lân có 2 sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao là Supe phôt phát kép và DAP. Sản lượng phân đạm năm 2000 đáp ứng 75% nhu cầu và đến 2005 đáp ứng 93% nhu cầu.
Phương án 2:
*Đối với phân lân:
Trong trường hợp không xây dựng supe phốt phát kép tại Lâm Thao, có thể làm supe phốt phát giàu công suất 200.000tấn/ năm thay thế cho một xưởng supe phốt phát đơn (tương đương 450.000tấn /năm quy phốt phát đơn). Lúc này tại Lâm Thao sẽ có công suất 550.000tấn/năm quy supe phốt phát đơn. Tại Long Thành, vẫn như phương án trên, có sản phẩm DAP hoặc supe giầu công suất 150.000tán/năm (tương đương 450.000tấn/năm quy phốt phát đơn). Tại phía bắc do không có TSP ở Lâm Thao, bước đầu cần xây dựng ở vùng Quảng Ninh một dây chuyền sản xuất DAP theo phương thức nhập nguyên liệu với công suất 100.000tấn/năm DAP (tươngđương300.000tấn/năm quy phốt phát đơn).
-Phân lân nung chảy: Tại Văn Điển phát triển đến công suất 150.000tấn/năm. Tại Ninh Bình năm 2000 công suất 150.000 tấn/năm và 2005 sẽ là 200.000tấn /năm.
*Về phân đạm:
Tại Hà Bắc đưa lên công suất 200.000- 340.000tấn ure/năm như phương án II. Từ sau năm 2000 sẽ xây dựng một nhà máy đạm từ khí đồng hành ở phía nam với công suất 1000 tấn NH3 /ngày tức 350.000tấn /năm. Như vậy năm 2000 sản lượng urê chỉ là 200 000-340.000t/năm đến năm 2005có sản lượng 750.000-890.000t/n.
Theo phương án này đến năm 2000 cơ bản đáp ứng nhu cầu về lân, nhưng phân đạm đáp ứng 28% nhu cầu. Đến 2005 hoàn toàn thoả mãn về lân, đạm đáp ứng 75% nhu cầu.
Phương án III.
Đối với nhà máy Supe Lân Lâm Thao, duy trì công suất như hiện tại, chỉ cải tạo dây chuyền axit H2SO4 số 1 từ đốt Pyrit sang đốt S. Tại Long Thành sau năm 2000 mới phát triển một công suất DAP 150.000T/năm (tương đương 450.000tấn/năm quy phốt phát đơn).
Phân lân nung chảy: Tại Văn Điển vẫn như 2 phương án trên là 150.000t/năm. Tại Ninh Bình sẽ phát triển đến 200.000 t/năm.
Do không đầu tư thêm cho lân Lâm Thao nên cần một dây truyền DAP 100.000t/năm (tương đương 300.000tấn/năm quy phốt phát đơn) ở phía bắc.
*Đối với đạm :
Tại Hà Bắc không phát triển thêm công suất và chỉ có thêm một nhà máy đạm 1000t/nămNh3/ ngày (550tấn ure/năm)
Như vậy theo phương án này đến năm 2000 phân lân mới đạt 1-120.000tấn/năm đáp ứng 75% nhu cầu, đến 2005 sẽ có 1,55 triệu tấn/năm đáp ứng 90% nhu cầu. Về đạm đến năm 2000 vẫn chưa thay đổi, vẫn ở công suất 100.000 tấn/ure/năm tại Hà Bắc. Đến 2005 có lượng 650.000tấn /năm đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.
Kết luận về nguồn cung ứng phân bón vô cơ đựoc sản xuất trong nước .
-Sản xuất phân bón mang tính liên tục, nhưng sử dụng có tính thời vụ, đối tượng sử dụng lại là nông dân. Để phát triển sản xuất thoả mãn nhu cầu nông nghiệp, việc lưu thông cung ứng cần có cơ chế chính sách và cần được cải tiến phù hợp, từ hình thức và qui mô tổ chức quản lý (từ các công ty chuyên doanh vật tư nông nghiệp các công ty vật tư tổng hợp đến các cửa hàng đại lý tư nhân ). Nhưng vấn đề vĩ mô trên cần có sự nghiên cứu đồng bộ và nhất thiết phải có sự điều tiết và hỗ trợ của Nhà nước.
-Tổng sản lượng phân bón do tổng công ty sản xuất và cung ứng thực sự đã góp phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy để đáp ứng và tiến tới thoả mãn được nhu cầu phân bón của cả nước trong những năm sau này thì việc đầu tư xây dựng thêm các cơ sở sản xuất mới là hết sức cấp bách và mang tính chiến lược cho việc phát triển ngành phân bón Việt Nam. Nhu cầu phân bón những năm 2000 và 2010 được dự tính như sau:
+Năm 2000: Phân đạm : 1,8-2triệu tấn (Qui ure)
Phân lân : 2 triệu tấn (Qui về supe đơn)
+Năm 2010: Phân đạm: 2-2,2 triệu tấn
Phân lân: trên 2 triệu tấn
-Mục tiêu của Tổng công ty đến năm 2000 sẽ thoả mãn nhu cầu về phân lân trong nước và có thể xuất khẩu một phần lân nung chảy; Phân đạm đáp ứng một phần nhu cầu; Phân Kali nhập 100%.Trên cở sở các phương án đó chúng ta có:
Biểu số 8 : Dự kiến sản lượng phân bón sản xuất tới
năm 2000.
Đơn vị tính: tấn
TT
1996
1997
1998
1999
2000
1
Phân urê
1.500.000
1.510.000
1.580.000
1.580.000
1.610.000
- SX trong nước
100.000
110.000
130.000
130.000
1.010.000
- Nhập khẩu
1.400.000
140.000
1.450.000
1.450.000
600.000
2
Phân NPK
515.900
570.000
765.000
765.000
1.200.000
- SX trong nước
195.900
220.000
345.000
345.000
600.000
- Nhập khẩu
320.000
350.000
420.000
420.000
600.000
3
Phân DAP
320.000
320.000
350.000
350.000
600.000
4
Phân Ka li (Nhập khẩu)
110.000
120.000
120.000
150.000
150.000
5
Phân lân (chủ yếu SX trong nước)
820.000
840.000
880.000
990.000
1.000.000
Nguồn Bộ nông nghiệp Phát tiển nông thôn
2. Phân tích nguồn cung ứng phân bón vô cơ từ nhập khẩu.
2.1. Phân tích nguồn cung ứng phân bón vô cơ từ nhập khẩu.
Một khi sản xuất trong nước còn chưa phát triển thì buộc phải nhập khẩu. Trước kia khi nền kinh tế nước ta được quản lý theo kiểu kế hoạch hoá tập trung, việc nhập khẩu phân bón vô cơ chủ yếu từ các nước XHCN trong đó phân đạm chiếm gần 80%, Kali 100% so với tổng số nhập khẩu. Nhập từ các nước khác: phân đạm hơn 20%, phân lân 100%.
Biểu số 9: tỷ lệ nhập khẩu phân bón vô cơ các giai đoạn
Đơn vị tính: %
Nhập khẩu
1976-1980
1981-1985
1986-1990
1991-1995
1.Phân đạm
100
100
100
100
-Từ các nước XHCN
100
76,2
78,7
22
-Từ các nước khác
-
23,8
28,3
78
2.Phân lân
100
100
100
100
-Từ các nước khác
100
100
100
100
3. Kali
100
100
100
100
-Từ các nước XHCN
100
100
100
70
Số lượng nhập khẩu phân bón ngày càng tăng, trong 5 năm 1991-1995 so với 1986-1990 lượng phân bón nhập khẩu tăng 1,5 lần. Nhưng đến năm 1991, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, vì thế việc nhập khẩu phân bón vô cơ hoàn toàn dựa vào các nước khu vực II. Nhập từ thị trường khu vực II (không xã hội chủ nghĩa ) chiếm khoảng 30-40% lượng phân cần nhập. Số phân này do một số DN xuất nhập khẩu Trung ương và địa phương nhập về và bán tự do theo giá thoả thuận và do DN tự qui định giá bán. Điều khó khăn đối với Việt Nam trong việc nhập bón lúc này là ngoại tệ mạnh - nền kinh tế mới được vực dậy, đồng tiền Việt Nam chưa ổn định (tháng 1/1991: 1USD đổi được 7000 đ Việt Nam, thì tháng 11/12/1991 tỷ giá này đã nhảy lên 13.700 - 13.800 đ/USD) giá urê trên thị trường thế giới thời điểm này cũng biến động hết sức nhanh, từ 157USD/tấn tăng lên 190, rồi 210, 220 USD/tấn - Nhà nước Việt Nam thiếu ngoại tệ và các DN cũng rất thiếu ngoại tệ.Chính phủ Việt Nam trong tình hình đó đã làm mọi cách, làm hết sức mình để nhập phân bón về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Vì thiếu ngoại tệ mạnh, lại mới chuyển sang kinh tế thị trường, mới tiếp cận với thị trường khu vực II - chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nên những năm vừa qua, trong việc nhập khẩu phân bón. Chính phủ Việt Nam thường phải áp dụng các giải pháp tình thế - các giải pháp này dường như phải điều chỉnh và thay đổi theo từng năm một, tuy nhiên có thể tóm tắt trong một số nội dung sau đây:
- Huy động nguồn vốn ngoại tệ dự trữ của ngân sách và nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mỏ cho một số DN xuất khẩu thuộc bộ nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) vay quay 2 vòng để nhập phân bón.
- Cho phép các DN xuất khẩu Trung ương và địa phương được phép xuất khẩu hàng hoá nông sản để đổi lấy ngoại tệ nhập khẩu phân bón.
Trên cơ sở nguồn phân nhập về, các địa phương trước hết tự cân đối lấy nhu cầu phân bón cho địa phương mình. Tuy nhiên, phương thức này chủ yếu được thực thi ở các tỉnh phía Nam, các tỉnh phía Bắc rất khó làm vì không có nông sản xuất khẩu, hoặc nếu có thì số lượng không đáng kể.
- Đến năm 1993, những giải pháp trên cũng khó thực thi, nên Chính phủ đã thả nổi việc nhập phân bón. Các DN có ngoại tệ nếu được Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Bộ ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đồng ý đều được phép nhập phân bón về bán trên thị trường theo giá thoả thuận cho mọi đối tượng. Vì vậy, đã có khá nhiều địa phương và DN tham gia nhập khẩu phân bón. Chỉ trong một thời gian rất ngắn đã có tới gần 100 đơn vị đi buôn phân bón về nhiều, ứ đọng, phát sinh thêm các loại phí lưu kho, lưu bãi, lãi suất ngân hàng, buộc phải bán tháo, lúc này phân bón rất nhiều, đồng thời giá thế giới giảm, lúc này chênh lệch, mức lãi suất vay giữa tiền đồng và tiền đô la lớn, cho nên càng khích lệ các DN nhảy vào lĩnh vực nhập khẩu phân bón, cụ thể là: vay đô la thì mức lãi suất 0,5 % tháng (6 % năm). Nếu vay tiền đồng 2,1% tháng ( = 25,2%) như vậy chênh lệch lãi suất giữa vay đô la và tiền đồng là 9,6%/6 tháng. Chính vì vậy mà các nhà DN mang đô la đi mua phân bón về bán dù có phải bán lỗ 5 % (6 tháng) vẫn còn lãi 4,6% và vì vậy các nhà DN làm ngơ chuyện lỗ lãi. Điểm lại Năm 1991 có 23 đơn vị tham gia nhập 1.132.280 tấn phân urê, tính bình quân mỗi đơn vị nhập được 49.000 tấn, trong đó đơn vị nhập nhiều nhất là Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, nhập được tổng cộng: 450.000 tấn. Đơn vị nhập ít nhất là tỉnh Cao Bằng chỉ có 233 tấn.
Biểu số 10: Tình hình nhập khẩu phân Urê của Việt Nam từ 1989 - 1997
Đơn vị tính: Tấn
Năm
Luợng phân
1989
765.850
1990
785.900
1991
1.139.280
1992
920.180
1993
925.700
1994
1.211.250
1995
1.335.110
1996
1.467.000
1997
1.486.000
Về phân DAP nhập được 157.430 tấn tập trung ở các tỉnh phía Nam do 12 đơn vị nhập, tính bình quân mỗi đơn vị nhập được 13.000 tấn. Đơn vị nhập được nhiều nhất là Bộ Thương mại và Du lịch 28.000 tấn, đơn vị nhập thấp nhất là tỉnh Đắc Lắc chỉ có 3.200 tấn.
Vào năm 1992 có 36 đơn vị tham gia nhập khẩu 920.181 tấn phân urê, trong đó Tổng Công ty vật tư nông nghiệp Việt Nam nhập được nhiều nhất 204 - 450 tấn, đơn vị nhập được ít nhất là Công ty dịch vụ tàu biển, chỉ có 125 tấn. về phân DAP nhập được 138.869 tấn do 14 đơn vị thực hiện trong đó đơn vị nhập nhiều nhất là 36.550 tấn, đơn vị nhập ít nhất là 2.850 tấn.
- Về phân NPK nhập được 115.803 tấn, do 15 đơn vị thực hiện, trong đó đơn vị nhập nhiều nhất là 40.800 tấn, đơn vị nhập ít nhất là 500 tấn.
Tình hình trên đây kéo dài cho đến năm 1995. Trong những năm này Bộ Thương mại và Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm dự kiến nhập 1.300.000 tấn phân urê và cũng dự kiến giao cho 25 đơn vị đầu mối làm công việc này. Nhưng khi thực hiện có tới 40 đơn vị tham gia nhập khẩu.
Cơ chế nhập phân bón nêu trên có điều tốt là đã huy động được mọi nguồn lực ngoại tệ có trong nước để nhập khẩu phân bón, phục vụ kịp thời cho nhu cầu của sản xuất nông nghiệp - song cơ chế này cũng đã dẫn đến một số điều không tốt.
Nhiều DN không am hiểu về nông nghiệp, không am hiểu về phân bón, thị trường phân bón, song nghĩ rằng đây là lĩnh vực kinh doanh có lãi nhiều nên cũng xin nhập khẩu phân bón, khi nhập về thấy khó tiêu thụ đành phải bán tống, bán tháo, bán thấp hơn giá vốn nhằm thu hồi vốn nhanh để làm việc khác, điều này đã góp phần làm cho thị trường phân bón thêm lộn xộn.
Nhiều DN không có chức năng kinh doanh phân bón, không có khách hàng nhưng do có mối quan hệ quen biết với các cơ quan quản lý nhập khẩu phân bón, nên cũng xin quota nhập khẩu phân bón, nhưng rồi họ không nhập, mà đem bán quota cho các đơn vị khác để kiếm lời - biến quota thành một hàng hoá đặc biệt. (Theo báo Tiền phong năm 1995 có 26 đầu mối, đã có gần 10% các đầu mối quốc doanh bán quota)
Nhập phân về không phải vì mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp lợi dụng việc vay trả chậm để mua phân về, rồi bán nhanh cho các đơn vị khác (gọi là sang tàu), để tiến hành kinh doanh các loại hàng hoá khác để kiếm lợi. ví dụ: kinh doanh xi măng, sắt thép, bất động sản vv... Chẳng hạn Công ty TNHH Minh Phụng - TP Hồ Chí Minh, năm 1995 dựa vào quota của các DN khác dưới hình thức vay trả chậm đã nhập 335.300 tấn phân bón, tăng hơn năm 1994 tới 80,7%), sau đó bán ngay để lấy tiền kinh doanh các mặt hàng khác (trong đó một phần khá lớn là bất động sản).
Không nắm được nhu cầu thực tế các DN đã tranh nhau nhập khẩu phân bón làm cho nguồn cung lớn hơn cầu, tiêu thụ chậm gây ứ đọng với khối lượng lớn. Trong khi đó phí thuê kho bãi tăng lên, lãi vay ngân hàng ngày càng lớn - nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản. Bởi vậy phải bán phân ra thị trường với giá thấp để thu hồi vốn - điều này đã dẫn đến những cơn “Sốt lạnh” về phân bón mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường nói. Trong các năm từ 1992 - 1995, đặc biệt là trong năm 1995, số các DN thua lỗ do nhập khẩu phân bón có đến hàng chục đơn vị với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Theo báo cáo của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (văn phòng phía Nam), chỉ riêng các Công ty lương thực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được phép nhập phân bón, nay là những đơn vị thành viên của Tổng công tylương thực Miền Nam, thua lỗ về nhập khẩu phân bón phải xin khoanh nợ là 109 tỷ đồng Việt Nam.
Để bình ổn giá phân bón, bảo vệ lợi ích cho cả người bán phân và người sử dụng phân, đầu năm 1996 Chính phủ lại điều chỉnh thêm một bước đối với cơ chế nhập phân bón, đó là :
Giao cho Bộ thương mại và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định rõ nhu cầu sử dụng phân bón các loại, để lập kế hoạch điều hành việc nhập khẩu cho phù hợp, tránh việc nhập thừa gây ra những biến động không tốt cho thị trường phân bón trong nước. Trên cơ sở nhu cầu phân bón các loại cần phải nhập khẩu, Bộ Thương mại cấp giấy phép (quota) cho các DN để họ thực hiện việc nhập khẩu.
Trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, năm 1996 Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến kế hoạch nhập khẩu 1.400.000 tấn urê và giao cho 67 đơn vị nhập, trong đó giao cho Tổng Công ty vật tư Nông nghiệp Việt Nam nhập 560.000 tấn, đơn vị được giao ít nhất là 5.000 tấn. Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu thì lại có tới 70 đơn vị tham gia. Việc cho phép quá nhiều đơn vị tham gia nhập khẩu phân bón năm 1996 làm cho Nhà nước không kiểm soát được nguồn cung và cũng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc theo dõi giám sát nguồn cung để có kế hoạch điều hành cho phù hợp.
Nhiều DN chưa có kinh nghiệm và kiến thức thương mại để giao dịch, buôn bán với các Công ty nước ngoài, nên bị ép cấp ép giá - hầu hết các DN này phải nhập khẩu với giá cao hơn các DN chuyên doanh, cao hơn giá của thị trường trong khu vực và quốc tế.
Một số DN chỉ có chạy để xin quota nhập khẩu, khi có quota rồi lại đem bán cho DN khác, nhất là các DN tư nhân dưới dạng nhập uỷ thác để kiếm lời từ 1-3 USD/tấn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của việc nhập khẩu phân bón và giá phân bón năm 1996 ngày 8/3/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 141/TTg về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1997 và một số năm tiếp theo.
Theo nghị định của Chính phủ năm 1997 sẽ nhập khoảng 1.500.000 tấn phân urê, lượng phân này được phân bố cho 19 tỉnh và một số DN có trách nhiệm nhập khẩu. Các DN được giao nhập khẩu phân bón phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Đã từng tham gia nhập khẩu phân bón từ năm 1994 hoặc 1995 đến nay.
- Khi nhận được chỉ tiêu nhập khẩu do Nhà nước giao, phải trực tiếp thực hiện việc nhập, không được uỷ thác cho DN khác nhập, cũng không được liên kết với các DN khác để nhập cho dù liên kết kiểu gì.
- Phân nhập về không được bán tại cảng mà phải có màng lưới tổ chức bán lẻ ở các địa phương để phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.
-Một tháng trước khi hết hạn giấy phép nhập khẩu, các DN phải báo cáo tình hình thực hiện việc nhập khẩu của mình cho các cơ quan có trách nhiệm - Hết thời hạn qui định mà DN chưa làm tờ khai
-Hải quan hàng nhập tại cơ quan Hải quan thì chỉ tiêu kế hoạch giao cho DN sẽ không còn giá trị - Bộ thương mại sẽ giao chỉ tiêu này cho các DN khác thực hiện.
Trong 19 tỉnh được phép nhập khẩu phân bón. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ định các DN trong tỉnh có khả năng về vốn, về quản lý, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh được phép tham gia nhập khẩu phân bón. Tuy nhiên cho đến nay 30/9/1997, trong số 33 DN (kể cả Trung ương và địa phương) được giao chỉ tiêu nhập khẩu phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì đã có 8 doanh nghiệp không làm được và rất nhiều doanh nghiệp hoàn thành mới được dưới 50% chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.
Ví dụ: Tổng Công ty vật tư Nông nghiệp (Vigecam) chỉ tiêu giao là 505.000 tấn, song mới nhập được 230.000 tấn, Công ty Gramca chỉ tiêu giao 305.000 tấn mới nhập được 88.000 tấn. Tổng Công ty lương thực Miền Nam 125.000 tấn, chỉ mới nhập được 55.000 vv...
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự tan vỡ của hệ thống hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã tín dụng - Hệ thống hợp tác xã mua bán trong đó có mua bán vật tư nông nghiệp phân bón) cũng tan rã theo các Công ty vật tư nông nghiệp cũng không còn nữa. Nói một cách khác, hệ thống phân phối phân bón của cơ chế kế hoạch hoá tập trung cũ không còn trong nông thôn. Việc đưa phân bón về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp giờ đây chủ yếu do các tư thương thực hiện.
Các DN nhập khẩu phân bón đưa về tới cảng là bán ngay cho các tư thương để thu hồi vốn. Các tư thương lớn ở thành phố sau khi được phân bằng mọi phương tiện đã đưa lượng phân này về phân phối cho các đại lý của mình ở các tỉnh, các huyện. Sau đó các đại lý này đã đưa phân đến các xã, các thôn bán trực tiếp cho các hộ nông dân theo yêu cầu của họ. Với một mạng lưới phân phối hết sức rộng rãi và hoạt động năng động, các tư thương đã đưa phân bón về cho nông dân khá kịp thời, nhanh chóng và thuận tiện. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam mấy năm vừa qua.
Tuy nhiên, việc cung ứng phân bón cho nông dân của các tư thương cũng có nhiều khó khăn, bởi lẽ họ phụ thuộc vào DN nhập khẩu phân bón phụ thuộc vào thời gian nhập và vào giá cả nhập.
Trong màng lưới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0180.doc