Một số tỉnh chỉ có Công ty KTCTTL tỉnh, mà không thành lập các xí nghiệp khai thác thuỷ lợi huyện (tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang), thực tế cho thấy Công ty cũng chỉ quản lý được các công trình đầu mối, công trình xây đúc, còn toàn bộ hệ thống kênh mương, nhất là các tuyến kênh liên xã không quản lý được, nên hệ thống này không có chủ quản lý đích thực. Việc phân công trách nhiệm vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi giữa các công ty KTCTTL và các TCHTDN không rõ ràng, là nguyên
49 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện, sau đó UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp địa chính hoặc UBND xã quản lý một số công trình dẫn đến không thực sự có chủ quản lý bởi vì không có người quản lý trực tiếp. Một số người được giao nhiệm vụ quản lý công trình này được hưởng chế độ như là công chức do ngân sách huyện hoặc xã trả hoàn toàn không phải tổ chức thu thuỷ lợi phí để có kinh phí quản lý và sửa chữa thường xuyên.
- Ở nhiều địa phương, hiện nay các công trình thuỷ lợi nhỏ và các kênh nội đồng (kênh loại III) trong 1 xã vẫn do các Công ty KTCTTL quản lý, ví dụ như ở tỉnh Quảng Nam, Hải Dương, Nghê An. Trong khi đó, đối với các công trình thuỷ lợi nhỏ ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc (Sơn La, Hoà Bình...) về danh nghĩa các Công ty KTCTTL chịu trách nhiệm quản lý công trình đầu mối và tuyến kênh chính còn các tổ chức thuỷ nông cơ sở (thôn, bản) quản lý hệ thống kênh nội đồng, nhưng thực tế các công trình đầu mối và kênh chính cũng do các thôn, bản quản lý vận hành.
- Các tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện khác nhau ở các địa phương. Tiêu chí phân cấp hệ thống công trình thuỷ lợi có quy mô nhỏ, vừa và lớn chưa được thống nhất trong các văn bản pháp quy cũng như trong các báo cáo khoa học. Tiêu chí về quy mô công trình thuỷ lợi nội đồng không thống nhất ở các địa phương. Tiêu chí phân loại cấp kênh không thống nhất ở các văn bản khác nhau, dẫn đến tình trạng thực hiện phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi cùng khác nhau ở các địa phương. Có tỉnh phân loại cấp kênh theo tiêu chí kênh chính, kênh nhánh cấp 1, 2,3, kênh nội đồng, trong khi đó có tỉnh phân loại kênh theo tiêu chí kênh loại 1, 2 và 3.
- Nhiều tỉnh khuyến khích phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước, nhưng chưa đề ra các tiêu chí cụ thể để thực hiện việc phân cấp quản lý. Hầu hết các tỉnh chưa đưa ra tiêu chí phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi đầu mối là các trạm bơm điện hoặc đập dâng nước.
1.2.3. Phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi
Tại Nghị định 96/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Trong đó, đối tượng và phạm vi được hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi gồm:
1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất cây lương thực bao gồm: Toàn bộ diện tích giao để sản xuất cây lương thực, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm. Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm.
2- Hộ gia đình, cá nhân nghèo theo quy định được Nhà nước giao sử dụng đất nông nghiệp.
3- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để làm muối.
4- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức để trồng rau, màu, mạ; cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông; cây ăn quả; hoa; cây dược liệu; nuôi trồng thủy sản (trừ nuôi trồng tại hồ, đập, sông, suối, đầm...); chăn nuôi.
5- Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất trong hạn mức được giao khoán ổn định của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp (nông, lâm trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
6- Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tiêu, thoát nước khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị.
7- Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt tại địa bàn.
Căn cứ vào thị trường tại thời điểm định giá trong điều kiện thời tiết bình thường, chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện xây dựng mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính quy định và theo công thức: mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi = giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi + lợi nhuận dự kiến (nếu có) + các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có).
Từ đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá và quy định giá tối đa, giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm các chi phí vận hành, chi phí bảo trì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý và các chi phí thực tế hợp lý khác của toàn tổ chức khai thác công trình thủy lợi theo từng biện pháp tưới tiêu hoặc loại hình sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung công việc.
Giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018 – 2020 trong thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 – 2020 bằng mức giá tối đa đã thực hiện năm 2017.
Từ năm 2021 trở đi, căn cứ vào phương pháp định giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định của Nghị định.
Căn cứ tình hình thực tế biến động của các yếu tố hình thành giá và khả năng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương quy định và thông báo mức giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.
Nghị định cũng quy định giá và lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác; lập phương án giá và điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.
Theo Nghị định này, hỗ trợ 100% tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất cây lương thực, sử dụng đất để làm muối; hộ gia đình cá nhân nghèo theo quy định được Nhà nước giao sử dụng đất nông nghiệp
1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ tiền sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi.
1.3.1. Mô hình quản lý và tổ chức bộ máy
Hiện nay các hệ thống công trình thuỷ lợi được hai cấp quản lý, đó là cấp các công ty Thuỷ lợi (doanh nghiệp nhà nước) và tổ chức thuỷ nông cơ sở (thông qua các tổ chức Hợp tác xã dùng nước, Hội dùng nước, tổ đội thuỷ nông ...) Các công ty Thuỷ lợi: Nhà nước thành lập các công ty Thuỷ lợi để quản lý các công trình thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ các công trình. Các công ty hoạt động công ích tuỳ theo quy mô mà tổ chức thành công ty hay xí nghiệp cho phù hợp. Đối với các hệ thống công trình lớn, phục vụ tưới tiêu cho nhiều tỉnh thì tổ chức thành lập công ty Thuỷ lợi liên tỉnh. Công ty này có thể trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT hay trực thuộc tỉnh do Bộ uỷ quyền. Các hệ thống thuỷ nông có quy mô vừa, phục vụ tưới tiêu cho nhiều huyện và chỉ nằm trong phạm vi một tỉnh thì thành lập công ty Thuỷ lợi tỉnh. Còn các hệ thống công trình nhỏ, phục vụ tưới, tiêu nằm gọn trong một huyện, thì thành lập xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi. Ngoài ra các hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh phải thành lập Hội đồng quản lý hệ thống, Hội đồng quản lý hệ thống thành viên gồm đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp thuỷ nông, các ngành có liên quan. Hội đồng tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định các chủ trương, chính sách, kế hoạch khai thác và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước nhằm điều hoà lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ hệ thống.
Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi:
- Cấp bộ: Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các công ty Thuỷ lợi.
- Cấp tỉnh, thành phố: quản lý về mặt nhà nước đối với sở Nông nghiệp và PTNT, các công ty Thuỷ lợi.
- Cấp sở: Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý về mặt nhà nước, về chuyên môn đối với cấc công ty khai thác các công trình thuỷ lợi. Tham mưu cho cấp sở là các Chi cục Thuỷ lợi hoặc phòng Thuỷ lợi.
- Cấp huyện: Quản lý về mặt lãnh thổ, về mặt phối hợp chỉ đạo sản xuất, về mặt bảo vệ công trình đối với các công ty Thuỷ lợi.
- Cấp xã: Các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp được UBND các xã giao quản lý, khai thác các đầu mối trạm bơm nhỏ, hệ thống kênh mương nội đồng. Hoạt động của các HTX DVNN bao gồm các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ làm đất, dịch vụ điện, dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ bảo vệ ruộng đồng, khuyến nông...
Từ khi thực hiện Luật Hợp tác xã (năm 1997) các Hợp tác xã đã tự hạch toán thu, chi, trích khấu hao tu bổ máy móc, nhà trạm, kênh mương. Nhìn chung, trong những năm qua, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đã phát huy hiệu quả tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Một số mô hình quản lý và khai thác của công ty Thuỷ lợi được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, hay cơ cấu trực tuyến chức năng.
- Cơ cấu trực tuyến: Tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến là mọi công việc đều được giao cho từng đơn vị với một cấp trên trực tiếp. Tổ chức theo hình thức này có ưu điểm là quyền hạn và trách nhiệm được phân định rõ ràng , chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thuận lợi, thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng, nhưng nhược điểm của mô hình này là người quản lý phải giỏi toàn diện không phụ thuộc vào các chuyên gia.
- Cơ cấu chức năng: Mô hình này thiết lập bộ máy có các bộ phận chức năng, các bộ phận này được giao chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Ưu điểm của mô hình này là phát huy được sự đóng góp của các bộ phận chuyên môn, các chuyên gia vào công tác lãnh đạo nên giảm bớt công việc cho các lãnh đạo. Nhược điểm của mô hình này là dễ phát sinh sự can thiệp của bộ phận chức năng đối với đơn vị trực tuyến, dễ sinh tình trạng thiếu trách nhiệm và khó phối hợp khi giải quyết công việc
. - Cơ cấu phối hợp trực tuyến chức năng: Mô hình này là sự kết hợp giữa trực tuyến và chức năng, bộ máy quản lý có quản lý có bộ phận chức năng nhưng không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Ưu điểm của mô hình này là vừa phát huy được khả năng đóng góp của bộ phận chuyên môn, nhưng đồng thời vừa bảo đảm sự chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Nhược điểm của mô hình này là dễ phát sinh những phức tạp trong việc phối hợp các bộ phận chức năng, chỉ đạo quá tập trung hạn chế sử dụng chuyên môn. Mỗi một mô hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định, vấn đề quan trọng là phải lựa chọn được mô hình quản lý và khai thác phù hợp.
1.3.2. Công tác quản lý và mức độ hoàn thành kế hoạch
Theo quy định tại Nghị định 31, dịch vụ công ích là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư mà việc sản xuất và cung ứng theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí nên nhà nước phải tổ chức sản xuất cung ứng theo mức giá hoặc phí do nhà nước quy định. Các dịch vụ công ích (trước chỉ do doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích sản xuất cung ứng) sẽ chuyển sang phương thức là đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch, chỉ trừ 5 nhóm sản phẩm dịch vụ công ích thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng là do doanh nghiệp quốc phòng và an ninh sản xuất, cung ứng. Theo cơ chế này thì doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, hợp tác xã đều có thể tham gia sản xuất sản phẩm, dịch vụ công ích nếu có đủ năng lực theo quy định. Nguyên tắc lựa chọn phương thức sản xuất cung ứng hàng hoá dịch vụ công ích theo trình tự “đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch”.
Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc một trong số 26 nhóm hàng hoá dịch công ích phải theo phương thức “đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch”. Theo Nghị định 31, các hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, liên huyện có quy mô lớn được lựa chọn một trong hai phương thức là đặt hàng hoặc giao kế hoạch; các hệ thống công trình thuỷ lợi còn lại áp dụng hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Như vậy việc lựa chọn phương thức nào để vừa phát huy được tính năng động, tự chủ tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lại vừa bảo đảm được chất lượng sản phẩm, dịch vụ; quản lý, tu sửa, bảo vệ công trình tốt; hiệu quả hoạt động cao và bền vững có ý nghĩa rất quan trọng.
Việc lựa chọn phương thức quản lý khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi cần xem xét trên tất cả các khía cạnh như quy mô (lớn vừa và nhỏ), yêu kỷ thuật về quản lý vận hành, ảnh hưởng của hệ thống đối với an toàn xã hội và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng.
Mức độ hoàn thành là phải đạt được mục tiêu là từng bước xã hội hoá công tác quản lý, huy động tối đa nguồn lực xã hội tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thông qua cơ chế thị trường, cạnh tranh lạnh mạnh và nhà nước vẫn phải giữ được vai trò quản lý với tư cách là chủ sở hữu công trình.
Theo cách tiếp cận trên các công trình lớn, yêu cầu kỷ thuật về quản lý vận hành phức tạp nên áp dụng phương thức đặt hàng. Các doanh nghiệp đang quản lý các hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh hoặc liên huyện có quy mô lớn thì chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ trực thuộc Bộ NN & PTNT hoặc UBND cấp tỉnh) trực tiếp quản lý công trình đầu mối và kênh chính theo phương thức đặt hàng. Cơ quan đặt hàng quy định rõ nội dung đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, như diện tích tưới, tiêu (số lượng, chất lượng, thời gian); quản lý bảo vệ; duy tu sửa chữa .v.v. bảo đảm công trình phụ vụ tốt, không bị hưu hỏng, xuống cấp vận hành an toàn. Căn cứ vào định mức kinh tế kỷ thuật, các chế độ chính sách hiện hành và đặc điểm hoạt động cụ thể của từng hệ thống (ứng với điều kiện khí hậu thời tiết bình thường), cơ quan đặt hàng tính toán xác định đơn giá đặt hàng thương thảo ký kết hợp đồng với công ty. Đơn giá đặt hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để thanh quyết toán cho công ty khi hoàn thành hợp đồng, được chấp thuận nghiệp thu thu. Công ty được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao và tự chủ quyết định mức chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ và người lao động theo khối lượng, kết quả, hiệu quả công việc và trách nhiệm của từng người theo quy chế chi tiêu nội bộ của công ty.
Các tuyến kênh lấy nước, dẫn nước từ kênh chính đến cống đầu kênh nội đồng đi qua các tỉnh, huyện (do địa phương quản lý) thuộc hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh và các hệ thống công trình thuỷ lợi có quy mô vừa, phạm vi phục vụ nằm gọn trong một huyện, yêu cầu kỷ thuật vận hành không phức tạp (trừ một số hồ chứa ảnh hưởng đến an toàn của khu vực ) nên lựa chọn phương thức đấu thầu hoặc giao khoán quản lý (đến cống đầu kênh nội đồng). Tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã đều có thể tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nếu đáp ứng đủ năng lực theo yêu cầu của cơ quan quản lý, ứng với từng loại hệ thống công trình cụ thể. Trước mắt có thể áp dụng hình thức đặt hàng hoặc giao khoán, nhưng về sau nên chuyển sang hình thức đấu thầu quản lý là chính. Các tỉnh nên thành lập Ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Sở Nông nghiêp & PTNT hoặc Chi Cục Thủy lợi để giúp UBND tỉnh tổ chức đấu thầu, đặt hàng, kiểm tra giám sát, nghiệm thu, thanh toán.v.v (tương tự như Ban Quản lý dự án trong xây dựng cơ bản). Hình thức đấu thầu quản lý đã được áp dụng khá thành công tại khu vực tưới Jingui thuộc tỉnh Shaanxi, Trung quốc. Các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (cấp huyện hiện nay) nên sắp xếp lại theo quyết định 38/2007/QĐ-TTg và đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường (trong đó có hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi).
1.3.3. Năng lực lãnh đạo trong quản lý
Năng lực lãnh đạo trong quản lý luôn giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của một tổ chức, đặc biệt đối với một tổ. Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và coi “lấy việc phát huy nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững”.
Năng lực lãnh đạo trong quản lý được Bộ Thủy Lợi (cũ), Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày nay, Viện Quy hoạch Thủy lợi đã luôn chú trọng, ưu tiên các nguồn lực cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực cả về kỹ năng quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo. Vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, luôn có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên gia, kỹ thuật dầy dạn kinh nghiệm, am tường thực tiễn, sâu sát và đầy sáng tạo, đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước. Đội ngũ đó qua nhiều thế hệ, gồm nhiều kỹ thuật viên, cán sự, công nhân, cán bộ, chuyên gia, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ được đào tạo và trưởng thành trong thực tiễn công tác phong phú, đã hoàn thành xuất sắc các đề tài, dự án quy hoạch thủy lợi, phòng tránh lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai cũng như trong các hoạt động hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế khác.
Đặc biệt trong tình hình mới, với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, công tác đào tạo, nâng cao năng lực lãnh đạo trong quản lý cho cán bộ, công nhân viên cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn và kinh tế xã hội của đất nước.
1.3.4. Mức độ kiểm soát các quy trình
Mục đích của quy trình này nhằm đưa ra cách thức kiểm soát các hoạt động điều hành và trách nhiệm liên quan đến việc nhận dạng các mối nguy, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở đó xác định các biện pháp kiểm soát thích hợp.
Bước 1: Nhận dạng mối nguy
Tất cả mối nguy được nhận biết bằng cách liệt kê một cách có hệ thống dựa trên các hoạt động hiện tại và sự tương tác với môi trường, các điều kiện làm việc cũng như cách thức tác động đến an toàn của hoạt động khoa học công nghệ và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động trong đơn vị.
Dựa trên các hoạt động khoa học công nghệ, đơn vị sẽ tiến hành nhận dạng các mối nguy liên quan. Việc này được thực hiện theo biểu mẫu: BM01.QT610-01/VAWR
Tất cả các hoạt động nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro phải được thực hiện lần đầu và xem xét định kỳ hàng năm bao gồm việc thực hiện cho các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.
. Họat động nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro được thực hiện song song với việc đưa ra các biện pháp kiểm soát. Hoạt động nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro phải được thực hiện bao gồm cho các khu vực xung quanh nơi làm việc (khu vực lân cận).
Cơ sở để nhận dạng các mối nguy tại có thể là:
- Từ các yêu cầu chế định và pháp luật (một hoạt động được quy định phải thực hiện nghiêm ngặt bởi cơ quan chức năng, nghĩa là hoạt động đó thường có những nguy cơ cao và được yêu cầu kiểm soát). Ví dụ: yêu cầu luật định liên quan đến quản lý, bảo dưỡng, đăng kiểm và bảo trì thiết bị nghiêm ngặt;
-Từ các yêu cầu của nhà chế tạo thiết bị, nhà sản xuất nguyên vật liệu, ví dụ các dấu hiệu cảnh báo liên quan đến các mối nguy ứng suất, cắt, cuốn kéo, cháy, nổ, áp suất cao;
- Từ các kinh nghiệm, các số liệu, kết quả điều tra tai nạn, sự cố trong quá khứ, trong thực tiễn của ngành sản xuất kinh doanh ;
- Các yêu cầu, khuyến cáo, phản hồi của các bên liên quan và khách hàng;
Bước 2: Đánh giá rủi ro
Rủi ro có thể đươc xem như h ̣ âu qu ̣ ả của các mối nguy.
Ví dụ: ̣ Mối nguy làm viêc trong không gian hạn chế sẽ có rủi ro mắc kẹt hoặc bị ngạt. Tùy vào bản chất của từng mối nguy mà rủi ro có thể khác nhau. Việc đánh giá rủi ro dựa trên tần suất và hiệu quả (C = FxS).
Bước 3: So sánh với chuẩn yêu cầu
So sánh kết quả đánh giárủi ro với:
- Yêu cầu luât định liên quan; ̣
-Yêu cầu khác (đia phương, khách hàng và các bên liên quan);
Bước 4: Xác đinh các biện pháp kiểm soát rủi ro Sử dung nguyên tắc (4T) và (Hierachy control) để xác đinh các bi ̣ ên ph ̣ áp kiểm soá t rủi ro như sau Đối với các rủi ro ở mức cao: Bắt buộc phải xây dựng các biện pháp kiểm soát hoặc loại bỏ mối nguy trước khi cho vận hành. Phải xây dựng mục tiêu và có chế độ báo cáo tháng đến Ban Giám đốc.
Việc này phải được phụ trách của các bộ phận đánh giá, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn trong các điều kiện vận hành. Đối với các rủi ro ở mức trung bình: Phải xây dựng mục tiêu, đề ra chế độ báo cáo hàng quý trong phạm vị đơn vị. Đối với các rủi ro ở mức thấp: Phải duy trì các biện pháp kiểm soát đang áp dụng.
Bước 5: Xem xét và phê duyêṭ
Trưởng bộ phận có trách nhiệm xem xét các nội dung như: Bảng nhận dạng mối nguy, bảng đánh giá rủi ro, bảng tổng hợp mối nguy và rủi ro, bảng theo dõi và đo lường trước khi trình Đại diện lãnh đạo phê duyệt. Trong trường hợp kết quả xem xét không đạt, quay lại thực hiện các bước trên.
Bước 6: Theo doi và đo lường ̃
Đại diện lãnh đạo của Viện chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện, triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro. Trưởng bô ̣phân trực thuộc chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro tại bộ phận mình và báo cáo Đại diện lãnh đạo an toàn về viêc thực hiện. Các mục tiêu và chỉ tiêu an toàn (năm/tháng) liên quan đến an toàn sẽ được thiết lập, chương trình hành động sẽ được hoạch định dựa trên việc đánh giá rủi ro hay chỉ đạo của cấp quản lý (nếu có) Các hành động khắc phục hoặc hành động cải tiến khác sẽ được thực hiện (nếu có) theo Quy trình Hoạt động khắc phục và cải tiến (QT1000-01/VAWR); 28. Việc báo cáo các biện pháp kiểm soát rủi ro, thực hiện mục tiêu, sẽ tuân thủ theo quy trình trao đổi thông tin; Công tác giám sát an toàn sẽ được thực hiện bởi các cán bộ phụ trách chuyên môn theo quy trình giám sát và đo lường. Các chỉ số theo dõi và đo lường có thể là số tai nạn sự cố, các kết quả đo kiểm thông số và/ hoặc điều kiện an toàn (ví dụ: tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ, đo kiểm phông môi trường phóng xạ, kết quả đăng kiểm...), số vụ vi phạm, ....Là cách để đánh giá xem mối nguy có liên quan được kiểm soát thông qua tiêu chí để theo dõi đo lường như thế nào.
Bước 7: Cập nhật mối nguy và rủi ro
Các bô ̣phân trực thuộc nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro sau đó câp nh ̣ ât vào ̣ bảng tổng hợp các mối nguy và rủi ro khi: Có sự thay đổi trong tổ chức, hê ̣thống quản lý , công nghê, quy trình. Sự cố, tai nan;̣ Định kỳ sau 1 năm hoăc khi có yêu cầu.
Bước 8: Phổ biến và lưu hồ sơ
Tất cả các mối nguy và rủi ro phải được phổ biến đến các bộ phận liên quan, cũng như các biện pháp kiểm soát để tuân thủ và thực hiện. Bảng tổng hợp các mối nguy và rủi ro luôn sẳn có tại từng bộ phận. Các bô ̣phân trực thuộc lưu giữ các hồ sơ liên quan về viêc nhận dạng mối nguy, đánh giárủi ro và các hồ sơ liên quan đến họat động kiểm soát quy trình. Ban ISO lưu giữ các hồ sơ liên quan về viêc nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro và kiểm soá t rủi ro của đơn vị.
1.4. Kinh nghiệm về khai thác và hỗ trợ giá dịch vụ thủy lợi
1.4.1 Trong nước
1.4.1.1.Kinh nghiệm ở tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp có diện tích tưới hàng năm khoảng 200.000 ha. Hoạt động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở đây gần như hoàn toàn theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc “đấu giá cạnh tranh”.
Các hộ nông dân trong vùng hưởng lợi tổ chức đại hội những người dùng nước. Đại hội thảo luận quy chế quản lý, vận hành và tu sửa công trình, đồng thời bầu ra Ban quản lý tưới. Ban quản lý tưới đại diện cho quyền lợi của các hộ dân trong vùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm xem xét, lựa chọn cá nhân nhận khoán theo nguyên tắc “đấu giá mức thu thuỷ lợi phí”.
Tổ chức, cá nhân nào có đủ năng lực và chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, vận hành công trình, cung cấp nước tưới đầy đủ theo yêu cầu của các tập đoàn viên và có mức thu thuỷ lợi phí thấp nhấp sẽ được chọn để giao khoán.
Ban quản lý tưới tiêu sẽ ký hợp đồng giao khoán với tổ chức, cá nhân nhận khoán; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc tưới tiêu và tu sửa công trình của người nhận khoán theo các quy định đã được ký kết trong hợp đồng mà đại hội đã thông qua.
1.4.2. Kinh nghiệm ở An Giang
Công tác khai thác và hỗ trợ giá dịch vụ thủy lợi thực hiện khá hiệu quả. An Giang là một tỉnh nông nghiệp, diện tích trồng lúa trên 200.000 ha. Hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là các trục kênh rạch tạo nguồn nước tưới và các trạm bơm bơm nước vào các khu canh tác của từng hộ. Công ty khai thác công trình thuỷ lợi An Giang được giao quản lý các trục kênh chính, các công trình điều tiết và một số trạm bơm lớn phục vụ tưới cho khoảng 10.000 ha (chỉ khoảng 5% diện tích sản xuất của toàn tỉnh). Số diện tích còn lại do các trạm bơm nhỏ phục vụ. Các trạm bơm này đã được UBND tỉnh giao lại cho UBND các xã, trị trấn quản lý.
Để quản lý, khai thác tốt các trạm bơm này, UBND tỉnh An Giang đã cho áp dụng hình thức “hiệp thương khai thác sử dụng đường nước”. Tổ chức, cá nhân tham dự hiệp thương làm hồ sơ gửi đến UBND xã, thị trấn nơi tổ chức hiệp thương, hồ sơ gồm thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_de_xuat_giai_phap_cai_thien_chinh_sach_ho_tro_tie.doc