CHƯƠNG 1 -MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.6. NỘI DUNG CHÍNH 3
1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC – THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2 _ TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 5
2.1. CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH CỤM CÔNG NGHIỆP 5
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 6
2.2.1. Tình hình phát triển 6
2.2.2. Định hướng quy hoạch các cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 8
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 9
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường 9
2.3.2. Hoạt động nhà nước về bảo vệ môi trường 10
2.3.3. Các vấn đề quản lý môi trường 11
2.3.4. Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường 11
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIệP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 12
2.4.1. Tác động đến cảnh quan xung quanh 12
2.4.2. Tác động đến môi trường vật lý 12
2.4.3. Tác động đến môi trường văn hóa xã hội 14
2.5. NHẬN ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH 14
2.5.1. Nước thải 14
2.5.2. Chất thải rắn 15
2.5.3. Khí thải 15
2.5.4. Mảng xanh 15
2.6. SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CÔNG NGHIỆP 16
136 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp bình chuẩn - Tỉnh bình dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thải được xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu xử lý chất thải ngày càng tăng cao. Tất cả khối lượng chất thải đô thị, CTCN (loại trừ CTNH) đều tập trung về khu liêp hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương.
DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN ĐẾN NĂM 2020
Dự báo diễn biến chất lượng không khí
Trong quá trình CNH - HĐH, ngày càng có nhiều nhà máy được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm một tỷ trọng cao. Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí. Nếu không có biện pháp thích đáng thì môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xung quanh các nhà máy, các khu dân cư sẽ đứng trước nguy cơ bị xấu đi trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ trực tiếp của nhân dân. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp vẫn đang và sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong CCN Bình Chuẩn bao gồm: khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu, dầu vận hành lò nung, máy phát điện trong dây chuyền sản xuất; khí thải từ nhà máy gia công bề mặt kim loại. Ngoài những nguồn ô nhiễm chính nói trên có thể hầu hết các nhà máy công nghiệp đều gây ô nhiễm không khí với mức độ khác nhau.
Dựa vào hệ số ô nhiễm của WHO ta có thể dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020.
Bảng 9-Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020
Năm
Diện tích quy hoạch (ha)
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm (kg/ha/ngày)
Bụi
SO2
NO2
CO
THC
Hệ số ô nhiễm
8.18
78.27
5.11
2.42
0.66
2015
45.9
375.462
3,592.593
23,454.9
111.078
30.294
2020
54
441.72
4,226058
275.94
130.68
35.64
(Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh Bình Dương, 2005)
Dự báo diển biến chất lượng nước
Theo WHO một ha đất KCN/CCN sử dụng 40m3/ngày, trong đó 75% là nước thải công nghiệp (30m3/ha/ngày).
Dựa vào hệ số nồng độ các chất ô nhiễm tác giả đã ước tính nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020 như sau:
Bảng 10-Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải công nghiệp sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020
Năm
Diện tích quy hoạch (ha)
Tải lượng các chất ô nhiễm NTCN (g/m3/ha/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm (g/m3)
SS
BOD5
COD
Phenol
Chì
Hệ số ô nhiễm
222
137
319
0.9
0.1
2015
45.9
305,694
188,649
439,263
1,239.3
137.7
2020
54
359,640
221,940
516,780
1,458
162
(Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh Bình Dương, 2005)
Dự báo diễn biến chất thải rắn và chất thải nguy hại
Dự báo về tổng khối lượng CTRCN: phương pháp dự báo dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý CTR CN, CTNH tại TP.HCM” do Sở KHCN & MT kết hợp với Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (ENTEC) thực hiện dưới sự quản lý của Sở KHCN&MT TP.HCM, trong đó đã xác định sử dụng hệ số tải lượng CTR trung bình tại một đơn vị KCN/CCN tiêu chuẩn là 320 tấn/ha/năm, trong đó bao gồm cả hàm lượng chất thải trung bình là 20%. Do vậy, có thể dự báo tổng khối lượng CTCN của CCN Bình Chuẩn đến năm 2020 khoảng 17,280 tấn/năm., trong đó khối lượng CTNH chiếm khoảng 3,456 tấn/năm.
Tuy nhiên, kết quả dự báo này có thể sẽ cần phải điều chỉnh phù hợp các nhà máy sản xuất trong CCN tiến hành đổi mới và hiện đại hóa hệ thống công nghệ sản xuất hiện có (xu hướng giảm phát thải CTR), hoặc trên cơ sở thống kê hệ số phát thải trung bình thực tế của từng nhà máy sản xuất trong CCN. Thành phần CTRCN của CCN trong tương lai sẽ được xác định cụ thể theo kết quả thống kê, kiểm toán và phân loại CTR phát sinh tại từng đơn vị nhà máy/xí nghiệp.
_ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỤM CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN – TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Sự phát triển công nghiệp TTMT sẽ góp phần nâng cao CLMT cũng như phát triển kinh tế – xã hội cho một khu vực và thêm vào đó, tạo một “cộng đồng doanh nghiệp” tương tác hổ trợ lẫn nhau cùng PTBV hơn. Sự phát triển CCN TTMT nhằm đạt:
Sử dụng một cách hiệu quả nguồn TNTN, nguyên vật liệu, nước và năng lượng và giảm chi phí sản xuất nhờ tăng cao hiệu quả;
Ap dụng các giải pháp SXSH như quản lý nội vi hiệu quả, giảm và thay thế vật liệu độc hại, kiểm soát phát thải khí ô nhiễm, phân loại phế phẩm hoặc vật liệu còn lại;
Sử dụng năng lượng và vật liệu có khả năng khôi phục được để thay thế cho nhiên liệu khoáng và các nguồn cung cấp nguyên liệu có hạn;
Tăng chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế của công đồng dân cư xung quanh thông qua các dự án giữa các nhà máy và chính quyền địa phương;
Quy hoạch và sử dụng hệ sinh thái khu vực trên cơ sở hiểu rõ khả năng tiếp nhận của môi trường không khí, nước, đất và bản chất của hệ sinh thái tự nhiên;
Hình thành EMS theo ISO 14000 với đối tượng và tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển CCN TTMT, không phải chỉ dừng ở mức độ đạt TCMT.
Những lợi ích và thách thức trong phát triển cụm công nghiệp thân thiện môi trường
Lợi ích môi trường
Các CCN TTMT sẽ giúp giảm nhiều nguồn gây ô nhiễm và chất thải, cũng như giảm nhu cầu khai thác TNTN. Các nhà máy tham gia CCN sẽ giảm được “gánh nặng môi trường” nhờ các giải pháp SXSH bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý hợp lý nguồn nước, thu hồi tài nguyên và các phương pháp quản lý và giải pháp công nghệ môi trường khác. Việc lựa chọn vị trí, cơ sở hạ tầng và các loại hình công nghiệp đầu tư trong CCN phải được xem xét bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương và đặc điểm sinh thái của khu vực lựa chọn.
Mỗi mô hình CCN TTMT hình thành và phát triển sẽ là một bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý và đầu tư để cải tiến và hoàn thiện mô hình CCN đạt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Lợi ích về kinh tế
Các nhà máy tham gia CCN TTMT sẽ có cơ hội giảm chi phí sản xuất nhờ tăng hiệu quả tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, tái sinh và tái chế chất thải, và hạn chế nguy cơ từng nhà máy bị phạt do không đảm bảo các yêu cầu BVMT. Sự gia tăng hiệu quả sản xuất cũng cho phép các nhà máy trong CCN tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn.
Thêm vào đó, các nhà máy trong cùng CCN còn có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ môi trường khác như quản lý chất thải, huấn luyện các hoạt động BVMT, tổ quản lý và ứng cứu sự cố, mua chung nguyên liệu, sử dụng chung hệ thống thông tin môi trường, và các dịch vụ hổ trợ khác. Như vậy từng doanh nghiệp tham gia CCN sẽ giảm được đầu tư cho các hoạt động này.
Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa thường gặp phải khó khăn về thông tin, tư vấn và cách thức thực hiện. Định hướng hợp nhất trong phát triển CCN TTMT sẽ hổ trợ các CSSX này vượt qua những trở ngại kể trên để cải thiện hiệu quả của chúng.
Lợi ích xã hội
Sự gia tăng hiệu quả kinh tế của từng nhà máy tham gia CCN làm cho CCN trở thành công cụ phát triển kinh tế mạnh mẽ đối với cộng đồng dân cư. CCN như vậy sẽ thu hút các nhà đầu tư hàng đầu và tạo cơ hội mở rộng những hoạt động kinh doanh hiện có cũng như phát triển các hình thức kinh doanh mới ở địa phương. Nhờ đó, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới ở những cơ sở sản xuất công nghiệp đảm bảo môi trường và vệ sinh tốt hơn nhiều. Các nhà máy sẽ có nhiều khách hàng hơn để phục vụ và mua sản phẩm của các doanh nghiệp mới trong CCN. Sự phát triển CCN TTMT sẽ tạo ra các chương trình mở rộng và nâng cao lợi ích kinh tế và môi trường cho các doanh nghiệp đồng thời hứa hẹn tạo ra CCN có môi trường không khí, đất nước trong sạch hơn, giảm đáng kể chất thải và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Một cách tổng quát các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của CCN TTMT được trình bày tóm tắt trong hình bên dưới.
LỢI ÍCH CỦA PHÁT TRIỂN CCN TTMT
Giảm khai thác TNTN
Giảm nguồn gây ô nhiễm và chất thải
Giảm gánh nặng về môi trường nhờ áp dụng một cách hiệu quả các giải pháp BVMT
Nâng cao CLMT tự nhiên
Tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên
Giảm chi phí vận chuyển
Giảm chi phí thải bỏ chất thải
Giảm chi phí đầu tư và vận hành HTXLCT
Giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng nhờ sử dụng chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác
Giảm trường hợp bị phát do không tuân thủ quy định
Tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và năng lượng
Tăng thu nhập từ phế phẩm, phế liệu và chất thải
Tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng và cộng đồng
Tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng
Tăng năng suất sản xuất của người lao động
Tăng cơ hội để tiếp cận thông tin và đầu tư
Giảm tình trạng mệt mỏi và chán nản của người lao động nhờ cải thiện môi trường làm việc và bảo đảm chất lượng môi trường xung quanh
Nâng cao mức sống của toàn xã hội
Thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề môi trường
Tạo thêm công việc làm trong một môi trường phát triển công nghiệp sạch hơn
Mô hình CCN TMT là cơ sở để Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các chình sách quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả BVMT cao hơn
MÔI TRƯỜNG
+
KINH TẾ
+
XÃ HỘI
+
+
Hình 7-Lợi ích phát triển CCN TTMT
Những thách thức khi phát triển CCN TTMT
Phát triển CCN TTMT là công cuộc kinh doanh phức tạp đòi hỏi sự tổ hợp của nhiều lĩnh vực trong thiết kế và ra quyết định. Sự thành công của mô hình CCN TTMT tùy thuộc vào mức độ cộng tác của các tổ chức liên quan các chuyên gia về thiết kế, những nhà đầu tư và các nhà máy trong CCN.
Một số lợi ích khi phát triển CCN TTMT chỉ trở nên rõ ràng khi chi phí và lợi ích được tính cho một khoảng thời gian dài hơn so với hoạt động tài chính của CCN.
Các nhà máy sử dụng các SPP /phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chuần mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế). Sự trao đổi sản phẩm phụ/chất thải có thể hạn chế tính tin cậy khi sử dụng vật liệu độc hại. Các giải pháp SXSH của các vật liệu thay thế hay quy trình thiết bị lại phải tính đến thứ tự ưu tiên trong việc trao đổi các vật liệu tính độc hại trong CCN TTMT.
Một số doanh nghiệp không quen với cách làm việc trong “công đồng” và có thể gặp trở ngại trong việc phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp khác. Sự cộng tác có thể đặc biệt khó khăn nếu CCN TTMT tập hợp nhiều doanh nghiệp từ nhiều quốc gia có đặc đặc điểm văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong CCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bên ngoài CCN.
Nhiều CCN là tập hợp của nhiều CSSX nhỏ và vừa. Mặc dù các doanh nghiệp này sẽ có lợi khi sử dụng chung các dịch vụ môi trường trong CCN, nhưng ít có khả năng về công nghệ để cải tiến hiệu quả môi trường ở doanh nghiệp mình. Vì vậy, CCN TTMT cần hỗ trợ các dịch vụ tài chánh cho những trường hợp này.
Các cơ sở nhỏ bên ngoài CCN thường gây ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh do thiếu nhân lực, công nghệ lạc hậu và sử dụng tài nguyên không hiệu quả. Trong khi đó, các cơ sở này lại thường là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy trong CCN. Do đó, CCN TTMT phải đặc ra yêu cầu và cần tạo điều kiện cho các CSSX này thực hiện nghiêm túc các hoạt động xử lý ô nhiễm và BVMT, tổ chức các khóa huấn luyện và ngay cả hỗ trợ kinh phí thực hiện.
Hoạt động trao đổi SPP /phế phẩm/chất thải có thể dẫn đến việc loại bỏ một số cơ sở đã từng thu lợi từ chất thải và SPP (như các cơ sở thu mua phế liệu hay cơ sở tái sinh, tái chế tư nhân). Sự hình thành mạng lưới tái sinh hoặc trao đổi SPP giữa các doanh nghiệp trong CCN TTMT có thể làm mất đi nguồn thu nhập, kế sinh nhai của hàng ngàn hộ gia đình. Do đó, các nhà đầu tư CCN TTMT có thể hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho các cơ sở TTCN này nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo TCMT. Các cơ sở này cũng có thể trở thành thành viên của Trung tâm TĐCT của CCN TTMT.
Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung vào xử lý cuối đường ống (end-of-pipe treatment) hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư CCN TTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật hổ lệ trợ sự hình thành và phát triển các CCN TTMT trong tương lai.
Cơ hội phát triển cụm công nghiệp thân thiện môi trường
Hệ Sinh Thái Tự Nhiên
Một CCN TTMT có thể phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên của khu vực theo cách thức giảm đến tối thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời hạn chế những phí tổn trong quá trình vận hành.
Việc lựa chọn vật liệu, thiết bị và thiết kế cảnh quan có thể giảm phần nào ảnh hưởng của CCN vào sự thay đổi khí hậu toàn cầu cũng như sự tiêu thụ các nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi.
Năng Lượng
Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là chiến lược chủ yếu để giảm chi phí và tác động đến môi trường. Trong CCN TTMT, các doanh nghiệp đều tìm kiếm các hiệu quả trong thiết kế nhà xưởng, chiếu sáng và trang bị máy móc. Ví dụ, tái sử dụng hơi hoặc nước gia nhiệt từ nhà máy này cho một nhà máy khác và điều này cũng có thể áp dụng cho lò sưởi hay làm mát trong khu dân cư xung quanh CCN.
Dòng Vật Chất
Trong CCN TTMT, các CSSX xem chất thải như một loại “sản phẩm” nhưng không tìm được cách thức để tái sử dụng chúng ngay trong quy trình sản xuất hoặc không tìm được thị trường để tiêu thụ loại “sản phẩm” này. Từng nhà máy một, cũng như tất cả các nhà máy trong CCN, sẽ cố gắng để tối ưu hóa việc sử dụng lại tất cả các loại nguyên vật liệu và giảm đến mức thấp nhất việc tiêu thụ các loại nguyên vật liệu có tính độc hại. Cơ sở hạ tầng bao gồm cả các phương tiện để vận chuyển SPP /phế phẩm/chất thải từ nhà máy này sang nhà máy khác, nơi lưu trữ các SPP để gởi đến những cơ sở bên ngoài CCN và những hệ thống chung để xử lý CTNH.
Nước
Trong từng nhà máy, người thiết kế sẽ phải xác định hiệu quả của nhà xưởng và thiết bị thực hiện quy trình sản xuất. Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất từ một nhà máy có thể được tái sử dụng bởi một nhà máy khác, có thể phải qua nhà máy sử lý sơ bộ nếu cần thiết. Do đó, cơ sở hạ tầng CCN phải bao gồm kể cà hệ thống đường ống cấp nước cho các loại nước cấp khác nhau (tùy theo nhu cầu của từng nhà máy) đồng thời phải cung cấp hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa chảy tràn.
Quản Lý CCN Và Dịnh Vụ Hổ Trợ
Quản Lý CCN Và Dịnh Vụ Hổ Trợ là một cộng đồng gồm nhiều nhà máy khác nhau, một CCN TTMT cần có hệ thống quản lý và hổ trợ công phu (phức tạp) hơn so với một CCN truyền thống. Một tổ chức thứ ba quản lý và hỗ trợ hoạt động trao đổi SPP giữa các nhà máy trong CCN và giúp họ thích ứng với những thay đổi “cộng đồng” các nhà máy (chẳng hạn khi có một nhà máy cung cấp hoặc một khách hàng nào đó rời khỏi CCN). Công tác quản lý tốt tạo điều kiện để duy trì mối liên kết trong việc trao đổi SPP và hệ thống thông tin liên lạc. CCN TTMT có thể bao gồm các dịch vụ chung như trung tâm huấn luyện, trung tâm y tế, trung tâm giới thiệu và cung cấp các sản phẩm chung, cơ quan đảm trách hoạt động giao thông, căng-tin,.
Phục hồi
Trong quá trình sửa chữa, cần áp dụng các giải pháp môi trường hữu hiệu nhất trong việc lựa chọn vật liệu và công nghiệp xây dựng. Trong đó bao gồm cả việc tái sử dụng, tái sinh, tái chế vật liệu và đánh giá các vấn đề môi trường liên quan trong vòng đời vật liệu và công nghệ áp dụng.
Sự liên kết trong cộng đồng
Mối quan hệ giữa các tổ chức thành lập CCN TTMT với cộng đồng dân cư xung quanh phải bù đắp được những lợi ích từ dịch vụ do địa phương cung cấp, hệ thống giáo dục nhà ở,. CCN TTMT sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng dân cư xung quanh thông qua tổ chức cung cấp hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng các hoạt động hiện tại trong cộng đồng. Một số sẽ trở thành thành viên của CCN TTMT và một số khác có thể cung cấp các dịch vụ cần thiết hoặc cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy trong CCN. Chương trình huấn luyện sẽ giúp xây dựng một lực lượng lao động mạnh hơn trong cộng đồng và tăng cường kinh tế địa phương, bên cạnh nhu cầu của CCN.
Các mục tiêu của cụm công nghiệp thân thiện môi trường
Những mục tiêu môi trường trong phát triển CCN TTMT có thể kể đến bao gồm:
Không gây ô nhiễm môi trường xung quanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
Giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải (nước thải, CTRCN, CTRNH và khí thải);
Bảo tồn TNTN bằng cách giảm tối ưu hóa dòng vật chất và năng lượng trong từng nhà máy và trong CCN.
Đặc điểm của cụm công nghiệp thân thiện môi trường
Nguyên tắc cơ bản của một CCN TTMT là “CCN có thể thực hiện được mà từng doanh nghiệp đơn lẻ không thể thực hiện được. Hiệu quả môi trường mà CCN mang lại lớn hơn gấp nhiều lần so với tổng hiệu quả đạt được của từng doanh nghiệp”. Khác với một CCN truyền thống, CCN TTMT có những đặc điểm như sau:
Giảm tác động môi trường nhờ thay thế các nguyên vật liệu có tính độc hại bằng các nguyên vật liệu ít có tính độc hại hơn, trao đổi nguyên vật liệu và xử lý tập trung chất thải.
Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất thông qua việc thiết kế và xây dựng hợp lý, cùng tạo ra năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái sinh;
Bảo tồn nguyên vật liệu nhờ xây dựng và vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất một cách hiệu quả và tăng đến mức tối đa việc áp dụng các giải pháp tái sử dụng, tái sinh và tái chế;
Thiết lập mối liến kết (hay mạng lưới) giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách hàng trên một quy mô của một khu vực, một vùng mà ở đó CCN TTMT đang được hình thành và phát triển;
Liện tục cải thiện chất lượng môi trường của từng doanh nghiệp và của cả CCN;
Thiết lập hệ thống các quy định có tính linh động và khuyến khích doanh nghiệp tham gia và đạt mục tiêu đặt ra của CCN TTMT;
Sử dụng công cụ kinh tế nhằm giảm thiểu sự phát sinh chất thải và ô nhiễm;
Sử dụng hệ thống quản lý thông tin để tạo điều kiện thuận tiện cho việc khép kín càng nhiều càng tốt dòng vật chất và năng lượng trong CCN TTMT;
Đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên về chiến lược mới, công cụ công nghệ để cải tiến hệ thống;
Định hướng thị trường để thu hút các nhà đầu tư thuộc loại hình công nghiệp và dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển CCN TTMT.
Các cơ sở pháp lý nhằm xây dựng cụm công nghiệp thân thiện môi trường
Luật BVMT được Quốc hội nước Công Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10/01/1994.
Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật BVMT.
Nghị định 23-HĐBT về ban hành Điều lệ vệ sinh với các quy định về: Vệ sinh lương thực, thực phẩm; vệ sinh trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất; vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt...
Nghị định số 26-CP quy định xử phạt vi phạm hành chánh về BVMT.
Chỉ thị số 199 – TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và các KCN.
Chỉ thị số 359/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách để bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã.
Chỉ thị 36-CV/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD của Bộ trưởng bộ xây dựng về việc ban hành Quy chế BVMT trong ngành xây dựng.
Quyết định số 33/2003/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng BKH&CN về việc ban hành TCVN, trong đó có một số tiêu chuẩn về “nhãn môi trường và công bố môi trường” (TCVN ISO 14021:2003, TCVN ISO/TR 14025:2003).
Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020.
Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã có quy định cụ thể về việc khuyến khích công tác xã hội hóa, xây dựng lối sống và phát triển khoa học – công nghệ thân thiện với môi trường, đồng thời ban hàng loạt chương trình trọng điểm quốc gia nhằm phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24/12/2003. Kèm theo Quyết định này là danh mục 36 chương trình, kế hoạch, dự án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về BVMT.
Quyết định 845/TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học.
Quyết định số 2920-QĐ/Mtg của bộ trưởng bộ KHCN&MT về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
Quyết định số 2242 QĐ/KHKT-PC của Bộ trưởng bộ GTVT bàn hành Quy chế BVMT trong ngành giao thông vận tải.
Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng bộ Y tế về việc bàn hành Quy chế quản lý chất thải Y tế.
Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH 2001 – 2005 đã được Bộ KHCN & MT phê duyệt ngày 06/05/2002.
Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh (năm 1984); Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (năm 1995); Pháp lệnh phòng chống lụt bão (năm 1996) và pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.
Và nhiều Quyết định, Chỉ thị, Thông tư đã được ban hành liên quan.
Phương pháp luận xây dựng công nghiệp thân thiện môi trường
Ở hầu hết các nước công nghiệp, công tác BVMT cũng được bắt đầu bằng cách xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, sau đó hầu hết các nước này cũng nhận thấy những điểm bất lợi và tính không hiệu quả của giải pháp này. Do đó, dần dần các giải pháp khác, khắc phục những hạn chế của xử lý cuối đường ống, đã được phát triển và áp dụng. Trải qua kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực XLCT và BVMT, với điều kiện kinh tế phát triển và công nghệ tiên tiến sẵn có. Hiện nay, tại hầu hết các nước đã phát triển trên thế giới, chiến lược BVMT và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu tiên: (1) ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn (bằng cách áp dụng các giải pháp SXSH), (2) tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải), (3) xử lý hợp lý chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử dụng) trước khi thải ra môi trường và (4) thải bỏ chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh.
Hình 8-Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải
Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh là chiến lược ưa chuộng nhất, vì không có chất thải nghĩa là không có ô nhiễm và không tốn chi phí xử lý và quản lý. Những nhà sản xuất có thể loại trừ hoặc ngăn chặn phát sinh chất thải tứ quy trình sản xuất, thay đổi nguyên liệu ban đầu, áp dụng công nghệ sản xuất mới, thay đổi đặc tính, thành phần sản phẩm,
Khi các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn không thể áp dụng được, chất thải phải được tái sử dụng nguyên liệu làm sản xuất ở những quy trình sản xuất khác để tạo ra sản phẩm mới. Thông thường, tái sinh và tái sử dụng (TĐCT) mang lại lợi ích kinh tế do ít năng lượng tiêu thụ để tạo ra sản phẩm mới từ nguyên vật liệu tái sử dụng và hạn chế suy thoái môi trường do ít khai thác nguồn TNTN làm vật liệu sản xuất.
Ngay cả khi áp dụng ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn cũng như tái sinh và tái sử dụng hay TĐCT, cuối cùng vẫn còn chất thải và phần chất thải này cần phải xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường nhằm ngăn chặn và hạn chế các rủi ro cho môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.
Chúng ta có thể thấy rằng trong một giới hạn nhất định, mỗi giải pháp đều đóng vai trò quan trọng trong BVMT. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế nhất định. Mặc dù, SXSH có thể khắc phục những nhược điểm của công nghệ xử lý cuối đường ống, nhưng các giải pháp SXSH không phải luôn luôn khả thi để ứng dụng và đôi khi không thể xử lý hoàn toàn chất thải nếu không có sự hở trợ của công nghệ xử lý cuối đường ống. Tương tự, nếu chỉ áp dụng các phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải khó có thể giải quyết triệt để chất thải đã phát sinh. Hay nói cách khác, sự kết hợp và tổ hợp của một vài hoặc tất cả các giải pháp nói trên theo điều kiện kinh tế và công nghệ sẵn có được xem là chiến lược tốt nhất hay có thể nói là duy nhất để khắc phục quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra liên tục như hiện nay.
Phương pháp luận xây dựng CCC TTMT ở Việt Nam
Theo TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2003), mô hình xây dựng hệ sinh thái KCN/CCN không chất thải (hay còn gọi là KCN TTMT/CCN TTMT) gồm có bốn bước chính. Bước thứ nhất là phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN/CCN nghiên cứu. Bước thứ hai tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn. Bước thứ ba chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp SSXH. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN/CCN hoặc bên ngoài KCN/CCN. Bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này. Sự tổ hợp bốn bước nói trên hình thành một phương pháp có tính h