Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa

LỜI CẢM ƠN .i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . viii

DANH MỤC CÁC HÌNH .ix

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI . 1

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài . 2

1.2 Mục tiêu của đề tài . 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu . 3

1.3.1 Phương pháp luận . 3

1.3.2 Phương pháp cụ thể . 3

1.4 Nội dung nghiên cứu . 4

1.5 Phạm vi nghiên cứu . 4

1.6 Tính thực tiễn của đề tài . 4

1.7 Kết cầu và bố cục của đồ án tốt nghiệp . 5

1.8 Thời gian thực hiện đề tài . 5

 

pdf78 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường tiểm ẩn liên quan đến các hoạt động của công ty. Hàng năm công ty nhờ Trung Tâm Y Tế Môi Trường Lao động Công Nghiệp đánh giá tác động môi trường bằng cách đo đạc, đánh giá tác động môi trường để từ đó đưa ra các biện pháp cải tạo khắc phục và quản lý hữu hiệu hơn các vấn đề môi trường. Kết quả : Các dữ liệu căn bản về đo đạc đều được ghi nhận và lưu trữ hàng năm đã hổ trợ cho công ty trong việc : ™ Xác định mức độ kiểm soát hiện hữu về các vấn đề môi trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 34 ™ Đánh giá tất cả các hoạt động của công ty góp phần ý thức về bảo vệ môi trường cho tòan thể công nhân trong công ty. ™ Tuy nhiên các thông tin này chưa được thể hiện một cách chính thức như tiêu chuẩn yêu cầu Đề nghị : Cần soạn thảo một qui trình chuyên biệt để nhận diện các vấn đề môi trường. 3.4.3 Các yêu cầu pháp lý Có nhiều chứng cứ : phân loại các chất thải, chương trình đo đạc các dữ liệu môi trường cho thấy công ty đã quan tâm đến các yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, danh mục những luật lệ áp dụng chưa được xây dựng và việc nhận diện các vấn đề pháp lý cũng chưa được văn bản hóa trong qui trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn Đề nghị : Nhà máy cần xây dựng một qui trình để nhận diện và tiếp cận các yêu cầu pháp luật và những qui định khác có liên quan. 3.4.4 Chỉ tiêu và mục tiêu môi trường Hiện nay chưa có văn bản nào xác định mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của công ty Đề nghị : ¾ Công ty cần xây dựng một tài liệu đề cập đến các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình. ¾ Tài liệu này cần tham khảo bảng xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xem xét từ trước. ¾ Vấn đề mức độ ô nhiễm phổ biến của công ty là rất quan trọng, công ty có hai lựa chọn : chứng tỏ các hoạt động của công ty không gây tác động quan trọng, hoặc cho rằng các dụng cụ môi trường đang áp dụng, có thể góp phần làm giảm mức độ ô nhiễm hữu hiệu. 3.4.5 Chương trình quản lý môi trường Chương trình quản lý môi trường chưa được xây dựng Đề nghị : Công ty cần xây dựng một chương trình để áp dụng kịp thời chương trình EMS của công ty. Chương trình này nhằm được chứng nhận sau này của công ty. 3.4.6 Đào tạo nhận thức và khả năng Qua nhiều cuộc phỏng vấn, đã chứng tỏ công nhân viên công ty rất quan tâm các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, công ty chưa có đào tạo chính thức về môi trường theo yêu cầu tiêu chuẩn. Công ty chỉ có hai người phụ trách về an toàn lao ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 35 động nắm giữ các thông tin về môi trường không được đào tạo về ngành môi trường. Đề nghị : HTQLMT phải có một qui trình thể hiện các khóa huấn luyện chuyên biệt nào cần tổ chức để đảm bảo nhân viên của mình có tay nghề cần thiết và nhận được sự đào cần thiết trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Trong trường hợp, cần duy trì các hồ sơ đào tạo. 3.4.7 Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài Đã phát triển thông tin sâu rộng giữa công ty với cộng đồng xung quanh liên quan đến các vần đề địa phương quan tâm. Tuy nhiên, cách tiếp cận vấn đề thông tin đối với dân chúng chưa được giải thích và tóm lược trong một qui trình. Đề nghị : ¾ Qui trình này cần đề cập đến các thắc mắc hoặc khiếu nại ( nếu có ) đến nay và được trả lời đầy đủ. ¾ Đối với chính quyền sở tại, nhà máy cần thông báo vai trò kiểm soát của mình trong các quá trình sản xuất. ¾ Về phương diện chiến lược, chính sách môi trường cần phải được dán trong công ty để lôi kéo sự quan tâm chú ý của mọi người. 3.4.8 Kiểm soát tài liệu Các văn bản hóa cũng như phân phối, xem xét lưu trữ chưa được mô tả hay đề cập đến Đề nghị : Để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, cần viết một qui trình thực hiện : ¾ Xây dựng các bảng quy chiếu giữa các tài liệu môi truờng đã có và các qui trình đang được xây dựng. ¾ Xây dựng danh sách phân phối tài liệu ¾ Nếu có một tài liệu EMS được lưu giữ dưới dạng điện tử, thì các tài liệu vi tính hóa cần được tham chiếu và mã hóa ( nhất là số lần ban hành ) và phải qui định các mật mã để giới hạn số cán bộ được truy cập hầu như duy trì trạng thái kiểm soát của tài liệu này. 3.4.9 Chuẩn bị đối phó với tình trạng khẩn cấp Công ty chưa xây dựng hệ thống báo cáo sự cố Đề nghị : ¾ Nên cần xây dựng một hệ thống báo cáo sự cố môi trường như là nền tảng để viết qui trình chuẩn bị ứng phó với tình trạng khẩn cấp ¾ Cần phân biệt rõ giữa biện pháp ngăn ngừa sự cố xảy ra và biện pháp ứng phó ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 36 3.4.10 Giám sát và đo lường Đã có lưu trữ các chương trình đo đạc dữ liệu môi trường hàng năm và các dữ liệu căn bản Các công tác giám sát và đo lường hiện nay chưa được đề cập đến như trong quy trình, cũng giống như các thông số giám sát bổ sung định lượng hoặc bán định lượng cần được quan tâm, một khi các chủ đích và mục tiêu môi trường cần được xác lập. Đề nghị : Trên cơ sở trên, cần xây dựng một qui trình mô tả các hoạt động hàng ngày có tác động đáng kể đến vấn đề môi trường được giám sát ra sao. Qui trình này phải : ¾ Cung cấp chứng cứ khách quan rằng tất cả các chủ đích và mục tiêu được bao gồm bởi các chương trình giám sát và các thủ tục đo đạt có liên quan ¾ Giúp định kỳ đánh giá phù hợp với quy định ¾ Bao gồm các hướng dẫn để hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị đo lường 3.4.11 Sự không phù hợp và hành động khắc phục/phòng ngừa Qui trình này chưa có và cần được xây dựng Đề nghị : Mục đích của qui trình này là xác định xem : ¾ Các sự việc không phù hợp điều tra xử lý ra sao ¾ Nhất là chỉ định những người có trách nhiệm để xử lý các sự việc không phù hợp như thế nào 3.4.12 Hồ sơ Cho đến nay, công ty chưa có một qui trình nào liên quan đến vấn đề nhận diện, lưu trữ và xử lý các hồ sơ môi trường. Vì vậy, cần phải xây dựng qui trình nay. Đề nghị : Có thể dùng tham chiếu cho các hồ sơ khác nhau. Về các hồ sơ đánh giá đo đạt, để dễ báo cáo, cần xác định các chỉ số môi trường quan trọng và kiểm chứng được. 3.4.13 Đánh giá EMS Cũng giống như mọi hệ thống quản lý, đánh giá nôi bộ là yếu tố then chốt của EMS. Đề nghị : Cần phải xây dựng một qui trình đánh giá EMS và qui trình này phải đề cập đầy đủ các vấn đề sau : ¾ Chương trình đánh giá ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 37 ¾ Phạm vi đánh giá ¾ Tần suất đánh giá ¾ Phương pháp đánh giá ¾ Khả năng trình độ của chuyên gia đánh giá ¾ Báo cáo đánh giá ¾ Theo dõi các hoạt động trên 3.4.14 Xem xét lãnh đạo Xem xét lãnh đạo là kiểm soát hiệu quả của EMS và nhất là khả năng điều chỉnh khi môi trường thay đổi và đạt được cải tiến liên tục. Đề nghị : Quá trình xem xét của lãnh đạo phải được thực hiện trước khi đánh giá chính thức. 3.5 XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ Ý NGHĨA TẠI CÔNG TY Khía cạnh môi trường là yếu tố hoạt động, sản xuất và dịch vụ của công ty có thể tác động qua lại với môi trường. Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một khía cạnh có thể gây tác động đáng kể đến môi trường. Việc xác định được khía cạnh môi trường của công ty có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra các chương trình môi trường sau này. Có nhiều phương pháp để xác định khía cạnh môi trường như là phương pháp chuỗi giá trị, phương pháp xác định nguyên vật liệu, phương pháp tuân thủ qui định, phương pháp tiếp cận quá trình để phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty, sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình là phù hợp nhất. Đây là phương pháp dễ nhất và bao hàm toàn diện nhất để xác định khía cạnh môi trường. Trước hết ta chọn xác định khía cạnh môi trường theo từng bộ phận sẽ có các hoạt động và dịch vụ liên quan tới môi trường. Trong một tổ chức, khía cạnh môi trường thường được chia làm 3 loại : 1. Khía cạnh liên quan đến các quá trình hoạt động 2. Khía cạnh liên quan đến dịch vụ 3. Khía cạnh liên quan đến sản phẩm Các kết quả phân tích được trình bày ở phụ lục, trong đó có thể khái quát các khía cạnh môi trường chủ yếu là: 1. Sử dụng tài nguyên: tiêu thụ điện năng, tiêu thụ nước cấp. 2. Tạo ra bức xạ điện từ trường (máy vi tính, máy photocopy) 3. Môi trường không khí: Phát thải nhiệt, Chất phá hủy tầng Ozone, tiếng ồn, bụi thải, mùi, phát thải khí phân tán. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 38 4. Chất thải rắn độc hại, rác thải. 5. Môi trường nước: Nhiên liệu lỏng ( gas khí hóa lỏng, cồn); chất thải lỏng ( dầu mỡ thải sau chế biến); hóa chất (sử dụng pin, băng mực ), nước thải. Các khía cạnh môi trường này biểu hiện trong hai khu vực: Khu vực quản lý hành chánh – sinh hoạt Khu vực sản xuất Hoạt động chiếu sáng Hoạt động vận hành máy Hoạt động sử dụng máy điều hòa không khí, tủ lạnh Sử dụng quạt CN Sử dụng máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy tính, điện thoại, quạt máy Hoạt động nhập và tồn trữ các nguyên vật liệu các máy móc/ sản phẩm Hoạt động vệ sinh Hoạt động chiếu sáng Sử dụng trang thiết bị hỗ trợ chế biến (bếp ga, bếp cồn) Hoạt động máy điều hòa không khí Hoạt động sơ chế và chế bến Sử dụng máy vi tính, máy in, máy tính, điện thoại, quạt máy Hoạt động xuất, nhập các hàng hóa, nguyên vật liệu chế biến Hoạt động vệ sinh Hoạt động bảo trì Hoạt động vận chuyển Hoạt động pha trộn nguyên liệu Hoạt động xử lý phế phẩm Các hoạt động trên gây ra các tác động môi trường chủ yếu là: 1. Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên 2. Hủy hoại tầng ozone 3. Ô nhiễm đất 4. Sức khỏe con người 5. Ô nhiễm nước 6. Chất lượng cuộc sống 7. Ô nhiễm không khí 8. Mưa acid 9. Tác động đến hệ động – thực vật 10. Tác động đến chất lượng không khí ở địa phương 11. Hiệu ứng nhà kính 12. Sử dụng đất ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 39 Trong chương 3 đã trình bày tổng quan về Công ty TNHH Nhựa Đạt Hòa, hiện trạng môi trường, tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty, đánh giá thực trạng công ty dựa theo TC ISO 14001, xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. . Tiếp theo trong chương này sẽ trình bày khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TC ISO 14001 tại công ty , cáùc bướùc triểån khai áp dụng HTQLMT theo TC ISO 14001 tại công ty TNHH nhựa Đạt Hòa và cáùc yêâu cầàu kỹõ thuậät. 4.1 KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO VỀ NGUỒN LỰC ĐỂ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TC ISO 14001 TẠI CÔNG TY 4.1.1 Khả năng tài chính Công ty TNHH nhựa Đạt Hòa là doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, với hơn 300 công nhân làm việc 02ca/ ngày thị trường tiêu thụ rộng lớn, năm 2005 sản xuất hơn 12000 tấn sản phẩm. Theo chủ trương của BGĐ công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên của công ty và tuân thủ theo các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường. Do ưu tiên cho những dự án mà công ty đã lên kế hoạch nên vào đầu năm 2008, BGĐ công ty sẽ dành một khoảng kinh phí cho việc nghiên cứu áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty và dự tính đến cuối năm 2008 sẽ nhận chứng chỉ ISO 14001 phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Và đây là một động lực thuận lợi để công ty tiến hành nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ngay từ bây giờ. Vì chi phí từ khâu nghiên cứu áp dụng đến khi nhận chứng chỉ và duy trì hệ thống tương đối cao. 4.1.2 Khả năng về nhân sự Hiện nay, công ty chưa có một cán bộ, công nhân viên nào được đào tạo chuyên về lĩnh vực môi trường, điều nay gây khó khăn rất lớn cho công ty trong công việc xây dựng, duy trì HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty. Một yêu cầu mới của tiêu chuẩn ISO 14001 (phiên bản 2004 là khi nhà máy áp dụng tiêu chuẩn phải có sẵn nguồn lực chứ không chỉ đơn thuần là đào tạo nguồn lực (phiên bảng 1996). Trong tương lai công ty sẽ tuyển thêm và đào tạo một số cán bộ chuyên trách về môi trường để bước đầu triển khai áp dụng. Cán bộ, công nhân viên chức tại công ty chỉ ý thức được ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, nhưng chưa biết được sẽ ảnh hưởng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 40 sâu rộng đến môi trường đất, nước, không khí, tài nguyên .. Vai trò của họ trong việc hạn chế, giảm thiểu những tác động đó. Một số ít người quản lý cấp cao trong công ty có sự hiểu biết khái quát về tiêu chuẩn ISO 14001, các nhân viên, công nhân còn lại chưa có sự tiếp cận nào về tiêu chuẩn ISO 14001. 4.1.3 Cam kết lãnh đạo Theo kết quả điều tra về BGĐ công ty thì chủ trương chung của công ty về hoạt động sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Theo chủ trương chung của BGĐ công ty rất cương quyết áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, có thể đánh giá dựa theo tiêu chí như sau : Chiến lược phát triển dài hạn của công ty Cam kết tuân theo chủ trương của công ty sẽ nhận chứng chỉ ISO 14001 Cam kết đáp ứng mọi nguồn lực cần thiết từ khâu nghiên cứu ban đầu đến khi nhận chứng chỉ và duy trì hệ thống. Cam kết đáp ứng mọi chi phí trong quá trình nghiên cứu áp dụng Sự kiên quyết thành quả của quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại công ty. Dựa vào nội dung 05 tiêu chí trên ứng với việc xây dựng một HTQLMT để đánh giá mức độ cam kết của BLĐ của công ty trong việc áp HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty, ta có thể nói công ty sẵn sàng đáp ứng với đầy đủ mọi yêu cầu của bộ tiêu chuẩn đề ra. 4.2 CÁÙC BƯỚÙC TRIỂÅN KHAI ÁP DỤNG HTQLMT THEO TC ISO 14001 TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐẠT HÒA Việc thực hiện triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001:2004 tại công ty TNHH nhựa Đạt Hòa có thể tiến hành tuần tự như sau: 4.2.1. Quyết định của lãnh đạo Cũng giống như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 “chất lượng xuất phát từ phòng giám đốc và cũng chết đi từ đó”, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đòi hỏi trước hết BGĐ công ty cần phải thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng HTQLMT vào công ty là thiết yếu, đồng thời phải tìm hiểu các tiêu chuẩn nói về môi trường chủ yếu là tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2004 để có khái niệm về những nội dung của HTQLMT, đồng thời có cách nhận thức môi trường theo quan điểm ISO. Sự cam kết và hỗ trợ của BGĐ công ty ở mức cao nhất là tuyệt đối cần thiết để triển khai áp dụng TCVN ISO 14001:2004 thành công. Hỗ trợ có nghĩa là từ mọi nguồn, thời gian, nhân lực và tài chính. Tốt nhất là vừa có trách nhiệm vừa ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 41 có động viên khen thưởng thích đáng cho những thành tích bảo vệ môi trường của CBCNV. 4.2.2. Xem xét và xây dựng kế hoạch 4.2.2.1. Xem xét và xây dựng các yêu cầu a) Xem xét : Mục tiêu của việc xem xét là đề ra các tài liệu cần được xây dựng, việc xem xét bao gồm : - Các tài liệu đã có trong công ty có phù hợp với tiêu chuẩn, nhưng cách trình bày cần sửa lại; - Các tài liệu đã có trong công ty nhưng cần hiệu chỉnh để phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2004 và tương thích với nhau; - Các thủ tục, hướng dẫn công việc đã có hoặc có văn bản, nhưng không được diễn giải có hệ thống hoặc chưa thành văn bản. b) Xây dựng hệ thống : Mục tiêu là xây dựng hệ thống theo 6 điều khoản của hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001:2004, nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành viết sổ tay môi trường và các thủ tục liên quan. 4.2.2.2. Xây dựng kế hoạch a) Lịch triển khai Lịch triển khai chủ yếu do ban môi trường xây dựng, hoặc có thể do đơn vị tư vấn gợi ý xây dựng Lịch triển khai cần thông đạt đến các bộ phận và người có liên quan trong toàn KCN để phối hợp, hỗ trợ thực hiện có hiệu quả. Thông thường việc tiến hành triển khai áp dụng HTQLMT theo TCVN ISO 14001:2004 chiếm khoản thời gian từ 8 đến 12 tháng. b) Xây dựng ngân quỹ Sau khi lên lịch triển khai, ta cần xây dựng ngân quỹ (dự trù kinh phí). Việc dự trù kinh phí là rất cần thiết để tránh những bất ngờ cho công ty, vì chi phí cho việc áp dụng triển khai khá cao. Việc dự trù kinh phí có thể lập thành bảng sau : ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 42 Bảng 4.1 : Bảng dự trù kinh phí xây dựng HTQLMT Tháng STT Hạng mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tư vấn 2 Huấn luyện 3 Đánh giá 4 In, ấn 5 Chi phí khác 6 Chi phí cho CBCNV ... c) Lập kế hoạch Một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng TCVN ISO 14001:2004 (điều khoản 4.3 TCVN ISO 14001:2004) là việc lập kế hoạch. Giai đoạn lập kế hoạch để công ty có thể tiến hành triển khai xây dựng HTQLMT hướng theo TCVN ISO 14001:2004 có hiệu quả và bao gồm 5 bước cơ bản sau : 1. Nhận biết được các khía cạnh môi trường của các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ trong công ty mà ban quản lý công ty có thể khống chế được sự ảnh hưởng tới môi trường. 2. Xác định cái gì liên hệ với các tác động quan trọng của môi trường trong phạm vi công ty. 3. Nhận biết và duy trì được sự tiếp cận với các yêu cầu luật pháp và tất cả các yêu cầu khác áp dụng cho các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ trong công ty. 4. Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường. 5. Xây dựng HTQLMT theo TCVN ISO 14001:2004. 4.2.3. Phân tích thực trạng Để xây dựng một HTQLMT có hiệu quả, công ty cần xem xét tất cả các khía cạnh tác động tới môi trường và xác định các cơ hội và rủi ro khi áp dụng HTQLMT, điểm mạnh điểm yếu thông qua các lĩnh vực dưới đây : - Thực trạng môi trường ở công ty : • Những luồng khí thải có kiểm soát và không kiểm soát trong công ty; • Những luồng nước thải có kiểm soát và không kiểm soát trong công ty; • Chất thải rắn và các chất thải khác, đặc biệt là những chất thải nguy hiểm trong công ty. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 43 - Những yêu cầu, quy định và thủ tục điều hành quản lý môi trường hiện có tại công ty; - Các phân tích tình trạng ô nhiễm hoặc các phân tích khác về vấn đề môi trường hiện tại; - Các kết quả đo đạt hàng năm về tình trạng ô nhiễm môi trường tại công ty. - Quan điểm của bên hữu quan, sự phàn nàn của khu vực xung quanh; - Các tài liệu, văn bản đang áp dụng; - Mục đích của HTQLMT và mục tiêu cần đạt được. 4.2.4. Tổ chức nguồn lực BGĐ công ty cần thiết phải thành lập ban môi trường và cử người đứng đầu ban môi trường (trưởng ban môi trường), đồng thời chọn người làm Đại diện Quản lý Môi trường (EMR). 4.2.4.1. Trưởng ban môi trường : Việc chọn lựa TBMT căn cứ vào các yếu tố sau : - Quyền hạn : chọn người có uy tín và giao đủ quyền hạn thì TBMT mới có thể tổ chức và hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Hiểu biết về các hoạt động trong công ty : chọn người làm TBMT trong công ty là thuận tiện nhất vì người tư vấn từ ngoài dù tài giỏi cũng khó hiểu biết đầy đủ về các tiến trình công việc cụ thể và thực tế. - Kinh nghiệm điều hành : nên chọn người làm TBMT đã có kinh nghiệm điều hành, vì trong quá trình áp dụng HTQLMT, TBMT phải tiếp xúc rất nhiều tới các bộ phận trong công ty. Cần lưu ý khả năng thực hiện chức năng quản trị như thông tin, phối hợp, hoạch định ... - Hiểu biết về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 : TBMT cần hiểu biết đầy đủ về bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Việc này không đơn giản, nhất là trong tình hình thực tế hiện nay, hầu hết mọi người chỉ đang làm quen với ISO 9000 và rất ít người biết đến bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Một giải pháp để khắc phục tình trạng trên là nên chọn người rồi gửi đi đào tạo để bổ sung mặt này. Người làm TBMT có thể hoặc không nhất thiết sau này chính là người “Đại diện Quản lý Môi trường”, tuy nhiên sau này nếu có một người làm Đại diện Quản lý Môi trường, thì TBMT chính là người dự trữ tốt nhất. TBMT có hoặc không phải là Đại diện Quản lý Môi trường còn tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể sau này của công ty, hoặc do quyết định của BGĐ công ty. Do phạm vi công ty tương đối nhỏ, có thể lãnh đạo (giám đốc hoặc phó giám đốc công ty) kiêm luôn chức năng Đại diện Quản lý Môi trường. ĐDQLMT ngoài các trách nhiệm khác, người này phải có được các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm : ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : TS. CHẾ ĐÌNH LÝ SVTH : NGUYỄN THỊ HẠNH PHƯƠNG Trang 44 - Đảm bảo các yêu cầu của HTQLMT được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với TCVN ISO 14001:2004; - Báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT cho BGĐ (nếu đại diện quản lý môi trường không phải là giám đốc hoặc phó giám đốc) xem xét và dùng làm cơ sở cho việc cải tiến HTQLMT. 4.2.4.2. Ban môi trường : Ban môi trường với những người có đầy đủ kiến thức và quyền hạn để thay đổi tiến trình công việc của từng bộ phận trong công ty khi cần thiết. Họ sẽ tiến hành : - Phân tích hiện trạng môi trường hiện nay; - Xác định các chuẩn mực, qui trình; - Cải tiến và xây dựng các thủ tục; - Cho áp dụng các thủ tục; - Đôn đốc việc thực hiện các thủ tục. 4.2.4.3. Về phương tiên vật chất : BGĐ công ty cần quan tâm tạo điều kiện cho BMT có đầy đủ phương tiện, đặc biệt là về các tài liệu, thông tin và về in ấn (đặc biệt là máy vi tính để có thể truy xuất, sửa chữa dễ dàng các văn bản, thủ tục ...). 4.2.5. Huấn luyện và đào tạo Huấn luyện đào tạo nhằm bảo đảm năng lực và nhận thức thích hợp của tất cả các CBCNV trong công ty về HTQLMT. Chương trình huấn luyện & đào tạo có thể bao gồm các nội dung s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoi dung chinh.pdf
  • pdfphuluc.pdf
  • pdfhinh1.pdf
  • pdfbia.pdf
  • pdfMUCLUC.pdf
  • pdftailieuthamkhao.pdf
Tài liệu liên quan