PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Giới hạn nghiên cứu . 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 4
6. Đóng góp của đề tài . 7
7. Bố cục đề tài . 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 8
1.1. Du lịch . 8
1.1.1. Khái niệm về du lịch . 8
1.1.2. Các loại hình du lịch . 10
1.1.3. Tài nguyên du lịch . 15
1.2. Một số vấn đề về văn hóa và du lịch văn hoá . 15
1.2.1. Khái niệm văn hóa. 15
1.2.2. Cấu trúc của văn hóa . 17
1.2.3. Du lịch văn hoá . 18
1.3. Lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội. 19
1.3.1. Khái niệm và phân loại lễ hội. 19
1.3.2. Lễ hội truyền thống. 20
1.3.3. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với du lịch. 23
1.3.4. Khái quát lễ hội truyền thống ở Việt Nam. 26
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH . 29
2.1. Tổng quan ĐBSCL. 29
2.1.1. Vị trí địa lý. 29
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên. 30
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội . 31
132 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ, gian hàng hội chợ, chưa thật sự hấp dẫn, mới
lạ, còn trùng lấp giữa năm trước với năm sau.
Lễ hội Quán Âm Nam Hải (Bạc Liêu)
Lễ hội Quán âm Nam Hải luôn gắn liền với Quán âm Phật đài là một công trình văn
hóa tâm linh nổi bật nhất, một nơi có sức thu hút lớn đối với khách hành hương, du lịch đến
Bạc Liêu, một điểm du lịch mang màu sắc văn hóa Phật giáo. Số lượng du khách từ các nơi
về đây chiêm bái những năm gần đây đều trên dưới hai trăm ngàn lượt người. Đây là một
công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Thánh tượng Bồ tát Quán Thế Âm đã
được khởi công xây dựng từ năm 1973 do chủ trương của Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Bạc
Liêu .Thánh tượng cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975, tượng cao mười một mét (chưa kể
chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông thuộc khu vực ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay
là phường Nhà Mát thị xã Bạc Liêu), mặt xoay ra biển.
Đến năm 1995, ban Đại diện Phật giáo thị xã Bạc Liêu được chính quyền cho phép
trùng tu chân đế của tượng đài. Từ đó đến nay, đồng bào Phật tử và du khách đến chiêm bái
càng lúc càng đông, để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách và thể hiện chủ
trương về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tỉnh nhà, năm 2004 UBND tỉnh Bạc
Liêu đã phê duyệt dự án và cho phép Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xây dựng Quán Âm Phật
Đài trên diện tích 250.000m2 chung quanh vị trí cũ của tượng đài với nhiều hạn mục khác
nhau, kinh phí đầu tư dự kiến trên năm tỷ đồng. Công trình đang được tiến hành, hiện nay
chỉ mới hoàn thành cổng Tam quan và một số hạn mục nhỏ, điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn
còn đang xây dựng dỡ dang chờ sự đóng góp của đồng bào Phật tử và các mạnh thường
quân trong và ngoài tỉnh.
Mặc dù vậy các ngày lễ người ta đến chiêm bái và tham quan thật đông đúc, nhất là
vào lễ vía Quán Thế Âm trong ba ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6, 19 tháng 9 âm lịch và trong
ba ngày vía Bà 22, 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm người ta đến rất đông, không những
người địa phương mà người các tỉnh khác kể cả du khách và Phật tử ở một số tỉnh xa từ
miền Trung, miền Bắc cũng có mặt.
Từ khi UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành công văn số 14/UBND ngày 07/01/2008 về việc
phân cấp lễ hội trong toàn tỉnh, trong đó có phân cấp lễ hội Quán Âm Nam Hải là lễ hội cấp
thị xã (nay là thành phố Bạc Liêu). Thực hiện tinh thần này, UBND thành phố Bạc Liêu đã
chỉ đạo cho các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh tổ chức lễ hội Quán âm Nam Hải đúng với nội dung và quy mô của lễ hội cấp thị xã
(nay là thành phố Bạc Liêu).
Lễ hội Quán âm Nam Hải là loại lễ hội tôn giáo nổi tiếng cả nước do Hội Phật giáo
tỉnh tổ chức. Khách hành hương và du khách đến dự lễ ngày càng đông, đáp ứng nhu cầu
tâm linh. Được sự cho phép của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với
UBND thành phố Bạc Liêu quy hoạch nơi đây thành khu du lịch có tên là Khu du lịch.
Đến với Lễ hội Quán Âm Nam Hải tại Bạc Liêu, bên cạnh thực hiện các nghi lễ tôn
giáo, khách thập phương được Ban Tổ chức lễ hội giới thiệu khái quát về sự tích của Bồ tát
Quán Thế Âm để tạo nên niềm tin vững chắc đối với Phật pháp.
Hằng năm, vào các ngày lễ, khách du lịch đến đây rất đông, nhất là vào lễ vía Mẹ. Đời
sống tâm linh là một điều không thể thiếu đối với mỗi người. Khu Phật Bà Nam Hải đã và
đang đáp ứng nhu cầu đó kết hợp với tham quam du lịch một cách thành công. Không
những người địa phương mà người dân các tỉnh khác, kể cả du khách và Phật tử ở một số
tỉnh xa từ miền Trung, miền Bắc cũng có mặt. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 16-18/4 (tức
22-24/3 âm lịch) với nhiều hoạt động như biểu diễn lân – sư – rồng, lễ cầu quốc thái an sinh,
chương trình văn nghệ, phóng liên đăng tạo một không gian văn hóa tín ngưỡng lành mạnh
cho người dân địa phương và du khách.
Đoạn đường từ trung tâm thành phố Bạc Liêu ra Quán Âm Phật Đài chỉ có 8km, khách
có thể di chuyển bằng taxi hay xe ôm. Gần khu Quán Âm Phật Đài cũng có nhiều nhà trọ
phục vụ tập thể khách hành hương giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn mỗi phòng, vấn đề tiện nghi
ở nhà trọ dĩ nhiên hạn chế nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn. Quán ăn rất nhiều chay
mặn đều có, trong những ngày lễ các hàng quán ở đây mở cửa suốt cả ngày đêm. Chung
quanh Quán Âm Phật Đài có nhiều quầy hàng, bán đủ các loại đồ đạc cần dùng cho khách,
kể cả những món quà lưu niệm, tranh ảnh nghệ, nhất là lực lượng nhiếp ảnh ở đây đều được
Ban Văn hoá Tỉnh hội Phật giáo tuyển chọn và tổ chức ngăn nắp, lúc nào cũng sẵn sàng
phục vụ du khách để ghi lại hình ảnh kỷ niệm cho cá nhân, gia đình hoặc đoàn thể. Chẳng
những thế, kết hợp với đi lễ hội, khách còn có thể tham quan những địa điểm du lịch lịch nổi
bật, đặc sắc của Bạc Liêu như: nhà Công tử Bạc Liêu, vườn nhãn cổ, sân chim Bạc Liêu,
Mặc dù công việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, nhưng trong tương lai, nơi
đây sẽ là một trong những nơi thu hút khách lịch lễ hội cao ở khu vực.
Mặt khó khăn trong vấn đề khai thác lễ hội chính là đây là lễ hội tôn giáo, mang tín
ngưỡng Phật giáo, trước hết chỉ thu hút các tín đồ, những người dân địa phương, vùng lân
cận đặc biệt là bậc trung niên. Phần lễ tuy những năm qua đã giản lược nhưng nhiều người
đánh giá còn rập khuôn gây nhàm chán cho khách. các cơ sở phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống
hầu như mang tính tự phát, chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong quản lý, kết hợp giữa việc tổ
chức lễ hội với việc phục vụ cho khách hành hương.
Các cơ sở lưu trú tuy là vẫn có nhưng về cách phục vụ vẫn chưa chuyên nghiệp, chủ
yếu nhân viên với phong thái là phục vụ như cho người địa phương. Các hiện tượng chèo
kéo, lừa gạt, mê tín, vẫn diễn ra không thể kiểm soát làm mất đi tính linh thiên của lễ hội,
sự an toàn, an tâm của khách giảm đi đáng kể khi đến với lễ hội.
Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam
từ Quảng Bình tới Kiên Giang. Cũng nhiều lễ hội khác, lễ hội Nghinh Ông là lễ cầu cho
mkưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt các ngư dân cầu xin được “phù hộ
độ trì” trong những chuyến đi biển đánh bắt được nhiều tôm, cá. Diễn ra song song với lễ
Nginh ông là các trò chơi dân gian như đua ghe trên cạn, thi kéo co, đi cà kheo, thi đập niêu
(nồi), thi thả diều, hội thi giao lưu ẩm thực, hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày hình
ảnh, sách báo, hiện vật giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của 3 dân tộc anh em Kinh
– Hoa – Khmer cùng chung sống trên địa bàn. Tất cả là niềm tin tích tụ từ bao đời nay và ăn
sâu vào tâm trí của từng ngư dân ĐBSCL nói chung. Đó là cả một nền văn hóa miền biển
cần được giữ gìn và phát huy trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc hiện nay.
Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác
nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ
nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật
thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.
Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa
phương nói trên.
Ở mỗi địa phương, lễ hội nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau.
Lễ hội cầu ngư là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân các làng biển, phát triển từ
lễ cúng lăng tức lễ tế Ông Nam Hải. Lễ hội gồm có hai phần: Lễ đình và Hội làng.
Lễ hội nghinh Ông là lễ cúng cá voi gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang
trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc. Khu vực ĐBSCL gồm nhiều tỉnh tiếp giáp biển mỗi
năm đều có lễ nghinh ông như ở Vàm Láng (Tiền Giang), Bình Thắng - Bình Đại, Ba Tri
(Bến Tre), Long Phú (Sóc Trăng), Mỹ Long (Trà Vinh), Gành Hào – Đông Hải (Bạc Liêu),
Sông Đốc (Cà Mau), Kiên Hải (Kiên Giang).
Vì đây là lễ hội đặc trưng cho cư dân vùng biển, nên tỉnh nào giáp biển cũng đều có lễ
hội riêng của địa phương mình và thời gian tổ chức cũng không đồng nhất. Ở ĐBSCL. Lễ
hội được đánh giá có sức hút đối với khách du lịch hiện nay của vùng có thể kể đầu tiên là lễ
hội cúng biển Mỹ Long (Trà Vinh), lễ hội nghinh Ông Gành Hào (Bạc Liêu), lễ hội nghinh
Ông sông Đốc (Cà Mau) thu hút hàng chục ngàn lượt người tham dự. Ngoài sự tham dự của
cư dân vùng biển địa phương, những lễ hội này dần được quan tâm đầu tư, quảng bá và thu
hút đông đảo khách du lịch ở những địa phương khác.
Tham dự lễ hội này có nhiều tiết mục văn nghệ theo thể loại hát bội rất là sôi động, đặc
biệt là màn các cô bóng múa bóng rất sôi động và hấp dẫn phục vụ khách du lịch, ngoài ra
còn có các chương trình văn nghệ lành mạnh, góp phần đẩy lùi các trò chơi mê tín.
Trong nỗ lực thu hút đầu tư, ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Trà Vinh đang phối
hợp với chính quyền địa phương nâng tầm Lễ hội cúng biển Mỹ Long lên cấp tỉnh, cao hơn
nữa là cấp đồng bằng để kết nối liên hoàn tour du lịch từ Ba Động đến Cồn Nghêu, Cồn Bần
tạo ra cơ hội mới “tăng tốc” trong phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an
ninh vùng biển.
Tuy nhiên, điểm hạn chế trong khai thác du lịch của hầu hết các lễ hội này là địa điểm
diễn ra lễ hội hầu hết nằm ở vùng nông thôn ven biển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ ăn uống hầu
như chưa phát triển và chưa thể đáp ứng nhu cầu của du khách. Khách chỉ đến đây xem hội
rồi ra về, hầu như không nghỉ lại qua đêm, các trò hội ban đêm thì chủ yếu còn người địa
phương tham gia. Một điều đáng nói nữa là các lễ hội Nghinh Ông hầu hết là người dân địa
phương tham dự, gần như chưa có tour của các công ty du lịch khai thác đến đây, chưa xem
đây là một sản phẩm du lịch cần phải đẩy mạnh khai thác.
Lễ hội đua bò bảy Núi (An Giang)
Lễ hội đua bò Bảy núi là nét sinh hoạt văn hoá, là một trong những lễ hội được tổ chức
hằng năm vào dịp Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ, từ ngày 29 - 8 đến ngày 1
tháng 9 âm lịch hằng năm. Đây là một môn thể thao “độc nhất vô nhị” mang đậm màu sắc
dân gian truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer tỉnh An
Giang nói riêng vào dịp lễ Dolta. Trong không khí ấy, người dân dành trọn cả đêm để
thưởng thức dàn nhạc ngũ âm biểu diễn hoặc hào hứng uốn mình trong điệu múa lăm-vông
đầy ấn tượng. Hằng năm đều tổ chức lễ hội đua bò (được công nhận cấp quốc gia từ vài năm
nay) hoặc ở chùa Thamit (Vĩnh Trung, Tịnh Biên) hoặc ở chùa Tà Miệt (Lương Phi, Tri
Tôn) thuộc vùng Bảy Núi (An Giang).
Dần dần, lễ hội đua bò được nâng cấp và trở thành một sản phẩm du lịch lễ hội, thể
thao độc đáo của địa phương. Ngay từ đêm hôm trước diễn ra ngày hội chính, nhân dân, du
khách về dự hội được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc và những
điệu múa lăm vông đầy lôi cuốn, để rồi sáng sớm hôm sau cùng nhau vào cuộc đua bò đầy
tính đua tranh, đòi hỏi sự khéo léo và quả cảm. Bắt đầu từ năm 1992 lễ hội đua bò thu hút
hàng chục ngàn người từ các nơi đến xem và hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn sẽ luân phiên tổ
chức định kỳ. Năm 2003 lễ hội đặc sắc này đã được Tổng cục Du lịch công nhận là sản
phẩm du lịch. Là môn thể thao hấp dẫn, nên lễ hội đua bò Bảy Núi ngày càng thu hút nhiều
du khách, không những trong khu vực ĐBSCL mà còn từ TP.HCM, các tỉnh miền Đông
Nam Bộ và cả một lượng đông khách từ Campuchia tề tựu về đây tham dự.
Khách đến hội đua bò còn có thể kết hợp với mua sắm ở chợ cửa khẩu quốc tế Tịn
Biên, tham quan rừng tràm Trà Sư, Lâm Viên núi Cấm, đồi Tức Dụp, Đây được xem như
một tour liên kết được nhiều khách du lịch ưu thích.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề rất tiếc mà nếu chúng ta khắc phục được sẽ mang lại hiệu
quả cao hơn trong việc thu hút khách tham quan cũng như tăng kinh tế cho người dân địa
phương. Chẳng hạn như hội đua Bò bảy Núi, đây quả thật là một lễ hội có qui mô, rất nổi
tiếng, có truyền thống lâu đời, nhưng việc đầu tư tổ chức và khai thác chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có của nó như khách đến dự rất đông nhưng lại không có khán đài cho khách
ngồi cổ vũ, tuyến đường giao thống đến địa phương diễn ra lễ hội nhỏ, hẹp, mặt đường xấu,
thời gian diễn ra lễ hội vào mùa mưa, thi đấu ngoài trời, đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu
hút lượng khách tham gia. Đã vậy, lễ hội này diễn ra ở một vùng nông thôn, chủ yếu người
dân tộc Khmer sinh sống nên điều kiện sống, sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn cho nên
khách du lịch gặp khó khăn nếu muốn nghỉ ngơi qua đêm, ăn uống chế biến dân gian, chưa
đảm bảo vệ sinh và nhu cầu cho du khách. Đã thế, vì là vùng nông thôn, người nông dân
không thể có nghiệp vụ chuyên môn trong công tác hướng dẫn, thuyết mình hay phục vụ
được, mà chủ yếu là phong cách “cây nhà lá vườn”.
Lễ hội đua ghe Ngo (Sóc Trăng)
Sóc Trăng, nơi đồng bào Khmer đông nhất ở ĐBSCL, có khoảng 354.000 người với 90
chùa. Hàng năm vào các ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch, trong dịp lễ hội Ok Om Bok đồng
bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và ở ĐBSCL nói chung tổ chức hội đua ghe Ngo, không
những hấp dẫn bà con dân tộc vùng nông thôn ra thành phố mà còn thu hút nhiều du khách
trong nước và quốc tế.
Lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe Ngo đã được công nhận là lễ hội du lịch cấp quốc gia
năm 2003, nhằm nâng cấp lễ hội xứng tầm với hình thức, quy mô, nội dung, ý nghĩa vốn có,
Sở VH – TT & DL Sóc Trăng phối hợp Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật tiến hành tổ
chức hội thảo, phục dựng lễ hội nhằm nâng giá trị của lễ hội thành di sản văn hóa của quốc
gia và thế giới. Trong lễ hội Ok Om Bok - đua ghe Ngo, ngoài hội đua ghe Ngo là điểm
nhấn thu hút hàng trăm ngàn cổ động viên đến chiêm ngưỡng các đội quân bơi chèo đến từ
các địa phương, khu vực còn có lễ cúng trăng (pi thi thvai pres khe) và lễ thả đèn nước (pi
thi lôi pro tip).
Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây
có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí
còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Campuchia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn
thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống
lớn ở Việt Nam.
Để tạo điều kiện cho lễ hội hoạt động thuận lợi, năm 2009, từ nguồn kinh phí của
Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch như: khán đài, bờ kè,
đường đua ghe ngo dài gần 3.000m dọc bên bờ sông Maspero tại thành phố Sóc Trăng với
tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng phục vụ cho hội đua ghe ngo diễn ra mỗi năm hai lần
trong dịp lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khmer và vào dịp lễ kỷ niệm 30/4.
Mỗi lần tổ chức thu hút khoảng 40 đội ghe trong và ngoài tỉnh tham gia các vòng đua nam,
nữ với các cự ly 600m – 800m – 1.200m.
Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của của đồng bào dân tộc Khmer là ngày Hội Văn
hóa, thể thao và Du lịch mang tính đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng là một hình thức tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Sóc Trăng; giới thiệu tiềm năng,
thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh, nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước tham gia góp phần xây dựng quê hương Sóc Trăng giàu đẹp văn minh.
Đến tham gia lễ Ok Om Bok và hội đua ghe Ngo Sóc Trăng , khách tham dự còn có
thể kết hợp với việc tham quan bảo tàng dân tộc Khmer Sóc Trăng, các ngôi chùa nổi tiếng
như chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa K’leng, chùa Chén Kiểu,
Rõ ràng, các lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng là tiềm năng
du lịch rất đặc sắc của vùng ĐBSCL, là điểm nhấn thật sự ấn tượng cho du lịch lễ hội của
vùng.
Ở lễ hội đua ghe Ngo còn hạn chế về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ lễ hội, du lịch,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách tham quan. Tuy nói là có khán đài,
bờ kè nhưng vẫn không đủ sức chứa một lượng lớn khán giả, khách du lịch. Và với hàng
trăm ngàn người đến đây thì chỉ một lượng nhỏ khách có thể trực tiếp xem đua ghe, phần
lớn khách còn laịh không có cơ hộ chen chúc vào đám đông ở ha bên bờ sông cho nên cũng
gây chán nản, thất vọng cho du khách. Chưa kể đến vấn đề an toàn cho khách khi chen lán,
xô đẩy, leo trèo lên cây cao, nóc nhà để theo dõi cuộc đua. Tình trạng lộn xộn, lợi dụng đám
đông, vấn đề an ninh không đảm bảo, các cơ sở, hàng quán tự phát đội giá lên so với ngày
thường. Đến dự hội này chủ yếu là đồng bào dân tộc từ các phum sóc các địa đổ về, họ di
chuyển chủ yếu bằng các phương tiện cá nhân như xe gắn máy nên dễ gây ùn tắc giao
thông. Nhưng với phần đông khách địa phương này thì họ sẽ về trong ngày nên vấn đề thu
hút họ ở lại tham gia các trong vui rất khó. Còn khách ở xa nếu nghỉ lại thì cũng chỉ những
điểm đến là chùa chiềng, đi nhiều cũng chán trong khi các dịch vụ vui chơi, trò hội thì nhàm
chán đã phần nào làm hạn chế khách đến và ở lại.
Lễ hội Ramadan (An Giang)
Người Chăm Hồi giáo ở An Giang sống tập trung tại các huyện An Phú, Tân Châu và
Phú Tân, có tháng Thánh lễ rất thiêng liêng gọi là Ramadan. Ðây là tháng ăn chay diễn ra từ
ngày 1-9 đến 30-9 theo lịch Hồi giáo.
Lễ Ramadan của người theo đạo Hồi thường được gọi là “tháng ăn chay” hay “tháng
nhịn ăn”. Vào dịp này, người theo đạo Hồi nhịn ăn uống vào thời điểm mặt trời mọc đến khi
mặt trời lặn. Riêng người bị ốm đau, trẻ dưới 5 tuổi hoặc khi đi du lịch đến các nước mà đạo
Hồi không là Quốc giáo thì được miễn nhịn ăn vào ban ngày. Ramadan cũng là tên gọi cho
tháng thứ 9 của lịch Hồi Giáo (lịch Hijra). Với người theo đạo Hồi, nhịn ăn uống là để có sự
thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo chưa đủ ăn, đủ mặc; đồng thời, rèn
luyện cho con người sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất... Cộng đồng người Chăm ở
An Giang hầu hết theo đạo Hồi đều thực hiện quy định trên.
Những ngày hội sau tháng Thánh lễ được diễn ra trong ba ngày, từ ngày 1 đến ngày 3
tháng 10 theo Hồi lịch. Ðây cũng là ngày hẹn truyền thống của những thành viên trong cộng
đồng đồng bào Chăm theo Hồi giáo. Tất cả những người vì sinh kế, đi làm ăn phương xa
đều trở về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi bà con thân thuộc, xóm giềng. Người Chăm ở An
Giang xem đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, và chuẩn bị đầy
đủ đặc sản để đãi khách, bất kể thân, sơ, gọi là tết Roya, ngày này vui như người Việt ăn Tết
Nguyên đán.
Nhiều năm nay, các làng Chăm ở An Giang đã trở thành điểm đến của nhiều du
khách trong và ngoài nước. An Giang có tới 11 làng Chăm trải dài từ biên giới huyện An
Phú, Tân Châu xuống tận huyện Châu Phú, trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến làng Chăm
thuộc xã Châu Phong, với nghề dệt thổ cẩm. Đến với làng Chăm vào mùa lễ Ramadan, phần
nhiều khách du lịch muốn được trải nghiệm, khám phá nét độc đáo về cuộc sống và lễ hội
của người Chăm.
Trong số những Thánh đường đẹp nhất ở An Giang, phải kể đến Thánh đường
Mubarak ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân (An Giang). Qua phà Châu Giang, rẽ trái vài trăm
mét, chúng ta sẽ thấy ngay Thánh đường Mubarak. Đây là công trình có kiến trúc rất giống
với các Thánh đường tại các nước Hồi giáo với những mái vòm, 4 tháp ở 4 góc. Được biết,
công trình do kiến trúc sư người Ấn Độ Mô-ha-mét A-min thiết kế và xây dựng, hoàn thành
vào năm 1992, được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng người Chăm ở An
Giang. Tại Châu Giang, còn nhiều Thánh đường của người Chăm dọc hai bên đường hướng
về Tân Châu. Nếu từ Châu Đốc, khách du lịch qua cầu Cồn Tiên về cửa khẩu Khánh Bình
thì cũng sẽ nhìn thấy nhiều Thánh đường khác.
Người dân tộc Chăm rất thân thiện và hiếu khách, đặc biệt là đối với khách lạ đến thăm
làng. Nếu kết thân, khách tham quan sẽ được mời ngủ qua đêm tại nhà. Du lịch lễ hội
Ramadan kết hợp với tham quan và mua sắm ở làng nghề dệt thổ cẩm, múa hát,... của cộng
đồng người Chăm sẽ là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo gắn với các điểm du lịch làng nhà
nổi Châu Đốc, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, rừng tràm Trà Sư, chợ cửa khẩu Tịnh Biên tạo
nên chuỗi sản phẩm phục vụ du khách. Hiện nay, cộng đồng người Chăm cũng tham gia dự
án được tập huấn cách tiếp xúc, phục vụ khách du lịch.
Tiềm năng là thế, nhưng để đến được với làng Chăm cũng rất gian gây khó khăn không
nhỏ cho khách du lịch, trừ tuyến từ Châu Đốc qua cầu Cồn Tiên để đến làng Chăm An Phú,
còn nơi phát triển thu hút khách nhiều hơn thì lại thuộc về Châu Phong thì phải khách phải
qua phà, nơi đây lại rất đông người dân dịa phương qua lại, nạn tắc phà, chờ đợi cũng là một
trong những vấn đề gây trở ngại cho việc phát triển du lịch. Vì đây là nơi sinh sống của
cộng đồng người dân, vấn đề phát triển du lịch cộng đồng nơi đây chỉ mới được mở rộng
gần đây cho nên việc phối hợp giữa Sở Văn hóa thể thao du lịch, giữa các công ty du lịch
với người dân địa phương chưa chặt chẽ và chuyên nghiệp nên công tác tổ chức, dịch vụ du
lịch chưa thực sự hút khách. Khách du lịch đến đây vào mùa lễ hội thì điều kiện đáp ứng
nhu cầu dịch vụ cho du khách chưa đảm bảo, về lưu trú thì khách thường chọn phương án
qua phà trở lại Châu Đốc để nghỉ ngơi vì buổi tối nơi đây rất buồn tẻ và không có dịch vụ
giải trí bổ trợ. Vả lại, với dân tộc Chăm thì tôn giáo, giáo lý Islam đã thấm sâu vào gốc rễ,
tuy là phát triển du lịch cộng đồng nơi đây tham gia vào tháng lễ hội nhưng quả thật hòa
nhập vào cuộc sống của họ cũng không phải đơn giản. Vì vào tháng Ramadan, trước khi mặt
trời lặn người dân phải nhịn ăn, uống, thuốc lá, cho nên để sống cùng họ, hòa nhập cùng
họ rất khó khăn.
Ở ĐBSCL hiện nay, lễ hội được đánh giá thu hút và có giá trị du lịch phải kể đến
Lễ hội Bà Chúa Xứ An núi Sam (lớn nhất miền Nam), lễ hội vía Bà Chúa Xá Gò Tháp, Lễ
hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Ok Om Bok và đua ghe Ngo là những lễ hội thu hút hàng
trăm ngàn lượt khách trở lên, cho nên đây có thể xem là những lễ hội chủ lực trong phát
triển du lịch lễ hội ở ĐBSCL. Ngoài ra, những lễ hội được đánh giá tiềm năng và trong
tương lai còn có khả năng mở rộng và thu hút khách du lịch nữa đó là lễ hội cúng biển Mỹ
Long, lễ hội Nghinh Ông Gành Hào, lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, lễ hội đua bò Bảy Núi,
lễ hội Quán Âm Nam Hải, là những lễ hội hàng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách
du lịch và đang dần được nhiều doanh nghiệp du lịch và khách quan tâm.
2.3. Thực trạng khai thác các lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch ở ĐBSCL
2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ở ĐBSCL
2.3.1.1. Khách du lịch
Tốc độ tăng trưởng thị trường khách quốc tế giai đoạn 2001 – 2010 đạt khoảng
16%/năm. Trong năm 2010, 13 tỉnh vùng ĐBSCL thu hút được 1,3 triệu khách du lịch quốc
tế (so với 3,1 triệu lượt của TP Hồ Chí Minh). Lượng khách quốc tế đến vùng ĐBSCL chủ
yếu tập trung tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, chiếm
tới 91% tổng lượng khách quốc tế toàn vùng, thời gian lưu trú trung bình chỉ đạt 1,8 ngày.
Khách quốc tế đến ĐBSCL chủ yếu bằng đường bộ (tới Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre,
Cần Thơ) và đường không (Phú Quốc). Các phương tiện khác như đường sông, đường hàng
không chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng đnag có xu hướng tăng lên và đặc biệt là đường biển.
50% lượng khách quốc tế của vùng tới từ Đông Bắc Á, 31% đến từ Tây Âu, 9% đến từ Bắc
Mỹ, 4% từ Australia và chỉ có gần 2% tới từ các nước Đông Nam Á.
ĐBSCL cũng là một trong những vùng đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng
khách trung bình chiếm khoảng 15% tổng lượng khách nội địa đi du lịch hàng năm trong cả
nước. Năm 2010, ĐBSCL đón trên 14,8 triệu lượt khách nội địa, tuy nhiên có khoảng ½
lượng khách nội địa tập trung vào dịp lễ hội Bà chúa Xứ ở An Giang, thế nhưng 95% thị
trường khách này không sử dụng dịch vụ lưu trú.
Được biết, trong năm 2010 vừa qua, tỉnh Tiền Giang đã đón 961 ngàn lượt khách,
trong đó có 472 ngàn lượt khách quốc tế, TP. Cần Thơ cũng đón khoảng 880 ngàn lượt
khách, trong đó có 163 ngàn lượt khách quốc tế, 716 ngàn lượt khách nội địa. Lượng khách
du lịch đến với An Giang đã vượt ngưỡng 5,19 triệu lượt, tăng 8,7% so năm trước, trong đó
số khách lưu trú chiếm gần 10%. Long An, Cà mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long là
những địa phương có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa nhanh trong giai đoạn 2001 –
2010, các tỉnh còn lại có tốc độ tăng trưởng khách nội địa thấp hơn.
Thị trường nội địa lớn nhất của ĐBSCL là TP Hồ Chí Minh (50%), sau đó là các tỉnh
Nam Bộ khác (27%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ.
Bảng 2.4. Lượt khách du lịch đến ĐBSCL hai năm 2009 – 2010
Đơn vị tính: lượt khách
TT
Tỉnh,
Thành
Năm 2009 Năm 2010
Tổng lượt
khách đến
Khách
quốc tế
Khách nội
địa
Tổng lượt
khách đến
Khách
quốc tế
Khách nội
địa
1 Tp.Cần Thơ 723,500 150,300 573,200 879,800 165,500 714,300
2 An Giang 4,700,000 45,500 4,654,500 5,190,000 45,550 5,144,450
3 Bạc Liêu 350,000 12,000 338,000 423,000 15,700 407,300
4 Bến Tre 478,061 199,950 278,111 540,000 230,000 310,000
5 Cà Mau 705,500 13,400 692,100 760,000 14,600 745,400
6 Đồng Tháp 1,130,000 14,800 1,115,200 1,184,500 20,000 1,164,500
7 Hậu Giang 115,000 1,000 114,000 118,200 1,274 116,926
8 Long An 239,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5886.pdf