Lễ hội Carnaval Hạ Long 2010 sẽ vẫn là tâm điểm của lễ hội Du lịch Hạ Long, nhưng khác mọi năm, lễ hội này năm nay sẽ được tổ chức vào buổi tối, dự kiến từ 20- 24h ngày 1-5-2010. Theo thông tin từ Sở VHTTDL Quảng Ninh, hầu như tất cả các khách sạn ở Hạ Long đã được đặt kín chỗ từ nhiều tháng nay. Hiện Quảng Ninh đang có 15.000 phòng khách sạn, nhà nghỉ. Dự kiến trong những ngày diễn ra lễ hội, sẽ có khoảng 30.000 khách lưu trú/ ngày (đây là khách đã đăng ký, đặt phòng). Nếu khách đến quá đông, dồn dập 50.000- 60.000 người/ ngày ở Hạ Long, gần vào ngày diễn ra lễ hội, lúc cao điểm như một vài năm gần đây thì các khách sạn không thể xoay xở kịp. Để tránh tình trạng quá tải, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra các phương án như giãn khách về nghỉ tại các nhà nghỉ, khách sạn ở Hòn Gai, các huyện thị xung quanh Hạ Long, đảo Vân Đồn kết hợp với du lịch mua sắm ở Móng Cái. Ngủ đêm trên tàu ngoài biển cũng là dịch vụ du lịch đang được nhiều du khách lựa chọn, nhất là khách quốc tế. Du khách sẽ vẫn tham gia được các hoạt động của lễ hội và có đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan trên vịnh Hạ Long cho khách nghỉ trên tàu. Trên vịnh Hạ Long có 140 tàu đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú, đón khách nghỉ đêm trên tổng số 480 tàu du lịch, ở 7 cảng tàu đang hoạt động theo 8 tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long và các vùng phụ cận đến Cẩm Phả, Vân Đồn và đảo Cát Bà (Hải Phòng). Ước tính trong mùa lễ hội 2010, khả năng vận chuyển của tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long khoảng 40.000 khách/ ngày với 19.000 chỗ ngồi. Hơn 1.200 phòng ngủ cao cấp trên tàu, tương đương khách sạn 3-4 sao có giá từ 50- 650 USD/ phòng phục vụ khoảng 2.500- 3.000 khách lưu trú/ ngày. Các ngành chức năng rà soát lại các bến neo đậu của tàu nghỉ đêm trên vịnh, kiểm tra các phương tiện trang bị cứu hộ trên tàu, phòng chống cháy nổ, giữ gìn vệ sinh môi trường và xây dựng môi trường du lịch.Ở những năm trước, vào dịp lễ hội, không chỉ giá phòng nghỉ tăng chóng mặt mà giá các dịch vụ ngoài lưu trú (ăn uống, tàu xe) cũng tăng gấp nhiều lần. Năm nay, các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh sẽ ra quân dồn dập và kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm, không thực hiện niêm yết giá hoặc bán hàng không theo giá niêm yết. Đặc biệt là các khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, trông giữ xe. để ngăn chặn và hạn chế tình trạng bắt chẹt khách du lịch.
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2979 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của người nước ngoài khi đi du lịch ở Việt Nam và một số giải pháp marketing nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của họ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết kiệm chi phí. Hầu hết những cuốn sách hướng dẫn du lịch được xuất bản bằng tiếng anh, việc xuất bản bằng ngôn ngữ khác cũng có nhưng hạn chế hơn nhiều. Có lẽ đây là một lý do khiến cho khách du lịch từ các nước Anh, Mỹ, Úc sử dụng sách hướng dẫn nhiều hơn cả.
Nguồn tham khảo tiếp theo mà khách du lịch họ thường xuyên sử dụng là thong qua bạn bè, người thân. Chiếm phần lớn trong số này vẫn là Mỹ, Anh, Úc, ở các nước khác cũng có sử dụng nhưng mà ít hơn. Nói chung, đây là nguồn thong tin rất đáng tin cậy, bởi lẽ chính bản than bạn bè của họ đã từng đi, trải nghiệm và về tả lại cho người đó biết, bạn bè người than cũng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi đi du lịch cho người đó ví dụ như: nên đến địa điểm nào thì đẹp hơn cả, dịch vụ tốt hơn mà giá lại hợp lí, nên trọ ở đâu, ăn những cái gì… đây là những trải nghiệm thực tế mà không có một sách báo nào có thể mô tả trung thực và chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu như những người quen của họ mà không thỏa mãn với những địa điểm đã đến du lịch thì đây cũng thực sự là một rào cản lớn cho những người đang có ý định đến nơi đó. Bởi lẽ, sẽ không có một ai muốn đi du lịch ở nơi mà giá cả đắt đỏ, dịch vụ kém, phong cảnh cũng không có gì làm đặc sắc.
Vậy làm sao để phục vụ cho du khách một cách tốt nhất để họ được hài long cũng là một cách hữu hiệu để quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến đông đảo bạn bè trên thế giới.
Xem xét yếu tố nghề nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến mục đích, sự thỏa mãn cũng như phản ứng của họ.
Nghề nghiệp của khách du lịch
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
giam doc dieu hanh
10
6.7
6.7
6.7
chuyen vien thong ke
5
3.3
3.3
10.0
giao vien
25
16.7
16.7
26.7
sinh vien
20
13.3
13.3
40.0
nghi huu
20
13.3
13.3
53.3
nguoi giup viec
5
3.3
3.3
56.7
nhan vien ky thuat
10
6.7
6.7
63.3
hoa sy
10
6.7
6.7
70.0
quan ly
5
3.3
3.3
73.3
cac nghe khac
40
26.7
26.7
100.0
Total
150
100.0
100.0
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, chiếm phần trăm lớn nhất lại là các nghề khác với 26,7%
Đây là một sự hạn chế trong quá trình mã hóa số liệu do không thể liệt kê được hết những nghề mà họ làm. Tuy nhiên, trong số những nghề nghiệp được liệt kê ra thì chiếm nhiều nhất trong số họ vẫn là giáo viên với 16,7%, tiếp theo là sinh viên và những người đã nghỉ hưu với 13,3% những người làm kinh doanh cũng khá nhiều với tổng số là 10%, còn lại là họ làm những nghề khác.
Với nghề nghiệp là giáo viên, họ có nhiều điều kiện để tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa của các nước khác nhau trên thế giới. Việt Nam với bề dày lịch sử và nền văn hóa phương đông nhiều bí ẩn, nền văn hóa đó là những phong tục tập quán, là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,gần đây, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh". Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”. Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa, có nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Với sinh viên, những người có nhiều thời gian hơn cả, cộng với việc chi phí đến Việt Nam cũng không lớn và nói chung với mức sống bình quân của người nước ngoài thì việc đi du lịch ở Việt Nam thực sự không phải là một chuyện khó. Hơn nữa, sinh viên là những người ở độ tuổi rất thích tìm tòi, khám phá, họ luôn muốn được đi vòng quanh thế giới, đến những địa điểm kì quan và chinh phục những điều khó khăn nhất, do vậy chúng ta có thể dễ dàng thấy họ đi du lịch một mình, cũng có khi đi theo 1 nhóm. Đây thực sự là những khách hang rất tiềm năng để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhắm vào, bởi lẽ không phải họ chỉ đi bây giờ, sau này khi họ đã có gia đình, nghề nghiệp ổn định, họ muốn đi du lịch lần nữa với tính chất khác đi thì lúc đó Việt Nam sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho họ.
Với những người đã về hưu, họ có nhiều thời gian rảnh rỗi, không bị vướng bận bởi công việc, con cái, họ cũng không phải lo kiếm tiền nữa. Với số tiền mà họ đã tích góp được khi còn trẻ thì bây giờ nhu cầu thư giãn, nghỉ nghơi, đi du lịch của họ là rất lớn.
Đối với những người làm kinh doanh, mục đích cho chuyến đi của họ không hẳn là du lịch, nhưng họ có thể kết hợp nó với công việc, tranh thủ thời gian và cơ hội được đi nước ngoài. Nhưng nói chung điều này còn tùy thuộc nhiều vào tính chất công việc của họ cũng như khoảng thời gian họ có thể ở lại. tuy nhiên, các nhà làm du lịch cũng vẫn nên chú ý đến đối tượng khách hang này bởi lẽ trong tương lai họ có thể trở thành khách du lịch thường xuyên.
Xem xét mối quan hệ giữa nghề nghiệp với thời gian lưu lại Việt Nam.
Theo số liệu phân tích được ta thấy hầu hết những người được hỏi họ mới đến Việt Nam được từ 1-2 ngày( chiếm 33%), tiếp đến là từ 2-4 ngày chiếm 26.7%, kế đến trên 10 ngày chiếm 20%, còn lại là họ ở trong khoảng từ 4-10 ngày. Do vậy chưa thể đưa ra được kết luận về mối liên hệ giữa 2 yếu tố này.
Xem xét mối liên hệ giữa nghề nghiệp với lý do đi du lịch.
Theo như phân tích, hầu hết những người đi du lịch với lý do đưa gia đình đi nghỉ đều là những người đã về hưu chiếm đến 20% trong số những người trả lời có với lý do này, còn lại thì đều là những người đã đi làm, có công việc ổn định như giáo viên, nhân viên kỹ thuật, họa sỹ… khi kết hợp với sự phân tích chéo giữa nghề nghiệp với những người đi du lịch cùng ta có thể dễ dàng thấy được phần lớn những người đã về hưu họ đi theo cặp hoặc đi theo nhóm, những người làm nghề kia cũng hay đi theo cặp hoặc đi cùng với gia đình, với lý do này thì cũng chỉ có những người đã có gia đình hoặc nghỉ hưu thì họ mới thực hiện.
Việc đi du lịch theo cặp cũng vậy, chủ yếu là rơi vào những đối tượng đã có việc làm ổn định, thu nhập khá.
Việc đi du lịch để thư giãn thì chủ yếu là rơi vào những đối tượng làm những công việc phải suy nghĩ đầu óc căng thẳng như nhân viên kỹ thuật, chuyên viên thống kê và những người làm kinh doanh, họ đi du lịch thư giãn kết hợp với đi công tác luôn. Những người này đến Việt Nam chủ yếu là để tìm một nơi yên tĩnh, trong lành, gần gũi với thiên nhiên để giảm stress. Đối tượng này cũng khá phù hợp với điều kiện du lịch ở nước ta hiện nay, bởi vì hầu như các địa điểm tham quan nổi tiếng ở nước ta vẫn chưa được khai thác nhiều, nhiều nơi vẫn còn hoang sơ, nguyên bản, đây chắc chắn sẽ là một đặc điểm thu hút được nhóm khách hang này.
Trải nghiệm thiên nhiên cũng là lý do chủ yếu mà nhóm người đi du lịch này mong muốn. Ngoài ra sinh viên cũng là những người rất thích đi du lịch để trải nghiệm thiên nhiên, họ thường có xu hướng đi một mình, đôi khi đi theo nhóm để có thể dễ dàng đến những địa điểm mà họ thích với chi phí rẻ.
Như đã nói ở trên, văn hóa cùng với các di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể là một thế mạnh của du lịch Việt Nam, vì thế hầu như tất cả các đối tượng được liệt kê ở trên, cho dù mục đích chủ yếu của họ là gì thì họ cũng đều có them một điểm nữa đó là tìm hiểu văn hóa và các di sản.
Du lịch mạo hiểm, hình thức này ngày càng được các bạn trẻ ưa chuộng. Với nguồn lực là thiên nhiên đa dạng, phong phú, có nhiều núi cao, vực sâu và hang động, VN sẽ là điểm du lịch mạo hiểm hấp dẫn, thu hút một số lượng đông đảo khách du lịch quốc tế. Bắt đầu xuất hiện tại VN từ cuối những năm 90, nhưng phải đến tận bây giờ, du lịch mạo hiểm vẫn chưa tìm được chỗ đứng riêng cho mình, vẫn ở dạng các tour du lịch sinh thái, hoặc những chuyến du lịch "về nguồn" mang tính chất tự phát. Vài năm trở lại đây, du lịch mạo hiểm đã có những nét khởi sắc mới.
Những tour du lịch mạo hiểm mang tính chất khai sinh như ở Đà Lạt đã không thu hút được nhiều sự chú ý của du khách, cả trong nước và quốc tế. Trước đây, do chưa có tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, những tour du lịch như thế này thường chỉ được kéo dài trong một khoảng thời gian rất ngắn và các dịch vụ bổ trợ đi kèm là rất thiếu thốn. Các tour du lịch vẫn còn mang nặng tính chất "cưỡi ngựa xem hoa". Các du khách thường được các tourguide dẫn đi theo những lối mòn, nặng về nhìn ngắm mà thiếu đi tính mạo hiểm, vốn là đặc tính cơ bản của chuyến đi.
Nhưng nay, với sự đầu tư của các doanh nghiệp vào trang thiết bị để phục vụ du khách. Du khách sẽ được tự mình trải nghiệm những cảm giác mạo hiểm, đầy thử thách. Với những bộ đồ leo núi được trang bị hay những chiếc canyoing tự mình điều khiển... du khách sẽ không chỉ có cơ hội khám phá thiên nhiên hoang sơ mà còn có cơ hội khám phá ngay chính bản thân mình. Tuy nhiên, du lịch mạo hiểm cũng đòi hỏi du khách những tố chất nhất định: lòng dũng cảm và thể lực khỏe mạnh. Để tham gia một tour như vậy, các du khách phải đăng ký trước một thời gian. Trước chuyến đi, các du khách phải trải qua một kỳ huấn luyện nhỏ về thể lực. Đây không phải là một kỳ huấn luyện bắt buộc như một trại khổ luyện, mà du khách có thể tự rèn luyện ở nhà. Ngoài ra, vấn đề kinh phí cũng đáng để bạn quan tâm. Ngoài lựa chọn một tour du lịch tại các công ty lữ hành, du khách cũng có thể tự tổ chức cho mình những tour du lịch mạo hiểm nhỏ. Chỉ với một chiếc xe máy, bạn có thể cùng với gia đình hay bạn bè có được một chuyến du lịch sống động đầy vui vẻ. Những chiếc xe tay côn, như Minsk, dễ dàng thuê được ngoài thị trường với giá từ 50 - 60 nghìn một chiếc cho một ngày, sẽ là một chú ngựa sắt rất tốt, cùng bạn rong ruổi trên suốt cuộc hành trình. Với cách này, bạn có thể đi qua nhiều danh lam thắng cảnh, cũng như có thể có một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống hiện thực của từng vùng miền khác nhau trên con đường bạn đi qua. Địa hình Việt Nam với các hoạt động thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong phát triển lĩnh vực này chính là số lượng các hãng dịch vụ còn ít, các tour du lịch còn nhỏ, lẻ, phân tán và chưa thật sự chuyên nghiệp. Du lịch mạo hiểm là một hình thức đi du lịch kết hợp với các hoạt động vui chơi thể thao đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong việc tổ chức chương trình vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn cho du khách. Phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo và quan trọng nhất là luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình. "Bên cạnh nguyên nhân thiếu đầu tư để nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức, các công ty du lịch Việt Nam cũng không dám mở rộng các dự án khảo sát để xây dựng tuyến du lịch mạo hiểm mới vì chi phí cao, trong khi dễ bị đối thủ cạnh tranh ăn cắp bản quyền", ông David Trương, trưởng chi nhánh công ty du lịch Elderhostel (Mỹ) tại Việt Nam đã nhận xét về những mặt hạn chế trong việc tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm ở nước ta. Khám phá thiên nhiên, khám phá sức mạnh của bản thân, vượt qua mọi thử thách. Hấp dẫn, độc đáo và đầy lôi cuốn, các tour du lịch mạo hiểm đang dần trở thành một loại hình du lịch được đa số các bạn trẻ yêu chuộng. Ðiểm khác biệt và là ưu thế so với các loại hình du lịch khác đó là tính độc lập cao trong khám phá, trải nghiệm và mạo hiểm. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch lữ hành cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và chính quyền địa phương để nhận được sự hỗ trợ cần thiết khi tổ chức tour nhằm biến hình thức du lịch non trẻ này thành một chương trình chất lượng cao, để lại trong lòng mọi du khách những ấn tượng tốt, những bài học khám phá lý thú về thiên nhiên và con người Việt Nam.
xem xét mối liên hệ giữa nghề nghiệp với chi phí mà họ dự tính cho chuyến đi
Vì việc dự tính chi phí cho chuyến đi nghỉ ở một địa điểm cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên việc xem xét mối liên hệ này chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xét xem nó có liên quan như thế nào để có thể tổng hợp ý kiến một cách đầy đủ nhất.
Nhìn vào bảng chéo phân tích ta có thể thấy, những người dự tính khoản tiền để chi cho 1 chuyến đi tới một địa điểm cụ thể ở nước ta phần lớn là trên 300$ chiếm khoảng 43,3%, họ chủ yếu là những người đã nghỉ hưu, giáo viên, nhân viên kỹ thuật. ở mức dưới 100$ thì phần lớn là sinh viên đi du lịch một mình, các nghề khác hầu như không có, có lẽ do những người này vẫn còn đi học, việc kiếm tiền của họ cũng không quá quan trọng và cũng không chiếm quá nhiều thời gian, số tiền đi làm thêm này cũng không phải quá lớn để họ có thể chi tiêu nhiều cho một chuyến đi du lịch như những đối tượng khác, do vậy, việc chi tiêu của họ tại một địa điểm du lịch cũng có phần hạn chế hơn. Những người làm kinh doanh thì chi tiêu dự tính của họ dải đều từ 100$ đến hơn 300$, có sự chênh lệch lớn như vậy bởi vì những người làm kinh doanh có nhiều khi họ được trợ cấp từ công ty khi đi làm việc, họ có thể tranh thủ thời gian này để đi du lịch luôn nên chi phí dự tính của họ có thể thấp hơn một chút, nếu như trong trường hợp không nhận được sự đài thọ từ công ty thì số tiền dự tính của họ cũng không phải là ít.
Xem xét tỷ lệ việc khách du lịch họ thường đi du lịch một mình hay đi du lịch với những đối tượng nào nữa.
Những người đi cùng trong chuyến đi
di du lich voi ai
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
di mot minh
40
26.7
26.7
26.7
di theo mot cap doi
55
36.7
36.7
63.3
gia dinh
20
13.3
13.3
76.7
di theo nhom va co tre em
10
6.7
6.7
83.3
di theo nhom va khong co tre em
20
13.3
13.3
96.7
truong hop khac
5
3.3
3.3
100.0
Total
150
100.0
100.0
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, phần lớn những người đi du lịch họ đi theo cặp, trường hợp này chiếm đến 36,7%, tiếp đến là trường hợp họ đi du lịch một mình chiếm 26,7%, đi cùng gia đình và đi theo nhóm mà không có trẻ em đi cùng thì ít hơn chiếm 13,3%, ít nhất là đi theo nhóm mà có trẻ em đi cùng chiếm 6,7% , còn lại 3,3% là trường hợp khác. Kết quả này cho thấy xu hướng đi du lịch hiện nay là họ tự đi du lịch đến Việt Nam, không thông qua các tổ chức du lịch. Sở dĩ như vậy là vì nước ta hiện nay thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp du lịch trong nước và ngoài nước. Thay vì chúng ta cùng làm cùng chia hoa hồng thì chúng ta lại nặng về giành giật giá cả dịch vụ lẫn nhau. Các doanh nghiệp trong nước cần hạn chế cạnh tranh với nhau để tăng cường hợp tác.
Hơn nữa, chất lượng của hướng dẫn viên du lịch nước ngoài của các công ty du lịch hiện nay cũng là một vấn đề đáng để nói đến, Hà Nội có gần 2000 hướng dẫn viên du lịch (HDV) được cấp thẻ, nhưng các chủ hãng lữ hành cho rằng quá nửa trong số đó không đạt tiêu chuẩn. Khách quốc tế liệu có muốn quay trở lại Hà Nội với những “đại sứ du lịch” không đạt chuẩn? không có gì cường điệu khi khẳng định 60% thành công của một tour là do HDV quyết định. Một HDV giỏi có thể biến một ngôi nhà không đặc sắc lắm thành một địa chỉ văn hoá hấp dẫn mà du khách nào cũng muốn đến. Và ngược lại, một HDV cũng có thể biến một quần thể văn hoá truyền thống giàu giá trị, đầy bản sắc như Hà Nội thành một nơi tẻ nhạt, nhàm chán và thiếu sức thu hút. Việc Hà Nội đang thiếu HDV du lịch và thiếu trầm trọng HDV giỏi là một thực tế mà hầu khắp các hãng lữ hành đóng trên địa bàn đều than phiền.
Trên 1500 HDV được cấp thẻ hành nghề so với con số 1 triệu lượt khách quốc tế tới Hà Nội mỗi năm đã thấy một sự chênh lệch quá lớn. Thêm vào đó, đa số các HDV chỉ sử dụng được tiếng Anh. Đội ngũ HDV biết tiếng Latinh, Nhật, Đức, Nga, Hàn Quốc, Pháp rất hiếm. Trong khi mấy năm trở lại đây, các đoàn khách cao cấp đến từ các quốc gia sử dụng những ngôn ngữ trên có xu hướng tăng lên rõ rệt khiến cho lượng HDV đáp ứng được nhu cầu càng trở nên khan hiếm.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, sở dĩ trình độ của HDV sa sút và kém chất lượng như hiện nay là do thiếu một quy trình đào tạo chuẩn lẫn những chính sách khuyến khích hợp lý đối với nghề HDV du lịch. Mặc dù khẳng định “HDV là đại sứ du lịch” nhưng cả nhà đào tạo lẫn nhà quản lý đều chưa dành sự quan tâm xứng đáng đến việc chuyên nghiệp hoá đội ngũ HDV. Chính vì thế để tồn tại được thì mỗi công ty lữ hành phải chủ động xây dựng lực lượng HDV chuyên nghiệp theo từng lĩnh vực chứ không nên dàn trải và thiếu kinh nghiệm như hiện nay.
2. Số lần mà khách du lịch đến Việt Nam
so lan den Viet Nam
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
1 lan
130
86.7
86.7
86.7
2 lan
15
10.0
10.0
96.7
> 2 lan
5
3.3
3.3
100.0
Total
150
100.0
100.0
Có đến 86,7% khách du lịch trả lời rằng họ đến Việt Nam đây là lần đầu tiên, 10% trả lời đây là lần thứ 2 của họ và chỉ có 3,3% trả lời là họ đến hơn 2 lần. Con số này thực sự đã nói lên một điều thất bại của chúng ta trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, phục vụ cũng như chất lượng của ngành du lịch nước ta. Một trong những nguyên nhân tác động đến sự sụt giảm du khách là việc cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá ở Việt Nam. Tại TPHCM trong năm vừa qua, cứ ra đường là gặp lô cốt. Chỉ riêng năm 2009, TPHCM có 194 vị trí rào chắn trên 81 tuyến đường cho thấy tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt đường xảy ra thường xuyên bất kể giờ nào trong ngày. Trong năm qua đã có một số đoàn lữ hành lỡ chuyến bay vì những đoạn lô cốt, vì thế vấn nạn này thực sự là nỗi ám ảnh đối với du khách quốc tế và các hãng lữ hành khi muốn tổ chức tour tại Việt Nam. Để đến tham quan một nơi nào đó trong thành phố, nhiều khi du khách phải mướt mồ hôi mới đến được nơi cần đến. Một trong những điều làm nhiều du khách ngán ngại nữa là bị người bán hàng rong chèo kéo và bán hàng đểu. Đội quân hàng rong đã trở thành vấn nạn. Thành phố đã có lệnh cấm bán hàng rong trên một số đường phố khu vực trung tâm để tránh sự nhem nhuốc cũng như làm phiền du khách. Thế nhưng, cấm thì cứ cấm, còn người bán vẫn cứ bán.
Một trong những nguyên nhân làm du khách ái ngại nữa là nạn giật đồ, móc túi nhằm vào du khách nước ngoài hiện nay cũng đang khá phổ biến ở một số điểm vui chơi và trên đường phố. Bởi vậy nhiều du khách khi tản bộ trên phố rất cảnh giác, có người còn đeo ba lô trước ngực cho an toàn.
Chúng tôi cũng đã gặp một số du khách Anh, Hà Lan, Nga khi họ đến thăm Bưu điện thành phố, nhiều người cho biết Việt Nam có phong cảnh thiên nhiên đẹp, tuy nhiên vấn đề họ ngại nhất là khi đi tham quan, cần giải quyết nhu cầu cá nhân thì không có... toilet! Ở các nước khác, chỉ cần trên phố có nhà hàng, khách sạn, quán cà phê là họ có thể tự nhiên bước vào “đi nhờ” mà không phải mua bất kỳ món hàng nào. Ở Việt Nam, toilet cộng cộng quá mất vệ sinh, còn vào bất kể quán nào xin đi “giải quyết nhu cầu” thì sẽ bắt gặp ánh nhìn không thiện cảm.
Những vấn đề trên không thể được giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, chúng ta cần phải mạnh tay dẹp nạn chèo kéo du khách, xe dù, móc túi để hạn chế sự lo sợ của du khách khi đặt chân đến Việt Nam
Xem xét tỷ lệ những nguồn thông tin mà khách du lịch sử dụng khi đi du lịch ở Việt Nam.
Như đã phân tích ở phần trên, tỷ lệ những người sử dụng sách hướng dẫn du lịch để tìm kiếm thông tin chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là internet, bạn bè và người thân, các tổ chức du lịch, sách báo và tạp chí, cuối cùng ít nhất là tham khảo qua một số nguồn khác. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua các phương tiện, có thể thấy rõ rang internet là một kênh thông tin rất hiệu quả mà chi phí lại thấp. Nước ta gần đây cũng đã xúc tiến quảng bá hình ảnh khá tích cực trên các phương tiện thông tin của nước ngoài, điển hình là vụ quảng bá hình ảnh Việt Nam trên BBC World và xe taxi tại Anh nhưng nhiều doanh nghiệp (DN), khách sạn tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của công việc này, việc quảng bá trên đài BBC cũng gây ra nhiều tranh cãi khác nhau Điều khiến nhiều DN băn khoăn là trước khi lựa chọn BBC, Bộ VH-TT và Du lịch và cơ quan thực hiện đã xem xét đến khía cạnh: đối tượng khán giả xem kênh này, khán giả có tiếp cận kênh đó để đi du lịch không? BBC đúng là kênh truyền hình chính trị - kinh tế nổi tiếng, song đối tượng của hãng này chủ yếu là giới doanh nhân. Họ xem BBC chủ yếu để tìm hiểu thông tin về tình hình chính trị, thị trường lao động, chính sách thu hút đầu tư... tại một quốc gia. Do đó, quảng cáo du lịch sẽ ít được khán giả để ý, kể cả khi phát trên BBC toàn cầu. Một chuyên gia marketing kỳ cựu người Tây Ban Nha - khi ông hỏi về tính hiệu quả nếu Việt Nam quảng bá trên CNN và BBC, đã trả lời, khán giả không hề mong chờ thông tin du lịch trên CNN và BBC. Muốn quảng cáo hiệu quả nhất, nên chọn kênh chuyên về du lịch như Discovery, Geographic... Tuy nhiên, đại diện Trung tâm Xúc tiến VH-TT và Du lịch, cho biết, cơ sở để Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ VH-TT và Du lịch) chọn BBC World dựa trên 3 yếu tố:
BBC là kênh phủ sóng toàn cầu, gồm cả châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ. BBC phát sóng ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Thống kê cho thấy, 276 triệu gia đình xem BBC và kênh này xuất hiện tại 1,5 triệu phòng khách sạn trên thế giới. Chẳng hạn ở Nhật, trong nhiều khách sạn chỉ có kênh BBC mà không có CNN.
Hơn nữa, kinh nghiệm quảng bá của BBC tốt vì đã từng quảng bá cho hơn 40 quốc gia khác nhau, trong đó có những "đại gia" về phát triển du lịch như Australia, Thái Lan, Singapore, Malaysia... Kinh nghiệm và uy tín về quảng bá du lịch của BBC là rất mạnh.Đáng lưu ý, phương thức mà BBC đặt hàng với Việt Nam rất phù hợp, tức là hãng cử một đoàn sang nghiên cứu và làm video clip ấn tượng dựa trên ý của mình. Tổng mức chi phí hợp lý, với 204.600 USD.
Ngoài phương thức quảng cáo trên truyền hình, hiện nay quảng cáo trên internet đang được xác định là một hướng đi chủ lực. Khả năng lan truyền nhiều tầng trên internet cực kỳ hữu hiệu, nếu nội dung được trau chuốt kỹ lưỡng, trình bày sống động, đẹp mắt, những thông điệp hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam sẽ được truyền từ các đại sứ tới bè bạn khắp nơi theo những con đường như email, SMS, blog, forum v.v…một cách hết sức tự nhiên.
Đối với bạn bè quốc tế cũng vậy, nếu thông điệp đẹp, nội dung hay, nó sẽ được nhanh chóng truyền đi khắp nơi trên các forum, website, blog cá nhân, v.v… Mặt khác việc quy tụ hình ảnh Việt Nam về 1 đầu mối có thể giúp người nước ngoài dễ tìm kiếm thông tin về Việt Nam hơn, hình ảnh truyền tới họ cũng đã được biên tập, trình bày nghiêm túc. Người Việt Nam nếu muốn giới thiệu hình ảnh đất nước mình cũng có sẵn phương tiện, nội dung để giới thiệu.
Quảng cáo thực sự là rất quan trọng trong thời đại mới, nhưng điều đó có lẽ không quan trọng bằng việc chúng ta có những gì, chúng ta đã làm những gì để du lịch phát triển... Chúng ta làm du lịch cũng vậy. Đã có ai để ý đến việc có bao nhiêu % du khách nước ngoài quay lại Việt Nam trong những lần du lịch tiếp theo, ấn tượng đối với họ về đất nước chúng ta là gì, điều gì làm họ muốn quảng bá chúng ta cho những người thân của họ... Phải chăng là những vấn nạn mà hằng ngày báo chí vẫn đề cập đến, vẫn nói, vẫn chỉ trích nhưng cũng chỉ được một thời gian, tất cả lại vẫn thế. Chúng ta vẫn hay tự khen mình rằng chúng ta là đất nước rừng vàng, biển bạc, bãi biển của chúng ta đẹp hơn, chúng ta có nhiều cảnh đẹp hơn Thái Lan, Malaysia, Singapore... nhưng tại sao chúng ta lại ít khách hơn họ, có phải do họ có cách quảng cáo hay hơn ta không?
Sự thực không hẳn là như vậy. Câu quảng cáo như mọi người vẫn chỉ trích nhau trên báo hàng ngày không phải là yếu tố quan trọng thu hút du khách đến với chúng ta. Vấn đề quan trọng là chúng ta hãy cùng nhau xây dựng hình ảnh thực sự về Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài, và phải đặt dấu ấn vào trong lòng họ để cho Việt Nam luôn là điểm đến của họ những lần du lịch tới hoặc chí ít cũng để họ tự hào khi giới thiệu về Việt Nam làm điểm du lịch cho những người thân của họ. Cách tốt nhất để thu hút khách du lịch là thay vì ngồi cãi nhau vì "cái câu cái chữ", chúng ta nên tự hoàn thiện bản thân mình, tức là nội lực của chính mình, đào tạo được đội ngũ nhân viên phục vụ tốt, có những chính sách thu hút du lịch (như vấn đề visa chẳng hạn...), giữ gìn và phát huy các danh thắng, chính sách quản lý tạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của người nước ngoài khi đi du lịch ở Việt Nam và một số giải pháp marketing nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của họ.DOC