Tháng 1 năm 2005 đánh dấu việc châu Âu bỏhạn ngạch
nhập khẩu hàng may mặc. Lần đầu tiên sau 43 năm, các nhà
mua hàng sẽ được tựdo mua hàng từbất kỳquốc gia nào và đối
tác nào. Việc này càng làm tăng nguy cơcung vượt quá cầu, gây
ra nhiều rủi ro cho các nhà sản xuất từcác nước. Và cũng từ
đây, ngành công nghiệp may toàn cầu sẽbước vào một thời kỳ
mạnh mẽnhất của cái gọi là thịtrường dành cho người mua
hàng
213 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2858 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng.
GUS/Argos: website này link với
nhiều websites công ty con khác như ,
và nhiều websites khác
Littlewoods Home Shopping:
Freemans và Empire Stores:
92
10. Những yêu cầu về tiếp cận thị trường EU
Khi một nhà sản xuất tại một nước đang phát triển chuẩn
bị xâm nhập vào thị trường EU, cần tìm hiểu rõ những yêu cầu
về tiếp cận thị trường của các đối tác thương mại của mình và
của các chính phủ EU. Các yêu cầu thường là về luật pháp, nhãn
mác, ký mã hiệu và hệ thống quản lý. Những yêu cầu đề ra đều
nhằm mục tiêu đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an
toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội.
Tại EU, tất cả các nước thành viên đều áp dụng chính sách
sản phẩm nhập khẩu chung đối với nước thứ 3. EU đã có định
chế nhập khẩu tự do: không kiểm soát ngoại hối đối với việc
thanh toán hàng nhập khẩu; không yêu cầu hàng nhập khẩu vào
thị trường này phải có giấy phép nhập khẩu, trừ một số mặt hàng
nhạy cảm như nông sản, thuốc lá, vũ khí…và các sản phẩm bị
hạn chế số lượng bằng việc giám sát.
10.1. Những yêu cầu về pháp lý
Luật pháp EU áp dụng chung cho mọi hàng hóa được mua,
bán trong EU. Do đó, là một nhà xuất khẩu ở nước đang phát
triển, doanh nghiệp phải tuân theo những yêu cầu về luật pháp
đang được áp dụng cho các sản phẩm của mình. Để biết thêm
thông tin về luật pháp đối với hàng may mặc, hãy vào địa chỉ
mục những yêu cầu về pháp lý.
10.2 Những quy định không thuộc pháp lý
Những yêu cầu về tiếp cận thị trường liên quan tới xã hội,
môi trường và chất lượng đang ngày càng quan trọng trong
thương mại quốc tế và thường được các nhà nhập khẩu EU quy
định dưới dạng nhãn hiệu, quy tắc hành xử và hệ thống quản lý.
EU không đề ra tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đối với hàng
trang phục bên ngoài, trang phục thể thao và các sản phẩm phụ
đi kèm sản phẩm cơ bản. Hầu hết các nhà nhập khẩu (nhà sản
xuất, bán sỉ và các tổ chức bán lẻ...) có một số yêu cầu tối thiểu
93
về cả nguyên liệu và sản xuất. Chẳng hạn như Uỷ ban kỹ thuật
thuộc Hiệp hội Trang phục Châu Âu (European Clothing
Association – ECLA) đã ban hành những yêu cầu về đặc tính và
lỗi trên mặt vải dệt thoi và dệt kim được dùng để may trang
phục.
Các phương pháp kiểm tra chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn
ISO hoặc dựa trên các qui định của Châu Âu (EN) hoặc các tiêu
chuẩn quốc gia (DIN, SIS hoặc BS tương ứng của Đức, Hà Lan
và Anh), như:
• Dán nhãn lưu ý (care labelling – ISO 3758)
• Các khía cạnh ổn định về kích thước, như hấp (DIN
53894), nóng chảy (DIN 54311), giặt/làm khô (ISO
3759, 5077 và 6330), giặt khô (ISO 3175);
• Các tính chất về cơ, lý như độ dãn đứt mảnh dài (ISO
5081), độ dãn đứt kéo (ISO 5082), độ chắc xé ((ISO
9290), độ chính xác đường may (BS 3320), độ kháng
mòn (EN 22313), độ nhăn/phục hồi (ISO 9867), độ xù
lông (BS 5811), độ thẩm thấu của sợi (SIS 650047), thử
nghiệm tính chống thấm nước bằng phương pháp phun
mưa (EN 24920)....
• Độ bền màu trước các yếu tố như giặt, ánh sáng, nước...
(ISO 105).
Không có các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn chung cho sản
xuất. Mỗi nhà nhập khẩu có các yêu cầu (tối thiểu) riêng của
mình. Bất chấp sự hài hoà hoá các quy định mà đã tạo ra thương
mại tự do giữa các quốc gia thành viên của EU, mỗi thị trường
riêng biệt có các yêu cầu khác nhau liên quan đến chất lượng,
loại trang phục, vải, các tiêu chuẩn, kích thước, màu sắc....
10.3 Đóng gói, kích cỡ và ghi nhãn
Đóng gói:
Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất
khẩu sang EU để đảm bảo hàng hoá được vận chuyển an toàn
qua nhiều quốc gia.
94
EU ban hành nhiều quy định khác nhau về quản lý bao bì
và phế thải bao bì. Trong đó, Chỉ thị 94/62/EEC nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng bao bì phế thải. Các
nước thành viên EU (trừ Ailen, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) đã nhất trí
phấn đấu mức tái sử dụng 50-65% lượng rác thải từ bao bì. Các
quy định về bao bì và phế thải bao bì của EU được sử dụng
chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu. Quy
định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối
thiểu lượng phế thải bao bì từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ
môi trường sinh thái.
Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển cần
phải thảo luận kỹ với đối tác về loại bao bì sử dụng và nên dự
trù trước chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu được yêu
cầu.
Kích cỡ:
Chiều dài, vòng ngực, vòng hông là 3 số đo cơ bản xác
định kích cỡ trang phục tại EU.
Tại các nước EU quan trọng, trừ Anh, số kích cỡ được sử
dụng là giống nhau, tuy nhiên các kích cỡ tại các nước lại có sự
khác nhau về kích cỡ thực của sản phẩm. Chẳng hạn như một
phụ nữ có vòng ngực 88cm, vòng eo 68cm và vòng mông 94cm
thì cỡ áo của cô ta tại Đức, Đan Mạch và Hà Lan là 38, tại Thụy
Điểm và Phần Lan là C38, tại Bỉ và Pháp là 40, tại Ý là 44 , tại
Tây ban Nha và Bồ Đào Nha là 44/46. Như đã được đề cập trên,
Anh sử dụng riêng một hệ thống kích cỡ khác, chẳng hạn như
kích cỡ 36 của các nước EU lục địa thì ở Anh và Ai-len là 12.
Ghi nhãn:
Việc ghi nhãn hàng hóa và việc ghi các thông tin cần thiết,
chủ yếu về hàng hóa lên nhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho
người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biết hàng hóa,
làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn, tiêu thụ và
sử dụng hàng hóa.
95
Việc ghi nhãn hàng thông thường phải đảm bảo 2 nội
dung:
• Nội dung bắt buộc là phần bao gồm những thông tin quan
trọng nhất về hàng phải ghi trên nhãn hàng hóa như xuất
xứ, thành phần sợi, khả năng cháy.
• Nội dung không bắt buộc là phần bao gồm những thông
tin khác, ngoài nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng
hóa như nhãn hiệu lưu ý/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của
nhãn
Chương trình dán nhãn hiệu lưu ý tự nguyện được sử dụng
trên nhiều quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu
tượng là mã màu; các biểu tượng liên quan đến độ bền của màu
sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy),
nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác.
10.4 Thuế nhập khẩu và hạn ngạch
Những cản trở đối với thương mại quốc tế bao gồm:
- Thuế nhập khẩu.
- Hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch.
- Các biện pháp chống bán phá giá.
- Những cuộc điều tra và hành động chống gian lận.
10.4.1 Thuế nhập khẩu
Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng Hệ thống
thuế quan chung của EU đối với hàng nhập khẩu từ các nước
ngoài EU. Nếu không có thỏa thuận thương mại đặc biệt, mức
thuế quan chung sẽ được áp dụng. Hầu hết các nước đang phát
triển đều được EU ban những ưu đãi thương mại đặc biệt, những
nước này được miễn thuế nhập khẩu thông qua hiệp định ưu đãi
theo Hệ thống Thuế quan Ưu đãi Chung mới sửa đổi (RGSP)
hoặc Hiệp định Cotonou gắn kết EU với các nước châu Phi,
vùng Caribbe và Thái Bình Dương.
96
Thuế nhập khẩu trang phục bên ngoài chung của EU được
tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá
CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó.
Bảng 2.16 : Thuế nhập khẩu trang phục bên ngoài
Mức thuế ( %)
Mã số HS Hàng Chung RGSP (1)
Trang phục bên ngoài dệt
kim:
61.01-61.09
Áo khoác ngoài, áo jacket,
quần dài, bộ comlê, váy dài,
váy ngắn, áo sơ mi, áo sơ mi
choàng và áo T-shirt.
12,0 9,6
61.10.1110 Áo len chui đầu 10,5 8,4
61.10.1113-
61.11.2090
Áo chui đầu bằng các chất
liệu khác len
12,0 9,6
61.11.3010 Găng tay trẻ em 8,9 7,1
61.11.3090-
61.11.9000
Trang phục dệt kim trẻ em
khác
12,0 9,6
61.12 Bộ đồ trượt tuyết 12,0 9,6
61.16 Quần áo tráng cao su, không
bao gồm găng tay
8,9 7,1
61.17 Ca vát và nơ 12,0 9,6
Trang phục bên ngoài dệt
thoi:
62.01-62.06
Áo khoác ngoài, áo jacket,
quần dài, bộ comlê, váy dài,
váy ngắn, áo sơ mi, áo sơ mi
choàng
12,0 9,6
62.09 Quần áo và các loại phụ kiện
trẻ sơ sinh
10,5 8,4
97
62.11 Quần áo thể thao và bộ quần
áo trượt tuyết
12,0 9,6
62.14 Ca vát 8,0 6,4
62.15 Nơ 6,3 5,0
62.16 Găng tay 7,6 6,0
42.03.10 Quần áo da 4,0 0,0
Nguồn: Tổng cục Thuế Hà Lan, Tháng 4 năm 2006
(1) Những mức thuế ưu đãi này không dành cho Trung
Quốc và Myanmar.
Đối với một vài quốc gia, có thể có những mức thuế (thấp
hơn mức RGSP) áp dụng cho một số loại sản phẩm cụ thể.
Để biết thêm thông tin cập nhật về thuế nhập khẩu của EU
hãy vào trang web:
10.4.2 Hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch
Mặc dù được coi là khu vực tương đối tự do và tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển, EU vẫn áp
dụng một số hạn ngạch nhất định cho một số mặt hàng, đặc biệt
là hàng may mặc.
Hạn ngạch hàng may mặc của EU được quy định trên cơ
sở Hiệp định May mặc. Trong nhiều năm qua, hạn chế nhập
khẩu bằng hạn ngạch là một hình thức áp dụng các rào cản phi
thuế quan quan trọng nhất đối với hàng may mặc, cho đến năm
1995 thông qua Hiệp định Đa sợi (MFA) và từ năm 1995 về sau
này bằng Hiệp định về hàng Dệt may (ATC) của WTO. Kể từ
ngày 1 tháng 1 năm 2005, hạn ngạch may mặc toàn cầu được dỡ
bỏ. Việc dỡ bỏ hạn ngạnh hoàn toàn đã dẫn tới sự bùng nổ hàng
may mặc giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào EU trong những tháng
đầu năm 2005, tạo làn sóng phản đối từ phía các nước sản xuất
hàng may mặc miền Nam và Đông Âu.
98
Tháng 6 năm 2005, EU và Trung Quốc đã đồng ý ký một
thỏa thuận mới nhằm kiểm soát sự gia tăng xuất khẩu hàng may
mặc của Trung Quốc vào EU cho tới năm 2008. Thỏa thuận tái
áp dụng hạn ngạch này gồm 10 trong số 35 loại hàng may mặc
nhập khẩu của Trung Quốc được dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 1
tháng 1 năm 2005 là: áo chui đầu, quần dài nam, áo sơ mi
choàng, áo T-shirt, váy dài, áo lót phụ nữ, sợi lanh, khăn trải
giường, khăn trải bàn và khăn ăn.
Bảng 2.17: Hạn ngạch nhập khẩu trang phục bên ngoài của
EU áp dụng cho hàng Trung Quốc, 2006-2007
Đơn vị tính: 1.000 sản phẩm
Chủng loại Thực tế 2004
Hạn ngạch
2006
Hạn ngạch
2007
Cat. 4- Áo T-shirt 124.254 540.204 594.225
Cat.5- Áo chui đầu 39.418 199.704 219.674
Cat. 6- Quần dài nam 40.321 348.072 382.880
Cat. 7- Áo sơ mi
choàng
17.559 80.493 88.543
Cat. 26- Váy dài 6.604 27.001 29.701
Nguồn: Eurostat
Thỏa thuận đối với 10 chủng loại hàng hóa này sẽ hạn chế
tốc độ nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc, đồng thời cho
phép xuất khẩu may mặc của Trung Quốc tăng trưởng một cách
hợp lý và công bằng. Bằng cách đi tới một thỏa thuận cân bằng
và thông thoáng, EU và Trung Quốc đảm bảo cho ngành may
mặc tại EU và các nước đang phát triển có một khoảng thời gian
tự điều chỉnh, cho phép các nhà nhập khẩu và bán lẻ dự đoán tốt
hơn, và giúp Trung Quốc bảo toàn kết quả của tự do hóa thị
trường.
99
Để biết thêm thông tin, hãy vào trang web:
hoặc
10.4.3 Các rào cản khác
Ngoài thuế nhập khẩu và hạn ngạch, một số rào cản khác
cũng thường được áp dụng như các biện pháp chống bán phá giá
và chống gian lận.
Nhiều mặt hàng may mặc đã được dỡ bỏ hạn ngạch nhưng
theo quy định của WTO, các nước nhập khẩu vẫn có thể áp dụng
thuế chống bán phá giá nếu như có bằng chứng chứng minh
được những thiệt hại nghiêm trọng đến nền sản xuất trong nước
của nước nhập khẩu do việc bán phá giá.
Các biện pháp chống bán phá giá
Trong thương mại quốc tế, theo quy định tại Điều 2.1 của
Hiệp định chống bán phá giá của WTO thì hành vi bán phá giá
là hành vi bán hàng hoá từ một quốc gia này (quốc gia xuất
khẩu) sang thị trường của một quốc gia khác (quốc gia nhập
khẩu) với mức giá thấp hơn mức giá thông thường bán tại thị
trường trong nước của quốc gia xuất khẩu trong điều kiện
thương mại bình thường.
Điều tra chống gian lận
Ngoài áp dụng các biện pháp chống bán phá giá ra, EU
cũng đang tăng cường điều tra và hoạt động chống những hành
vi gian lận như:
Làm vô hiệu những biện pháp chính sách thương mại, như
các biện pháp chống bán phá giá.
Hưởng lợi bất hợp pháp từ những chính sách ưu đãi như
RGSP;
• Lừa người tiêu dùng (về nguồn gốc hàng hóa)
• Làm hàng giả, hàng nhái (sao chép thiết kế, mẫu mã độc
quyền mà không được phép của chủ nhân)
100
ĐỂ TRỞ THÀNH BẠN HÀNG
CỦA ĐỐI TÁC CHÂU ÂU
Tháng 1 năm 2005 đánh dấu việc châu Âu bỏ hạn ngạch
nhập khẩu hàng may mặc. Lần đầu tiên sau 43 năm, các nhà
mua hàng sẽ được tự do mua hàng từ bất kỳ quốc gia nào và đối
tác nào. Việc này càng làm tăng nguy cơ cung vượt quá cầu, gây
ra nhiều rủi ro cho các nhà sản xuất từ các nước. Và cũng từ
đây, ngành công nghiệp may toàn cầu sẽ bước vào một thời kỳ
mạnh mẽ nhất của cái gọi là thị trường dành cho người mua
hàng.
Như vậy để cạnh tranh, các nhà máy và ngành công
nghiệp các nước xuất khẩu phải đáp ứng được những nhu cầu
ngày càng tăng cao của người mua hàng. Giảm giá đã luôn luôn
là “chiêu bài” các nước xuất khẩu châu Á thường đưa ra. Tuy
nhiên, rõ ràng rằng, ngành công nghiệp các nước như Việt Nam
đã không còn cách gì để có thể giảm giá thành hơn nữa (khi mà
giá nhân công ngày càng tăng cao để tỉ lệ thuận với chỉ số lạm
phát, hầu hết nguyên phụ liệu phải nhập về từ các nước khác,
v..v). Như vậy vấn đề đặt ra là phải tăng chất lượng dịch vụ, đáp
ứng được khách hàng thông qua những hiểu biết kỹ thuật cho
các thiết kế do khách hàng đưa ra. Đồng thời chúng ta phải tăng
khả năng tìm nguồn nguyên phụ liệu, làm mẫu sản phẩm, thiết
kế và huy động vốn. Chúng ta phải nhận thức được rằng, khả
năng gia công sản phẩm, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý
không còn là những ưu điểm cạnh tranh nữa mà đó là những yêu
cầu hết sức căn bản cho việc tiếp cận thị trường.
Các nhà xuất khẩu còn mới mẻ trong việc tiếp cận khách
hàng quốc tế thường đặt câu hỏi là nên tìm khách hàng hay để
khách hàng tìm mình. Điều này cũng thật khó trả lời. Nói đúng
thì phải cả hai tìm ra nhau. Tuy vậy, trong muôn vàn các nhà
101
cung cấp lớn nhỏ trên thế giới, làm thế nào để người mua hàng
sẽ tìm đến bạn? Cách duy nhất là phải làm là:
¾ Làm cho công ty của bạn có thể thấy được, có thể gây
một sự chú ý nào đấy trong bộ nhớ của khách hàng quốc tế
¾ Công ty bạn phải có thể làm cho khách hàng thấy
được những điểm mạnh mà chỉ riêng công ty bạn có so với các
công ty còn lại
¾ Phải thực tế, cụ thể và rõ ràng khi đàm phán với
khách hàng
¾ Thực hiện cho được những điều đã hứa với khách
hàng
¾ Phải biết được ai là khách hàng tiềm năng của mình
1. Giai đọan tìm kiếm khách hàng: Tham dự hội chợ -
Một số kỹ năng tham dự hội chợ may mặc quốc tế
1.1 Chọn hội chợ thích hợp cho mặt hàng của mình
Hiện nay có rất nhiều hội chợ trên thế giới được tổ chức
hàng năm cho ngành may mặc, doanh nghiệp phải lựa chọn một
hội chợ tốt nhất cho mình để tham dự nhằm đạt được kết quả
cao nhất.
¾ Tìm trên trang web: doanh nghiệp sẽ tìm thông tin về
hội chợ trên trang web các hội chợ tổ chức ở châu Âu. Tùy vào
thị trường đích, mặt hàng và quy mô công ty mà chọn hội chợ
thích hợp. Ví dụ nếu công ty làm hàng thời trang xuân hè quy
mô lớn thì nên tìm thông tin của hội chợ CPD xuân hè (Đức),
làm hàng thời trang thu đông (CPD thu đông), thể thao (ISPO –
Munich, Đức), hàng thời trang số lượng nhỏ (Bỉ), v.v..
¾ Sau khi xác định được hội chợ, doanh nghiệp nên tìm
tất cả những thông tin liên quan (quy mô, tên của các nhà cung
cấp và các nhà mua hàng tham dự các năm trước, v.v) trên trang
102
web của hội chợ đó để có thể có một cái nhìn khái quát về hội
chợ này trước khi tham gia. Doanh nghiệp có thể sẽ liên hệ
trước với các nhà mua hàng để hẹn gặp tại hội chợ. Đây là cách
đem lại nhiều kết quả tốt nhất cho việc tham dự hội chợ.
1.2 Tại hội chợ
Các hội chợ may mặc châu Âu thường rất chuyên nghiệp
và được tổ chức quy mô, nhiều hội chợ rất lớn đến cả 8-10 Hall
liền nhau nên nhiều khi đi cả ngày cũng không hết. Ở các hội
chợ này, các nhà mua hàng chuyên nghiệp cho các công ty lớn
nhỏ đều có mặt. Họ sẽ đi dạo quanh các gian hàng với một tốc
độ rất nhanh, xác định ngay được mặt hàng và nhà cung cấp mà
mình muốn đến. Họ sẽ bước vào gian hàng của bạn để xem hàng
và hỏi thông tin và sẽ bước ra ngay nếu như cảm thấy không hấp
dẫn và bạn coi như đã mất một khách hàng tiềm năng. Vậy yếu
tố nào có thể hấp dẫn được họ? Nói một cách căn bản, đó là mức
độ chuyên nghiệp của sản phẩm của bạn và giá cả. Bên cạnh đó,
còn có một số yếu tố tạo nên ấn tượng đầu tiên cho người mua
hàng về một người cung cấp hàng – đối tác tiềm năng của họ.
1.2.1 Sản phẩm và trưng bày tại hội chợ
1.2.1.1 Sản phẩm
¾ Yếu tố trước nhất cho việc tham dự hội chợ quốc tế là
sản phẩm. Sản phẩm phải đúng chủ đề, đúng mùa (ví dụ tham
dự hội chợ hàng thời trang xuân hè thì không thể trưng hàng áo
khoác của mùa thu đông).
¾ Sản phẩm phải được trưng bày theo bộ sưu tập chứ
không là một nhóm hàng đơn lẻ, không thống nhất. Nhà mua
hàng quốc tế sẽ đánh giá mức độ chuyên nghiệp của nhà xuất
khẩu qua yếu tố này.
¾ Sản phẩm phải được chuẩn bị kỹ càng: có nhãn hiệu
(một bên của sản phẩm và ở trong sản phẩm chứa đựng thông tin
103
độ dày của chất liệu, size, hướng dẫn cách giặt, cấu thành vải,
mã hàng).
1.2.1.2 Các thành tố khác tạo nên ấn tượng đầu tiên
cho khách hàng
Phải luôn luôn nhớ rằng ấn tượng đầu tiên là ấn tượng
vĩnh viễn. Muốn vậy, ngoài việc trưng bày ra một bộ sưu tập
gây chú ý, doanh nghiệp phải cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng của
mình qua:
¾ Một bản thông tin về doanh nghiệp cô đọng, súc tích sẽ
không làm nản các nhà mua hàng ít thời gian, giúp họ nắm
được những nét căn bản về nhà cung cấp một cách nhanh chóng.
¾ Một bảng giá rõ ràng cụ thể (được tính bằng đô la Mỹ
hay đồng Euro) cho từng mã hàng. Doanh nghiệp sẽ thấy mình
có thể trả lời câu hỏi của khách hàng nhanh chóng, tạo ấn tượng
về tính chuyên nghiệp của mình.
¾ Một bảng màu sắc chi tiết (color cards/reference) sẽ
giúp doanh nghiệp chỉ ra mau chóng cho khách hàng về màu sắc
của bộ sưu tập của mình, định hướng cho khách hàng nếu khách
hàng muốn đặt hàng mẫu.
¾ Một bảng size cụ thể (size specification) – size châu Âu
– sẽ làm doanh nghiệp cung cấp thông tin rất nhanh cho khách
hàng vế sản phẩm của mình cũng như hiểu rõ yêu cầu của khách
hàng.
¾ Brochure: doanh nghiệp nên thiết kế brochure rõ ràng,
súc tích thông tin muốn truyền đạt bằng một thứ tiếng Anh
chuẩn. Brochure tưởng dễ mà thường lại là khâu yếu nhất của
doanh nghiệp Việt Nam.
¾ Danh thiếp: nên chuẩn bị danh thiếp đầy đủ, được in rõ
ràng bằng tiếng Anh.
¾ Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chuấn bị những thông tin
khác để có thể cung cấp thêm thông tin cho khách hàng khi cần.
104
1.1.1.3 Những câu hỏi doanh nghiệp thường gặp khi
tiếp xúc người mua hàng
¾ Bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu hay
không?
¾ Bạn có kinh nghiệm làm hàng cho nhãn hiệu nào?
¾ Các điều kiện làm và giao hàng (delivery conditions)
? LC, CIF, FOB, CMPT?
¾ Thời điểm từ ngày nhận đặt hàng đến lúc giao hàng
(lead time) ?
¾ Nguồn nguyên phụ liệu của công ty bạn như thế nào?
¾ Mức độ dịch vụ của công ty bạn đáp ứng như thế nào
(cách hiểu một bản thiết kế và triển khai nó, v..v)?
¾ Quy mô của công ty bạn như thế nào?
¾ Tính linh động trong việc nhận đơn hàng của bạn ra
sao?
1.1.1.4 Cam kết tại hội chợ
Khi khách hàng cảm thấy thỏa mãn với những câu trả lời
của doanh nghiệp và với sản phẩm, họ có thể sẽ đặt làm hàng
mẫu và hẹn ngày đến thăm công ty của doanh nghiệp. Phải lưu
ý rằng, bất kỳ lời hứa nào của doanh nghiệp tại hội chợ cũng
phải được thực hiện để tạo ra uy tín đối với khách hàng. Hơn
thế nữa, phải liên tục cập nhật cho khách hàng về tiến độ của
việc làm hàng mẫu và giao hàng đúng hẹn và đúng quy cách.
2. Thăm công ty – bước dạo đầu của việc đặt hàng lâu
dài
Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với những ấn tượng ban
đầu mà doanh nghiệp tạo ra, họ thường sẽ hẹn ngày đến thăm
công ty của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc thăm viếng này là
105
để biết được tiềm lực và mức độ sẵn sàng của công ty để có thể
đặt vấn để làm đối tác lâu dài.
2.1 Những tiêu chí khách hàng sẽ kiểm tra
2.1.1 5M – “Phần cứng” của công ty
5 yếu tố căn bản mà nhà mua hàng sẽ xem xét khi đến
thăm công ty của bạn sẽ là
¾ Con người (Men): đội ngũ nhân lực của công ty bạn
là bao nhiêu? Có bao nhiêu người là làm cố định, bao nhiêu là
thời vụ? các phòng ban được cơ cấu ra sao? Cách bố trí nhà
xưởng, lối đi, hiểu biết về an toàn lao động trong công nhân và
nhà quản lý; độ chuyên nghiệp của đội ngũ mua nguyên vật liệu
và phân bố nguyên liệu đến từng khâu; mức độ chuyên nghiệp
của các phòng ban (phòng giặt, là, phòng làm sản phẩm mẫu,
cắt, làm mẫu, hoàn tất sản phẩm, đính nguyên phụ liệu; phòng
hoàn tất, đóng gói, phòng xuất khẩu, marketing, phòng quản lý
mua hàng, phòng thiết kế, nhuộm, wash như thế nào? Dịch vụ
khách hàng ra sao? Tay nghề công nhân như thế nào? Giờ làm
việc được bố trí hợp lý hay không?
¾ Các nguồn lực (Means): Công ty là tư nhân quản lý
hay nhà nước? Khả năng tài chính của công ty? Công ty muốn
được thanh toán băng hình thức nào (điều này cho thấy khả năng
tiềm lực tài chính); Các nhà xưởng, nhà kho như thế nào? Các
kế hoạch đầu tư của công ty trong tương lai về các mặt?
¾ Phương pháp (Method): Việc quản lý được tiến hành
như thế nào trong công ty? Công việc được phân công như thế
nào? Có hệ thống quản lý hiện đại hay không? Việc đảm bảo
chất lượng sản phẩm được thực hiện như thế nào? (có nhân viên
SGS / QC hay không?) Hệ thống báo cáo ra sao? Sơ đồ tổ chức
của công ty như thế nào? Tầm nhìn và chiến lược của công ty
như thế nào?
106
¾ Máy móc (Machine): Năng lực sản xuất của công ty?
Mức độ hiện đại và tự động hóa của máy móc trong công ty; Có
các kỹ thuật thông tin hiện đại hay không? Có đội ngũ bảo trì và
sữa chữa máy móc trong công ty không?
¾ Các tiêu chuẩn khác (Measurables) : Công ty có hệ
thống về kế hoạch sản xuất hay không? Số lượng xuất khẩu là
bao nhiêu? Có khả năng làm bộ sưu tập sản phẩm hay không?
Khả năng nhiều đơn hàng cùng lúc như thế nào? Việc quản lý
công việc và các nguồn nguyên liệu có khoa học không?
2.1.2 Xem xét việc tuân thủ các quy định quốc tế
trong ngành dệt may
Để có thể xuất khẩu được vào châu Âu, doanh nghiệp phải
đạt được những chứng chỉ quốc tế quy định mức độ tuân thủ về
xã hội, sức khỏe, an toàn và đảm bảo môi trường cho cộng đồng
xung quanh. Hay ít nhất doanh nghiệp cũng phải nên có một số
chứng chỉ căn bản như:
¾ ILO: chứng chỉ cho thấy sự tuân thủ về việc bảo vệ
người lao động
¾ ISO: chứng chỉ trong quản lý
¾ Oekotex: chứng chỉ cho thấy sản phẩm là an toàn,
không có hóa chất nguy hiểm
¾ SA 8000: chính sách của công ty liên quan đến lao
động
¾ CE Marking: chứng chỉ chứng nhận việc chấp hành tốt
những quy định của châu Âu liên quan đến ngành hàng cụ thể
nào đó, trong trường hợp này là CE cho ngành may mặc.
¾ Emas: chứng chỉ chứng nhận công ty có những hành vi
tôn trọng môi trường, sinh thái.
107
¾ BS 8800 và OHSAS 18001: chứng chỉ cho thấy công
ty có hệ thống tăng cường quản lý về an toàn và sức khỏe người
lao động v..v
¾ Ngoài ra, công ty cũng phải có những chứng nhận về
việc kiểm tra độ an toàn của vải, nhà xưởng, độ co giãn của sản
phẩm thường xuyên.
2.1.3 Mức độ dịch vụ và sản phẩm
¾ USP (Unit selling point): Công ty phải xác định được
điểm khác biệt trong dịch vụ của mình so với các doanh nghiệp
khác, hay của ngành may mặc các nước khác và phải cho khách
hàng thấy được điểm khác biệt này.
¾ SLA (Service level agreement): công ty phải cho
khách hàng thấy được những ưu điểm về dịch vụ của công ty so
với đối thủ qua các cam kết với khách hàng (có thể làm bộ sưu
tập, phát triển sản phẩm dựa trên ý tưởng của khách hàng, cung
cấp thiết kế thường xuyên, tăng độ chuyên nghiệp của công ty
và giảm thiểu mức phụ thuộc của công ty với khách hàng, v.v)
¾ Khả năng tìm nguồn nguyên phụ liệu và làm sản
phẩm là điểm tốt nhất minh chứng với khách hàng về dịch vụ
của công ty.
¾ Nêu rõ những ưu thế về dịch vụ trong các giới thiệu
quảng cáo của công ty
¾ Phải luôn luôn lưu ý một điều rằng khách hàng đánh
giá cao đối tác khi họ được thông báo về một rủi ro hay chậm trễ
nào đó trong tiến độ giao hàng hơn là không biết gì về việc này
cho đến khi đã quá muộn.
2.1.4 Gửi hàng và thanh toán
2.1.4.1 Dán nhãn hàng (Labeling)
Phải lưu ý là việc in và dán nhãn hàng thường hay gặp sai
sót trong quá trình đóng gói và gửi hàng. Có nhiêu loại nhãn
108
hàng khác nhau cho từng vị trí khác nhau trong gói hàng do đó
công ty phải lưu ý để giảm thiểu rủi ro.
2.1.4.2 Đóng gói
Phải lưu ý tất cả những yêu cầu của khách hàng trong khi
đóng gói: kích thứơc của thùng carton, kiểm tra chất lượng đóng
gói, chất lượng sản phẩm, đóng gói từng sản phẩm một hay
nhiều sản phẩm một lúc, gián giá tiền lên bao bì được quy định
như thế nào. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều lô hàng đã bị trả về
do đóng gói sai quy cách, hay bị đánh tiền đóng gói lại với chi
phí rất cao.
2.1.4.3 Thanh toán
Bước cuối cùng, doanh nghiệp phải lưu ý trong vấn đề
thanh toán, làm đúng thỏa thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu ngành dệt may việt nam.pdf