Thông thường để gọi chương trình tiếp theo được nhanh chóng ta chưa cần đóng chương trình trước đó, mà dùng cửa sổ của nó để gọi chương trình sau theo thực đơn File Open Open/Bin Chương trình tiếp theo Cửa sổ chương trình tiếp theo).
Ta tiến hành chạy chương trình theo các bước nêu trên để nhận được kết quả mô phỏng. Sau khi kết thúc nghiên cứu sơ đồ mô phỏng, ta đóng một trong hai chương trình và dùng chương trình còn lại để gọi chương trình thứ 3. Như vậy ta có thể gọi lần lượt các chương trình mô phỏng có sẵn trong cửa sổ thư mục Open/Bin của MATLAB.
32 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu nguyên ly máy hiện sóng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi điện thế trên lưới điều chế L. Vì lưới điều chế L ở ngay sát katốt K, nên chỉ cần đến sự thay đổi rất nhỏ điện thế âm (thường từ 0 đến 100v) trên nó, cũng làm thay đổi rất lớn mật độ của chùm tia điện tử bay tới màn. Điện thế trên lưới điều chế L được thay đổi nhờ chiết áp R1, chiết áp này được đưa ra mặt máy với ký hiệu là “ Độ sáng ”.
Như vậy nhờ “súng điện tử ” đã tạo ra được một chùm tia điện tử có thể điều chỉnh để chùm tia điện tử đó hội tụ tại một điểm trên màn huỳnh quang của đèn ống tia điện tử và do điều chỉnh được mật độ điện tử trong chùm tia nên có thể điều chỉnh được độ sáng tối của hình ảnh trên màn của đèn ống tia điện tử.
Phần thứ hai là hệ thống làm lệch tia điện tử theo chiều thẳng đứng và nằm ngang. Hệ thống làm lệch này gồm hai cặp phiến làm lệch đặt lần lượt trước sau và vuông góc với nhau bao quanh trục ống . Một cặp theo phương thẳng góc gọi là cặp phiến làm lệch Y, một cặp theo phương nằm ngang gọi là căp phiến làm lệch X (như hinh 1.1). Hai cặp phiến lệch đứng và lệch ngang nhau tạo ra hai trường tĩnh điện điều khiển tia điện tử theo trục đứng và trục ngang.
Nếu trên một cặp phiền làm lệch có đặt một điện áp (gọi là điện áp điều khiển) thì khoảng không gian giữa chúng tạo thành một điện trường. Khi điện tử đi qua giữa 2 phiến, di bị tác dụng của điện trường này mà nó bị thay đổi quĩ đạo chuyển động . Khoảng cách lệch của điểm sáng do chùm tia tạo nên trên màn so với vị trí ban đầu phụ thuộc vào cường độ điện trường và thời gian bay của điện tử qua khoảng không gian giữa 2 phiến . Vì tác dụng của hai cặp phiến làm lệch là như nhau nên ta xét một cặp phiến Y làm ví dụ . Điện áp điều khiển đặt lên cặp phiến lệch đứng là Uy . Điện áp Uy gây ra một điện trường trong cặp phiến Y .Cường độ điện trường càng lớn , cũng như thời gian bay càng lâu thì độ lệch của quĩ đạo càng tăng.
HINH 1.2
B. Độ nhạy của ống tia điện tử và máy hiện sóng.
Cường độ điện trường tỉ lệ với điện áp điều khiển Uy đặt lên cặp phiến làm lệch Y và tỷ lệ nghịch với khoảng cách 2 phiến dy (xem hình 4.2).Thời gian bay của điện tử qua khoảng giữa hai phiến làm lệch tỷ lệ nghịch với độ dài của phiến Ly là khoảng cách từ điểm giữa của phiến lệch đến màn . Do vậy độ lệch theo trục đứng Y của tia điện từ dưới tác dụng của điện áp điều khiển Uy trên phiến làm lệch đứng xác định theo công thức sau:
Y= (2.1)
ở đây Y là độ lệch của điểm sáng trên màn theo trục Y được tính ra mm.Ly là chiều dài của phiến tính ra mm, dy là khoảng cách giữa 2 phiến làm lệch tính ra mm, UA2 là điện áp trên anốt 2, Ly là khoảng cách từ điểm giữa của phiến lệch đến màn.
Từ (2.1) xác định được độ nhạy của ống tia điện tử như sau:
Soy = (2.2)
Công thức (2.2) là độ nhạy của ống tia điện tử theo trục Y. Đối với trục X ta cũngcó độ nhạy tương tự:
Sox = (2.3)
Độ nhạy của đèn ống tia điện tử chính là độ dịch chuyển của điểm sáng trên màn với một đơn vị điện áp điều khiểu đặt lên phiến làm lệch . Thông thường độ nhạy của ống tia điện tử nhỏ hơn 0,1 mm/v. Để đảm bảo độ nhạy cần thiết thì điện áp UA2 không được chọn lớn . Nhưng như vậy động năng của điển tử không đảm bảo làm phát sáng màn. Để khắc phục tình trạng này, người ta đưa thêm một anốt A3 nữa vào phía sau của hai cặp phiến lệch và gần sát với màn M.Điện áp của anốt này khá cao (thường từ 10+20 kv). Anốt này thực chất là một lớp than chì dẫn điện được quét lên bề mặt trong xung quanh thành ống tia điện tử gần màn huỳnh quang . Nhờ điện trường của Anốt A3 điện tử được gia tốc thêm sau khi qua trường làm lệch mà không ảnh hưởng tới độ nhạy của đèn ống tia điện tử. Ngoài tác dụng gia tốc cho chùm tia điện tử nó còn có tác dụng thu nhận các điện tử phát xạ thứ cấp từ màn huỳnh quang do va đập của tia điện tử với động năng lớn.
Phần thứ ba là màn ảnh M của đèn (xem hình 4.1) màn ảnh là một lớp huỳnh quang được phủ lên lớp đáy của đèn . Mầu sắc và độ lưu ảnh phụ thuộc vào chất huỳnh quang khác nhau phủ lên màn. Khi có điện tử đập vào màn huỳnh quang tại điểm nào điểm đó sẽ phát sáng.
Trong máy hiện sóng , các điện áp từ đầu vào trước khi đưa tới các cặp phiến làm lệch có giá trị nhỏ và đi qua các tuyến lệch đứng và lệch ngang. Để tăng độ nhạy của máy hiện sóng ở các tuyến lệch đứng và lệch ngang.Để tăng độ nhạy của máy hiện sóng ở các tuyến đứng và lệch ngang thường có các bộ khuếch đại để khuếch đại tín hiệu .Vì vậy độ nhạy chung của máy hiện sóng ngoài sự phụ thuộc vào độ nhạy của ống tia điện tử, còn phụ thuộc vào hệ số khuếch đại của các bộ khuếch đại.
Khái niệm độ nhạy của máy hiện sóng được định nghĩa là độ dịch chuyển của điểm sáng trên màn dưới tác dụng của một đơn vị điện áp đưa đến đầu của máy . Độ nhạy của máy hiện sóng được ký hiệu là Sy và Sx tương ứng với hai trục toạ độ XOY:
Sy = KySoy,
SX = KXSOX, (2.4)
Với Ky và KX là hệ số khuếch đại tuyến đứng (Y) và tuyến lệch ngang (X).Như vậy nếu Uy và Ux là các điện áp đưa tới đầu vào của máy hiện sóng thì dịch chuyển theo hai trục đứng và ngang sẽ là :
Y=SyUy,
X=SXUX, (2.5)
Trong đó X là dịch chuyển của điểm sáng theo trục X trên màn của máy hiện sóng khi điện áp đặt vào X là Ux . Còn Y là chuyển dịch của điểm sáng theo trục Y trên màn của máy hiện sóng khi điện áp đặt vào đầu vào Y là Uy .
1.2.2. nguyên lý quét trong máy hiện sóng
A.Nguyên lý tạo ảnh trên màn máy hiện sóng
Muốn tạo được ảnh trên màn của máy hiện sóng chúng ta phải thực hiện một nguyên lý không thể thiếu được là điều khiển đồng thời tia điện tử theo hai trục – trục đứng và trục nằm ngang . Điều này có nghĩa là đồng thời phải đưa vào đèn ống tia điện tử 2 điện áp điều khiển Uy và Ux .
Điện trường của hai cặp phiến lam lệch (lệch đứng và lệch ngang) đồng thời tác động lên tia điện tử , làm tia chuyển động và vẽ nên hình ảnh trên màn huỳnh quang .
Trong trường hợp tổng quát các điện áp Ux và Uy có thể có dạng bất kỳ . Khi đó hình ảnh nhận được trên màn huỳnh quang cũng có dạng bất kỳ .
Tuy nhiên chúng ta xét một trường hợp đặc biệt , nhưng lại rấtphù hợp với thực tế và rất hay sử dụng đó là điện áp điều khiển đặt lên phiến X, điện áp Ux không phải là điện áp bất kỳ mà có dạng tuyến tính theo thời gian.
Ux = a . t (2.6)
Điện áp điều khiển Ux trong trường hợp này gọi là điện áp quét . Còn điện áp muốn vẽ lạ dạng của nó trên màn của máy hiện sóng (gọi là điện áp cần quan sát ) ta đưa vào phiến làm lệch y. Ta xét trường hợp điển hình là điện áp cần quan sát là điện áp hình sin dạng:
= Umsin wt, (2.7)
Từ (2.5);(2.6);(2.7) ta có :
Y = Umsin wt,
X =.a.t, (2.8)
Hệ phương trình (4.8) dễ dàng đưa về dạng chính tắc:
Y = Ymsin WX, (2.9)
Với Ym= Sy Um và W =
Phương trình (2.9)chính là phương trình chuyển động của điểm sáng trên màncủa máy hiện sóng theo hệ trục YOX. Đường cong (2.9) có dạng trùng với dạng tín hiệu Uy cần quan sát.
Chúng ta cũng có thể giải thích một cách trực quan hơn việc tạo ảnh tín hiệu trên màn của máy hiện sóng bằng phương pháp điều khiển chuyển động của điểm sáng trên màn dưới tác động của điện áp điều khiển và (xem hình 4.3)
Dựa vào công thức (2.5) có thể vẽ được chuyển dịch của điểm sáng theo trục đứng Yvà theo trục ngang X phụ thuộc vào thời gian t, và từ quan hệ X(t) và Y(t) dễ dàng nhận thấy quá trình vẽ lại ảnh của tín hiệu cần quan sát trên màn của máy hiện sóng (xem hình 1.3).
Ta nhận thấy khi tđ Ơ thì điện áp Ux đ Ơ điểm sáng chuyển dịch theo X và lệch ra ngoài màn. Nhưng trong thực tế chúng ta lại cần sau khi điểm sáng chuyển dịch tới rìa ngoài màn cần trở lại vị trí ban đầu để tiếp tục chu kỳ chuyển dịch mới.Qúa trình chuyển dịch điểm sáng như vậy gọi là “quét” và điện áp Ux gọi là điện áp quét.
Hình 1.3
Điện áp quét có dạng như hình1.4a gọi là điện áp quét răng cưa và là điện áp quét lý tưởng , nghĩa là sau khi đạt giá trị cực đại Um (tương ứng với Xm ở rìa màn ảnh có thể tức khắc đột biến bằng 0 để lại bắt đầu tăng theo một chu trình mới . Trong thực tế điện áp quét có dạng hình 4.4b. Nghĩa là để trở về 0 điện áp Ux cần có một thời gian hữu hạn nào đó gọi là thời gian quét ngược. Như vậy chu kỳ quét sẽ bằng tổng thời gian thuận và thời gian quét ngược:
Hình 1.4
Tq = Tth+
Do tồn tại thời gian quét ngược nên điểm sáng chuyển ngược từ phải qua trái màn vẽ nên một đường mở không cần thiết như hình 1.5 .
Để loại trừ hiện tượng này , cần phải làm sao cho tỷ số Tth/ càng lớn càng tốt . Tuy nhiên dù thế nào đi nữa cũng vẫn ảnh hưởng tới chất lượng của ảnh , do đó người ta áp dụng một phương pháp để khử hoàn toàn ảnh hưởng của là tạo ra một xung âm trong thời gian để đưa vào lưới điều chế L của ống tia điện tử (xem hình 1.4c).
Hình 1.5
Cũng cần lưu ý một điều là , nếu điện áp quét do một nguyên nhân nào đó không hoàn toàn tuyến tính hình ảnh nhận được của tín hiệu hình sin cần quan sát trên màn của máy hiện sóng sẽ bị méo dạng.
Như vậy chúng ta thấy rằng muốn quan sát được dạng tín hiệu ta phải đưa tín hiệu đó vào phiến làm lệch Y còn phiến làm lệch X đưa vào một điện áp hình răng cưa, điện áp đó gọi là điện áp quét (Uq=Ux).
B.các chế độ quét trong máy hiện sóng
Trong trường hợp vừa xét, vì điện áp có dạng đường thẳng nên gọi là quét đường thẳng . Trong trường hợp chung điện áp có thể có dạng bất kỳ Ux = y (t) khi đó hình ảnh nhận được gọi chung là hình litxazu và cũng xó dạng bất kỳ. Trong thực tế ngoài điện áp răng cưa ra chúng ta còn gặp điện áp có dạng hình sin nên còn gọi là quét sin.
Trong trường hợp quét thẳng nếu Ux có dạng răng cưa liên tục (xem hình 4.4) ngươid ta gọi là quét liên tục (còn gọi là quét tự động). Nếu các điện áp răng cưa đó không liên tục mà gián đoạn (như hình 4.6) người ta gọi là quét đợi, vì mỗi điện áp
Hình 1.6
răng cưa chỉ xuất hiện khi có xung kích thích còn sau đó là thời gian đợi Tđ tới xung tiếp theo. Quét đợi sử dụng khi cần nghiên cứu các tín hiệu xung tuần hoàn có độ “hổng” rất lớn [ H = ] (xem hình1.6a) hoặc dẫy xung không tuần hoàn như hình1.7a.
Khi tín hiệu cần nghiên cưu là dẫy xung tuần hoàn có độ hổng lớn , nếu thực hiện quét liên tục có thể xẩy ra 2 trường hợp :
Trường hợp thứ nhất , khi chu kỳ quét bằng chu kỳ lặp lại của tín hiệu thì trên màn ảnh sẽ nhận được xung rất hẹp và hầu như không thể phân biệt được sườn xung (xem hình 1.6a) .Trong nhiều trường hợp chỉ nhận được chấm sáng của đỉnh xung mà thôi . Kết quả là không thể quan sát đầy đủ dạng của xung.
Trường hợp thứ hai , khi ằ thì trên màn ảnh nhận được ảnh xung đủ lớn nhưng rất mờ trên nền của một vệt sáng đậm phía dưới (xem hình 4.6g).Lý do là vì trong suốt chu kỳ lặp lại của xung , tia điện tử chỉ vẽ ảnh xung xó một lần, còn sau đó dưới tác dụng của điện áp quét tia điện tử sẽ vẽ đi lại nhiều lần đường Y = 0 (ứng với Uy = 0) do đó tạo nên một đường đậm lấn át xung . Kết quả là ảnh của xung bị mờ đi, rất khó quan sát.
Như vậy với dẫy xung cần nghiên cưu có độ rộng lớn ta không thể quan sát tốt bằng cách quét liên tục được, mà phải thực hiện quét đợi. Điện áp quét đợi (hình 1.6đ) có thời gian quét bằng hoặc lớn hơn một chút độ rộng của xung và khi nào có xung cần quan sát lúc đó mới có điện áp quét , thời gian còn lại là thời gian đợi . Chính vì thế mà ảnh xung nhận được giống như trường hợp trước những đường sáng đậm bên dưới không còn nữa. ảnh ân được không rõ ràng và có thể quan sat đầy đủ dạng của xung ( xem hình 1.6h).
Nếu dẫy xung cần nghiên cứu là dẫy xung không tuần hoàn với độ rông xung không thay đổi (xem hình 1.7e). ở đây buộc phải thực hiện quét đợi thì mới quan sát được dạng xung một cách bình thường được (xem hình 1.7c và 1.7e)
Hình 1.7
1.2.3. nguyên lý đồng bộ trong máy hiện sóng
Khi quan sát tín hiệu bằng máy hiên sóng chúng ta thấy hien tượng ảnh của tín hiệu không đứng yên, có cảm giác ảnh chạy trên màn huỳnh quang. Hiện tượng này gọi là hiện tượng mất đồng bộ trong máy hiện sóng. Để ảnh của tín hiệu cần quan sát đứng yên trên máy người ta phải thực hiện nguyên đồng bộ.
A.Điều kiện đồng bộ trong máy hiện sóng
Chúng ta sét bản chất của nguyên lý máy đồng bộ trong máy hiện sóng qua việc quan sát một tín hiệu hình sin với chu kỳ điện áp quét khác nhau trên cơ sở đó tìm điều kiện đồng bộ trên máy hiện sóng.
Sự khác nhau giữa chu kỳ điện áp quét và chu kỳ điện áp cần quan sát tạo ra các trường hợp khac nhau của ảnh trên màn của máy hiện sòng (xem hình 1.8)
Trường hợp thứ nhất : {\
(Trong đó Ty là chu kỳ điện áp cần quan sát, Tq1 la chu kỳ của điện áp quét trong trường hợp thứ 2, a và b là các số nguyên dương).
Vì và là các tín hiệu tuần hoàn nên kết lụân trên cũng đúng với trường hợp tổng quát sau :
Trường hợp thứ hai : {
Hiện tượng này cũng đúng trong trường hợp tổng quát .
nTy < Tq2 < ( n + 1/4 ) Ty
Hình 1.8
Trường hợp thứ ba :
ở đây tỷ số giữa chu kỳ điện áp quét và điện áp cần quan sát có thể biểu diễn dưới dạng một phân số (xem hình 4.8d).ảnh nhận được (xem hình 4.8j) sẽ không chuyển động nữa nhưng không phản ánh đúng dạng tín hiệu cần quan sát. ảnh chỉ bao gồm các đoạn khác nhau của tín hiệu cần quan sát mà thôi.
Trường hợp thứ tư:
Tq4 = Ty
Trong trường hợp này chu kỳ điện áp quét bằng chu kỳ tín hiệu cần quan sát (xem hình 1.8e) . ảnh nhân được không chuyển động và có dạng đúng như ảnh của tín hiệu cần quan sát (xem hình 1.8k). Trường hợp này người ta nói đã thực hiên đồng bộ trong máy hiện sóng. Nó cũng đúng cho trường hợp tổng quát :
, với n là số nguyên dương .
Điều kiện được gọi là điều kiện đồng bộ điện áp quét với điện áp cần quan sát . Qúa trình thiết lập và duy tri điều kiện này gọi là quá trình đồng bộ trong máy hiện sóng .
Trên cơ sở phân tích các trường hợp đặc trưng có thể xảy ra ở trên , dựa vào ảnh nhận được trên màn ảnh của máy hiện sóng ta có thể kết luận và trạng thái đồng bộ của máy. Trạng thái đồng bộ là trạng thái ổn định của ảnh, ảnh đứng yên không chuyển động và không có đường giao nhau hoặc khép kín. Nguyên lý đồng bộ cơ bản ở đây là thực hiện đồng bộ :
(2.10)
Như vậy, để có đồng bộ phải thoả mãn điều kiện (2.10) nghĩa là bằng một cách nào đó giữa chu kỳ (tần số) của điện áp quét với chu kỳ (tần số) của tín hiệu cần quan sát phải liên quan với nhau. Trên thực tế có thể đạt đồng bộ bằng hai cách .
Cách thứ nhất căn cứ vào tình trạng ảnh (xem hình 1.8g,h hay i) ta thay đổi chu kỳ quét cho tới khi nhận được ảnh như hình 1.8k. Cách làm này chỉ áp dụng được với điều kiện tần số Ux và Uy phải rất ổn định. Điều này hầu như không thực hiện được trong thực tế , nên trạng thái đồng bộ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhất mà thôi.
Cách thứ hai là điều kiện tần số quét bởi một tín hiệu tần số liên quan trực tiếp với tần số của tín hiệu cần nghiên cứu một cách tự động, sao cho điều kiện đồng bộ luôn luôn được duy trì. Tín hiệu đó gọi là tín hiệu đồng bộ.
B.Các chế độ đồng bộ và điều chỉnh pha của ảnh trên máy hiện sóng .
Nếu trong máy hiện sóng một phần tín hiệu cần nghiên cứu được tách ra làm tín hiệu đồng bộ, thì cách đồng bộ đó được gọi là đồng bộ trong.
Nếu tín hiệu đồng bộ được lấy từ bên ngoài của máy hiện sóng thì gọi là đồng bộ ngoài.
Nếu tín hiệu đồng bộ được lấy từ điện áp lưới điện 50Hz thì gọi là đồng bộ từ mạng lưới điện.
Như vậy trên quan điểm nguồn tín hiệu đồng bộ, người ta phân biệt ba chế độ đồng bộ :Đồng bộ trong, đồng bộ ngoài, và đồng bộ từ lưới. Thực tế cho ta thấy cách đồng bộ tự động tự động chỉ áp dụng được khi tần số của tín hiệu đồng bộ thay đổi không lớn lắm. Vì vậy để đạt được đồng bộ người ta phải kết hợp cả đồng bộ bằng tay và đồng bộ tự động. Việc đồng bộ bằng tay được thực hiện nhờ bộ phận vi chỉnh tần số quét cho tới khi đạt được trạng thái đồng bộ, sau đó là quá trình đồng bộ tự động xẩy ra.
Trên đây ta chỉ mới xét tới khái niệm đồng bộ đối với chế độ quét liên tục. ậ chế độ quét đợi, yêu cầu này không đặt ra vì đương nhiên bao giờ ta cũng có do điện áp quét phải khởi động bằng điện áp cần nghiên cứu.
Như đã biết, yêu cầu đồng bộ đã dẫn đến việc điều khiển điện áp quét về tần số, còn về pha thì trong nhiều trường hợp người ta bỏ qua vì không ảnh hưởng tới chất lượng ảnh. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực nghiên cứu người ta lại quan tâm đến pha ban đầu của tín hiệu, do đó ngoài việc tạo được một ảnh ổn định còn phải điều khiển sao cho ảnh luôn luôn xuất phát từ một điểm nào đó theo ý muốn (ứng với pha ban đầu của tín hiệu). Yêu cầu này sẽ được thoả mãn nhờ việc khởi động điện áp quét bằng chính tín hiệu đồng bộ theo sơ đồ hình 1.9a.
Hình 1.9
Hình 1.9
Theo sơ đồ này, tín hiệu đồng bộ được đưa tới bộ so sánh (SS)để so sánh với điện áp mức một chiều Uo . Mức điện áp Uo có thể điều chỉnh được về hai phía theo giá trị âm và giá trị dương (xem hình 1.9a). Khi Uđb bằng giá trị Uo thì ở đầu ra bộ so sánh xuất hiện xung khởi động, xung này kích cho bộ tạo điền áp quét làm việc và tạo ra điên áp quét răng cưa. Do đó điện áp quét bao giờ cũng xuất phát từ một thời điểm nhất định so với điện áp đồng bộ (tức là so với tín hiệu cần quan sát (xem hình 1.9b). Kết quả là ảnh sẽ được vẽ từ các pha ban đầu mà ta mong muốn quan sát.
Cũng cần lưu ý rằng, việc điều khiển mức khởi động có thể sẽ ảnh hưởng tới sự đồng bộ khi điện áp mức Uo lớn hơn biên độ điện áp đồng bộ Uđb vì lúc này ở đầu ra của bộ so sánh sẽ không có xung khởi động nữa. Khi làm việc với máy hiện sóng có bộ phận này thì ban đầu nên dặt núm điều chỉnh “mức khởi động”ở vị trí Uo=0.
1.3. SƠ Đồ CấU TRúC Và CáC CHế Độ LàM VIệC CủA MáY HIệN SóNG
1.3.1.Sơ đồ cấu trúc của máy hiện sóng.
Trên cơ sở nguyên lý làm việc của đèn ống tia điện tử, nguyên lý quét và nguyên lý đồng bộ đã xét ở trên chúng ta nghiên cứu so đồ cấu trúc của máy hiện sóng
Hình 1.10
1.3.2. Các chế độ làm việc của máy hiện sóng
Để nghiên cứu toàn bộ hoạt động của máy hiện sóng trước hết ta phải xét tới chế độ làm việc cơ bản của máy. Mỗi chế độ sẽ có nguyên lý hoạt động và thực tiễn chức năng nhất định. Để có thể nhân được một hình ảnh nào đó trên màn ảnh, thì phải xác định được chế độ quét, chế độ đồng bộ. Như vậy về nguyên tắc, có thể thiết lập được 7 chế độ làm việc của máy hiện sóng.
Chế độ quét liên tục đồng bộ trong
Chuyển mạch chế độ đồng bộ chuyển mạch 1 đặt ở vị trí 1 (đồng bộ trong)
chuyển mạch chế độ quét chuyển mạch 2 đặt ở vị trí1(quét liên tục). Tín hiệu cần nghiên cứu được đưa tới đầu vào Y. Tia điện tử sẽ được điều khiển bởi tín hiệu cần nghiên cứu đặt lên cặo phiến lệch đứng và điện áp quét răng cưa liên tục đặt lên cặp phiến lệch ngang. Do vậy trên màn của máy hiện sóng sẽ nhận được ảnh của tín hiệu cần nghiên cứu. Độ cao cảu ảnh có thể thay đổi được từng bậc nhờ bộ phân áp và có thể vi chỉnh nhờ thay đổi hệ số khuếch đại lệch đứng. Số chu kỳ tín hiệu trên màn ( hay độ rộng của ảnh) có thể thay đổi nhờ thay đổi tần số của bộ phận tạo quét liên tục. Việc đồng bộ được thực hiện bằng tay nhờ núm vi chỉnh tần số quét và thực hiện tự động nhờ điều chỉnh biên độ của hiệu đồng bộ. Từ hình ảnh nhận được có thể tiến hành đo các thông số của tín hiệu cần nghiên cứu. Đây là chế độ được sử dụng rộng rãi nhất nhằm quan sát dạng tín hiệu điều hoà hoặc tín hiệu xung tuần hoàn có độ hổng không lớn.
Chế độ quét liên tục đồng bộ ngoài
Chuyển mạch đồng bộ chuyển mạch 1 đặt ở vị trí 2 (đồng bộ ngoài) còn chuyển mạch chế độ quét chuyển mạch 2 vẫn đặt ở vị 1 (quét liên tục). Tín hiệu cần nghiên cứu được đưa tới đầu vào Y, còn tín hiệu đồng bộ đưa từ ngoài vào tới đầu vào X. Xét về mặt nguyên ly làm việc của máy thì chế độ này cũng giống như chế độ ở phần trên, tức là trên cặp phiến lệch đứng là tín hiệu cần nghiên cứu, còn ở trên cặp phiến lệch ngang là điện áp quét răng cưa liên tục. Chế độ này cũng dùng để quan sát tín hiệu điều hoà
Chế độ quét liên tục đồng bộ mạng lưới.
Chuyển mạch đồng bộ chuyển mạch 1 đặt ở vị trí 3 (50Hz) còn chuyển mạchchế độ quét chuyển mạch 2 đặt ở vị trí 1 (quét đợi). Tín hiệu cần nghiên cứu đưa tới đầu vào Y. Về cơ bản chế độ này vẫn giống 2 chế độ trên, tức là điện áp cần nghiên cứu vẫn được đưa tới cặp phiến lệch đứng, còn điện áp quét răng cưa liên tục đưa tớicặp phiến lệch đứng, còn điện áp quét răng cưa liên tục đưa tới cặp phiến lệch ngang. ảnh nhận được trên màn của máy hiện sóng là ảnh của tín hiệu cần nghiên cứu đưa vào đầu vào Y.
Chế độ quét đồng bộ trong.
Chuyển mạch đồng bộ CM1 đặt ở vị trí (đồng bộ trong) còn chuyển mạch chế độ quét CM2 đặt ở vị trí 2(quét đợi), khác với ở mục a trong chế độ này bộ tạo quét liên tục được thay thế bằng bộ tạo quét đợi. Ngoài ra toàn bộ nguyên lý hoạt động không có gì thay đổi, chế độ này dùng để nghiên cứu dạng tín hiệu không tuần hoàn hoặc xung có độ hổng lớn. Trên cơ sở đó tiến hành đo các thông số thời gian và biên độ của tín hiệu cần nghiên cứu. Độ rộng của ảnh xung có thể thay đổi bằng cách thay đổi thời gian quét Tq của bộ tạo quét đợi. Độ sáng của ảnh lúc này phụ thuộc rất lớn vào tần số lặp lại của xung cần nghiên cứu, xung càng thừa ảnh càng mờ.
5.Chế độ quét đợi đồng bộ ngoài.
Chuyển mạch chế độ đồng bộ CM1 đặt ở vị trí 2 (đồng bộ ngoài) chuyển mạch chế độ quét CM2 vẫn ở vị trí 2 (quét đợi). Tín hiệu cần nghiên cứu đưa vào đầu vào Ycủa máy hiện sóng, còn tín hiệu sóng,còn tín hiệu đồng bộ trong trường hợp này đưa từ ngoài vào máy hiện sóng (đưa vào đầu vào X).
6.Chế độ quét đợi đồng bộ mạng lưới.
Chuyển mạch chế độ đồng bộ CM1 đặt ở vị trí 3 (50Hz), còn chuyển mạch chế độ quét CM2 vẫn ở vị trí 2(quét đợi), thực tế chế độ này rất khó thực hiên đồng bộ nên hầu như không sử dụng.
7.Chế độ khuếch đại.
Chuyển mạch chế độ đồng bộ CM1 đặt ở vị trí 2 (đồng bộ ngoài), chuyển mạch chế độ quét CM2 đặt ở vị trí 3 (khuếch đại). ở chế độ này bộ tạo quét được ngắt bởi khỏi tuyến lệch ngang, điên áp quét răng cưa không đưa tới cặp phiến làm lệch ngang . Hai tín hiệu cần nghiên cứu được đưa tới hai đầu vào Y và X, qua các bộ khuếch đại tương ứng đưa tới hai cặp phiến lệch đứng và lệch ngang. Trên màn ảnh nhận được hình Litxaza. Chế độ này dùng để vẽ đặc tuyến hoặc tiến hành một số phép đo như đo góc lệch pha, đo tần số, đo điều chế v.v…Đây là chế độ được sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Chương II
khai thác phần mềm matlab
Giới thiệu MATLAB và thư viện chương trình
1.1. MATLAB công cụ vạn năng
Có các phương tiện đo (PTĐ) và nguồn mẫu thông dụng được mô phỏng;
Mô phỏng được các mạch điện cơ sở;
Mô phỏng được các khối chức năng và sơ đồ của phương tiện kỹ thuật;
Khảo sát dễ dàng mạch điện và phương tiện kỹ thuật đã mô phỏng;
Thuận tiện thiết kế mô phỏng và sử dụng chương trình, có tính đa năng.
1.2. Các bước soạn chương trình
*Chú ý cách cài MATLAB 5.2: Chạy File “Setup” của đĩa CD chương trình. Điền các chữ số 1 vào ô Pasword trong cửa sổ “Installing MATLAB”. Đọc kỹ nội dung câu hỏi ở các cửa sổ xuất hiện trong quá trình cài đặt để đánh dấu đúng những câu trả lời. Kết thúc, sao File “patch521.exe” vào thư mục của Matlab vừa cài đặt; sao toàn bộ các File trong thư mục “Matlab-KC01.07” vào “Bin” của Matlab.
Gọi chương trình
Bật nguồn khởi động máy vi tính, tiếp theo thực hiện các thao tác:
Stat đ Programs đ Matlab đ MALAB Command Window (Hình 2.1).
Hình 2.1
2. Thứ tự soạn thảo
Gọi khối chức năng theo thứ tự:
MALAB Command Window đ New Simulink Model (Nút theo hướng con trỏ hình 2.1) đ Library:Simulink (Thư viện-Hình1) và untiled (Màn soạn thảo-Hình2.1)đ Sources, Sinks, Blocksest & Toolboxes... (Thư viện khối chức năng) đ Các khối chức năng hiện ra (Hình 2..2).
Hình 2..2
Hình 2.3
Lưu ý: Thư viện các khối chức năng của phiên bản Matlab 5.2 biểu diễn dưới dạng các cửa sổ nên thuận lợi cho những ai mới bắt đầu mô phỏng, còn đối với thư viện trong Matlab 6.0, 6.5 ... biểu diễn theo sơ đồ nhánh (Xem hình 2.3) thích hợp cho những người đã thành thạo mô phỏng. Giao diện các khối chức năng và phần tử của các phiên bản khác nhau trong Matlab không có sự khác biệt lớn.
Tạo sơ đồ mạch điện theo nguyên lý định trước:
Đưa con trỏ tới khối, bấm giữ chuột và rê ra màn soạn thảo. Quá trình đó được lặp lại cho các khối còn lại. Sau đó liên kết các khối và chạy thử. Ví dụ cần tạo mạch đo điện áp nguồn xoay chiều bằng máy hiện sóng ta thực hiện các thao tác theo các bước sau đây:
Kích con trỏ lên khối Sources đ Các khối chức năng hiện ra đ Rê khối Sine Wave ra màn Untiled. Kích con trỏ lên khối Sinks đ Các khối chức năng hiện ra Rê khối Scope ra màn Untiled. Nối 2 khối này (Xem hình 2.4).
Tô màu khối:
Untiledđ Format đ Background Color (Foredround Color) đ Chọn màu.
Định dạng phông chữ:
Untiledđ Format đ Font... đ Đặt phông chữ và kiểu chữ.
Hình 2.4
Quay, xoá và đổi tên khối:
Untiledđ Format đ Flip Block, Rotate Block, Hide Name...
Khi đổi tên khối cần xoá tên cũ, đánh tên mới trực tiếp trên khối ở màn soạn thảo.
Thay đổi thời gian lấy mẫu:
Untiled đ Simulation đ Parameters...đ Thiết lập thời gian trên cửa sổ: Start Time, Stop Time.
Chạy thử chương trình:
Untiled đ Simulation đ Stat. Chương trình được chạy. Để ảnh trên màn hiện sóng hiện ra cần kích con trỏ lên khối Scope.
Liên kết các khối thuộc 2 thư viện Simulink và Power System Blocksets (Blocksets & Toolboxes):
Các phần tử thuộc 2 thư viện này liên kết với nhau thông qua các khối: Controlled Voltage Source, Controlled Current Source, Voltage Measuarement, Current Measuarement. Ví dụ mạch đo điện áp đưa ra trên hình 5, hai khối Sine Wave và Scope thuộc th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN412.doc