Mục lục
Danh mục các bảng . iii
Danh mục các hình . iv
Các từ viết tắt . v
CHưƠNG 1 GIỚI THIỆU . 1
1.1 Bối cảnh . 1
1.2 Nghiên cứu ngành cấp nước, thoát nước. 1
CHưƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI . 3
2.1 Toàn quốc . 3
2.1.1 Tổng quan . 3
2.1.2 Các đơn vị hành chính . 3
2.1.3 Sử dụng đất . 4
2.1.4 Dân số . 4
2.1.5 Kinh tế . 6
2.1.6 Các đô thị . 7
2.2 Khu vực nghiên cứu . 9
2.2.1 Tổng quan . 9
2.2.2 Các đơn vị hành chính .11
2.2.3 Sử dụng đất .11
2.2.4 Dân số . 12
2.2.5 Kinh tế . 13
2.2.6 Các đô thị . 15
CHưƠNG 3 TỔNG QUAN NGÀNH – CẤP NưỚC ĐÔ THỊ . 17
3.1 Tổng quan . 17
3.1.1 Hiện trạng của cả nước . 17
3.1.2 Các nguồn nước . 17
3.1.3 Các nhà máy xử lý nước . 19
3.1.4 Mạng lưới phân phối nước . 19
3.1.5 Cải cách trong ngành . 20
3.2 Các khung chính sách hiện hành . 21
3.2.1 Khung pháp lý . 21
3.2.2 Định hướng phát triển trong thập niên vừa qua . 21
3.2.3 Các định hướng phát triển gần đây . 21
3.2.4 Các kế hoạch cấp nước an toàn (WSP) . 23
3.2.5 Chương trình quốc gia chống thất thoát và thất thu nước sạch (UFW/NRW) . 23
3.2.6 Giá nước . 24
3.2.7 Các tổ chức có liên quan . 25
3.3 ODA . 26
3.3.1 Ngân hàng Thế giới . 26
3.3.2 ADB . 27
3.3.3 Phần Lan . 28
3.3.4 Nhật Bản . 28
CHưƠNG 4 TỔNG QUAN NGÀNH – THOÁT NưỚC . 30
4.1 Tổng quan . 30
4.1.1 Hiện trạng của cả nước . 30
4.1.2 Nước mưa . 30
4.1.3 Nước thải . 31
4.1.4 Vệ sinh . 31
4.1.5 Cải cách trong ngành . 32
4.2 Các khung chính sách hiện hành . 33
4.2.1 Khung pháp lý . 33
4.2.2 Các định hướng phát triển trong thập kỷ qua . 33
4.2.3 Các định hướng phát triển gần đây . 35
4.2.4 Phí nước thải . 37
4.2.5 Các tổ chức có liên quan . 39
4.3 ODA . 40
4.3.1 Ngân hàng thế giới. 40
4.3.2 ADB . 42
4.3.3 Phần Lan . 43
4.3.4 Nhật Bản . 43
Tài liệu tham khảo . 46
55 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân. Ở một số loại doanh
nghiệp nhà nước nhất định, chính phủ vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu toàn phần hoặc lợi nhuận kiểm
soát (trên 50% vốn). Trong khi đó, cũng có các SOEs chưa được cổ phần hóa do có tầm
quan trọng chiến lược.
Quyết định 38/2007/QD-TTg, ngày 20 tháng 3 năm 2007 về tiêu chí phân loại và danh sách
các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đã nêu rõ các SOEs về cấp thoát nước ở các đô thị đã
được phân loại thành những công ty cần cổ phần hóa và nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn.
Thực hiện quyết định đó, quá trình cổ phần hóa các công ty cấp nước (WSCs) phục vụ các đô
thị loại III hoặc cao hơn đã hoàn thành vào 30 tháng 6 năm 2010.
Đối với quá trình cổ phần hóa các WSCs như trên, ADB đã chỉ ra rằng quá trình phân cấp
đang được triển khai và chính quyền địa phương và các cơ quan trực thuộc vẫn chưa được
chuẩn bị để sẵn sàng tiếp nhận các trách nhiệm được giao do hiện nay còn tồn tại một số vấn
đề như sau.
1) Cổ phần hóa vẫn chưa đem lại hiệu quả, vì các công ty cấp nước chưa triển khai các hoạt
động chính và thiếu sáng kiến mở rộng các hệ thống phân phối tới các khu vực biên.
2) Quyết định về tăng phí lại không thuộc về WSCs mà do các PPCs, những đối tượng có rất
ít động lực để tăng phí.
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
21 Báo cáo tiến độ(2)
Có thể thấy rằng việc chưa xác định rõ quyền sở hữu đối với các tài sản về xử lý, vận chuyển,
phân phối nước đang vẫn đến tình trạng vận hành và bảo trì kém hiệu quả, gây ra sự xuống
cấp dần về chất lượng.
3.2 Các khung chính sách hiện hành
3.2.1 Khung pháp lý
Nghị định 117/2007/ND-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và sử dụng nước
sạch đã điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu dùng nước sạch với
các hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị, vùng nông thôn, các khu công nghiệp, các khu
chế xuất, các khu công nghệ cao và các vùng kinh tế (dưới đây được gọi tắt là „các khu công
nghiệp‟). Nghị định này cũng quy định các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân và các
hộ gia đình tham gia vào các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
ở Việt Nam.
3.2.2 Định hƣớng phát triển trong thập niên vừa qua
Trong thập niên vừa qua, sự phát triển hệ thống cấp nước đô thị ở Việt Nam đã được quy
hoạch và thực hiện theo Quyết định 63/1998/QD-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 1998, phê duyệt
định hướng cấp nước đô thị và các khu công nghiệp đến năm 2020.
Quyết định đã xác định các tiêu chí cần thực hiện trong quá trình phát triển các hệ thống cấp
nước đô thị và trong quá trình xây dựng các dự án đầu tư phù hợp nhằm phát triển dịchvụ cấp
nước một cách ổn định và bền vững, bao gồm các mục tiêu chủ yếu sau.
1) Đến năm 2020, 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn từ 120 đến 150
lít/ngày/người đến năm sử dụng nước sạch thông qua việc khai thác, sử dụng hợp lý và
bảo vệ tài nguyên nước
2) Cải tạo cơ cấu tổ chức của ngành nước và đổi mới chính sách tài chính và xây dựng
nguồn vốn cho công tác cấp nước đô thị
3) Hiện đại hoá công nghệ thiết bị và đào tạo nhân lực
4) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành cấp nước đô thị
Quyết định này đã nêu rõ rằng các công ty cấp nước (WSCs) cần xây dựng năng lực tài chính
để chi trả cho phí hoạt động và bảo dưỡng cũng như đầu tư hơn nữa để cải thiện và mở rộng
các cơ sở cấp nước
3.2.3 Các định hƣớng phát triển gần đây
(1) Quan điểm chủ đạo
Năm 2009, chính phủ đã cập nhật các định hướng phát triển cấp nước đô thị. Quyết định
1929/2009/QD-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 mô tả các định hướng phát triển cấp nước tại
các đô thị và các công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050.
Quan điểm chủ đạo của Quyết định này là:
1) Hoạt động cấp nước là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sử kiểm soát của nhà
nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khác hàng sử
dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc
biệt khó khăn.
2) Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thá tổi ưu mọi nguồn lực, đáp ứng
nhu cầu sử dụng nước sạch; cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng, dịch vụ tốt và
kinh tế.
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
22 Báo cáo tiến độ(2)
3) Khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Ưu
tiên khai thác các nguồn nước để cấp nước cho mục đích sinh hoạt của cộng đồng.
4) Khuyến khích sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm, an toàn và áp dụng công nghệ tài sử
dụng nước cho các mục đích khác.
5) Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để từng bước hiện đại hoá ngành cấp nước,
tiến dần tới trình độ quản lý và vận hành của các nước tiên tiến trên thế giới.
6) Xã hội hoá ngành cấp nước, huy động mọi thành phần kinh tế bao gồm các tổ chức, cá
nhân tham gia đầu tư phát triển cấp nước và nâng tỷ trọng các thành phần tư nhân tham
gia vào hoạt động cấp nước.
Tầm nhìn đến năm 2050 là đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cấp nước tại các đô thị và khu công
nghiệp (bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) trên cơ sở
cấp nước ổn định, chất lượng bảo đảm, dịch vụ tốt và kinh tế.
(2) Các mục tiêu phát triển đến năm 2025
Phát triển ngành cấp nước nhằm đạt tới 100% tỷ lệ bao phủ dịch vụ với tiêu chuẩn cấp nước
bình quân là 120 lít/người/ngày, tỷ lệ thất thoát thất thu nước giảm xuống 15%, và dịch vụ cấp
nước ổn định 24 giờ/ngày ở tại tất cả các đô thị tại Việt Nam vào năm 2025.
Bảng 3-1 Các mục tiêu phát triển cấp nƣớc đô thị
Chỉ tiêu Loại đô thị
Năm
2015
Năm
2025
Tỷ lệ bao phủ dịch vụ
(%)
Loại III hoặc cao hơn
90
100 Loại IV
Loại V 70
Tiêu chuẩn cấp nước
(lít/người/ngày)
Loại III hoặc cao hơn
120
120 Loại IV
Loại V 100
Tỷ lệ thất thoát thất thu
(%)
Loại III hoặc cao hơn
18
15 Loại IV
Loại V 25
Độ ổn định dịch vụ
(Giờ)
Loại III hoặc cao hơn
24
24 Loại IV
Loại V --
Nguồn: Quyết định 1930/2009/QD-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009, phê duyệt các định hướng phát triển cấp
nước đô thị và các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050
(3) Các nguyên tắc thực hiện
Để đạt được các mục tiêu phát triển đến năm 2025, Quyết định này đã quy định những nguyên
tắc thực hiện đối với tám (8) vấn đề.
1) Nguồn nước
2) Đầu tư, phát triển và quản lý các hệ thống cấp nước
3) Cơ chế và chính sách cho lĩnh vực cấp nước
4) Nghiên cứu và phát triển công nghệ, vật tư và thiết bị lĩnh vực cấp nước
5) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
6) Quản lý lĩnh vực cấp nước
7) Giáo dục và truyền thông
8) Hợp tác quốc tế
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
23 Báo cáo tiến độ(2)
3.2.4 Các kế hoạch cấp nƣớc an toàn (WSP)
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã và áp dụng các kế hoạch cấp nước an toàn (WSP) trên cả
nước .
Từ hỗ trợ của WHO, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định16/2008/QD-BXD ngày 31 tháng
12 năm 2008 ban hành quy chế đảm bảo an toàn cấp nước. Quyết định này là khung pháp lý
để xây dựng, thực hiện và giám sát các WSP nhằm đảm bảo sự an toàn trong sản xuất, cấp và
tiêu thụ nước. Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có các
hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Quyết định này, mỗi WSC với tư cách là một đơn vị cấp nước cần chuẩn bị lộ trình bao
gồm 10 bước để thiết lập WSP.
1) Thành lập đội ngũ cán bộ thực hiện WSP
2) Biên soạn tài liệu mô tả hệ thống cấp nước từ nguồn nước tới khách hàng sử dụng nước,
tiêu chẩun chất lượng nước và dịch vụ
3) Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước
4) Xác định, đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro có thể xảy ra với hệ thống cấp
nước
5) Xác định các kế hoạch quản lý và phòng ngừa rủi ro
6) Quy định các chuẩn mực để kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm soát
phòng ngừa
7) Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý phòng ngừa, xây dựng tiêu chí đánh
giá việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
8) Xây dựng và triển khai các chương trình phụ trợ
9) Thiết lập quy trình ứng phó trong quản lý của WSC
10) Lập hệ thống tài liệu thông tin liên lạc
3.2.5 Chƣơng trình quốc gia chống thất thoát và thất thu nƣớc sạch (UFW/NRW)
Chính phủ đã ban hành Quyết định 2147/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2010, phê
duyệt chương trình quốc gia chống thất thoát và thất thu nước sạch đến năm 2025.
Quyết định này nhằm thực thi Quyết định 1929/2009/QD-TTg (20 tháng 11 năm 2009) với các
mục tiêu về giảm thiểu thất thoát và thất thu nước sạch (xuống 18% vào năm 2020).
1) Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng
2) Xây dựng năng lực cho các chính quyền địa phương
3) Xây dựng năng lực cho các WSCs
4) Xây dựng và cải thiện khung chính sách về chống thất thoát/thất thu nước sạch
5) Đánh giá và giám sát công tác chống thất thoát/thất thu nước sạch do các lý do kỹ thuật
Quyết định này cũng đề cập đến các nguyên tắc tài chính để thực hiện chương trình giảm thất
thoát/thất thu nước và bố trí các nguồn vốn khác nhau. Nhìn chung, ngân sách nhà nước, viện
trợ không hoàn lại hoặc cấu phần không hoàn lại trong các khoản vay hỗn hợp, và nguồn vốn
tự có của các WSCs sẽ được phân bổ cho các hoạt động nâng cao nhận thức và xây dựng năng
lực. ODA và các khoản vay thương mại, tín dụng và các nguồn khác từ các ngành kinh tế khác
sẽ được phân bổ cho cơ sở hạ tầng mạng lưới phân phối nước.
Một ban chỉ đạo (CSC) của chương trình quốc gia UFW/NRW sẽ được Thủ tướng Chính phủ
thành lập, trong đó Bộ trưởng Bộ Xây dựng là trưởng ban và có các đại diện từ các Bộ liên
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
24 Báo cáo tiến độ(2)
quan. Ban Chỉ đạo sẽ có trách nhiệm (a) chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm và các kế hoạch
5 năm thực hiện chương trình, (b) chỉ đạo thực hiện chương trình, (c) chỉ đạo và phối hợp giải
quyết các vấn đề ngành liên quan đến chương trình, (d) đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc
thực hiện chương trình tại các địa phương.
Bộ Xây dựng (MOC) sẽ tổ chức toàn bộ chương trình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Bộ
Tài chính (MOF) sẽ giải quyết các vấn đề tài chính như phân bổ ngân sách và cơ chế tài chính
một cách hiệu quả cho chương trình. Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) sẽ hợp tác
chia sẻ các kinh nghiệm của các WSCs, đánh giá hoạt động của WSC và đề xuất để WSC đạt
được thành tích tốt nhất.
Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ (a) xây dựng các quy định và hướng dẫn dựa trên khung chính sách
UFW/NRW, (b) xây dựng các kế hoạch hàng năm và năm năm bao gồm yêu cầu về kinh phí,
(c) thực hiện các hoạt động của chương trình tại địa phương, và (d) báo cáo các hoạt động cho
Bộ Xây dựng.
3.2.6 Giá nƣớc
Giá nước đô thị do UBND quy định sau khi WSC đệ trình đề xuất giá và thường sau khi
UBND nhận được sự nhất trí của Hội đồng nhân dân.
Nhìn chung, giá nước thay đổi theo từng mục đích như sử dụng sinh hoạt, các đơn vị hành
chính sự nghiệp, các hoạt động kinh doanh, sản xuất và dịch vụ. Giá nước đều được dựa trên
khối lượng sử dụng và nhiều WSCs áp dụng mức giá luỹ tiến (tăng giá theo định mức).
Tháng 11 năm 2004, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư liên tịch
104/2004/TTLT-BTC-BXD, quy định khung giá tiêu thụ nước chung cho cả nước, bao gồm cả
vùng nông thôn, dự trên nguyên tắc tính đủ các yếu tố chi phí và lợi nhuận hợp lý. Sau đó, giá
nước được tăng hoặc điều chỉnh và giúp cải thiện tình hình tài chính của các WSCs.
Hệ thống giá nước mới nhất được dựa theo thông tư 100/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 5 năm
2009, ban hành khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt (bao gồm VAT) do Bộ Tài chính ban hành.
Bảng 3-2 Khung giá nƣớc
Loại
Giá tối thiểu
(VND/m
3
)
Giá tối đa
(VND/m
3
)
Đô thị đặc biệt và đô thị loại I 3.000 12.000
Đô thị loại II, III, IV và V 2.000 10.000
Nông thôn 1.000 8.000
Nguồn: Thông tư 100/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 5 năm 2009 ban hành khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt
do Bộ Tài chính ban hành
Hệ thống giá nước hiện nay căn cứ theo Thông tư nhưng khác nhau tùy theo từng tỉnh/thành
phố. Giá nước được xem xét hàng năm. Ví dụ, thành phố Hồ Chí Minh lên kế hoạch tăng giá
nước lên 5% đến 15% (tuỳ thuộc vào loại khách hàng) trong vòng ba (3) năm tới.
Bảng 3-3 Giá nƣớc hiện nay (VND/m3, bao gồm VAT)
Thành phố Hà Nội Thành phố Hải
Phòng
Tỉnh TT – Huế Thành phố Đà
Nẵng
Sinh hoạt 3.652 - 8.583 8.558 3.623 3.700 - 5.400
Khác 5.204 - 10.957 4.988 - 8.085 6.100 - 12.200
Tỉnh Đồng Nai Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
Thành phố Hồ Chí
Minh
Sinh hoạt 3.780 - 9.450 4.000 - 8.000 4.200 - 5.775 4.200 - 10.500
Khác 6.090 - 12.600 6.500 - 8.000 5.775 - 8.400 7.035 - 12.400
Nguồn: Dựa trên số liệu có sẵn trên trang web của từng SWC
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
25 Báo cáo tiến độ(2)
3.2.7 Các tổ chức có liên quan
Nghị định 117/2007/ND-CP xác định trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước như sau.
1) Chính phủ sẽ thực hiện quản lý nhà nước thống nhất đối với các hoạt động cấp nước trên
lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược và định hướng phát triển
cấp nước ở cấp độ quốc gia.
2) Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các
đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:
Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và khu công nghiệp
trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền;
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương
trình, kế hoạch phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia;
Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị
và khu công nghiệp;
Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên
phạm vi toàn quốc.
3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn:
Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước nông thôn trình Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương
trình cấp nước nông thôn ở cấp quốc gia;
Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước nông
thôn;
Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước nông thôn trên phạm vi toàn
quốc.
4) Bộ Y tế (MOH) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khoẻ cộng đồng, ban hành
quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và giám sát việc
thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc. .
5) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI):
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn
vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước;
Làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư
phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6) Bộ Tài chính(MOF):
Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức(ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước;
Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung giá nước
sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi toàn quốc
7) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện quản lý
nhà nước về hoạt động cấp nước.
8) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
26 Báo cáo tiến độ(2)
lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ
quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và
Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp
nước đô thị và khu công nghiệp; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan
chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về cấp nước nông thôn trên địa bàn.
9) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho
các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham
gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp nước; khi có nhu cầu về cấp nước, Ủy ban nhân
dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị
cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện
dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ
cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng.
3.3 ODA
3.3.1 Ngân hàng Thế giới
Các dự án gần đây do Ngân hàng Thế giới tài trợ được liệt kê dưới đây:
1) Dự án cấp nước Việt Nam (1997-2006)
Dự án nhằm (a) cải thiện chất lượng của dịch vụ cấp nước tại thành phố Hà Nội, thành
phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Đà Nẵng thong qua việc cải tạo các cơ sở
hiện có nhắm đáp ứng nhu cầu của khoảng 2,5 triệu người đến năm 2000; (b) đảm bảo sự
bền vững của các khoản đầu tư thông qua phát triển năng lực thể chế của các công ty cấp
nước (WSCs), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thương mại hoá và nâng cao kỹ năng
của nhân viên thông qua tập huấn; và (c) hỗ trợ chuẩn bị chương trình đầu tư trong tương
lai nhằm đáp ứng nhu cầu sau năm 2000. Dự án được thực hiện bao gồm các hợp phần
sau.
Hợp phần 1: Đánh giá và nâng cấp các cơ sở cấp nước
Hợp phần 2: Các biện pháp quản lý để đảm bảo sự bền vững
Hợp phần 3: Các hoạt động hỗ trợ bao gồm xây dựng quản lý, đào tạo và nhiều
nghiên cứu đa dạng
Hợp phần 4: Đền bù, tái định cư cho những người chịu ảnh hưởng bởi dự án
2) Dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam (2004-đến nay)
Mục tiêu của dự án là nhằm cải thiện dịch vụ cấp nước và vệ sinh tại các hộ gia đình tại
các thị trấn và các đô thị lớn một cách tiết kiệm và thân thiện với môi trường thông qua
tăng cường sức khoẻ và tiềm năng kinh tế của các hộ dân.
Hợp phần 1: Lộ trình cạnh tranh – đầu tư vào các thiết bị cấp nước mới tại các thị
trấn (15 thị trấn trong giai đoạn 1 và 120 thị trấn trong giai đoạn 2)
nơi các công ty cấp nước sẵn sàng ký hợp đồng thầu phụ để vận
chuyển dịch vụ thông qua các quy trình cạnh tranh, và đầu tư vào vệ
sinh hộ gia đinh, bao gồm chương trình đào tạo vệ sinh
Hợp phần 2: Lộ trình thực hiện – đầu tư cải thiện và mở rộng các dịch vụ để cải
thiện các công ty cấp nước (Hải Phòng tại giai đoạn 1, thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2)
Hợp phần 3: Xây dựng cơ sở cấp nước độc lập về tài chính và cơ sở cung cấp
dịch vụ vệ sinh
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
27 Báo cáo tiến độ(2)
Hợp phần 4: Đầu tư xây dựng năng lực cho ngành cấp nước và vệ sinh
Hợp phần 5: Quản lý việc thực hiện dự án
3.3.2 ADB
Sự tham gia của ADB trong ngành nước và vệ sinh của Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm
1990. Ban đầu, ADB tham gia hỗ trợ về thể chế và quy hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau
đó là khoản vay đầu tiên nhằm phục hồi các hệ thống cấp nước và vệ sinh của thành phố. Kết
quả của khoản vay cấp ba thị xã thuộc tỉnh đã tạo cơ sở để cải thiên cơ sở hạ tầng ở hơn 30 thị
xã cấp tỉnh. Phù hợp với chính sách của chính phủ khuyến khích tăng trưởng kinh tế ở các
vùng cách xa các thành phố lớn, hai khoản vay tiếp theo hỗ trợ phát triển tổng hợp cơ sở hạ
tầng môi trường và dịch vụ ở thị xã quy mô trung bình ở các tỉnh miền trung.
Các khoản vay về sau đang trong quá trình chuẩn bị nhằm hỗ trợ việc mở rộng các hệ thống
cấp nước ở thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và tỉnh TT Huế.
Bảng 3-4 Dự án về ngành nƣớc do ADB tài trợ
Dự án Loại Giai đoạn
Phục hồi hệ thống cấp nước và vệ sinh tại thành phố Hồ Chí Minh Khoản vay 1994-2004
Nghiên cứu chính sách giá nước quốc gia T/A 1994-1996
Tăng cường năng lực thể chế cho công ty cấp nước Hồ Chí Minh T/A 1994-1998
Quy hoạch tổng thể cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh T/A 1994-1996
Xây dựng năng lực quản lý và quy hoạch vệ sinh và cấp nước T/A 1995-1999
Cấp nước và vệ sinh tại các thị xã thuộc tỉnh T/A, Khỏan
vay
1993-2004
Cấp nước và vệ sinh tại các thị xã thuộc tỉnh (phần 2) T/A, Khỏan
vay
1994-2007
Cấp nước và vệ sinh tại các thị xã thuộc tỉnh (phần 3) T/A, Khỏan
vay
1999-2010
Dự án cấp nước Hải Phòng T/A 2008-
Dự án cấp nước thành phố Hồ Chí Minh T/A 2008-
Dự án cấp nước Huế T/A 2008-
Dự án cấp nước tại thành phố Đà Nẵng T/A 2008-
Dự án phát triển các thị xã vừa và nhỏ ở miền trung T/A, Khỏan
vay
2004-
Dự án phát triển kinh tế - xã hội toàn diện thành phố Thanh Hóa T/A, Khỏan
vay
2007-
Chương trình đầu tư ngành nước Việt Nam, MFF MFF 1) Đề xuất
Chương trình đầu tư ngành cấp nước Việt Nam PFR 1 Khỏan vay Đề xuất
Dự án hỗ trợ ngành nước Việt Nam PFR2 Khỏan vay Đề xuất
Dự án hỗ trợ ngành nước Việt Nam PFR3 MFF1) Đề xuất
Nguồn: Tài liệu công bố trên trang web của ADB
Chú thích: 1) Cơ sở tài chính chia làm nhiều đợt
Vào tháng 2 năm 2011, ADB công bố rằng Ban giám đốc của ADB đã phê duyệt hỗ trợ tài
chính 1 tỷ đô để cải thiện việc tiếp cận nguồn nước sạch cho ba (3) triệu gia đình tại Việt Nam,
bao gồm một nửa triệu hộ nghèo lần đầu tiên có đường ống nước tại nhà.
Viện trợ này là một phần chương trình đầu tư trị giá gần 2,8 tỷ với sự tham gia của ADB,
Chính phủ Việt Nam, các đối tác phát triển và các đối tác tài chính của công ty nước. Chương
trình sẽ giúp các công ty nước cải thiện và mở rộng việc cấp nước sạch ở một số các thành phố
lớn ở Việt Nam thông qua lắp đặt các đường ống mới và sửa chữa mạng lưới hiện tại. Bên
cạnh cải thiện cơ sở hạ tầng, chương trình sẽ tăng cường công tác quản lý vận hành và khả
năng sinh lợi thương mại của các công ty nước.
Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam Tập. 03: Báo cáo nghiên cứu về cấp thoát nước
28 Báo cáo tiến độ(2)
ADB đang cung cấp 138 triệu USD cho dự án đầu tiên của chương trình ở thành phố Hồ Chí
Minh, nơi có rất nhiều hộ nghèo vẫn chưa đường ống nước dẫn về nhà, và đang phải trả số
tiền nhiều gấp đôi giá nước chính thức. Dự án tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ được thực hiện
bởi Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), sẽ cải thiện áp lực và tỷ lệ bao phủ tới hơn 1 nửa
triệu cư dân thành phố và cung cấp nước cho hơn 20.000 hộ gia đình. Dự án dự kiến sẽ làm
tăng khả năng cấp nước tại thành phố Hồ Chí Minh lên tới khoảng 64 triệu m3/năm trong thập
niên tới.
3.3.3 Phần Lan
Phần Lan đã bắt đầu hợp tác với Việt Nam trong ngành nước vào năm 1985 với Chương trình
hỗ trợ cấp nước tại Hà Nội (1985-2001). Sau đó là sự tham gia vào Chương trình cấp nước v à
vệ sinh tại thành phố Hải Phòng (1990-2004). Sự hợp tác bao gồm các khoản đầu tư vào cơ sở
hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật cho ngành với mục tiêu tăng cường năng lực cho các cơ quan nhà
nước có liên quan và cải thiện các chính sách ngành của chính phủ.
Vào năm 2004, Phần Lan đã mở rộng hợp tác tới các thị xã cấp tỉnh quy mô nhỏ với Chương
trình cấp nước và vệ sinh tại các thị xã nhỏ (WSPST) tại Việt Nam. Giai đoạn 1 của chương
trình thực hiện tại bốn (4) tỉnh, cụ thể là Bắc Kạn, Hải Phòng, Hưng Yên và Thái Bình và kéo
dài đến tháng 8 năm 2009.
Giai đoạn 2 của dự án bắt đầu vào tháng 9 năm 2009 và sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 2013.
Chương trình có ba kết quả chính: i) xây dựng các hệ thống nước sạch và vệ sinh cho các thị
xã nhỏ, ii) tăng cường công tác quản lý tài chính, vận hành và bảo dưỡng tại các công ty nước
sở hữu các hệ thống nhằm đảm bảo sự bền vững của việc phát triển cung cấp và vệ sinh nước
ở các địa phương và iii) vận hành Quỹ quay vòng nước (NRWF) để thiết lập một hệ thống
quốc gia để tài trợ cho các khỏan đầu tư tương tự trong tương lai.
Ngoài ra, chương trình cũng tiếp tục công việc từ giai đoạn 1 của chương trình hoàn thiện xây
dựng các hệ thống cấp nước và vệ sinh và hỗ trợ việc khởi động Phòng thí nghiêm nước của
Bộ Xây Dựng.
Các hoạt động trong 41 dự án tại 26 thị xã tại 8 tỉnh (4 ở đồng bằng sông Hồng và 4 tại các
tỉnh miền núi phía Bắc), bao gồm;
1) Một (1) chương trình vệ sinh và cấp nước mới tại một trong bốn (4) tỉnh (Bắc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam- Báo cáo Nghiên cứu về cấp thoát nước.pdf