LỜI MỞ ĐẦU 1
I.Khái quát chung về Kho ngoại quan 2
1.Giới thiệu chung 2
2. Quản lý hải quan đối với kho ngoại quan 3
3.Thuê kho ngoại quan, quản lý và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan 4
II.Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra và đưa vào Kho ngoại quan 6
1.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan 6
2.Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa vào nội địa 8
3.Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan.10
4.Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài
.12
5.Thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận chuyển từ Kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam 14
6.Thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan 15
7.Thủ tục thanh lý hàng hoá trong kho ngoại quan 17
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4065 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra và đưa vào Kho ngoại quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng và chất lượng hàng hóa, thời hạn thuê kho, các dịch vụ nếu có, trách nhiệm của các bên ký hợp đồng thuê kho ngoại quan.
Theo quy định của Điều 24, khoản 3 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thời hạn của hợp đồng thuê kho ngoại quan không quá 365 ngày, kể từ ngày hàng hóa được gửi vào kho. Đồng thời, chủ kho ngoại quan phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho hải quan kho ngoại quan biết trước khi hợp đồng thuê kho hết hạn. Trong trường hợp chủ hàng có đơn đề nghị, được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Hải quan thì thời hạn hợp đồng thuê kho được gia hạn thêm không quá 180 ngày kể từ ngày hợp đồng thuê kho hết hạn. Nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết hợp hợp đồng mà chủ hàng không ký hợp đồng gia hạn hoặc không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
3.3. Quản lý lưu giữ , bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan
3.3.1. Hàng hóa được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan
Theo Điều 25, khoản 1 Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài muốn quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Điều 24, khoản 1 đều được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan, trừ những loại hàng hóa sau:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.
- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường.
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Hàng hóa lưu giữ bảo quản trong kho ngoại quan phải phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.
3.3.2 Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
- Hàng hóa từ nước ngoài quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
3.3.3 Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan
Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu.
- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
- Hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất khẩu.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra và đưa vào Kho ngoại quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan
1.1. Đối tượng hàng hóa thuộc hàng hóa nước ngoài đưa vào kho ngoại quan và đối tượng được thuê kho ngoại quan
Đối tượng hàng hóa thuộc hàng hóa nước ngoài đưa vào kho ngoại quan
Theo điều 25, khoản 2 Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu;
c) Hàng hóa từ nước ngoài quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
Các hàng hóa sau không được gửi kho ngoại quan:
a) Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
b) Hàng hoá gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
c) Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan
Các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan bao gồm:
a) Thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
b) Thương nhân nước ngoài;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1.2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
1.3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.
Cơ quan thực hiện thủ tục hải quan cần giải quyết thủ tục trong thời hạn cho phép, chậm nhất là 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
1.4. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan
Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan thì chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng phải nộp hợp đồng thuê kho ngoại quan, tờ khai nhập kho ngoại quan, vận tải đơn (theo điều 26, khoản 1.a NĐ 154/2005/NĐ-CP). Cụ thể là:
Đối với cá nhân, tổ chức: Khai báo trên tờ khai hải quan, nộp và xuất trình bộ hồ sơ theo quy định
Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan.
Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hải quan nhập kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập kho.
Thực hiện nghĩa vụ tài chính với lô hàng.
1.5. Bộ hồ sơ hải quan
Bộ hồ sơ khai hải quan cho lô hàng nước ngoài đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
Tờ khai nhập kho ngoại quan theo mẫu tờ khai hàng hóa nhập kho ngoại quan HQ/2002/KNQ (02 bản chính)
Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã đăng ký với cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục (01 bản sao có xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan);
Trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải có hợp đồng thuê kho ngoại quan. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồng thuê kho ngoại quan, được tính từ ngày đăng ký tờ khai nhập kho ngoại quan và ghi ngày hết hạn vào ô số 2 của tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan (mẫu HQ/2002-KNQ).
Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;
Vận tải đơn: 01 bản;
Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 02 bản chính.
Ngoài ra, người làm thủ thục thông quan cần lưu ý trường hợp hàng hóa đưa vào kho ngoại quan phải tuân theo một số yêu cầu, điều kiện cụ thể như:
Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được thành lập trong khu vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì trên vận tải đơn phải ghi rõ: "hàng hoá gửi kho ngoại quan";
Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác ngoài khu vực cửa khẩu (gọi chung là khu công nghiệp) là hàng hóa để phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp chế xuất lân cận.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa vào nội địa
2.1. Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:
Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP:
Hàng hoá từ nước ngoài gửi kho ngoại quan được chuyển quyền sở hữu, hàng hoá gửi kho ngoại quan được Cục Hải quan thanh lý, nếu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu khác theo quy định;
Thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hoá là thời điểm cơ quan hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.
Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế.
Hàng hoá là máy móc thiết bị thuê của nước ngoài khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo.
Trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Hải quan nơi có kho ngoại quan chấp nhận, hàng hoá đã xuất khẩu gửi kho ngoại quan được làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyết định 1473/QĐ-TCHQ ngày 24/5/2002 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành mẫu ấn chỉ nghiệp vụ hải quan.
2.2.Trình tự thực hiện:
Đối với cá nhân, tổ chức: Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đưa vào nội địa như thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài theo đúng quy định của từng loại hình nhập khẩu tương ứng.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước: Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan.
2.3. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan : 02 bản chính.
Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu: 1 bản chính;
Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho)
Phiếu xuất kho theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 08 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
- Mẫu tờ khai hàng hóa nhập/xuất kho ngoại quan HQ/2002/KNQ
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan
3.1. Trình tự thực hiện
Đối với cá nhân, tổ chức: doanh nghiệp nội địa phải làm đầy đủ thủ tục hải quan theo đúng quy định của từng loại hình xuất khẩu tương ứng trước khi đưa hàng hoá vào kho ngoại quan
Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Công chức hải quan kiểm tra, tiếp nhận bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp/xuất trình và đăng ký số tờ khai.
Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho.
Đối với hàng gửi kho ngoại quan nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
Công chức Hải quan giám sát hàng nhập Kho ngoại quan ký xác nhận hàng đã nhập kho vào tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan.
Làm thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng chuyển cửa khẩu đến kho ngoại quan.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan : 02 bản chính.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã đăng ký với Hải quan (bản photocopy ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan).
Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê Kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan .
Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu: 1 bản sao
Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy).
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3.4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 08 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
3.8. Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
Mẫu tờ khai hàng hóa nhập/xuất kho ngoại quan HQ/2002/KNQ (phụ lục 3.1)
Tờ khai xuất khẩu
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu được khách hàng nước ngoài chỉ định gửi vào kho ngoại quan;
Hàng hoá hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất;
Hàng hoá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải tái xuất;
Hàng hoá từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công, tái chế; sau đó đưa trở lại kho theo chỉ định của khách hàng nước ngoài.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyết định 1473/QĐ-TCHQ ngày 24/5/2002 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành mẫu ấn chỉ nghiệp vụ hải quan.
4. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài
4.1. Trình tự thực hiện
Đối với cá nhân, tổ chức: chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải khai báo và nộp bộ hồ sơ hải quan theo quy định.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước: Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ do doanh nghiệp khai báo và xuất trình khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất, thực hiện chế độ giám sát hải quan theo quy định.
4.2. Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Người khai hải quan cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm những chứng từ sau:
Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính
Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 01 bản sao (nếu 01 tờ khai xuất khẩu phải xuất kho nhiều lần thì xuất trình để hải quan trừ lùi)
Giấy ủy quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho)
Phiếu xuất kho theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính
4.3. Thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan
Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan chậm nhất là 08 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
4.4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục hành chính, Chi cục Hải quan sẽ đưa ra quyết định có thông quan hay không. Nếu Chi cục Hải quan đưa ra quyết định thông quan, người khai hải quan sẽ tiến hành nộp lệ phí hải quan là 20.000VNĐ/1 tờ khai.
4.5. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (xem phụ lục đính kèm)
Mẫu tờ khai hàng hóa nhập/xuất kho ngoại quan HQ/2002/KNQ
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
4.6. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Luật Hải quan 2005
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyết định 1473/QĐ-TCHQ ngày 24/05/2002 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành mẫu ấn chỉ nghiệp vụ hải quan.
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận chuyển từ Kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam
5.1. Trình tự thực hiện:
Đối với cá nhân, tổ chức: Khai báo trên tờ khai hải quan, nộp và xuất trình bộ hồ sơ theo quy định
Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
+ Hải quan kho ngoại quan lập Biên bản bàn giao hàng hóa, giám sát việc xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan.
5.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính.
+ Tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan mới: 1 bản chính;
+ Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho);
+ Phiếu xuất kho.
+ Biên bản bàn giao: 02 bản chính
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
5.4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là 8giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
5.8. Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/tờ khai
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
Mẫu tờ khai hàng hóa nhập/xuất kho ngoại quan HQ/2002/KNQ (Phụ lục 5.1)
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyết định 1473/QĐ-TCHQ ngày 24/5/2002 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành mẫu ấn chỉ nghiệp vụ hải quan.
6. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan
6.1. Trình tự thực hiện:
Đối với cá nhân, tổ chức:
Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ cũ) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) nộp cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ theo quy định.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới (thông báo phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ người chuyển quyền sở hữu hàng hoá; tên, địa chỉ người nhận quyền sở hữu hàng hoá; tên, lượng hàng hoá chuyển quyền sở hữu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan; ngày, tháng, năm chuyển quyền sở hữu);
Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan;
Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
6.4. Thời hạn giải quyết:Chậm nhất là 08 giờ
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cụcHải quan
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Lưu hồ sơ
6.8. Lệ phí (nếu có): Không
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính nếu có: Không
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Thương mại 2005,
Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
7. Thủ tục thanh lý hàng hoá trong kho ngoại quan
7.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Hàng hoá quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan đã thông báo đề nghị gia hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng không ký tiếp hợp đồng gia hạn hoặc không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan.
Hàng hoá quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan đã thông báo việc hết hạn này cho chủ hàng nhưng chủ hàng không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan.
Hàng hoá thuộc các trường hợp qui định tại khoản 5 Điều 33 và tiết d khoản 1 Điều 36 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ.
7.2. Quy trình, thủ tục xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan
7.2.1. Trách nhiệm của chủ kho ngoại quan
Chủ kho ngoại quan có văn bản đề nghị Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan xử lý đối với hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan sau khi chủ kho ngoại quan đã có văn bản thông báo với chủ hàng về các trường hợp quá hạn lưu kho ngoại quan theo qui định tại Mục I Thông tư này.
Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm lập bộ hồ sơ đối với hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan, bao gồm:
Công văn đề nghị xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan và hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan đã đăng ký với Hải quan (nếu có).
Các thông báo của chủ kho ngoại quan cho chủ hàng.
Bảng kê số lượng, chủng loại, quy cách hàng hoá gửi kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan.
Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến hàng hoá gửi kho ngoại quan.
7.2.2. Hội đồng xử lý hàng tồn đọng kho ngoại quan
Trong thời gian 15 ngày sau khi nhận được văn bản đề nghị xử lý của chủ kho ngoại quan, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có kho ngoại quan để ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan (gọi chung là Hội đồng xử lý) với thành phần như sau:
Chủ tịch Hội đồng: 01 lãnh đạo Cục Hải quan.
Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
Các thành viên Hội đồng gồm:
Chủ kho ngoại quan hoặc người đại diện có thẩm quyền của kho ngoại quan do Chủ kho ngoại quan uỷ quyền;
Đại diện Sở Tài chính - Vật giá địa phương nơi có kho ngoại quan;
Đại diện đơn vị có liên quan (nếu cần - tuỳ theo tính chất đặc thù của hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan).
Số lượng các thành viên tuỳ thuộc khối lượng hàng hoá, nhiệm vụ phải xử lý do Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan đề xuất để Cục Hải quan quyết định. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng xử lý được sử dụng dấu của Cục Hải quan để phục vụ công tác và các giao dịch cần thiết.
Hội đồng xử lý sẽ tự động giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ được quy định tại quyết định thành lập Hội đồng xử lý.
7.2.3. Quy trình xử lý hàng tồn đọng kho ngoại quan
Kiểm kê và phân loại xử lý đối với hàng tồn đọng trong kho ngoại quan
Hội đồng xử lý tiến hành thủ tục mở niêm phong kho, niêm phong hàng hoá hoặc niêm phong container (nếu có), thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hoá thực tế tại kho ngoại quan, phân loại hàng hoá để xử lý theo các hướng sau:
Đối với hàng hoá không còn giá trị sử dụng (mục nát, hư hỏng, không bảo đảm chất lượng sử dụng theo kết quả giám định chất lượng) hoặc hết hạn sử dụng ghi trên nhãn mác hoặc hồ sơ kèm theo hàng hoá hoặc hàng hoá thuộc diện cấm sử dụng lưu hành theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hội đồng xử lý lập biên bản để tổ chức tiêu huỷ.
Đối với hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng không thuộc danh mục cấm nhập khẩu thuộc diện dễ bị hư hỏng hoặc sắp hết thời hạn sử dụng ghi trên nhãn mác hàng hoá hoặc hồ sơ kèm theo hàng hoá, Hội đồng xử lý tổ chức bán ngay trên cơ sở kết quả giám định về chất lượng của tổ chức giám định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và định giá trên cơ sở giá thị trường để bán cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Đối với các loại hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng và không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước, Hội đồng xử lý thực hiện trưng cầu giám định chất lượng hàng hoá, tiến hành định giá trên cơ sở giá thị trường và tổ chức bán đấu giá cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua theo quy định hiện hành. Nếu hàng hoá thuộc danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện thì Hội đồng xử lý báo cáo Cục Hải quan để báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu trước khi bán.
Riêng đối với hàng hoá vẫn còn giá trị sử dụng nhưng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Nhà nước nếu không tái xuất đối với số hàng tồn đọng này được, Hội đồng xử lý báo cáo Cục Hải quan ra quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước để xử lý theo Quy chế quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản xác lập quyền sở hữu nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 7/2/1998 của Bộ Tài chính.
=> Khi tổ chức bán hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan, Hội đồng xử lý có trách nhiệm hướng dẫn người mua được hàng hoá thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan, thực hiện các quy định pháp luật về thuế, chính sách quản lý xuất nhập kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra và đưa vào Kho ngoại quan.doc