Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá đúng thực trạng đói nghèo ở các cơ sở để đề ra giải pháp cụ thể cho từng địa phương, tránh tình trạng quan lieu của cán bộ cơ sở, báo cáo không trung thực để lấy thành tịch.

 Phối hợp với các sở ban ngành, các trung tâm giống cây trồng trong và ngoài địa phương để xin hỗ trợ cây con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để giúp các hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách có thêm tư liệu sản xuất vươn lên thoát nghèo.

 Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ huyện đến cơ sở.

 

docx83 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa bàn nghèo; Tăng cường chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hoá, thông tin, đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo. - Hỗ trợ An sinh xã hội Hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, xem xét giải quyết kịp thời các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng, gia đình đơn thân nghèo nuôi con nhỏ, người và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro, thiếu đói giáp hạt... theo các chính sách hiện hành của Nhà nước, đảm bảo ổn định đời sống các đối tượng khó khăn yếu thế. Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện điều kiện sống, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật. Ngoài ra, đối với xã Thành Yên là một xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhà nước có thêm các chính sách đặc thù nhằm huy động nguồn lực để tập trung giảm nghèo nhanh và bền vững, cụ thể như: Chương trình 30a: Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện; Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí; Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; Hỗ trợ của các doanh nghiệp. Chương trình 135: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Dự án án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng; Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Chương trình 135 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Thạch Thành nói chung và xã Thành Yên nói riêng. Chương trình 135 được đánh giá là một trong những chương trình đầu tư có hiệu quả. Chương trình với mục tiêu tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. 2.2.1.2. Các chính sách xóa đói giảm nghèo a. Chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo. Hỗ trợ thoát nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng hàng đầu được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đây không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp cộng đồng trong xã hội dành cho những nhóm người yếu thế, những người nghèo không đủ khả năng tư lo cho mình được một cuộc sống tối thiểu, mà đó còn thể hiện chính sách nhân văn nhân đạo, tinh thần tương thân , tương ái, đùm bọc lẫn nhau “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam ta. Một trong những chính sách được coi là bước đột phá trong việc triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo là chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo. Trong những năm qua mặc dù tỉnh, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn nhằm cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, nhưng thực tế số lượng hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Để giúp các hộ nghèo an cư lạc nghiệp , ngày 10/8/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tu sửa, làm nhà ở đối với hộ nghèo, với mục đích giải quyết cơ bản tình trạng hộ nghèo không phải ở nhà tạm, nhà xuống cấp. Để việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo được thực hiện một cách có hiệu quả phải cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cơ quan qua các cấp. Nhận được sự quan tâm của Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Thạch Thành và công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của UBND xã Thành Yên, trong năm 2019 vừa qua xã Thành Yên vẫn tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn xã Thành Yên để giúp các hộ dân an cư lạc nghiệp. Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 được triển khai thực hiện trong vòng 5 năm, từ năm 2016 – 2020. Theo đó, những hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng quá tạm bợ, dột nát, có nguy cơ sập đổ nhưng không có khả năng tự cải thiện nhà ở thì sẽ được hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để làm nhà. Bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo theo quyết định số 33/2015/QĐ-TTg thì trong năm 2019 UBND tỉnh, huyện cũng đã trích nguồn kinh phí vận động xã hội hoá trích từ Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ 03 hỗ gia đình trên địa bàn xây dựng nhà ở hộ nghèo với tổng kinh phí lên tới 150 triệu đồng. Với đặc thù là một xã nghèo của huyện Thạch Thành, số hộ nghèo trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ lớn, nên nhu cầu hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo trên địa bàn xã cũng chiếm tỷ lệ cao. Để làm rõ nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa xoá nhà xóa nhà dột nát đối với hộ nghèo trên địa bàn xã em đã tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với 106 hộ nghèo trên địa bàn xã và thu được kết quả như sau: Bảng 2.3: Nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở của hộ nghèo theo trên địa bàn xã Thành Yên Đơn vị tính: hộ gia đình, % STT Khu vực/Địa bàn Số lượng hộ nghèo Nhu cầu vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thành Tâm 38 12 31,5 2 Thành Trung 26 9 34,6 3 Yên Sơn 1 9 4 44,4 4 Yên Sơn 2 15 7 46,6 5 Đông Thành 18 7 38,8 Tổng số: 106 49 46,2 (Nguồn số liệu từ kết quả điều tra khảo sát) Qua bảng số liệu trên cho thấy các hộ gia đình có nhu cầu được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, chiếm 46,2 tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã và có nhu cầu được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Theo đó qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng số hộ có nhu cầu đề nghị hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở nhiều nhất là thôn Thành Tâm có tới 12/36 hộ có nhu cầu đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo chiếm 31,5% tổng số hộ nghèo của thôn, tiếp đến là thôn Thành Trung có số hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo đứng thứ hai trên đại bàn xã có tổng số 9/26 hộ có nhu cầu được đề nghị hỗ trợ, chiếm tỷ lệ là 34,6% tổng số hộ nghèo của thôn. Thứ ba là thôn Yên Sơn 2 và Đông Thành có số hộ nghèo có nhu cầu đề nghị hỗ trợ xaay dựng, sửa chữa nhà ở, cố tổng số là 7 hộ. Và cuối cùng là thôn Yên Sơn 1 có tổng số hộ nghèo có nhu cầu đề nghị hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở hộ nghèo thấp nhất trong toàn xã có tổng số 4/9 hộ, chiếm tỷ lệ là 44,4% tổng số hộ nghèo của thôn. Từ số liệu điều tra trên chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu được thụ hưởng chính sách trợ giúp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ cao chiếm tỷ lệ 46,2% số hộ nghèo trên địa bàn toàn xã. Tuy nhiên số hộ nghèo có nhu cầu đề nghị hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo so với số hộ nghèo thực tế được UBND huyện phê duyệt ra quyết định hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở theo các nguồn vốn và các chương trình hỗ trợ khác nhau là có sự chênh lệch rất lớn. Thực tế số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở trong năm 2019 là có 08/46 hộ được khảo sát được UBND huyện ra quyết định hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo với nguồn kinh phí được trích ra hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở năm 2019 trên địa bàn xã Thành Đơn vị tính: số hộ, triệu đồng STT Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở Số hộ được hỗ trợ Kinh phí hỗ trợ 1 Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg 4 70 2 Quỹ Vì người nghèo 3 150 3 Các tổ chức doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh hỗ trợ 1 120 Tổng: 8 340 (Nguồn số liệu báo cáo UBND xã Thành Yên, năm 2019) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng số đối tượng thực tế năm 2019 được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở có sự chênh lệch lớn giữa các hộ có nhu cầu đề nghị hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo trên địa bàn xã. Tổng số hộ có nhu cầu là 46 hộ trong khi đó tổng số hộ được phê duyệt hỗ trợ là 08 hộ, chiếm tỷ 17% số hộ có nhu cầu được hỗ trợ nhà ở hộ nghèo năm 2019. Lý do dẫn đến sự chênh lệch như vậy là do xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính như sau: nguyên nhân thứ nhất là chỉ tiêu được hỗ trợ nhà ở năm 2019 do UBND huyện giao chiếm tỷ lệ ít, không đảm bảo được nhu cầu hỗ trợ đối với các hộ nghèo; thứ hai là do nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội vẫn còn thấp, không đảm bảo được kinh phí cho các hộ gia đình xây mới; thứ ba là do hồ sơ đề nghị hỗ trợ không đủ điều kiện như đất ở chưa được cấp bìa đỏ, đất 50 năm. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở thấp hơn so với số hộ có nhu cầu đề nghị hỗ trợ trên địa bàn xã Thành Yên. Để kiểm chứng cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo trên địa bàn xã . Tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 01 hộ gia đình bà Nguyễn Thị In, thuộc đối tượng hộ nghèo cô đơn được hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo trên địa bàn xã với nội dung như sau: “Xin bà cho biết gia đình bà có thuộc đối được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo không? Gia đình bà được hỗ trợ theo nguồn hỗ trợ nào? Bà đánh như thế nào về chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo triển khai tại địa phương?” Theo bà Nguyễn Thị In, thôn Thành Trung, xã Thành Yên thuộc đối tượng hộ nghèo cô đơn cho biết, nhiều năm qua gia đình tôi có mong muốn được xây dựng một căn nhà mới nhưng điều đó là không thể, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không đủ kinh phí để xây dựng, tháng 10/2019 gia đình tôi được Ban lãnh đạo thôn và chính quyền UBND xã xét duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà ở. Gia đình tôi được hỗ trợ theo nguồn kinh phí hỗ trợ từ “ Quỹ vì người nghèo” của UBND huyện hỗ trợ với mức kinh phí là 50 triệu đồng, cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ của người thân, họ hàng làng xóm, Đoàn Thanh niên xã Thành Yên hỗ trợ ngày công, tôi đã thực hiện được điều mà bấy lâu nay tôi khồng hề nghĩ đến. Trong ngôi nhà cấp 4 khang trang mới được xây dựng, bà In phấn khởi cho biết “ Số tiền hỗ trợ của UBND huyện, UBND xã cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể trong xã và người thân trong gia đình bà đã xây cho mình được một ngôi nhà”, cùng với đó bà cảm thấy rất phấn khởi khi được sống trong ngôi nhà kiên cố mà bà đã tự xây dựng được trong những năm cuối đời mà nhờ một phần vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bà cho biết đây là một chương trình rất hữu ích và thiết thực đối với các gia đình hộ nghèo như bà. Bên cạnh đó bà cảm thấy được an ủi phần nào khi nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương đối với hộ gia đình cô đơn như gia đình bà. Tuy nhiên bà In cũng cho biết thêm số lượng hộ nghèo được hỗ trợ như gia đình bà trong thôn là quá ít so với nhu cầu thực tế của các hộ gia đình. Qua đó ta có thể thấy rằng nhu cầu hỗ trợ lãi suất vay vốn làm nhà ở hộ nghèo có sự chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu và số hỗ được hỗ trợ thực tế với lý do khách quan chủ yếu là do số tiền hỗ trợ thấp hơn số tiền thực tế làm nhà, lý do không đủ nguồn kinh phí xây dựng . Vì vậy đây có thể là một trong những vấn đề mấu chốt cần được các nhà lãnh đạo quan tâm giải quyết để có nhiều hộ gia đình hộ nghèo trên địa bàn xã được có điều kiện tiếp cận các chính sách hỗ trợ thiết thực của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh phát huy tinh thần vượt khó vươn lên thoát nghèo của nhân dân thì sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương xã Thành Yên cũng là một trọng những yếu tố quyết định đến việc thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội đối với người dân trên địa bàn xã. Qua điều tra khảo sát, tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với đồng chí Lê Xuân Mậu – Phó chủ tịch UBND xã Thành Yên với nội dung như sau: “Xin ông cho biết toàn xã có bao nhiêu hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo? Quy trình xét duyệt gia đình hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo như thế nào? Trong quá trình chỉ đạo thực hiện thì gặp những khó khăn vướng mắc gì ?”. Qua cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Xuân Mậu – Phó chủ tịch UBND xã cho biết tổng số hộ nghèo được UBND huyện ra quyết định phê duyệt hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo trong năm 2019 là 08 hộ trên tổng số 106 hộ nghèo của xã Thành Yên, nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ nhiều nguồn ngân sách khác nhau trong có các nguồn như Nguồn xã hội hóa “Quỹ vì người nghèo” hỗ trợ đối với 03 hộ gia đình với tổng kinh phí hỗ trợ là 150 triệu đồng, nguồn hỗ trợ từ doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ 01 hộ gia đình với kinh phí hỗ trợ là 80 triệu đồng, còn lại là 04 hộ được hỗ trợ theo quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ với mức hỗ trợ vay vốn đối với hộ xây mới là 20 triệu đồng và hộ sửa chữa là 10 triệu đồng, cùng với đó UBMTTQ huyện và xã cũng trích nguồn kinh phí vận động xã hội hóa ủng hộ các gia đình trên địa bàn xã được hỗ trợ xây mới năm 2019. Ông Mậu cho biết quy trình xét duyệt hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với hộ nghèo được thực hiện theo quy định của Nhà nước với những hướng dẫn cụ thể như sau: UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà. Trưởng thôn tổ chức họp phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở hộ nghèo đến các hộ dân; tổ chức bình xét các hộ thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở đảm bảo đúng quy định, dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch, có sự tham gia của Trưởng các đoàn thể địa phương và người dân. Danh sách các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở được công khai tại thôn. Trưởng thôn hướng dẫn các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở chuẩn bị hồ sơ gồm: + Đơn đăng ký vay vốn hỗ trợ và cam kết xây dựng, sửa chữa nhà ở. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng đất (hợp pháp, không có tranh chấp). + Ảnh chụp hiện trạng nhà ở hiện tại. Trường hợp hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhưng không có nhu cầu hưởng chính sách, đề nghị hộ ký xác nhận đã được phổ biến nhưng không tham gia chính sách. UBND cấp xã xem xét, tổng hợp và gửi UBND cấp huyện danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Trong đó các đối tượng được hỗ trợ ưu tiên theo các nhóm đối tượng như sau: 1. Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật). 2. Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số. 3. Hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. 4. Hộ gia đình đang sinh sống tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn. 5. Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. 6. Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. 7. Các hộ gia đình còn lại. UBND cấp huyện tổng hợp, phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở làm căn cứ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định; Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức cho vay theo quy định đối với nguồn vốn vay. UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ xã hội hóa và chuyển trực tiếp đến các hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở đảm bảo đầy đủ theo tiến độ, kịp thời, đúng đối tượng. Các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng nhà ở theo quy định. Đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (người cao tuổi, cô đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở thì UBND cấp xã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác tại địa phương tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này. Các hộ gia đình phải báo cho UBND cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình, tổ chức nghiệm thu làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân vốn vay. UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn, biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình. Ngoài ra đồng chí Lê Xuân Mậu – Phó chủ tịch UBND xã cho hay, tuy nhiên trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, UBND xã còn gặp phải một số thuận lợi và khó khăn vướng mắc như sau: Trong quá trình triển khai UBND xã có những thuận lợi như nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Thạch Thành, đặc biệt là cơ quan thương trực của UBND huyện là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thành, hàng tháng UBND huyện tổ chức 01 buổi hội nghị báo cáo tiến độ hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với hộ nghèo và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà các xã đang gặp phải chưa giải quyết được và có hướng chỉ đạo hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đang gặp phải. Về phí UBND xã Thành Yên, trong công tác lãnh đạo đã chỉ đạo kịp thời các thôn và cán bộ chuyên môn triển khai kịp thời kế hoạch rà soát nhà ở xuống cấp để đề nghị UBND huyện có phương án hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với hộ nghèo trên địa bàn xã. Và hoàn thành tốt kế hoạch hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với hộ nghèo bằng nguồn vận động xã hội hóa của nhân dân do UBMTTQ xã chủ trì đứng lên vận động và vượt chỉ tiêu kế hoạch của UBND huyện giao các xã thị trấn hỗ trợ 3 triệu đồng/ 1 hộ xây mới và 1,5 triệu đồng/1 hộ sửa chữa với tổng số tiền là 22,5 triệu đồng. Về phía ban lãnh đạo thôn đã tiến hành rà soát công khai minh bạch không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo của công dân về chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo. Công tác rà soát đề nghị hỗ trợ được xét duyệt đúng người, đúng đối tượng nên đã tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân. Về phía các đối tượng chính sách được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đã nhanh chóng hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ, gửi về ban Lao động – Thương binh và Xã hội xã để cán bộ chuyện môn thụ lý hồ sơ, thẩm định gửi về UBND huyện ra quyết định hỗ trợ. Tuy nhiên trong quá trình triên khai chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo UBND xã vẫn còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc như sau: Về thủ tục hồ sơ nhiều hộ gia đình vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở đề nghị xây dựng trên đất vườn, đất 50 năm gây khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ đề nghị xây dựng, sửa chữa nhà ở. Hầu hết các các hộ nghèo trên địa bàn xã đều cho rằng số nguồn hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình là quá ít, không đủ để người dân làm nhà trong thời điểm hiện tại, do nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng, người thân cũng như bản thân hộ nghèo còn hạn chế; ; Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho người dân chưa thường xuyên liên tục. Nhìn chung việc thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đã khẳng định chủ trương, quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chính sách nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của đa số các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo cũng như các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Kết quả thực hiện chính sách đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo trên địa bàn xã có nhà ở kiên cố, an toàn và ổn định, giúp cho các hộ nghèo yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời, thông qua việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ trong cộng đồng theo đúng chủ trương “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở”. Việc vận động, hướng dẫn người nghèo tích cực tham gia xây dựng nhà ở cho chính mình còn tạo cho họ có sự chủ động, tự tin để vươn lên thoát nghèo bền vững.Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở hộ nghèo đã đạt được kết quả cao,tuy nhiên trong quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn bất cập như: số lượng nguồn vốn hỗ trợ vay còn thấp, thời gian trả thì ngắn, và công tác hoàn thiện hồ sơ còn một số bất cập, chậm chãi làm cho tiến độ khởi công xây dựng nhà ở của các đối tượng chậm. Vì vậy lãnh đạo các cấp, chính quyền từ trung ương đến địa phương cần có những biện pháp khắc phục khó khăn trên để có nhiều hộ dân trên địa bàn xã được hưởng chính sách hỗ trợ lãi xuất tu sửa, làm nhà ở hộ nghèo hơn. b. Chính sách hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. Trong những năm qua Chương trình 135 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh Thanh Hóa, góp phần làm thay đổi đời sống nhân dân của các xã dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đây được coi là một trong những chương trình đầu tư có hiệu quả đã góp phần thiết thực trong việc kịp thời giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa nói chung và xã Thành Yên nói riêng. Để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo theo các chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước thì chính sách hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đóng vai trò quan trọng để các hộ nghèo và các gia đình chính sách khác có nhu cầu tiếp cận các nguồn hỗ trợ vay vốn , phát triển sản xuất kinh doanh , dịch vụ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Tạo cơ hội cho hộ nghèo và các hộ chính sách khác làm quen, mạnh dạn tiếp cận với các dịch vụ trong cơ chế thị trường để có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng thu nhập và thoát nghèo cải thiện đời sống vươn lên trong cộng đồng , tạo sự công bằng và văn minh xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ nhiều năm qua công tác hỗ trợ vay vốn tín dụng được triển khai đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn xã như các chương trình tín dụng cảu Ngân hàng chính sách xã hội(NHCSXH) cho vay ưu đãi đối với hộ thoát nghèo theo quyết định số 28/2015/QĐ-TTg, Quyết định vay vốn hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở hộ nghèo theo quyết định số 33/2015/QĐ-TTg; Chương trình vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm quốc gia; Nguồn vốn vay từ hỗ trợ vay vốn học sinh, sinh viên và các nghuồn nguồn vốn huy động tại địa phương.....Trong năm NHCSXH huyện phối hợp với UBND xã tổ chức giải ngân vay vốn cho hơn 50 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo với tổng số tiền lên tới gần 500 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn vay khác nhau, tạo điều kiện cho các hộ dân trên địa bàn xã có thêm nguồn vay vốn hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế của xã Thành Yên nói chung. Để đánh giá đúng tình hình nhu cầu vay vốn ngân hàng CSXH của hộ nghèo trên địa bàn xã em đã tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn xã thu được kết quả khảo sát như sau: Bảng 2.6: Nhu cầu vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo trên địa bàn xã Thành Yên STT Đơn vị thôn,xóm Số lượng hộ nghèo Nhu cầu vay vốn từ NHCS Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thành Tâm 38 22 57,8 2 Thành Trung 26 18 69,2 3 Yên Sơn 1 9 7 77,7 4 Yên Sơn 2 15 8 53,3 5 Đông Thành 18 15 83,3 Tổng số: 106 70 60,1 (Nguồn số liệu từ kết quả khảo sát và báo cáo của UBND xã) Qua khảo sát nhu cầu vay vốn tín dụng từ NHCSXH huyện của các hộ nghèo trên địa bàn xã ta có thể thấy rằng có tới 70/106 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tín dụng từ NHCSXH huyện để đầu tư phát triển kinh tế. Trong đó ta có thể thấy thôn Thành Tâm có số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn chiếm tỷ lệ cao nhất có tới 22/38 hộ nghèo của thôn có nhu cầu vay vốn tín dụng chiếm 57,8%, tiếp đến là thôn Thành Trung có 18/26 hộ nghèo của thôn có nhu cầu vay vốn ưu đãi tín dụng, chiếm tỷ lệ là 69,2% tổng số hộ nghèo của thôn, tiếp theo là thôn Đông Thành có số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn ưu đãi tín dụng đứng thứ ba trên địa bàn xã với tổng số 15/18 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, chiếm tỷ lệ 83,3%. Cuối cùng là thôn Yên Sơn 1, Yên Sơn 2 có số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ NHCSXH thấp nhất trên địa bàn xã trong đó Yên Sơn 1 là 8/15 hộ chiếm tỷ lệm 53,3%, Yên Sơn 1 là 7/9 hộ chiếm tỷ lệ là 77,7% số hộ nghèo của thôn. Qua số phân tích trên ta thấy rằng số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn từ NHCSXH tập chung nhiều nhất vào các thôn có số hộ nghèo nhiều. Các thôn còn lại có số lượng hộ nghèo thấp hơn do mật độ dân cư của các thôn thấp nên dẫn đến thự trạng số lượng hộ nghèo ít và nhu cầu vay vốn thấp. Tuy nhiên số liệu khảo sát lại không trùng khớp với số liệu quản lý vay vốn trực tiếp do UBND xã quản lý. Qua đó có thể thấy rằng nhu cầu mong muốn của người nghèo để làm kinh tế vươn lên thoát nghèo chiếm tỷ lệ lớn. Hộ nghèo giờ đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn về nhu cầu vay vốn của hộ nghèo sử dụng vào nuồn vốn vào mục đích gì, tôi đã tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn sử dụng nguồn vốn vào mục đích gì và đã thu được kết quả như sau: Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nguồn vốn vay từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnghien_cuu_thuc_trang_cong_tac_giam_ngheo_tren_dia_ban_xa_th.docx
Tài liệu liên quan