LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Ý nghĩa Khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
Chương 1: 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
2. Hệ thống lý thuyết liên quan 3
Chương 2: 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
1. Thực trạng sử dụng ma tuý tuổi vị thành niên qua kết quả điều tra trên địa bàn Hà Nội 4
2. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghiện hút trên 6
2.1. Những nguyên nhân, điều kiện khách quan 6
2.1.1. Ở tầm vĩ mô 6
2.1.2. Những nguyên nhân, điều kiện khách quan của môi trường 8
1.2.2. Vai trò của nhà trường 12
2.2. Những nguyên nhân, điều kiện chủ quan ở bản thân đối tượng 13
3. Giải thích bằng các lý thuyết Xã hội học 14
4. Khuyến nghị và giải pháp 15
4.1. Khuyến nghị 15
4.1.1. Đối với gia đình 15
4.1.2. Về phía nhà trường 16
4.1.3. Về phía cộng đồng 17
4.1.4. Về phía cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội 17
KẾT LUẬN 18
19 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng nghiện hút ở đối tượng vị thành niên (Khảo sát trên địa bàn Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và toàn xã hội đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tệ nạn ma tuý.Trong số những đối tượng nghiện hút, có một bộ phận rất đáng lưu ý là những đối tượng đang ở độ tuổi chưa thành niên. Đây là nhóm đối tượng cần có sự quan tâm đặc biệt vì họ vẫn đang trong độ tuổi đến trường, nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn và phòng chống hữu hiệu thì sẽ để lại những hậu quả xã hội nặng nề.
Theo số liệu chúng tôi thu thập được, trong vòng 3 năm( 1996,1997,1998) trên địa bàn Hà Nội, cụ thể là ở 29 phường, số đối tượng chưa thành niên sử dụng ma tuý tăng từ 127 người năm 1996 lên 199 người năm 1997 và 217 người năm 1998.
Như vậy, chúng ta có thể thấy sự tăng đột biến trong năm 1997 so với năm 1996, sang năm1998 thì số người sử dụng ma tuý tăng không nhiều.Có thể cho rằng việc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực trong năm 1997 đã ảnh hưởng phần nào đến đời sống kinh tế của Việt Nam nói chung và người dân nội thành Hà Nội nói riêng, điều này chắc chắn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng nhanh các đối tượng vị thành niên sử dụng ma tuý vì theo số liệu chúng tôi thu thập được thông qua việc nghiên cứu cá nhân đối với 54 trường hợp do cảnh sát khu vực tiến hành thì có đến 77,8% số đối tượng sống trong điều kiện kinh tế, mức sống nghèo và trung bình. Chính những gia đình có điều kiện như vậy dễ gặp rủi ro hơn khi có sự biến động kinh tế so với những gia đình có điều kiện tốt hơn.
Do hạn chế trong việc tìm kiếm số liệu nên chúng tôi chỉ có thể so sánh số liệu tổng hợp của các năm và đi sâu phân tích thực trạng trong năm 1998.
Trong năm 1998, lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm là những đối tượng từ trên 17 đến dưới 18 tuổi, nhóm này chiếm 38,2% trong tổng số 217 đối tượng. Tỷ lệ này giảm dần theo độ tuổi từ 17 xuống 14, lứa tuổi 17 chiếm 26,3%, tuổi 16 chiếm 25,8%; 6,9 là ở tuổi 15, còn lại là những đối tượng 14 tuổi.
Khi chúng tôi tim hiểu và thu thập số liệu về vấn đề này, chúng tôi cảm thấy thực sự lo ngại khi hầu hết những đối tượng sử dụng ma tuý ở lứa tuổi này đều đã thôi học và không có việc làm. Số đối tượng đã thôi học chiếm tỷ lệ 77,2% trong số đó có tới 80,7% là chưa có công ăn việc làm.Hơn nữa, đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những hoạt động phạm pháp của nhóm đối tượng này như các hoạt động liên quan trực tiếp đến ma tuý, xâm phạm sở hữu tài sản của người khác…Chính vì vậy mà tỷ lệ đối tượng trong nhóm này có tiền án, tiền sự là rất cao.
Theo chúng tôi, một phần nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trình độ học vấn thấp kéo theo sự nhận thức của nhóm đối tượng này về ma tuý còn chưa thật đầy đủ. Theo số liệu thống kê, trong tổng số 217 đối tượng thì có tới 61,7% là có trình độ từ cấp II trở xuống còn những đối tượng có trình độ cấp III là 38,3%. Ngoài ra, khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi rất lấy làm tiếc khi thấy rằng vai trò của nhà trường trong việc phát hiện và ngăn chặn tệ nạn này trong học đường là không hiệu quả. Theo số liệu chúng tôi có được thì trong năm 1998, các nhà trường trên địa bàn thành phố không có báo cáo về một trường hợp nào sử dụng ma tuý trong cũng như ngoài nhà trường.Vì vậy mà theo chúng tôi, nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của mình kết hợp với gia đình và toàn xã hội nhằm ngăn chăn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống cộng đồng.
Như những số liệu mà chúng tôi đã nêu ở trên thì tổng số 217 đối tượng có lẽ chỉ là con số mà cơ quan công an thống kê và phát hiện được, ngoài ra có lẽ còn phải là con số đối tượng sử dụng ma tuý lớn hơn nhiều. Bởi vì thực ra với một số đối tượng còn được gia đình bao che, buông lỏng quản lí nên không tìm hiểu, phát hiện và báo cáo việc con em mình sử dụng ma tuý.
Ma tuý là một hiểm hoạ không riêng gì đối với Việt Nam mà còn với rất nhiều quốc gia trên thế giới.Nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của ma tuý là việc làm hết sức cần thiết nhằm loại bỏ ma tuý.Cùng với việc huỷ hoại sức khoẻ con người, việc sử dụng ma tuý còn kéo theo hàng loạt các tệ nạn xã hội khác.Với một vài số liệu thông kê, chúng tôi không thể bao quát hết toàn bộ thực trạng nhưng cũng hy vọng sẽ mang lại điều gì đó giúp mọi người hiểu hơn về tình hình sử dụng ma tuý trong lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố đồng thời từ đó đề ra những biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn tệ nạn này trước hết là trong độ tuổi vị thành niên.
2. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghiện hút trên
Qua việc phân tích những số liệu về tỷ lệ nghiện ma tuý trong lứa tuổi vị thành niên, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân của thực trạng này, bao gồm có những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
2.1. Những nguyên nhân, điều kiện khách quan
2.1.1. Ở tầm vĩ mô
- Qua mấy thập kỷ sống theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang kinh tế thị trường, tạo nên một sự chuyển biến khá đột ngột trong toàn bộ đời sống. Cùng với đời sống kinh tế và lấy đời sống kinh tế làm cơ sở, là những biến đổi trong đời sống tinh thần, trong đó có mục tiêu cuộc sống, những định hướng giá trị cuộc sống, nếp nghĩ, lối sống, quan hệ giữa con người với con người. Sự đổi mới về cơ chế đã mang lại nhiều thành tựu về kinh tế nhưng cũng bộc lộ nhiều mặt trái về xã hội như: phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập, mức sống của các tầng lớp nhân dân; sự xuống cấp của đạo đức xã hội, sự hình thành lối sống thực dụng; sự giáo dục của gia đình bị buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các hoạt động của cơ chế thị trường…đã tác động vào nhận thức của lớp trẻ tạo nên sự lệch lạc trong hành vi và những suy nghĩ không đúng đắn về cuộc sống. Mặt khác, ngoài sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường thì môi trường lớn của xã hội cũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển không lành mạnh của các em.
- Các tầng lớp xã hội chưa có nhận thức đầy đủ, thống nhất về nguy cơ và hiểm họa ma tuý đối với trẻ em. Công tác phòng chống mới được thực hiện chung chung cho toàn xã hội, chưa đi sâu vào phòng chống tệ nạn xã hội cho lứa tuổi chưa thành niên.
- Điều kiện kinh tế – xã hội của một số nơi dân cư còn hạn chế, mức thu nhập của người dân còn thấp, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sức lao động thuần tuý. Theo kết quả điều tra ở một số phường trên địa bàn Hà Nội, có trên 90% con nghiện và các đối tượng mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ việc buôn bán ma tuý rất lớn (với mỗi kg heroin bọn buôn bán ma tuý có thể thu được bạc tỷ) đã trở thành động cơ thúc đẩy các đối tượng lao vào con đường phạm tội. Điều này đã lý giải phần nào nguyên nhân số lượng đối tượng buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma tuý ngày càng cao, do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự gia tăng số người sử dụng ma tuý trong lứa tuổi vị thành niên.
- Chất lượng quản lý giáo dục ở các trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là trong tình hình hiện nay, số lượng học sinh hàng năm đều tăng; việc kiểm soát giờ học, quá trình học của các em không được chặt chẽ.
- Khả năng hạn chế của chính quyền và pháp luật trong việc ngăn ngừa tội phạm ma tuý, công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý đạt kết quả chưa triệt để, chưa có một hành lang pháp lý phù hợp cũng có thể coi là nguyên nhân kích thích cho bon tội phạm ma túy tăng cường hoạt động.
- Mặt khác, việc phối hợp lực lượng trong công tác đấu tranh chống ma tuý ở biên giới, cửa khẩu chưa kịp thời, chưa vững chắc, chưa xây dựng được hàng rào chắc từ biên giới nên chưa giải quyết được tận gốc các loại tội phạm ma tuý.
- Về mặt nhận thức, chưa làm rõ cho mọi cấp, mọi người, mọi ngành nhận thấy hết tính chất phức tạp, nguy hiểm của ma tuý, do vậy chưa phát huy được hết vai trò và sức mạnh tổng hợp của nhân dân, nhất là trong việc ngăn ngừa và đẩy lùi ma tuý khỏi đời sống của lứa tuổi vị thành niên.
2.1.2. Những nguyên nhân, điều kiện khách quan của môi trường
- Gia đình về mặt văn hoá là nền tảng đầu tiên, là yếu tố căn cốt của đời người; gia đình về mặt xã hội là tế bào cơ bản; về mặt kinh tế, gia đình cũng là đơn vị kinh tế cơ bản nên trong công tác giáo dục người chưa thành niên nói chung, công tác phòng ngừa ma tuý nói riêng, giáo dục của gia đình là yếu tố nội tại, quyết định. Có thể nói số thanh thiếu niên khi đi vào con đường nghiện ngập, hư hỏng đều có nguyên nhân từ những gia đình “có vấn đề” như cha mẹ không có hạnh phúc, li dị, sống vì tiền hay nuông chiều con quá đáng…
- Các nhà xã hội học đều cho rằng gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở mỗi cá nhân. Chức năng giáo dục của gia đình đối với trẻ em là không thể thay thế, những thay đổi trong đời sống gia đình hiện nay đã làm cho chức năng này bị xem nhẹ đối với một số bậc cha mẹ. Ai cũng cho rằng gia đình và nhà trường là những điểm tựa chính cho các em. Thế nhưng đối với một bộ phận trẻ em, vai trò của những điểm tựa trên xem ra không còn chắc chắn. Như vậy, việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội đòi hỏi ý thức trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Nếu không có sự nỗ lực của gia đình, mọi cố gắng xã hội khó có thể thực hiện được một cách triệt để nhất. Một nghiên cứu đã cho thấy trong số trẻ em nghiện ma tuý có hơn 60% là do gia đình bỏ mặc và 29% là do gia đình nuông chiều.
- Giáo dục không tốt trong gia đình là một nguyên nhân rất lớn dẫn đến tệ nạn xã hội, đặc biệt là việc sử dụng ma tuý trong lứa tuổi vị thành niên, nó được thể hiện ở những mặt cụ thể sau:
+ Thiếu phương pháp giáo dục, thiếu trách nhiệm trong giáo dục và quản lí con cái, phương pháp giáo dục không phù hợp với tâm lí lứa tuổi như: nuông chiều, thoả mãn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu vật chất không chính đáng, không phù hợp với độ tuổi của các em. Điều này tạo cho các em thói quen, tâm lí huởng thụ, ích kỉ, sống ỷ lại, đòi hỏi vào cha mẹ hoặc người lớn khác mà không biết tới nghĩa vụ của mình. Trường hợp này thường rơi vào những gia đình có kinh tế khá giả, sinh con muộn hoặc hiếm con trai…
+ Mặt khác trong gia đình, yếu tố quản lí, kiểm tra là một khâu không thể thiếu được. Việc không kiểm tra, uốn nắn kịp thời, sửa chữa các lệch lạc dễ dẫn đến việc các em trượt dài vào con đường tiêu cực. Thực tiễn cho thấy nhiều gia đình thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lí con cái, cứ nghĩ rằng con đang đi học ở trường, nhưng thực tế đẫ bỏ học hàng tháng và có nhưng hành vi phạm tội mà gia đình không hay biết. Con số 54,2% số các em sử dụng ma tuý chỉ khi bị công an bắt quả tang hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì gia đình mới nhận ra là con em mình đã nghiện. Đó là minh chứng cho việc thiếu quan tâm đến giáo dục và quản lí con cái. Cũng theo đánh giá của cảnh sát khu vực, chỉ có 29,6% các gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục quản lí con em, còn 70,4% là chưa có ý thức trong việc quản lí con em mình. Trong đó 39,5% biết con nghiện hút vẫn còn bao che, trốn tránh không chịu sự quản lí, giáo dục của phường và 60,5% thả lỏng cho con cái tự do. Nói chung, thiếu quan tâm đến con cái thường rơi vào số gia đình như: Bố mẹ đi làm ăn, công tác xa, không có điều kiện ở gần nhà để giáo dục con cái hằng ngày; bố mẹ ốm đau bệnh tật; bố mẹ do mải mê làm ăn kinh tế, làm giàu không quan tâm đến việc học hành, sinh hoạt của con cái. Nhiều trường hợp con em ở trường hư hỏng, chơi bời nghiện hút mà cha mẹ không hề hay biết gì, đến khi vỡ lở thì đã quá muộn. Hoặc có những em đi chơi cả đêm mà gia đình không biết tối hôm đó các em này ở đâu. Kết quả ngiên cứu 104 đối tượng nghiện ma tuý ở tuổi thanh, thiếu niên của thạc sĩ Phan Mai Hương ( Viện Tâm lí) về “ Địa vị gia đình của thanh niên nghiện ma tuý” cũng cho thấy: 59,2% số cha mẹ không bao giờ trò chuyện riêng tư với con cái, 40% không biết hoàn cảnh học tập và làm việc của con cái mình, 69,4% không biết con cái có thể đi đâu khi con cái vắng nhà, 67,3% không biết con cái đang làm gì, đang quan tâm đến cái gì, và khoảng 50% không biết gì về bạn bè của con cái họ (địa chỉ, tính nết, hoàn cảnh gia đình).
+ Mặt khác, thiếu phương pháp và trách nhiệm còn thể hiện ở con số 83,3% các em đang ở độ tuổi đi học đã bỏ học ở nhà(nghiên cứu cá nhân), chỉ chơi bời lêu lổng…mà bố mẹ không có phương pháp gì để cho con cái có việc làm hoặc học một nghề gì để các em không còn có nhiều thời gian rỗi, dễ sinh ra “nhàn cư vi bất thiện”.
- Thiếu tri thức về phòng chống ma tuý: Không phải gia đình nào cũng quan tâm và có ý thức thực sự đến vấn đề này. Chính vì thế, nhiều gia đình khi biết con em mình bị nghiện ma tuý, bố mẹ chỉ biết nhốt, mắng chửi con mà chưa có sự giải thích, bảo ban kĩ càng về tác hại của ma tuý để các em hiểu và tránh xa ma tuý. Hiểu biết những kiến thức về ma tuý có tác dụng rất bổ ích giúp các bậc cha mẹ tìm ra được phương pháp giáo dục phù hợp với con em mình. Thực tế cho thấy, việc thiếu tri thức trong việc phòng chống ma tuý của gia đình còn thể hiện ở khả năng phát hiện và giải quyết hiện tượng sử dụng ma tuý cua cha mẹ với con em mình chua nhanh nhạy, chưa hợp lí. Trong số đối tượng nghiên cứu có 45,8% số các em được gia đình phát hiện đã sử dụng ma tuý, số còn lại là do công an, hàng xóm, bạn bè… phát hiện rồi báo cho gia đình. Nói chung, khi gia đình phát hiện được thường là lúc các em đã có nhiều biểu hiện hành vi tiêu cực như đàn đúm, chơi với bạn nghiện, bớt xén tiền của bố mẹ, ăn cắp tiền của gia đình, bán đồ đạc của bản thân và gia đình…Song, khi phát hiện được con em mình sử dụng ma tuý, bố mẹ thường giấu giếm, sợ ảnh hưởng đến uy tín của gia đình và sợ con mình bị dị nghị trước hàng xóm, bạn bè, dẫn đến con cái càng lấn sâu hơn vào con đường nghiện hút. Mặt khác, có gia đình đã lặng lẽ đi mua thuốc, hoặc cho con tiền để mua thuốc vì quá thương, khi con lên cơn hoặc sợ con mình đi ăn cắp để lấy tiền mua ma túy. Có gia đình bí mật tự cai cho con ở nhà nhiều lần, không nhờ sự giúp đỡ của y tế, chính quyền, đoàn thể. Song các em còn phải đi học, hoạt động xã hội và vì bỗ mẹ còn phải đi làm, không thể theo con mãi được để quản lí, nên nghiện lại hoàn nghiện. Hoặc với những em nghi nghiện, nhà trường hay địa phương đã phối hợp với y tế thử nước tiểu để khẳng định mối nghi ngờ là có cơ sở hay không, từ đó phối hợp với gia đình, xã hội có biện pháp sử lý đúng đắn hoặc giải oan cho những em không nghiện. Việc làm này cũng gặp nhiều trở ngại kể cả từ phía cha mẹ các em bởi lẽ họ vừa sợ con mắc nghiện lại vừa ngại dư luận, lo con bị đuổi học, bị vào danh sách quản lí của phường… nên có xu hướng che giấu. Chỉ khi nào đối tượng quá phá phách, lúc đó gia đình mới nhờ tới sự can thiệp của các lực lượng xã hội. Sau khi phát hiện các em sử dụng ma tuý thì gia đình thường sử dụng các hình thức quản lí như: nhốt ở nhà (37,5%), mắng chửi và để tự do (8,4%), báo công an (4,2%), hoặc quản lí bằng cách ít cho đi chơi hơn (50%) mà chưa có phương pháp hữu hiệu cho việc giáo dục, quản lí sau khi các em mắc nghiện, đặc biệt là sau khi cai nghiện.
- Cấu trúc gia đình không hoàn hảo: bố mẹ chết, chỉ còn bố hoặc chỉ còn mẹ, bố mẹ li dị, sống trong cảnh dì ghẻ, bố dượng…thiếu người chăm sóc giáo dục làm cho các em không định hướng được trong cuộc sống, dễ dàng cùng bạn xấu rủ rê nhau sử dụng ma tuý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số các em sử dụng ma tuý có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi là 37%. Các cuộc xung đột gia đình và sự li hôn có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc sử dụng ma tuý ở lứa tuối chưa thành niên. Gia đình không hoàn hảo, các em thiếu hẳn sự chăm sóc của bố mẹ đẻ, phải sống với ông bà, anh chị em ruột, bố dượng, mẹ kế hoặc sống một mình, sống lang thang…dẫn đến sự thiếu thốn, tự ti, mặc cảm về tình cảm, thiếu điều kiện học tập, vui chơi như các em khác, những vi phạm của các em không được uốn nắn kịp thời, không có người chỉ bảo cho những hành động sai trái, nghĩ gì làm vậy nên khi gặp điều kiện bất lợi trong cuộc sống thường không có phương hướng hành động đúng đắn, dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo của những hành động tiêu cực.
- Gia đình có người phạm tội: Trong gia đình có cha mẹ hoặc các thành viên khác thiếu gương mẫu về mặt đạo đức, thiếu tôn trọng lẫn nhau, thường hay có những hành vi đánh cãi nhau, chửi nhau, gia đình không hoà thuận, thậm chí còn vi phạm pháp luật như nghiện hút, trộm cắp, lừa đảo, buôn lậu…Kết quả khảo sát số đối tượng đang sử dụng ma tuý cho thấy có tới 72,2% số các em có người thân có những hành vi xấu, trong đó số em có người nhà như bố mẹ, anh chị, ông bà nghiện hút là 48,7%; buôn bán ma tuý là 5,2%; tù tội là 33,3%; 12,8% có bố mẹ nghiện rượu hoặc có những hành vi bê tha khác như cờ bạc, mại dâm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thuộc về yếu tố gia đình có ảnh hưởng rất xấu, thậm chí có hành vi đồng loã, khuyến khích các em thử, nghiện và buôn ma tuý.
- Như vậy, sự chăm sóc chu đáo của gia đình đối với việc giáo dục con cái, việc tạo dựng môi trường gia đình trong sạch để thanh niên, thiếu niên phát triển đầy đủ về nhân cách là trách nhiệm trước hết của mỗi bậc cha mẹ.
1.2.2. Vai trò của nhà trường
- Cùng với gia đình, nhà trường cũng góp phần hết sức quan trọng vào việc hình thành nhân cách của con người. Trường học là một tổ chức có tính chất chiến lược nhất trong việc phòng ngừa các em vi phạm pháp luật, vì trên thực tế, trường học gắn liền với mọi trẻ em một thời gian dài khi còn thơ dại và nhân cách của các em còn đang lớn dần, chưa hoàn chỉnh. Song một thực tế là, nghiên cứu số các em nghiện ma tuý thấy rằng, 83,3% hiện tại đang ở lứa tuổi đi học nhưng các em đã không còn đến trường do chán học, bỏ học trong khi chưa có đủ điều kiện và sức khoẻ để lao động kiếm sống nên đã lêu lổng, chơi bời đua đòi thử và nghiện ma tuý.
- Nhiều trường học chỉ chú trọng giáo dục văn hóa, chưa chú ý giáo dục về đạo đức cho con trẻ, dẫn đến tình trạng trẻ em hư, cá biệt còn nhiều, mối quan hệ thầy trò chưa được chú ý đúng mức, dẫn đến thái độ cư xử không đúng mực với bạn bè và những người xung quanh cũng như tình trạng lơi là học tập, chán học và sa vào con đường nghiện ma tuý.
- Sợ ảnh hưởng đến thành tích, sợ lây lan đến những học sinh khác, có những trường đã yêu cầu học sinh và gia đình làm đơn tự nguyện xin chuyển trường. Điều đó đã gây tác hại không nhỏ, vì ở trường mới, học sinh đó có thể lôi kéo bạn mới vào con đường nghiện hút, các trường có học sinh mới chuyển đến không biết rằng đối tượng này cần giáo dục đặc biệt.
- Công tác giáo dục, quản lí của nhà trường nhằm phát hiện ra các vi phạm của các em còn yếu kém, hiệu quả thấp. Nghiên cứu số các em sử dụng chất ma tuý hiện còn đang đi học cho thấy nhà trường mới chỉ phát hiện được 25% số em sử dụng ma tuý, còn lại 75% vẫn trong tình trạng tự do. Tình trạng này phổ biến ở các trường dân lập. Nhiều em sử dụng ma tuý bị công an bắt quả tang, giam 10 ngày, song gia đình chỉ báo với nhà trường là “bị ốm” và như vậy nhà trường vẫn hoàn toàn không biết gì về học sinh của mình đang nghiện hút và đang có nguy cơ “lan” sang các học sinh khác cùng trường.
- Việc kết họp với gia đình và các đoàn thể cùng quản lý giáo dục các học sinh cá biệt còn yếu và chưa được quan tâm. Thông tin giữa nhà trường và gia đình về tình hình học tập, sinh hoạt của học sinh chưa được thiết lập hoặc nếu có thì rất hạn chế, không sát, không kịp thời, không toàn diện, đầy đủ.
- Các hoạt động Đoàn, đội trong nhà trường thiếu nội dung sâu sắc, việc phát động phòng chống ma tuý trong các tổ chức Đoàn thanh niên chưa thực sự đến được với đối tượng cá biệt bởi các em thường là đối tượng không sinh hoạt Đoàn. Mặt khác, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, mang nặng tính hình thức, theo đợt và thiếu sự thường xuyên nên chưa thực sự đến được với đối tượng cần giáo dục.
2.2. Những nguyên nhân, điều kiện chủ quan ở bản thân đối tượng
* Đặc điểm tâm lý lứa tuổi vị thành niên:
- Ở lứa tuổi chưa thành niên, con người đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất về thể lực và tâm, sinh lý. Các em không còn thoả mãn với vai trò thụ động của những con người đang được dạy dỗ, mặt khác cũng chưa phải là ngưòi lớn với những vị trí và trách nhiệm nhất định. Sự vươn lên vị trí độc lập diễn ra rất tự phát. Giao tiếp bạn bè đã trở thành một nhu cầu rất lớn và ở hầu hết các hoạt động của mình, các em thường muốn phô trương sự can đảm, lòng dũng cảm và sức mạnh của mình.
- Quá trình phát triển sinh lý đã ảnh hưởng rất lớn tới tính cách của các em. ở lứa tuổi này, tâm trạng các em thường rất thất thường, dễ bị kích động, lòng kiên trì và năng lực tự kiềm chế thấp. Khi gặp trở ngại các em thường rất dễ mệt mỏi, chán nản và hành động chệch hướng, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.
- Năng lực nhạy cảm và khả năng nhận thức tốt đã làm cho các em thích tìm hiểu mọi vấn đề. Sự tò mò, tính hiếu thắng đã trở thành phổ biến trong mọi hành động của các em và nhiều khi là động cơ trực tiếp thúc đẩy các em đi đến những quyết định bộc phát, thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc kỹ lưỡng cà có lúc trở thành liều lĩnh.
* Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra động cơ dẫn đến việc thử ma tuý như: Tò mò thử xem; bạn bè rủ rê, lôi kéo; không hiểu tác hại của ma tuý; tiếp xúc với ma tuý dễ dàng…và cho rằng sự tò mò của lớp trẻ và sức ép tự nhiên của những trò rủ rê cùng trang lứa là cái “hích” đầu tiên đưa thanh thiếu niên đi vào thử dùng ma tuý. Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng đang sử dụng ma tuý ở lứa tuổi chưa thành niên cho thấy: các em lần đầu tiên thử dùng ma tuý với lý do: bạn bè rủ rê 75%, chủ động xin hút thử 12,5%, tò mò tự mua hút 8,3%, cá độ được thua 4,2%. Trong đó người tham gia rủ hút hít 100% đã sử dụng ma tuý từ trước.
- Nhưng thực tế, nguyên nhân sâu xa không phải từ bạn bè rủ rê mà 1a người chỉ thử ma tuý khi bản thân người đó có những yếu tố chủ quan nhất định sau:
+ Ý thức tự do vô kỷ luật, tính đua đòi và xem thường dư luận.
+ Trình độ văn hoá nhìn chung còn kém so với bạn bè cùng trang lứa.
+ Không hiểu biết sâu sắc về tác hại của ma tuý cộng với tính tò mò, hiếu kỳ.
+ Chạy theo thách đố của bạn bè và có bế tắc trong gia đình, cuộc sống.
- Sau khi thử lần đầu, các đối tượng đã nhận được những cảm giác khác nhau:
+ Giải đáp được tò mò, khẳng định được chất dũng cảm và tưởng rằng mình chẳng thể nghiện được.
+ Có khoái cảm, nếu ngừng lại sẽ có cảm giác khó chịu như ói mửa, buồn nôn, người lạnh toát…do vậy việc không tiếp tục sử dụng ma tuý là điều hết sức khó khăn.
3. Giải thích bằng các lý thuyết Xã hội học
Để giải thích hiện tượng trên chúng ta có thể áp dụng những khái niệm, lý thuyết XHH như:lý thuyết về hành vi sai lệch, kiểm soát XH, quá trình XH hoá cá nhân...
Theo chúng tôi, hành vi sử dụng ma tuý trong lứa tuổi vị thành niên là một loại sai lệch xã hội. Các đối tượng sau khi sử dụng ma tuý thì cả 100% có quan hệ với bạn nghiện và đây chính là nền văn hoá phụ( văn hoá của những người nghiện) chi phối hành động của cá nhân.Nếu cá nhân không sử dụng hay từ chối sử dụng ma tuý có thể bị coi là hèn nhát, không "chịu chơi"…..
Ngoài ra, khi giải thích hiện tượng này chúng ta cũng cần chú ý tới quá trình XH hoá cá nhân.Chính vì quá trình XH hoá cá nhân không được thực hiện một cách đầy đủ nên đẫn đến sự thiếu hụt trong hình thành nhân cách ở tuổi vị thành niên và nó cũng là nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng ma tuý.
Một phần nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này là do hiệu quả kiểm soát xã hội đối với cá nhân không cao.Ngoài việc kiểm soát của các tổ chức, thiết chế XH chính thức thì cần phải có sự kiểm soát nội tâm. Có thể cho rằng cơ chế kiểm soát trong mỗi cá nhân thuộc nhóm đối tượng này không phát huy được hiệu quả của nó.Chính vì thế nên những cá nhân dễ dàng sa vào "sự cám dỗ của cái chết trắng" nhất là những đối tượng đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách cá nhân.
Có thể nói rằng việc áp dụng những kiến thức XHH vào giải thích hiện tượng sử dụng ma tuý ở lứa tuổi chưa thành niên sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất của hiện tượng này từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này.
4. Khuyến nghị và giải pháp
4.1. Khuyến nghị
Từ thực trạng nghiên cứu về tình hình nghiện ma tuý ở lứa tuổi vị thành niên, chúng ta có thể nhận thấy việc đấu tranh phòng chống tệ nạn nghiện hút là hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Vì vậy để đạt mục tiêu ngăn ngừa và đẩy lùi cũng như bài trừ nạn nghiện hút thì xã hội cần phải có những biện pháp ngăn ngừa tích cực. Từ nội dung của đề tài chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:
4.1.1. Đối với gia đình
Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con em để trở thành nhưng công dân có ích cho xã hội. Vì vậy gia đình luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ một xã hội nào. Cơ thể xã hội chỉ có thể khoẻ mạnh khi tế bào của nó không mang mầm bệnh. Chúng ta thấy rằng gia đình là nền tảng xây dựng nền văn hoá xã hội. Đối với ảnh hưởng của tệ nạn xã hội gây ra thì gia đình không chỉ là nạn nhân mà trong một số trường hợp còn là thủ phạm do trong các gia đình đó có cha mẹ cờ bạc, rượu chề, khong hạnh phúc, mải mê làm ăn buôn bán để kiếm sống, không quan tâm đến giáo dục con cái, nuông chiều dẫn đến việc cho con tiền nhiều mà không giám sát việc sử dụng tiền của con cái, thường dẫn đến con cái hư hỏng, nghiện ma tuý…Vì vậy ngay trong gia đình phải xây dựng được không khí đầm ấm, bên cạnh việc chuyển giao các giá trị xã hội. Mỗi gia đình cần phải xây dựng các giá trị chuẩn mực(gia phong, nề nếp), cha mẹ cần biểu hiện tình cảm quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BXH1054.Doc