Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 1999

Trục xuất là hình phạt lần đầu tiên được quy định trong BLHS với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Qua nghiên cứu hình phạt này ta thấy:

Thứ nhất, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của việc xử lý các trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, nên Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc theo thông lệ quốc tế. Hình phạt trục xuất được quy định trong luật hình sự phải bảo đảm tính linh hoạt nhưng cũng phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với người nước ngoài nếu họ xâm phạm đến lợi ích, chủ quyền quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 32 của BLHS lại không nêu những điều kiện cụ thể để áp dụng hình phạt trục xuất, đồng thời cũng không quy định hình phạt này trong khung hình phạt nào tại các điều luật cụ thể của Phần các tội phạm.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số lĩnh vực...” (1). Phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS lần này như vậy là hợp lý nhưng trong đó vẫn còn một số vấn đề cần xem xét, cân nhắc thêm; đồng thời, ngoài những vấn đề thuộc phạm vi sửa đổi, bổ sung lần này theo Tờ trình của Chính phủ, còn không ít vấn đề khác vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. 1. Về một số vấn đề cụ thể trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 1.1. Phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS lần này chủ yếu là sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. Theo chúng tôi, phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS nên được cân nhắc thêm. Bởi lẽ, chưa tính đến tầm quan trọng của một bộ luật mang tính cưỡng chế nhà nước liên quan mật thiết và trực tiếp đến các lợi ích đặc biệt quan trọng, thậm chí là an ninh quốc gia hay tính mạng của con người, mà BLHS còn chưa thể chế hóa được hết các chủ trương cải cách tư pháp được nêu tại Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu bức xúc mà thực tiễn đặt ra; một số vấn đề còn chưa được quy định rõ, đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất pháp luật hình sự như Tờ trình số 155/TTr-CP đã khẳng định. Vì vậy, cần nghiên cứu để sửa đổi toàn diện BLHS nhằm khắc phục căn bản những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng BLHS. Do đó, trong thời gian tới, tùy từng mức độ và cấp độ mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội đang tồn tại và phát sinh, các hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn; còn việc sửa đổi toàn diện phải có thời gian để tổng kết, nghiên cứu đồng bộ và thể chế hóa trong lần sửa đổi toàn diện BLHS, và việc này cần được triển khai ngay từ bây giờ. 1.2. Nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu TNHS đối với một số tội phạm cụ thể Theo Dự án, để phù hợp với thực tiễn, cần: 1) nâng mức định lượng tối thiểu quy định tại khoản 1 các Điều 137, 138, 139, 142, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291 của BLHS lên gấp bốn lần so với quy định hiện hành - tức nâng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng; 2) nâng mức định lượng tối thiểu quy định tại Khoản 1, Điều 140 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lên gấp bốn lần so với quy định hiện hành - tức nâng từ 1.000.000 đồng lên 4.000.000 đồng;... Chúng tôi cho rằng, riêng một số tội phạm thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ (Điều 278, 279, 280, 289, 290 và 291), thì chỉ cần nâng mức định lượng tài sản cao hơn (ví dụ: 1.000.000 đồng) chứ không thể tăng lên theo cấp đều như các tội xâm phạm sở hữu (là 2.000.000 đồng) vì các tội phạm về chức vụ, nhất là trong số đó có một số là các tội phạm về tham nhũng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn (một số tội phạm còn được coi là quốc nạn như Tội tham ô tài sản, Tội nhận hối lộ). Đặc biệt, các tội phạm này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội nên phải xử lý nghiêm khắc hơn. Còn riêng Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cũng chỉ cần tăng lên mức 3.000.000 đồng là phù hợp, vì Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng cùng nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tài sản thì không có lý do gì phải cao hơn. Đặc biệt, cũng có thể theo phương án khác là “không nên quy định bằng số tiền cụ thể mà có thể dùng một số lần mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức làm tiêu chuẩn để bảo đảm tương đối ổn định, tránh sự biến động của giá trị đồng tiền” (2). Phương án này sẽ không phải sửa đổi, bổ sung các quy định đó trong những lần sửa đổi, bổ sung sau. 1.3. Sửa đổi, bổ sung Tội mua bán phụ nữ, trẻ em và tội phạm liên quan Về sửa đổi, bổ sung Tội mua bán phụ nữ, trẻ em và tội phạm liên quan, Dự án dự kiến quy định Tội buôn bán người (Điều 119). Các yếu tố cấu thành của Tội buôn bán người về cơ bản tương tự như quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bao gồm các yếu tố về hành vi, thủ đoạn, mục đích phạm tội. Đối tượng bị buôn bán là con người nói chung… Theo Dự thảo, ý chí của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Vì vậy, việc thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội nói trên giả sử được sự thuận tình của nạn nhân đương nhiên không cấu thành tội phạm. Điều này chưa thật hợp lý và mâu thuẫn thể hiện ngay trong chính điều luật. Bởi lẽ, khi lâm vào tình trạng quẫn bách, nạn nhân thường dễ bị thuyết phục mà đồng ý bán bản thân mình hoặc chấp nhận việc bị bóc lột. Cho nên, nếu vẫn sử dụng cụm từ “trái với ý muốn của người đó”, thì Điều 119 của Dự thảo Luật ở góc độ nào đó đã bỏ lọt tội phạm trong trường hợp đã nêu và không phù hợp với pháp luật quốc tế khi mà Nghị định thư bổ sung về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người mà Việt Nam đã ký kết lại ghi nhận tại khoản b, Điều 3 rằng sự đồng ý của nạn nhân trở thành đối tượng của tội phạm không có ý nghĩa cấu thành tội buôn bán người (3). 1.4. Sửa đổi, bổ sung Tội khủng bố Dự án đề xuất phương án chuyển Điều 84 của BLHS về tội phạm này quy định tại Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia sang Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công công (Điều 230a) và chỉnh sửa điều luật theo hướng mở rộng phạm vi của Tội khủng bố cho phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố mà nước ta là thành viên. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, cần cân nhắc thêm, bởi theo phương án Dự án Luật đề xuất sẽ khó khăn cho việc xử lý về Tội khủng bố khi người phạm tội có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân, đặc biệt là để phân biệt với trường hợp có hành vi giết người nếu có và không có mục đích nhằm “chống chính quyền nhân dân” trong thực tiễn áp dụng. Hơn nữa, từ trước đến nay, chúng ta vẫn xác định khách thể của Tội khủng bố là xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước, là các quan hệ xã hội đặc biệt cần được xác lập và bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Ngoài ra, hành vi khủng bố còn xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của con người và nhất là khi “khủng bố quốc tế” đang là mối nguy hại cho an ninh toàn cầu. 1.5. Phi hình sự hóa đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy Dự thảo dự kiến phi hình sự hóa đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 199 của BLHS. Theo chúng tôi, không nên phi hình sự hóa đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, bởi mục đích đặt ra của việc truy cứu TNHS chính là xử lý người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chứ không phải truy cứu TNHS người bệnh, là nạn nhân của tệ nạn ma túy. Hiện nay, số lượng người nghiện ma túy và tỷ lệ tái nghiện ma túy ở Việt Nam là khá lớn và đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là số người nghiện quay lại tái hòa nhập cộng đồng là đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, đề nghị giữ lại tội này để bảo đảm tính răn đe của pháp luật, cũng như công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ma túy đạt hiệu quả cao hơn, nhất là trường hợp người sử dụng trái phép chất ma túy là “đầu mối” liên hệ cho việc thực hiện các hành vi phạm tội khác liên quan đến ma túy hoặc là tiền đề cho người đó thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (khi lên cơn nghiện) hoặc phạm tội nghiêm trọng khác để có tài sản, tiền bạc mua ma túy sử dụng. 1.6. Hình sự hóa hành vi thành lập hoặc tham gia vào nhóm tội phạm có tổ chức Dự án Luật có điểm tiến bộ là đã đề xuất việc hình sự hóa hành vi thành lập hoặc tham gia vào nhóm tội phạm có tổ chức trên cơ sở lý luận, thực tiễn và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Do đó, Dự thảo bổ sung vào BLHS hai điều luật sau: Một là, Điều 20a được bổ sung vào Phần chung của BLHS để quy định về khái niệm nhóm tội phạm có tổ chức trên tinh thần Công ước chống tội phạm xuyên quốc gia mà nước ta đã ký ngày 13/12/2000. Tuy nhiên, theo chúng tôi, Dự thảo phải đưa ra khái niệm và làm rõ loại tội mà nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện để phân biệt được khái niệm này với các khái niệm “phạm tội có tổ chức” và “tổ chức tội phạm”, tránh việc quy định chung chung như Dự thảo vì nếu không, không cần quy định mà chúng ta vẫn có thể vận dụng tương tự như “phạm tội có tổ chức” theo khoản 3, Điều 20 của BLHS. Hai là, Điều 245a được bổ sung vào Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, để quy định hành vi thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm có tổ chức là tội phạm. Theo đó, chỉ xử lý về hình sự đối với người có hành vi thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm có tổ chức để thực hiện tội khủng bố, buôn bán người, rửa tiền, buôn bán ma túy hoặc một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. ở đây, danh mục các tội phạm “đặc biệt nghiêm trọng khác” cần được định danh rõ ràng để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có thể truy cứu TNHS chính xác, đầy đủ và có căn cứ pháp luật. 2. Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong Bộ luật Hình sự Ngoài những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung mà Dự thảo đã đề cập, chúng tôi cho rằng, BLHS cần tiếp tục được hoàn thiện. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ một số nội dung sau: 2.1. Khái niệm tội phạm Khái niệm tội phạm được ghi nhận tại Điều 8 của BLHS. Theo đó, tội phạm có bốn đặc điểm pháp lý sau: (1) là hành vi nguy hiểm cho xã hội; (2) được quy định trong BLHS; (3) do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; (4) xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.... Nội dung điều luật cho thấy còn thiếu một đặc điểm cũng rất quan trọng của tội phạm là: do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện. Tuy hiện nay còn có ý kiến cho rằng, đây không phải là một đặc điểm độc lập của tội phạm (4) hoặc tội phạm không có dấu hiệu này (vì người có năng lực TNHS là người đạt độ tuổi do pháp luật hình sự quy định, có nghĩa năng lực TNHS chứa đựng trong đó độ tuổi chịu TNHS)(5); song, lý do phải quy định bổ sung thêm dấu hiệu độ tuổi theo chúng tôi là để bảo đảm tính thống nhất và chính xác về mặt khoa học, đồng thời phù hợp với thực tiễn áp dụng, cũng như bao quát xử lý trường hợp có thể tồn tại trong thực tế dưới đây: một người có năng lực TNHS nhưng lại chưa đủ tuổi chịu TNHS - trường hợp mà Điều 8 của BLHS chưa điều chỉnh (dù có ý kiến cho rằng khi một người nào đó đạt đến độ tuổi nhất định, thì họ sẽ có năng lực TNHS, và năng lực TNHS chứa trong nó độ tuổi chịu TNHS). Ví dụ: một người 15 tuổi thực hiện một tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý thì lẽ dĩ nhiên, lúc này họ đã có năng lực TNHS nhưng theo quy định của pháp luật, họ lại chưa đủ tuổi chịu TNHS. Bởi lẽ, Điều 12 của BLHS quy định “người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. 2.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Theo khoản 1, Điều 12 của BLHS, thì “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm...” (mọi tội phạm là bất kỳ tội phạm nào được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS). Tuy nhiên, khi xem các quy định của Phần các tội phạm, ta thấy quy định về độ tuổi đã nêu tại Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS chưa thống nhất, hoặc chưa có quy định nào về điều kiện của chủ thể đặc biệt nên tạo ra mâu thuẫn. Ví dụ: Khoản 1, Điều 12 quy định như vậy; nhưng khoản 1, Điều 115 Tội giao cấu với trẻ em lại quy định: “1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm...”. Vì vậy, theo khoản 1, Điều 115, nếu một người 17 tuổi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu TNHS; nhưng nếu theo khoản 1, Điều 12, người này lại phải chịu TNHS. Trong BLHS còn tồn tại một số tội phạm có kỹ thuật lập pháp tương tự khi đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Khi xem xét tương quan của Điều 115 Tội giao cấu với trẻ em với Điều 256 Tội mua dâm người chưa thành niên, thì Điều 256 quy định: “1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm” là chưa hợp lý. Ví dụ: người 17 tuổi mua dâm người 17 tuổi sẽ bị truy cứu TNHS; trong khi đó, người 17 tuổi giao cấu với người 14 tuổi lại không bị truy cứu TNHS. Về mặt hình thức, người thực hiện các hành vi trên giống nhau ở chỗ, đều có sự thuận tình của người bị hại, chỉ khác nhau là để có được sự thuận tình này, trường hợp thứ nhất người bị hại tự nguyện, trường hợp sau cũng là tự nguyện nhưng kèm theo điều kiện phải trao đổi bằng vật chất. Ngoài ra, tội phạm quy định tại Điều 115 lại xâm phạm đến quan hệ xã hội quan trọng hơn (các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) so với tội phạm quy định tại Điều 256 của BLHS (các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng). Do đó, nếu xử lý hai trường hợp như trên có lẽ chưa bảo đảm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam. 2.3. Đồng phạm Vấn đề đồng phạm được quy định trong Điều 20 của BLHS. Theo chúng tôi, các nhà làm luật nên bổ sung cụm từ “do cố ý” vào cuối khoản 1, Điều 20 của BLHS thành: “đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm do cố ý”. Bởi lẽ, căn cứ vào các dấu hiệu chủ quan của đồng phạm, trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm do vô ý thì không bao giờ có đồng phạm. Ngoài ra, quy định nếu chỉ có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm dễ dẫn đến suy diễn sai là: “trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện hai hay nhiều tội phạm thì không phải là đồng phạm”. Ngoài ra, các điều 79, 81, 82, 83... của BLHS quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia có ghi nhận một loại người là “người hoạt động đắc lực” trong cấu thành tội phạm. Về cơ bản có thể hiểu đây là “người thực hành” tham gia tích cực, nhưng tại Điều 20 của BLHS, rất tiếc các nhà làm luật lại không đề cập đến loại người này hoặc giải thích trong nội dung của dạng người thực hành. Tương tự, Điều 245a Tội thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm có tổ chức trong Dự thảo lần này cũng đề cập đến “người hoạt động đắc lực (điểm a và b khoản 1). Vì vậy, nên chăng có sự giải thích thống nhất trong Phần chung của BLHS về “người hoạt động đắc lực” để bảo đảm tính chính xác về mặt pháp lý và có cơ sở thực tiễn xử lý công bằng và đúng pháp luật. 2.4. “Tự thú” hay “đầu thú”? Tại khoản 3, Điều 23 Về cách tính thời hiệu truy cứu TNHS, BLHS quy định: “Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ”. Theo chúng tôi, ở đây, dùng cụm từ “tự thú” là chưa chính xác mà phải là “đầu thú”. Nếu người phạm tội đã có lệnh truy nã thì không thể gọi là “tự thú” vì lúc này, hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi đó đã bị phát hiện và xác nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2.5. Hình phạt tiền Theo Khoản 4, Điều 30 của BLHS, thì “tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định”. Quy định này còn thiếu tính cưỡng chế cần thiết. Bởi lẽ, các nhà làm luật chưa đưa ra hình thức xử lý đối với trường hợp người bị kết án cố tình trây ỳ, dây dưa không chịu nộp phạt hoặc không có khả năng nộp tiền phạt. Vì vậy, để khắc phục hạn chế trên, chúng ta cần tham khảo luật hình sự một số nước trên thế giới áp dụng thay thế hình phạt tiền bằng các hình phạt khác nghiêm khắc hơn trong các trường hợp đó bằng các biện pháp chuyển hóa hình phạt tiền thành phạt giam, lao động công ích... như ở một số nước Pháp, Đức, Anh, Bỉ... (6). Khi đó, việc áp dụng hình phạt tiền mới có hiệu quả và tác dụng cao, buộc người bị kết án phải chấp hành nghiêm chỉnh. 2.6. Hình phạt trục xuất Trục xuất là hình phạt lần đầu tiên được quy định trong BLHS với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Qua nghiên cứu hình phạt này ta thấy: Thứ nhất, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của việc xử lý các trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, nên Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc theo thông lệ quốc tế. Hình phạt trục xuất được quy định trong luật hình sự phải bảo đảm tính linh hoạt nhưng cũng phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với người nước ngoài nếu họ xâm phạm đến lợi ích, chủ quyền quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 32 của BLHS lại không nêu những điều kiện cụ thể để áp dụng hình phạt trục xuất, đồng thời cũng không quy định hình phạt này trong khung hình phạt nào tại các điều luật cụ thể của Phần các tội phạm. Điều đó có nghĩa, khi người nước ngoài phạm bất cứ một tội nào được quy định trong BLHS, họ đều có thể bị áp dụng loại hình phạt này. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở sự cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau, Tòa án sẽ vận dụng điều luật để đưa ra quyết định việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người phạm tội. Song việc Điều 32 quy định “Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể” là chưa hợp lý, bởi lẽ để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, thì người phạm tội không phải chịu một hình phạt nào ngoài những hình phạt đã được quy định trong BLHS; đồng thời, Tòa án cũng không được tuyên bất kỳ một hình phạt nào không có trong BLHS, nhất là hình phạt đó chưa được liệt kê hoặc quy định trong điều luật tương ứng ấy. Vì vậy, trong trường hợp này cần có sự giải thích rõ ràng hơn của các nhà làm luật. Thứ hai, khi Tòa án áp dụng một hình phạt chính và trục xuất được áp dụng là hình phạt bổ sung sẽ nảy sinh vấn đề: trong trường hợp nào Tòa án áp dụng hình phạt trục xuất là hình phạt bổ sung mà không áp dụng là hình phạt chính và việc thi hành hình phạt này như thế nào? ở đây, chúng ta có thể tách thành các trường hợp sau: Trường hợp 1, khi hình phạt chính đối với người phạm tội là hình phạt cảnh cáo, việc áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất không có vấn đề gì. Trường hợp 2, nếu người phạm tội bị áp dụng hình phạt chính là cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân, việc áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt trục xuất sẽ không còn ý nghĩa, bởi các hình phạt chính nêu trên nhằm giáo dục cải tạo người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, nếu trục xuất người bị kết án ra khỏi Việt Nam thì mục đích của hình phạt chính sẽ không đạt được. Trường hợp 3, khi hình phạt chính đối với người phạm tội là hình phạt tiền, thì việc áp dụng hình phạt bổ sung là trục xuất nảy sinh vấn đề là: việc áp dụng hình phạt bổ sung chỉ có thể được thực hiện khi người bị kết án nộp đủ số tiền phạt. Do đó, “việc buộc người bị kết án nộp đủ tiền phạt sau đó mới trục xuất, trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến tính thời sự của việc trục xuất, vì khi Tòa án xét thấy cần áp dụng hình phạt trục xuất là phải tính đến khả năng không thể để người bị kết án ở lại Việt Nam lâu hơn nữa” (7). Từ những trường hợp này cho thấy, nếu chỉ quy định chung chung là hình phạt trục xuất được áp dụng với hai tư cách hoặc là hình phạt chính, hoặc là hình phạt bổ sung là chưa thật chính xác, vì thực tế, hình phạt này chỉ thích hợp trong trường hợp 1, đặc biệt, nếu trục xuất người phạm tội về nước rồi thì mục đích nào đó có đặt ra cũng sẽ không có ý nghĩa (8). Thứ ba, việc người bị áp dụng hình phạt trục xuất có bị mang án tích hay không là vấn đề cũng cần phải có sự hướng dẫn thống nhất. Bởi lẽ, một đặc trưng quan trọng để phân biệt hình phạt và các dạng trách nhiệm pháp lý khác là hình phạt để lại cho người phạm tội một án tích. Là hình phạt chính, nên trục xuất cũng không nằm ngoài tính chất chung đó của hình phạt. Tuy nhiên, Điều 64 và Điều 65 của BLHS quy định về đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án đều không có bất cứ trường hợp nào người chấp hành hình phạt trục xuất được xóa án tích, thời hiệu áp dụng ra sao. Song, đối tượng bị áp dụng ở đây là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, khi họ bị áp dụng hình phạt trục xuất về nước, có lẽ vấn đề án tích không đặt ra nên hình phạt này mang tính chất một hình phạt chính không mang án tích. Hoặc nếu khi áp dụng hình phạt trục xuất về nước, liệu họ có thể được quay trở lại Việt Nam không, và nếu có, thời gian là bao lâu, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? Những nội dung này cần có sự giải thích chính thức. 2.7. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Theo chúng tôi, nên tách tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 148) để truy cứu TNHS và cá thể hóa TNHS đối với người có các hành vi phạm tội khác nhau, vì tên tội đã thể hiện rõ, đồng thời bảo đảm việc chuẩn hóa tội danh đối với từng hành vi phạm tội trên thực tế. Đặc biệt, hàng loạt điều luật của BLHS năm 1999 cũng cần sửa đổi theo hướng tách các hành vi phạm tội để bảo đảm yêu cầu trên (chuẩn hóa tội danh)(9). Ngoài ra, sửa tên Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149) cho chuẩn xác và đúng với nội dung mà quan điểm của các nhà làm luật thể hiện trong điều luật muốn xử lý - “người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn”. Đặc biệt, cần bổ sung thêm các đối tượng bị người phạm tội ngược đãi, hành hạ là “anh, chị, em” của người phạm tội vào nội dung Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151). Việc bổ sung này là hợp lý, vì do cùng một loại chủ thể phạm tội có cùng hình thức thực hiện hành vi phạm tội và cùng xâm hại đến một loại đối tượng có mối quan hệ hôn nhân và gia đình nên cần phải bị xử lý như nhau tại cùng một điều luật, không nên xử lý một hành vi theo các chương, điều khác nhau. 2.8. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp Thứ nhất, cần xem xét tên tội danh của Tội truy cứu TNHS người không có tội (Điều 293) và Tội không truy cứu TNHS người có tội (Điều 294 BLHS) trong tương quan với Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật) và Điều 72 của Hiến pháp năm 1992 (không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật) để phân biệt giữa “người có tội” và “người phạm tội” (10), đồng thời phù hợp với việc có cơ sở pháp lý để xử lý người phạm tội khi họ đã căn cứ thẩm quyền của mình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử đối với người khác. Thứ hai, mở rộng thêm các đối tượng không phải chịu TNHS riêng về hành vi không tố giác tội phạm cho phù hợp với truyền thống và đạo lý của dân tộc, tình người, như: “trường hợp có quan hệ thầy trò, quan hệ nuôi dưỡng hoặc những người đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân...” (11). Nếu quy định, phải hướng dẫn cụ thể vấn đề này, tránh hiểu đa nghĩa hoặc khó áp dụng trên thực tế. Đồng thời, nên thu gọn danh mục các tội mà người phạm tội nếu che giấu tội phạm (Điều 313) hoặc không tố giác tội phạm (Điều 314 BLHS) sẽ bị truy cứu TNHS, như “các tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng...”. Điều này một mặt làm gọn nhẹ BLHS mà vẫn bao quát, bảo đảm tính tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như sự nhận thức của người dân về những tội phạm nếu che giấu hoặc không tố giác sẽ bị pháp luật trừng trị. Tóm lạiT, “pháp luật, dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể phản ánh và quy định hết được tất cả những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống...” (12), và pháp luật hình sự cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Tuy nhiên, ở chừng mực nhất định, nếu chúng ta chưa kịp pháp điển hóa một lần nữa BLHS hiện hành, thì công việc kịp thời ban hành một đạo luật sửa đổi, bổ sung BLHS vẫn là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, vì việc tiếp tục hoàn thiện BLHS có ý nghĩa rất quan trọng để bảo vệ pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, phục vụ công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam. (1) Tờ trình số 155/TTr-CP của Chính phủ ngày 9/10/2008 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999. (2) Dương Ngọc Ngưu, Giới thiệu về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, 20-21/2/2009, tr. 5. (3) Nguyễn Ngọc Anh & Nguyễn Đăng Nam, Việt Nam và sự tham gia Nghị định thư về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24 (12)/2007, tr. 21-22. (4) Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 13. (5) Nguyễn Mai Bộ, Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, Tập I - Khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 9. (6) Trịnh Q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứuu tiiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 1999.doc
Tài liệu liên quan