ABSTRACT. v
DANH MỤC BẢNG . vi
DANH MỤC HÌNH . vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . ix
MỤC LỤC . x
CHƯƠNG 1 . 1
1.1. Đặt vấn đề . 1
1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. 2
1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.2.2.Đối tượng nghiên cứu. 2
1.3. Nội dung nghiên cứu . 3
1.4. Tính mới của đề tài. 3
1.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 4
CHƯƠNG 2 . 5
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu . 5
2.2. Giới thiệu chung về nước thải sinh hoạt. 5
2.2.1.Sự hình thành nước thải sinh hoạt. 6
2.2.2.Phân loại . 6
2.2.3.Thành phần nước thải sinh hoạt. 6
2.2.4.Tác hại của nước thải sinh hoạt . 8
2.3. Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt . 9
2.3.1.Giới thiệu . 9
2.3.2.Phương pháp cơ học. 9
2.3.3.Phương pháp hóa học . 9
2.3.4.Phương pháp hóa lý. 10
2.3.5.Phương pháp sinh học . 10
2.3.5.1. Xử lý sinh học sinh trưởng lơ lửng . 10
2.3.5.2. Xử lý sinh học sinh trưởng dính bám. 12
2.3.5.3. Xử lý sinh học bằng wetland . 14
133 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp giá thể sinh học di động (mbbr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
giảm thì những vi sinh vật tùy tiện chiếm ưu thế hơn những vi sinh vật khác . Trong
những lớp này, quá trình Nitrat hoát xảy ra khi Nitrat trở thành chất nhận điện tử
đối với vi sinh vật tùy tiện. Vì vậy, những vi sinh vật ở lớp màng biofilm hay dính
bám trên bề mặt giá thể sẽ bị ảnh hưởng bởi sự khuyếch tán oxy và cơ chất giảm
dần qua lớp màng. Khi những vi sinh vật dính bám trên lớp màng biofilm ban đầu
yếu thì hoạt động xáo trộn những giá thể đó sẽ bị rửa trôi lớp màng biofilm ra khỏi
giá thể.
Hình 2.11. Nồng độ của chất nền theo chiều sâu lớp màng
2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý bằng công nghệ MBBR
2.4.4.1. Giá thể
Diện tích thực tế của giá thể lớn, do đó nồng độ biofilm cao trong bể xử lý đến
dẫn thể tích bể nhỏ. Theo các báo cáo cho thấy, nồng độ biofilm dao động từ 3000
– 4000 gTSS/m3, tương tự với những giá trị có được trong quá trình bùn hoạt tính
với tuổi bùn cao. Điều này được suy ra rằng, vì tải trọng thể tích trong MBBR cao
hơn gấp vài lần trong quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính nên sinh khối sinh ra trong
bể MBBR cao hơn nhiều.
Mật độ của các giá thể trong bể MBBR nhỏ hơn 70% so với thể tích nước trong
bể, với 67% là giá trị đặc trưng [10]. Tuy nhiên mật độ của giá thể được yêu cầu dựa
trên đặc tính của nước thải và mục tiêu xử lý cụ thể. Giá trị thấp hơn 67% thường
được sử dụng.
Sự
gia
tăng
nồng
độ
chất
nền,
mg/l
Nông độ chất nền (lớp bùn hoạt tính dính bám trên giá thể)
Luận văn Thạc Sĩ 30 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
2.4.4.2. Độ xáo trộn
Yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu suất là dòng chảy và điều kiện xáo trộn
trong bể xử lý. Độ xáo trộn thích hợp là điều kiện lý tưởng đối với hiệu suất của hệ
thống. Lớp màng biofilm hình thành trên giá thể rất mỏng, phân tán và vận chuyển
cơ chất và oxy đến bề mặt biofilm. Vì vậy, lớp màng biofilm dày và mịn không
được mong đợi đối với hệ thống. Độ xáo trộn thích hợp có tác dụng loại bỏ những
sinh khối dư và duy trì độ dày thích hợp cho biofilm. Độ dày của biofilm nhỏ hơn
100 micromet đối với việc xử lý cơ chất luôn được ưu tiên. Độ xáo trộn thích hợp
cũng duy trì vận tốc dòng chảy cần thiết cho hiệu suất quá trình. Độ xáo trộn cao sẽ
tách sinh khối ra khỏi giá mang và chính vì vậy sẽ làm giảm hiệu suất của quá trình
xử lý. Thêm vào đó, sự va chạm và sự ma sát của giá thể trong bể phản ứng làm cho
biofilm tách rời khỏi bề mặt phía ngoài của giá thể Kaldnes (giá mang được sử dụng
thực nghiệm). Vì điều này, giá mang MBBR được cung cấp với các rìa bên ngoài để
bảo vệ sự hao hụt của biofilm và đẩy mạnh sự phát triển của biofilm.Diện tích bề
mặt của các rìa bên ngoài không được tính vào diện tích thực tế của biofilm. Diện
tích trung bình hiệu quả của giá mang MBBR được báo cáo là khoảng 70% tổng
diện tích bề mặt để màng biofilm dính bám vào giá thể ở phía bên ngoài ít hơn của
giá mang. Có thể nhận thấy điều này qua hình 2.18.
Theo nghiên cứu của S. Winogradsly (1980), sau khi quan sát dưới kính hiển vi
lớp màng lọc trong bể lọc sinh học nhỏ giọt, đã tìm thấy rất nhiều vi khuẩn
Zoogleal, các vi khuẩn hình que, vi khuẩn hình sợi, nấm sợi, protozoa và một số
động vật bậc cao.
Một trong những nghiên cứu nhằm ước lượng các loại khuẩn trong hệ thống lọc
sinh học nhỏ giọt được tiến hành bởi M. Hotchkiss năm 1923. Kết quả là đã tìm
thấy nhiều loại vi khuẩn khác nhau ở độ sâu khác nhau trong bể lọc. Các nhóm vi
khuẩn bao gồm: vi khuẩn khử nitrate, sulfate tạo thành từ protein, phân hủy
anbumin, khử sulfate, oxy hóa sulfite được tạo thành từ các protein nhiều nhất ở độ
sâu 0,3m và giảm dần qua lớp lọc; vi khuẩn khử sulfate hiện diện nhiều ở bề mặt và
Luận văn Thạc Sĩ 31 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
vi khuẩn oxy hóa sulfua có nhiều nhất ở độ sâu 1,6m; các dạng vi khuẩn nitrit gia
tăng theo độ sâu và có số lượng lớn hơn các dạng vi khuẩn nitrate.
Hình 2.12. Lớp biofilm dính bám trên bề mặt giá thể.
2.4.4.3. Tải trọng thể tích
Vì sự không thể xác định chính xác diện tích thực được bao bọc bởi biofilm trên
bề mặt của giá mang, người ta đưa ra hiệu suất quá trình theo thể tích bể phản ứng
thay vì diện tích bề mặt giá thể. Tuy nhiên, việc đánh giá thể tích bể phản ứng có
thể là hệ thống được so sánh với những hệ thống khác mà sử dụng toàn bộ thể tích
bể phản ứng để xử lý.
Nếu chỉ xử lý thứ cấp, hiệu quả tải tương đương 4-5 kgBOD7 /m3.ngày đến 12-
15 kgBOD7 /m3.ngày ở mức 67% giá mang được lấp đầy (cung cấp 335 m2 diện tích
bề mặt giá thể trên m3 thể tích bể phản ứng). Những giá trị BOD7 không có trong
tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng phù hợp với Phương pháp tiêu chuẩn của
Nauy và những ứng dụng của chúng đối với việc thiết kế bể phản ứng ở Mỹ phải
được thực hiện một cách thận trọng. Rusten đã báo cáo rẳng 60g BOD5/ngày tương
đương với 70 g BOD5/ngày, mặc dù nó không được cụ thể hóa xem thử giá trị BOD
nào là giá trị tổng hoặc là giá trị hòa tan được. Mặc dù vậy, sự quy đổi này sẽ được
sử dụng để đổi các giá trị tải thành giá trị BOD5 cơ bản.
Môi trường lớp gai bên ngoài
Môi trường lớp biofilm bên trong
Luận văn Thạc Sĩ 32 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
2.4.5 Các ứng dụng khác nhau của hệ thống xử lý bằng phương pháp MBBR
2.5. Những thuận lợi và hạn chế
2.5.1. Thuận lợi
– Giảm chi phí hoạt động, tự động, dễ vận hành và bảo trì.
– Phù hợp vớihệ thống quy mô nhỏ có thể đượcsản xuất hàng loạt với một phạm
vi khác nhau của lưu lượng dòng chảy.
– Tiết kiệm một lượng đáng kể lao động và tiền bạc để điều tra, thiết kế, xây dựng,
lắp đặt.
– Mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao: Mật độ vi sinh vật xử lý
trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt
tính lơ lửng, vì vậy tải trọng hữu cơ của bể MBBR cao hơn.
– Ổn định theo biến tải.
Luận văn Thạc Sĩ 33 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
– Chủng loại vi sinh vật xử lý đặc trưng: lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc
vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
– Phát sinh bùn ít.
– Hiệu quả xử lý cao.
2.5.2. Hạn chế
Còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đòi hỏi người vận hành phải có kinh nghiệm.
2.6. Tình hình nghiên cứu công nghệ ngoài nước và trong nước
2.6.1. Nghiên cứu ngoài nước
Công nghệ sử dụng bể giá thể di động MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)
trên thế giới áp dụng khá phổ biến. Một số công trình điển hình tiêu biểu trên thế
giới mà tác giả đã tham khảo phục vụ cho đề tài luận văn như sau:
Đề tài “Ứng dụng loại hình mới của màng giá thể di động trong phản ứng sinh
học hiếu khí (Bể hiếu khí – SBR)” [5], Suntud Sirianuntapiboon*, Suriyakit
Yommee, Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Năng lượng và Vật liệu, Đại học Kỹ
thuật Thonburi, Bangkok, Thái Lan, tháng 11 năm 2004. Đề tài chủ yếu nghiên cứu
về giá thể di động trong bể SBR với mật độ vật liệu di động là 1.925±0.21 g/cm3,
hiệu quả loại bỏ BOD5, TKN cao hơn 10 – 12% so với SBR. Ngoài ra, hiệu quả loại
bỏ BOD5 và COD của-MB SBR-aerobic cao hơn 95% ngay cả khi hệ thống được
vận hành với nước thải tổng hợp có chứa 800 mg /l BOD5 với HRT rất thấp là 1,5
ngày.
Đề tài “Quá trình động học loại trừ nitrogen và carbon hữu cơ ra khỏi nước
thải bằng công nghệ MBBR”, Yen – Hui Lin, Khoa Kỹ thuật Môi trường, An toàn
và Sức khỏe, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Đài Loan, tháng 01 năm
2005. Đề tài đã nghiên cứu trong điều kiện hệ thống hoạt động bình thường, ổn
định, quá trình loại bỏ NH4+ –N, NO3 –N và COD tương ứng 75%, 92% và 70%.
Đề tài “Đánh giá hiện tượng ô nhiễm sinh học trong những hệ thống màng
sinh học lơ lửng và bám dính”, K. Sombatsompopa, C. Visvanathan*a, R. Ben
Aimb, Chương trình Quản lý và Công nghệ Môi trường, Viện Kỹ thuật Châu Á,
tháng 12 năm 2005.
Luận văn Thạc Sĩ 34 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
2.6.2. Nghiên cứu trong nước
Công nghệ xử lý kết hợp giữa quá trình tăng trưởng lơ lửng và dính bám được
nghiên cứu chủ yếu ở Việt Nam bằng các vật liệu sơ dừa, chỉ cước khá nhiều. Tuy
nhiên, công nghệ sử dụng bể giá thể di động MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)
vẫn còn khá mới mẻ. Hiện tại, có Công ty Giày Ngọc Hà, Gia Lâm – Hà Nội ứng
dụng công nghệ MBBR để xử lý nước thải sinh hoạt 80 m3/ngày.đêm do Công ty
MelViet là nhà thiết kế xây dựng vào năm 2009.
Luận văn Thạc Sĩ 35 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Nước thải
Nước thải được lấy từ bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (Nước
đen sau khi qua bể tự hoại từ chung cư Nguyễn Kim) với thành phần, tích chất nước
thải được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tính chất nước thải sinh hoạt nghiên cứu
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giá trị QCVN
14:2008/BTNMT,
cột B
Số lần
vượt
1 pH 7 – 8 5,5 – 9
2 COD mg/l 350 – 450 -
3 BOD5 mg/l 100 – 150 50 2 – 3
4 TSS mg/l 100 – 200 100 1 – 2
5 N-NH4+ mg/l 60 – 70 10 6 – 7
6 TKN mg/l 65 – 75 -
7 N-NO3- mg/l 0,06 – 0,12 50
8 P-PO43- mg/l 11 – 13 10
9 Nhiệt độ 0C 25 – 30
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả, hiệu quả xử lý chất hữu cơ (TSS, COD, BOD5 )
và dinh dưỡng (P-PO43-, N-NH3, N-NO2,N-NO3, TKN) trong nước thải sinh hoạt
bằng phương pháp MBBR thiếu khí nối tiếp MBBR hiếu khí với các thời gian lưu
nước khác nhau 10h, 7h và 4h tương ứng với khoảng tải trọng chất hữu cơ lần lượt
1 kgCOD/ m3.ngày, 1.5 kg COD/m3.ngày; 2 kg COD/m3.ngày.
Đặc điểm của lớp màng biofilm dính bám trên giá thể: MLSS, MLVSS, tỉ lệ
MLSS/MLVSS, màu sắc và hình dạng của màng
Luận văn Thạc Sĩ 36 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
3.1.2. Giá thể di động
Hình 3.1. Giá thể di động kiểu K3
Bảng 3.2. Thông số đặc trưng của giá thể sử dụng trong đề tài
Loại giá thể Chất liệu Kích thước (DxL)
Diện tích hữu
dụng, m2/m3
Khối lượng
riêng, kg/m3
K3 Polyetylen 25mm x 10mm 350 0,19
Tổng diện tích bề mặt là 800 m2/m3, trong đó diện tích bề mặt tạo màng là 500
m2/m3.
Nơi sản xuất: Việt Nam.
Mật độ giá thể K3 trong bể thiếu khí và hiếu khí chiếm 40% thể tích bể.
Nguyên nhân chọn giá thể K3 vì:
Khối lượng riêng vừa phải
Chất liệu polyetylen => tuổi thọ cao, 15 – 20 năm tùy vào quá trình vận hành
và đặc tính nước thải.
Diện tích hữu dụng cao
Tuổi thọ cao: khoảng 20 năm.
Kích thước nhỏ => khó làm MLSS.
Kích thước to => ko phù hợp với mô hình.
Thương mại hóa.
Luận văn Thạc Sĩ 37 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế mô hình
Mô hình áp dụng công nghệ sinh học kết hợp công nghệ sinh học thiếu khí và
hiếu khí.Sau đây là sơ đồ dây chuyền công nghệ của mô hình nghiên cứu.
Hình 3.2.Sơ đồ dây chuyền công nghệ của mô hình nghiên cứu
Nguyên lý hoạt động
Nước thải sau khi lấy tại lô S chung cư Nguyễn Kim được, nước thải được cho
vào can nhựa 30 lít rồi vận chuyển về kho chứa mẫu có nhiệt độ lưu trữ là 16oC.
Sau đó nước thải được châm liên tục mỗi ngày vào bể chứa, điều chỉnh lưu lượng
bơm để cố định tải trọng.Bơm sẽ bơm từ thùng chứa lên bể thiếu khí, tại đây có
môtơ cánh khuấy quay với vận tốc 30 vòng/phút nhằm duy trì DO khoảng 0.5 mg/l
và tạo điều kiện cho giá thể chuyển động. Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể hiếu
khí qua lỗ tràn và khe dẫn xuống dưới đáy bể hiếu khí, tại đây có hệ thống phần
phối khí được cấp khí nhờ máy thổi khí, lưu lượng khia được điều tiết nhơ van điều
chỉnh lưu lượng khí. Một phần nước đầu ra sau bể hiếu khí được tuần hoàn về bể
thiếu khí với lưu lượng bằng lưu lượng của dòng vào, phần nước còn lại được dẫn
vào bể lắng, phần nước trong phía trên bể lắng được dẫn vào bể chứa, phần bùn bể
Giá thể di
Luận văn Thạc Sĩ 38 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
lắng được tuần hoàn về bể thiếu khí với lưu lượng cũng bằng với lưu lượng của
dòng vào, bể lắng có van xả đáy để xả bùn dư.
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí mô hình
Ghi chú:
1. Bể chứa nước thải đầu vào
2. Bể thiếu khí
3. Bể hiếu khí
4. Bể lắng
5. Bể chứa nước thải sau xử lý
6. Bơm nước thải đầu vào
7. Bơm tuần hoàn nước thải từ bể hiếu
khí về bể thiếu khí.
8. Bơm tuần hoàn bùn.
9. Mô tơ khuấy trộn.
10. Máy thổi khí.
11. Van xả bùn.
12. Van điều tiết khí
12
Luận văn Thạc Sĩ 39 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
Hình 3.4. Mô hình thực tế
3.2.2. Kích thước của các bể
Hình 3.5. Kích thước bể lắng, bể thiếu khí và bể hiếu khí
Luận văn Thạc Sĩ 40 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
3.2.3. Thông số kỹ thuật của các thiết bị trong mô hình
Bơm đầu vào và bơm bùn hiệu CHEM-FEED model C-6125P. Qmax = 30 L/h ;
công suất : 45 W; áp lực: 2.1 kg/cm2.
Bơm tuần hoàn nước thải từ bể hiếu khí về thiếu khí hiệu CHEM-FEED
model C-645P. Qmax = 11.5 L/h; Công suất 45 W; Áp lực: 5.6 kg/cm2.
Hình 3.6. Bơm tuần hoàn
Mô tơ khuấy tại bể thiếu khí hiệu OM ORIENT MOTOR model PSH425-
401P. Số vòng quay: 50Hz: 90~1400 r/min; công suất: 25W
Máy thổi khí bể hiếu khí hiệu RESUN model ACO-001. Lưu lượng khí:
0.038 m3/phút, công suất: 18W, áp lực: 0.02Mpa
Hình 3.7.Mô tơ khuấy
Hình 3.8. Máy thổi khí RESUN
Luận văn Thạc Sĩ 41 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
3.2.4. Thông số kiểm soát
a. Kiểm soát lưu lượng
Lưu lượng nước thải vào và ra mô hình được kiểm tra mỗi ngày nhằm đảm bảo
đủ lượng nước cho mô hình .Việc điều chỉnh lưu lượng đến giá trị mong muốn được
thực hiện bằng cách điều chỉnh lưu lượng trên bơm. Đồng thời luôn đảm bảo dòng
tuần hoàn sao cho tỉ lệ lưu lượng đầu vào, lưu lượng tuần hoàn bùn, lưu lượng tuần
hoàn nước từ bể hiếu khí về thiếu khí là 1:1:1.
b. Kiểm soát các yếu tố khác
Bảng 3.3. Các thông số kiểm soát
Thông số kiểm soát Giá trị kiếm soát
DO 0.1 – 0.5 mg/l
pH 6.5 – 8
Tỉ số F/M 0.2 – 0.6 ngày-1
MLVSS tại bể thiếu khí 3000 mg/l
MLVSS tại bể hiếu khí 2000 mg/l
MLSS tại bể lắng 5000 – 6000 mg/l
3.3. Trình tự thực hiện
Trình tự thực hiện thí nghiệm trình bày trong sơ đồ dưới đây
Luận văn Thạc Sĩ 42 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
Hình 3.9. Các nội dung nghiên cứu thực hiện
3.3.1. Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 của thí nghiệm, sẽ tiến hành tạo màng biofilm cho giá thể. Sau khi
chạy giai đoạn thích nghi sẽ tiến hành chạy ở 3 tải trong COD khác nhau lần lượt
là 1 kg COD/m3.ngày, 1.5 kg COD/m3.ngày, 2 kg COD/m3.ngày với thời gian lưu
nước thải tương ứng là 10h, 7h và 4h. Điểm đáng lưu ý ở giai đoạn 1 là tuần hoàn
nước thải từ bể hiếu khí và bể lắng với tỷ lệ bằng lượng nước thải đầu vào, tương
ứng với 1:1:1.
3.3.1.1. Thí nghiệm thích nghi
Tạo màng biofilm cho giá thể động
Bước 1: Thể tích của từng bể thiếu khí và hiếu khí là 20 lít, đong 8 lít giá
thể di động K3 cho vào bể. Chuẩn bùn hoạt tính để cho vào bể thiếu khí, hiếu khí và
bể lắng sao cho MLVSS tại mỗi bể lần lượt là 3000 mg/l, 2000 mg/l, 5000mg/l
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm
thích nghi
Giai đoạn 1 (1:1:1) Giai đoạn 2 (1:3:1)
Thí
nghiệm
1
Thí
nghiệm
2
Thí
nghiệm
3
Thí
nghiệm
4
Thí
nghiệm
5
Thí
nghiệm
6
HRT:18h
OLR:0.3 kg
COD/m3.ngày
Q=1l/h
HRT:10h
OLR:1 kg
COD/m3.n
gày Q=1l/h
HRT:10h
OLR:1 kg
COD/m3.n
gày Q=1l/h
HRT:7h
OLR:1.5
kg
COD/m3.n
gày
Q=2,9l/h
HRT:7h
OLR:1.5
kg
COD/m3.n
gày
Q=2,9l/h
HRT:4h
OLR:2 kg
COD/m3.n
gày Q=5l/h
HRT:4h
OLR:2 kg
COD/m3.n
gày Q=5l/h
Thí
nghiệm
7
HRT:4h
OLR:2 kg
COD/m3.n
gày
Q=5l/h,
không giá
thể
Luận văn Thạc Sĩ 43 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
Bước 2: Giá thể được cho vào bể thiếu khí và hiếu khí, DO duy trì tại bể
thiếu khí khoảng 0.5 mg/l, tại bể hiếu khí khoảng 2.5 mg/l. Ta nuôi màng thích nghi
bằng nước thải nhân tạo có tỉ lệ COD:N:P tương ứng là 100:5:1.
Bước 3: Khi màng có lớp màng mỏng, ta thực hiện rút hết bùn trong bể
lắng để tạo điều kiện cho vi sinh vật bám dính trên giá thể phát triển.
Thành phần nước thải nhân tạo
Bảng 3.4. Thành phần nước thải nhân tạo
Thành phần
Tải trọng 0.3 kgCOD/m3.ngày
Nông độ (mg/l)
Glucose 221.4
NaHCO3 90
NH4Cl 42.3
K2HPO4 17.8
CaCl2.2H2O 10
MgSO4.7H2O 4
FeCl3 1.2
Vi lượng (1ml/l) bao gồm H3BO3 0.15 g/l; CoCl2.6H2O 0.15 g/l; CuSO4.5H2O 0.03
g/l; FeCl3.6H2O 1.5 g/l; MnCl2.2H2O 0.12 g/l; N2Mo4O24. 2H2O 0.06g/l;
ZnSO4.7H2O 0.12 g/l; KI 0.03 g/l.
(Sử dụng nước thải nhân tạo có các thành phần được lấy theo môi trường nuôi cấy
của Thanh và cộng sự (2008))
Với các thành phần trên, nồng độ COD của nước thải nhân tạo là 200 mg/l; nồng
độ N-NH3 là 8.67 mg/l; nông độ Phospho tổng là 4.33 mg/l. Tỉ lệ COD:N:P tương
ứng 100:5:1.
Bùn nuôi cấy được sử dụng cho bể sinh học là bùn được lấy từ khu công nghiệp
Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ MLVSS 3000
mg/l.
Luận văn Thạc Sĩ 44 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
Các chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, COD. Chế độ vận hành của thí nghiệm thích nghi
được liệt kê chi tiết ở bảng sau.
Bảng 3.5. Thông số vận hành thí nghiệm thích nghi
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian thích nghi 27 ngày (20/09-25/10) Ngày/tháng
Tải trọng 0.3 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 1 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 1 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ
bể hiếu khí về bể thiếu khí
1 l/h
3.3.1.2. Thí nghiệm 1
Sau khi hiểu quả xử lý COD ở thí nghiệm thích nghi ổn định, hình thành lớp
màng mỏng bám dính trên giá thể, ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm 1 ứng với tải
trọng 1 kgCOD/m3.ngày. Các chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, TSS, COD, BOD5, POସଷି,
N-NH3, N-NO2,N-NO3, TKN.
Bảng 3.6. Thông số vận hành thí nghiệm 1
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian 34 ngày (27/10-30/11) Ngày/tháng
Tải trọng 1 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 2 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 2 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ
bể hiếu khí về bể thiếu khí
2 l/h
3.3.1.3. Thí nghiệm 2
Sau khi hiểu quả xử lý COD ở thí nghiệm 1 ổn định, ta bắt đầu tiến hành thí
nghiệm 2 ứng với tải trọng 1.5 kgCOD/m3.ngày, ta tiến hành tăng tải trọng bằng
Luận văn Thạc Sĩ 45 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
cách giảm thời gian lưu tại bể thiếu khí còn 7h. Các chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, TSS,
COD, BOD5, PO43-, N-NH3, N-NO2,N-NO3, TKN. Chế độ vận hành của thí nghiệm
2 được liệt kê chi tiết ở bảng sau:
Bảng 3.7. Thông số vận hành thí nghiệm 2
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian
25 ngày (01/12/2010-
26/12/2010)
Ngày/tháng
Tải trọng 1.5 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 2.9 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 2.9 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ
bể hiếu khí về bể thiếu khí
2.9 l/h
3.3.1.4. Thí nghiệm 3
Sau khi hiểu quả xử lý COD ở thí nghiệm 2 ổn định, ta bắt đầu tiến hành thí
nghiệm 3 ứng với tải trọng 2 kgCOD/m3.ngày, ta tiến hành tăng tải trọng bằng cách
giảm thời gian lưu tại bể thiếu khí còn 4h. Các chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, TSS,
COD, BOD5, P-PO43-, N-NH3, N-NO2,N-NO3, TKN. Chế độ vận hành của thí
nghiệm 3 được liệt kê chi tiết ở bảng sau:
Bảng 3.8. Thông số vận hành thí nghiệm 3
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian
25 ngày (28/12/2010 –
21/01/2011)
Ngày/tháng
Tải trọng 2 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 5 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 5 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ
bể hiếu khí về bể thiếu khí
5 l/h
Luận văn Thạc Sĩ 46 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
3.3.2. Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2 của thí nghiệm, cũng tiến hành chạy ở 3 tải trong COD khác nhau lần
lượt là 1 kg COD/m3.ngày, 1.5 kg COD/m3.ngày, 2 kg COD/m3.ngày với thời gian
lưu nước thải tương ứng là 10h, 7h và 4h. Điểm khác biệt của giai đoạn 2 so với giai
đoạn 1 là tuần hoàn nước thải từ bể hiếu khí về bể thiếu khí bằng 3 lần lưu lượng
đầu vào, tỷ lệ tương ứng là 1:3:1. Mục đích của quá trình tăng tuần hoàn nước thải
từ bể hiếu khí về bể thiếu khí là nhằm nâng cao hiệu suất khử nitrat sau khi trải qua
quá trình nitrat hoá tại bể hiếu khí.
3.3.2.1. Thí nghiệm 4
Ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm 4 ứng với tải trọng 1 kgCOD/m3.ngày. Thời
gian lưu nước thải tại bể thiếu khí là 10h. Các chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, TSS,
COD, BOD5, POସଷି, N-NH3, N-NO2,N-NO3, TKN.
Bảng 3.9.Thông số vận hành thí nghiệm 4
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian
30 ngày (20/03/2011-
20/04/2011)
Ngày/tháng
Tải trọng 1 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 2 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 6 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ bể
hiếu khí về bể thiếu khí
2 l/h
3.3.2.2. Thí nghiệm 5
Sau khi hiệu quả xử lý COD ở thí nghiệm 5 ổn định, ta bắt đầu tiến hành thí
nghiệm 2 ứng với tải trọng 1.5 kgCOD/m3.ngày, ta tiến hành tăng tải trọng bằng
cách giảm thời gian lưu tại bể thiếu khí còn 7h. Các chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, TSS,
COD, BOD5, PO43-, N-NH3, N-NO2,N-NO3, TKN. Chế độ vận hành của thí nghiệm
5 được liệt kê chi tiết ở bảng sau:
Luận văn Thạc Sĩ 47 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
Bảng 3.10. Thông số vận hành thí nghiệm 5
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian
30 ngày (21/04/2011-
21/05/2011)
Ngày/tháng
Tải trọng 1.5 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 2.9 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 8,1 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ
bể hiếu khí về bể thiếu khí
2.9 l/h
3.3.2.3. Thí nghiệm 6
Sau khi hiểu quả xử lý COD ở thí nghiệm 6 ổn định, ta bắt đầu tiến hành thí
nghiệm 3 ứng với tải trọng 2 kgCOD/m3.ngày, ta tiến hành tăng tải trọng bằng cách
giảm thời gian lưu tại bể thiếu khí còn 4h. Các chỉ tiêu theo dõi: pH, DO, TSS,
COD, BOD5, P-PO43-, N-NH3, N-NO2,N-NO3, TKN. Chế độ vận hành của thí
nghiệm 6 được liệt kê chi tiết ở bảng sau:
Bảng 3.11. Thông số vận hành thí nghiệm 6
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian
30 ngày (22/05/2011-
21/06/2011)
Ngày/tháng
Tải trọng 2 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 5 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 15 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ bể
hiếu khí về bể thiếu khí
5 l/h
Luận văn Thạc Sĩ 48 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
3.3.2.4. Thí nghiệm 7
Ta tiến hành thí nghiệm 7 ứng với tải trọng 2 kgCOD/m3.ngày và không có sự
hiện diện giá thể sinh học. Các chỉ tiêu theo dõi: TSS, COD, BOD5, P-PO43-, N-
NH3, N-NO3. Chế độ vận hành của thí nghiệm 7 được liệt kê chi tiết ở bảng sau:
Bảng 3.12. Thông số vận hành thí nghiệm 7
Thông số Chỉ số Đơn vị
Thời gian
20 ngày (23/06/2011-
13/07/2011)
Ngày/tháng
Tải trọng 2 kgCOD/m
3.ngày
Lưu lượng vào 5 l/h
Lưu lượng tuần hoàn bùn 15 l/h
Lưu lượng tuần hoàn nước từ bể
hiếu khí về bể thiếu khí
5 l/h
Luận văn Thạc Sĩ 49 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
3.4. Quy trình lấy mẫu và phân tích
3.4.1. Lấy mẫu
Hình 3.10. Các vị trí lấy mẫu
Bảng 3.13. Chú thích các vị trí lấy mẫu
Vị trí Tên vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu phân tích
1 Lấy mẫu nước thải đầu vào
DO, pH, TSS, PO43-, COD, BOD5, N-
NH3, N-NO3, N-NO2, TKN
2 Lấy mẫu sau bể thiếu khí
pH, PO43-, COD, N-NH3, N-NO3, N-
NO2, TKN,
3 Lấy mẫu sau bể hiếu khí
pH, N-NH3, N-NO3, N-NO2, TKN,
MLSS, MLVSS
4 Lấy mẫu nước thải đầu ra DO, TSS, PO43-, COD, BOD5, N-NH3,
Luận văn Thạc Sĩ 50 Phạm Lê Hoàng Duy
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp
giá thể sinh học di động (MBBR)
Vị trí Tên vị trí lấy mẫu Chỉ tiêu phân tích
N-NO3, N-NO2, TKN
5 Lấy mẫu tại bể thiếu khí DO, pH, MLSS, MLVSS
6 Lấy mẫu tại bể hiếu khí DO, pH, MLSS, MLVSS
7 Lấy mẫu tại bể lắng MLSS,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mbbr_03_2012_i_2831_1846196.pdf