LỜI CẢM TẠ .i
TÓM TẮT.ii
ABSTRACT. iii
MỤC LỤC.iv
DANH SÁCH BẢNG.xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.1
1.1 Đặt vấn đề .1
1.2 Mục tiêu của đề tài.1
1.3 Nội dung nghiên cứu .2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.3
2.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất rượu.3
2.2 Enzyme amylase .4
2.2.1 Enzyme α-amylase (EC 3.2.1.1).4
2.2.2 Enzyme glucoamylase (EC 3.2.1.3) .7
2.2.3 Hoạt lực của enzyme amylase.8
2.3 Enzyme papain (EC 3.4.22.2).13
2.3.1 Cấu tạo của enzyme papain .13
2.3.2 Hoạt tính của enzyme papain.13
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme papain .14
2.4 Enzyme bromelain (EC 3.4.22.32) .16
2.4.1 Cấu tạo của enzyme bromelain.16
2.4.2 Hoạt tính enzyme bromelain .17
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme bromelain.17
2.5 Nấm men .18
2.5.1 Cấu tạo và thành phần của nấm men.18
2.5.2 Sự sinh trưởng và phát triển của nấm men.19
2.5.3 Nấm men sử dụng trong sản xuất rượu vang.19
141 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ứng dụng enzyme amylase, protease và nấm men thuần chủng trong sản xuất rượu vang nếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C là 2
thông số tối ưu để tiến hành quá trình dịch hóa và đường hóa một phần tinh bột cho
các thí nghiệm tiếp theo.
4.2.2 Kết quả ảnh hưởng nồng độ enzyme α-amylase và thời gian thủy phân bột nếp.
Tiến hành thí nghiệm với α-amylase để dịch hóa và đường hóa một phần bột nếp với
nồng độ enzyme và thời gian thủy phân khác nhau, số liệu được thể hiện ở bảng 4.3
Bảng 4.3 Kết quả ảnh hưởng nồng độ α-amylase và thời gian thủy phân tinh bột nếp đến lượng
đường khử tạo thành, (g/100ml)
Nồng độ
enzyme (%)
Thời gian (phút)
Trung bình
(Nồng độ)
10 20 30 40
0,1 4,65 5,16 5,12 5,31 5,06c
0,2 5,06 5,42 5,65 5,84 5,49b
0,3 5,22 5,60 6,11 6,18 5,78a
0,4 5,06 5,48 6,32 6,32 5,80a
Trung bình
(Thời gian)
5,00C 5,42B 5,80A 5,91A
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm A, B, C (a, b, c) trong cùng một hàng hoặc một cột thể hiện sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(a) (b)
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 50
Để quá trình dịch hóa, đường hóa xảy ra nhanh và hiệu quả, các thông số pH tối ưu
pH 6,5 và nhiệt độ tối thích 870C được kế thừa từ thí nghiệm 4.2.1. Theo kết quả
thống kê thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy nồng độ α-amylase và thời gian thủy phân có
ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme khi phân cắt tinh bột nếp
0.1
0.2
0.3
0.4
10
20
30
40
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
Đ
ư
ờ
n
g
k
h
ử
(
w
/v
)
Nồng độ alphamylase (v/v)
Thời gian
(phút)
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ α-amylase và thời gian thủy phân bột nếp
đến lượng đường khử tạo thành
Tiến hành dịch hóa, đường hóa tinh bột là công đoạn không thể thiếu đối với công
nghệ sản xuất rượu, trong giai đoạn này enzyme sẽ phân cắt tinh bột thành những
phân tử dextrin mạch ngắn và đường khử, vì vậy chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất
trong thí nghiệm là lượng đường khử sinh ra, loại đường chủ yếu được nấm men sử
dụng để phát triển sinh khối và lên men rượu.
Qua kết quả thống kê bảng 4.3 và hình 4.3 nhận thấy với cùng nồng độ tinh bột nếp,
nhiệt độ, pH và thời gian thủy phân, chỉ có thay đổi nồng độ enzyme α-amylase thì
lượng đường khử tạo thành cũng khác nhau, hàm lượng đường khử sẽ tăng nếu tăng
nồng độ enzyme sử dụng nhưng không đều. Hàm lượng đường khử tăng nhiều khi
nồng độ enzyme α-amylase tăng từ 0,1%, 0,2%, 0,3% có sự khác biệt ý nghĩa thống
kê và tăng chậm khi nồng độ enzyme tăng từ 0,3% đến 0,4% không có sự khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Bên cạnh ảnh hưởng nhân tố nồng độ enzyme, theo số liệu thể hiện ở bảng 4.3 và hình
4.3 còn cho thấy lượng đường khử sinh ra cũng tăng theo thời gian thủy phân, lượng
đường khử tăng nhanh trong khoảng thời gian 10 phút đến 30 phút và tăng chậm trong
khoảng thời gian 30 phút đến 40 phút. Kết quả thống kê cho thấy, ở các mức thời gian
thủy phân 10, 20, 30 phút thì lượng đường khử sinh ra có sự khác biệt ý nghĩa nhưng
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 51
ở khoảng 30 và 40 phút thì lượng đường khử sinh ra không có sự khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 5%.
Z= 0,209885*Y + 21,6977*X – 0,0864364*X*Y – 32,3212*X2- 0,00296129*Y2; R 2 = 99,41%
Ghi chú X: Nồng độ enzyme α-amylase (%), Y: Thời gian thủy phân (phút), Z: Hàm lượng đường khử (%)
Hình 4.4 Đồ thị 3D và Contour biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ enzyme α-amylase và thời gian
thủy phân đến lượng đường khử tạo thành.
Theo đồ thị 3D hình 4.4.a thể hiện sự phụ thuộc của hàm lượng đường khử theo nồng
độ enzyme và thời gian dịch hóa, đường hóa một phần. Đường khử sinh ra tăng theo
nồng độ enzyme và thời gian thủy phân. Đồng thời đồ thị Contour hình 4.4.b còn cho
phép chọn điểm tối ưu về nồng độ enzyme và thời gian cho quá trình thủy phân tinh
bột nếp trắng.
Từ các số liệu ở bảng 4.3 và hình 4.3 cùng hình 4.4.a, 4.4.b đồng thời xét về mặt hiệu
quả kinh tế mang lại, có thể nhận thấy rằng nồng độ enzyme α-amylase 0,3 % và thời
gian thủy phân 31 phút với lượng đường khử thu được 6,46% là 2 thông số tối ưu để
tiến hành quá trình dịch hóa và đường hóa một phần cho các thí nghiệm tiếp theo.
4.2.3 Kết quả ảnh hưởng của nồng độ bột nếp đến hoạt tính của enzyme α-amylase
trong quá trình thủy phân.
Thí nghiệm tiến hành trên cơ chất là tinh bột trong nguyên liệu nếp trắng với mục tiêu
là xác định ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến hoạt tính của enzyme α-amylase trong
quá trình thủy phân, kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4
Bảng 4.4 Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ bột nếp đến lượng đường khử tạo thành khi thủy phân với
enzyme α-amylase
Cơ chất bột nếp (%) 5 10 15 20 25 30 35 40
Đường khử (%) 1,80f 3,05e 4,61c 6,11d 7,06c 8,13b 9,42a 9,59a
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm a, b, c trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở mức độ 5%. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(a) (b)
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 52
Thí nghiệm được tiến hành với nồng độ enzyme sử dụng là 0,3%, thời gian thủy phân
là 31 phút, ở pH 6,5 và nhiệt độ 87oC với tỉ lệ bột nếp thay đổi từ 5 đến 40%
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
0 10 20 30 40 50
Nồng độ bột nếp (w/v)
Đ
ư
ờ
n
g
k
h
ử
(
w
/v
)
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng tỉ lệ bột nếp đến lượng đường khử tạo thành khi thủy phân
bằng enzyme α-amylase
Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.4 và hình 4.5 cho thấy khi tăng nồng độ tinh bột nếp thì
hàm lượng đường khử sinh ra cũng tăng theo nghĩa là vận tốc phản ứng tăng. Vận tốc
phản ứng tăng nhanh khi tăng nồng độ bột nếp từ 5% đến 30%. Khi tiếp tục tăng nồng
độ bột nếp lên 35% và 40% thì vận tốc phản ứng cũng tiếp tục tăng song tốc độ tăng
chậm hơn so với trước. Điều này có thể giải thích là do trong giai đoạn đầu khi nồng
độ cơ chất tinh bột thấp thì tốc độ phản ứng enzyme sẽ phụ thuộc tuyến tính với nồng
độ cơ chất và đạt đến điểm cực đại nghĩa là toàn bộ enzyme kết hợp được với cơ chất.
Khi tiếp tục tăng nồng độ cơ chất lớn hơn nữa thì tốc độ phản ứng enzyme sẽ không
tăng đáng kể do nồng độ tinh bột quá cao sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt của dung dịch gây
khó khăn cho hoạt động xúc tác của enzyme nên hàm lượng đường khử sinh ra không
tăng nhiều.
4.3 Kết quả khảo sát ứng dụng enzyme glucoamylase trong quá trình đường hóa
dịch nếp trắng.
Trong quá trình lên men rượu, nấm men sử dụng các loại đường và dextrin để tạo
thành C2H5OH và CO2, để thực hiện được điều đó thì phải trải qua từng công đoạn: hồ
hóa, dịch hóa và đường hóa để tạo thành đường khử. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần sử
dụng α-amylase thì lượng đường khử tạo thành không cao thể hiện ở kết quả thí
nghiệm 4.2.2 (Đường khử: 6,11% ở pH: 6,5, nhiệt độ: 85oC, nồng độ enzyme: 0,3%,
Thời gian: 30 phút, tỉ lệ 1 nếp: 4 nước). Bên cạnh đó lượng tinh bột còn sót lại 1,95%
trong dịch nếp sau khi thủy phân (Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, Sở
KH&CN TP.HCM, 2010). Nguyên nhân là do khi chỉ sử dụng enzyme α-amylase phân
cắt các phân tử amylose và amylopectin trong tinh bột sẽ tạo thành nhiều sản phẩm:
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 53
oligosaccharides, disaccharides và monosaccharide (Đường khử). Trong đó đường
khử do α-amylase đã cắt gần hết các liên kết 1,4 glycoside, phần còn lại là các phân tử
dextrin mạch nhánh có liên kết 1,6 glycoside mà enzyme α-amylase thì không cắt
được liên kết 1,6 glycoside.
Với hàm lượng đường khử như thế, quá trình lên men diễn ra không tốt do không đủ
lượng đường khử cho nấm men sử dụng, thể hiện ở độ rượu thu được khi lên men chỉ
khoảng 3% (Trần Thị Hồng Chúc, 2008), chính vì thế để tăng thêm hàm lượng đường
khử cho nấm men hoạt động tốt hơn, năng suất rượu cao hơn, vấn đề đặt ra là làm sao
nâng cao hiệu suất lên men? Khi đó một trong những giải pháp hiệu quả được đặt ra là
sử dụng kết hợp tiếp theo sau glucoamylase để thủy phân các polysaccharides,
oligosaccharides, disaccharides còn lại vì enzyme này có khả năng phân cắt được liên
kết 1,4 glycoside và cả liên kết 1,6 glycoside.
4.3.1 Kết quả ảnh hưởng pH và nhiệt độ của enzyme glucoamylase trong thủy phân
dịch nếp trắng.
Từ kết quả tối ưu đạt được của các thí nghiệm 4.2 những thông số: pH, nhiệt độ, thời
gian, nồng độ enzyme α-amylase được cố định sử dụng tiếp theo để tiến hành khảo sát
ảnh hưởng các mức pH và nhiệt độ của dịch nếp để thủy phân tiếp bằng enzyme
glucoamylase đến lượng đường khử sinh ra, số liệu thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5 Kết quả ảnh hưởng pH và nhiệt độ đến lượng đường khử sinh ra khi thủy phân dịch
nếp bằng enzyme glucoamylase, (g/100ml)
pH dịch nếp
Nhiệt độ thuỷ phân (oC)
Trung bình
(pH)
55 60 65 70
3,5 14,36 14,56 14,36 13,28 14,14b
4,0 14,56 15,88 14,97 14,56 14,93a
4,5 14,16 14,75 14,36 14,16 14,36b
5,0 13,43 13,79 13,60 13,62 13,61c
Trung bình
(Nhiệt độ)
14,13BC 14,68A 14,32B 13,91C
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm A, B, C (a, b, c) trong cùng một hàng hoặc một cột thể hiện sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy hai nhân tố pH và nhiệt độ đều có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt tính của enzyme glucoamylase trong quá trình thủy phân tinh
bột nếp đã được dịch hóa và đường hóa một phần trước bằng enzyme α-amylase
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 54
55
60
65
70
3,5
4
4.5
5.0
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
Đ
ư
ờ
n
g
k
h
ử
(
w
/v
)
Nhiệt độ (oC)
pH
Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến hàm lượng đường khử sinh ra khi
thủy phân dịch nếp với enzyme glucoamylase
Theo kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.5 và hình 4.6 cho thấy khi tăng nhiệt độ từ
55oC đến 60oC lượng đường khử sinh ra tăng nhưng từ 65oC đến 70oC thì lượng
đường khử tạo thành không tăng nữa mà lại còn giảm. Trong 4 mức nhiệt độ trên thì
lượng đường khử sinh ra khi thủy phân tinh bột nếp với nhiệt độ 60oC là cao nhất và
thấp nhất ở 70oC và 55oC, về mặt thống kê cho thấy lượng đường khử sinh ra 4 mức
nhiệt độ có khác biệt ý nghĩa ở mức 5%.
Theo số liệu thí nghiệm cho thấy bên cạnh ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của
enzyme thì giá trị pH cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của enzyme
glucoamylase, khi thủy phân dịch nếp với giá trị pH 4,0 thì hàm lượng đường khử sinh
ra cao nhất và ở pH 5,0 lượng đường khử tạo thành là nhỏ nhất. Xét về mặt thống kê
cho thấy hàm lượng đường khử thu nhận được khi thủy phân ở pH 3,5 và 4,5 là không
có khác biệt ý nghĩa. Hàm lượng đường khử thu nhận được khi thủy phân ở các mức
giá trị pH có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Số liệu thí nghiệm đạt được hoàn toàn phù hợp với thông tin cung cấp từ nhà sản xuất
enzyme (Novo Nordisk, 2007) vì glucoamylase được sản xuất từ Aspergillus niger có
khoảng pH hoạt động tối thích từ 3,5 ÷ 4,5 và với giá trị pH càng cao thì hoạt tính
enzyme glucoamylase càng giảm. Điều này còn phù hợp với lý thuyết vì hầu hết các
enzyme glucoamylase có tính acid và hoạt động thích hợp ở pH thấp (Nguyễn Đức
Lượng, 2006).
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 55
Z = 0,135225*X + 5,73466*Y + 0,0725998*Y*X -1,26061*Y2 - 0.00372956*X2; R2 = 99,92 %
Ghi chú X: Nhiệt độ thủy phân (oC), Y: pH dịch nếp, Z: Hàm lượng đường khử (%)
Hình 4.7 Đồ thị 3D và Contour biểu diễn ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến hàm lượng đường
khử sinh ra khi thủy phân dịch nếp với enzyme glucoamylase
Với kết quả thí nghiệm ở bảng 4.5 và hình 4.6 cùng đồ thị 3D hình 4.7.a và đồ thị
Contour hình 4.7.b nhận thấy có ảnh hưởng lớn của pH và nhiệt độ đến lượng đường
khử tạo thành khi thủy phân dịch nếp tiếp bằng enzyme glucoamylase có giá trị cao
nhất ở pH 4 và nhiệt độ 61oC là 2 thông số tối ưu để tiến hành đường hóa cho các thí
nghiệm tiếp theo sau.
4.3.2 Kết quả ảnh hưởng nồng độ enzyme glucoamylase và thời gian thủy phân dịch
nếp trắng.
Khi bổ sung enzyme glucoamylase vào dịch nếp trong quá trình đường hóa thì hàm
lượng đường khử tăng lên đáng kể. Số liệu thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.6
Bảng 4.6 Kết quả ảnh hưởng nồng độ enzyme glucoamylase và thời gian thủy phân dịch nếp đến
lượng đường khử sinh ra, (g/100ml)
Nồng độ
enzyme (%)
Thời gian (phút)
Trung bình
(Nồng độ)
10 20 30 40
0,4 13,11 13,79 14,16 14,36 13,85c
0,5 13,60 14,36 14,97 15,18 14,52b
0,6 14,36 14,75 15,88 16,13 15,28a
0,7 14,16 14,56 15,88 16,13 15,18a
Trung bình
(Thời gian)
13,81C 14,36B 15,22A 15,45A
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm A, B, C (a, b, c) trong cùng một hàng hoặc một cột thể hiện sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
(a) (b)
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 56
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy: nồng độ enzyme và thời gian thủy
phân có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của glucoamylase trong quá trình đường hóa.
Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ glucoamylase và thời gian thuỷ phân dịch nếp
đến lượng đường khử sinh ra
Từ kết quả thống kê ở bảng 4.6 và hình 4.8 thể hiện hàm lượng đường khử thu nhận
được khi thủy phân bằng enzyme glucoamylase ở nồng độ 0,4% và 0,5% có khác biệt
thống kê, nhưng giữa nồng độ 0,6% và 0,7% thì lượng đường khử sinh ra tăng không
đáng kể, không có khác biệt thống kê ở ý nghĩa 5%. Điều này có thể giải thích ứng với
nồng độ glucoamylase thấp thì chưa đủ lượng enzyme để phân cắt hết các cơ chất
như: polysaccharides, oligosaccharides, disaccharides sau khi được thủy phân bởi
enzyme α-amylase. Nhưng khi tăng nồng độ enzyme glucoamylase sử dụng thì tốc độ
phản ứng thủy phân sẽ tăng vì cơ hội tiếp xúc giữa enzyme và cơ chất nhiều hơn,
nhưng tăng đến một giới hạn nhất định thì sự tăng này không có khác biệt ý nghĩa
thống kê. Ở nồng độ enzyme glucoamylase 0,6% cho thấy lượng tinh bột còn sót lại là
1,86% (Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, Sở KH&CN TP.HCM,2010) vì tinh
bột vẫn tiếp tục được phân cắt nếu sử dụng tiếp glucoamylase nhằm tăng thêm lượng
đường khử.
Đối với yếu tố thời gian thủy phân, khi đường hóa dịch nếp thì hàm lượng đường khử
sinh ra cũng tăng theo thời gian hoạt động của enzyme glucoamylase. Điều này có thể
lý giải, khi thời gian thủy phân đủ dài thì khả năng tiếp xúc giữa enzyme và cơ chất
nhiều hơn và hiệu quả phân cắt các liên kết trong chuỗi polysaccharides,
oligosaccharides và disaccharides triệt để hơn, nên lượng đường khử thu được sẽ cao
hơn. Tuy nhiên, về mặt thống kê thì hàm lượng đường khử thu nhận được không có sự
khác biệt ý nghĩa khi thủy phân ở 30 phút và 40 phút vì khi kéo dài thời gian nhưng
0.4
0.5
0.6
0.7
10
20
30
40
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
18.00
Đ
ư
ờ
n
g
k
h
ử
(
w
/v
)
Nồng độ glucoamylase (v/v)
Thời gian
(phút)
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 57
lượng cơ chất còn lại không nhiều nên lượng đường khử sinh ra tăng lên không đáng
kể. Đường khử thu được khi thủy phân ở 10 phút, 20 phút so với 30 phút và 40 phút
thì có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Z = 44,0201*X+ 0,0865722*Y + 0,052097*Y*X-0,00112331*Y2-36,6521*X2; R2 = 99,94 %
Ghi chú X: Nồng độ enzyme glucoamylase (v/v), Y: Thời gian thủy phân (phút), Z: Hàm lượng đường khử (%)
Hình 4.9 Đồ thị 3D và Contour biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ enzyme glucoamylase và thời
gian thủy phân dịch nếp đến lượng đường khử tạo thành
Số liệu thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.8 cùng đồ thị 3D hình 4.9.a với đồ thị Countour
hình 4.9.b đồng thời xét về mặt hiệu quả kinh tế mang lại, cho thấy nồng độ enzyme
glucoamylase 0,6% và thời gian 39 phút lượng đường khử thu được 16,10% là 2 thông
số tối ưu để tiến hành quá trình đường hóa cho các thí nghiệm sau.
4.3.3 Kết quả ảnh hưởng của nồng độ bột nếp đến hoạt tính của enzyme glucoamylase
trong quá trình thủy phân
Thí nghiệm tiến hành trên cơ chất là tinh bột trong nguyên liệu nếp trắng đã được thuỷ
phân trước bằng enzyme α-amylase với mục tiêu là xác định ảnh hưởng tỉ lệ bột nếp
đến hoạt tính enzyme glucoamylase, thực hiện thí nghiệm với các nồng độ bột nếp
thay đổi từ 5% đến 40% (w/v) cùng với các thông số tối ưu đạt được từ thí nghiệm
4.3.1, 4.3.2 như nồng độ enzyme được sử dụng là 0,6% và thời gian thủy phân là 39
phút, pH 4, nhiệt độ 61oC. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7 Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ bột nếp đến lượng đường khử sinh ra khi thủy phân bằng
enzyme glucoamylase
Tỉ lệ bột nếp (%) 5 10 15 20 25 30 35 40
Đường khử (%) 4,03g 7,94f 11,67e 15,88d 18,52c 22,45b 26,18a 26,59a
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm a, b, c trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở mức độ 5%. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại
Số liệu thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.7 và hình 4.10 cho thấy khi tăng nồng độ tinh bột
thì hàm lượng đường khử sinh ra cũng tăng theo nghĩa là vận tốc phản ứng tăng.
Nhưng vận tốc phản ứng chỉ tăng nhanh khi tăng nồng độ tinh bột từ 5% đến 30%,
(a) (b)
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 58
cho đến khi tiếp tục tăng nồng độ bột nếp lên 35% và 40% thì vận tốc phản ứng cũng
tiếp tục tăng, song tốc độ tăng chậm hơn so với trước có thể do lượng enzyme đã liên
kết với cơ chất gần hết nếu tiếp tục tăng tỉ lệ bột nếp thì tốc độ phản ứng vẫn không
tăng nữa.
0
5
10
15
20
25
30
0 10 20 30 40 50
Nồng độ nếp (w/v)
Đ
ư
ờ
n
g
k
h
ử
(
w
/v
)
Hình 4.10 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng tỉ lệ bột nếp đến lượng đường khử sinh ra khi thủy phân
với enzyme glucoamylase
Sau khi khảo sát ứng dụng enzyme α-amylase, glucoamylase để thủy phân tinh bột
trong nguyên liệu nếp, tiến hành lọc dịch nếp, điều chỉnh pH về 4,9 và bổ sung nấm
men với nồng độ 0,2% (Hà Thị Thụy Vy, 2009). Khi đó sản phẩm rượu (ĐC) sẽ được
so sánh với rượu lên men bằng phương pháp truyền thống sử dụng men thuốc bắc
(TB) và rượu lên men từ dịch nếp có bổ sung thêm papain (PA) hoặc bromelain (BR),
kết quả được thể hiện ở thí nghiệm 4.6.
4.4 Kết quả khảo sát động học và ứng dụng enzyme papain thủy phân protein
dịch nếp sau khi dịch hóa và đường hóa bằng α-amylase và glucoamylase.
Nấm men Saccharomyces cerevesiae chỉ có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
trong môi trường như các loại đường hoà tan, các hợp chất nitơ (các acid amin tự do,
peptide), vitamin và các nguyên tố vi lượng qua màng tế bào trong quá trình phát
triển sinh khối và lên men rượu. Sau đó, hàng loạt các phản ứng sinh hóa mà đặc trưng
là quá trình trao đổi chất để chuyển hoá các chất này thành những dạng cần thiết cho
quá trình phát triển sinh khối và chuyển hoá thành rượu của nấm men được tiến hành.
Nhưng nấm men cần phải được cung cấp thêm từ môi trường nguồn nitơ ở dạng hòa
tan có thể là đạm hữu cơ hoặc vô cơ. Nguồn nitơ dạng hữu cơ thường dùng là acid
amin tự do, pepton, amid, urê, đạm vô cơ là các muối amon khử nitrat, sulfat (Nguyễn
Đức Lượng, 2002). Chính vì thế thí nghiệm được tiến hành với mục tiêu thủy phân
protein trong nguyên liệu nếp 7,93% (Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, Sở
KH&CN TP.HCM) để tăng thêm lượng acid amin tự do và peptide mạch ngắn cho
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 59
nấm men phát triển tốt hơn và tạo ra sản phẩm rượu chất lượng cao hơn với màu vàng
nhạt (phản ứng Maillard giữa đường khử và acid amin), độ trong và mùi, vị đặc trưng
cho rượu vang nếp.
4.4.1 Kết quả ảnh hưởng pH và nhiệt độ của enzyme papain trong quá trình thủy phân
protein nếp.
Từ kết quả tối ưu đạt được của các thí nghiệm 4.2 và 4.3 các thông số được cố định sử
dụng tiếp để tiến hành khảo sát ảnh hưởng pH, nhiệt độ thủy phân của enzyme papain
đến lượng nitơ amin tạo thành. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8 Kết quả ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến lượng nitơ amin tạo thành khi thủy phân
protein trong dịch nếp bằng enzyme papain, (g/100g).
pH dịch nếp
Nhiệt độ thuỷ phân (oC) Trung bình
(pH) 40 45 50 55
5,0 0,0636 0,0702 0,0724 0,0714 0,0694c
5,5 0,0687 0,0747 0,0796 0,0743 0,0743b
6,0 0,0719 0,0780 0,0826 0,0781 0,0777a
6,5 0,0680 0,0736 0,0758 0,0747 0,0730b
Trung bình
(Nhiệt độ)
0,0681C 0,0741B 0,0776A 0,0746B
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm A, B, C (a, b, c) trong cùng một hàng hoặc một cột thể hiện sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 2 lần lặp lại
40
45
50
55
5
5.5
6
6.5
0.0000
0.0100
0.0200
0.0300
0.0400
0.0500
0.0600
0.0700
0.0800
0.0900
N
it
ơ
a
m
in
(
w
/w
)
Nhiệt độ (oC)
pH
Hình 4.11 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến hàm lượng nitơ amin tạo
thành khi thủy phân protein dịch nếp bằng enzyme papain
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 60
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 4.8 và đồ thị hình 4.11 cho thấy nhiệt độ thủy phân
và pH dịch nếp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của enzyme papain.
Đối với nhân tố nhiệt độ: Khi tiến hành thủy phân protein trong dịch nếp ở nhiệt độ
50oC thì lượng nitơ amin sinh ra là cao nhất và thấp nhất ở nhiệt độ 40oC, giữa các
mức nhiệt độ 40oC, 45oC, 50oC và 55oC lượng nitơ amin sinh ra đều có khác biệt ý
nghĩa thống kê ở mức 5%.
Bên cạnh thông số nhiệt độ thì yếu tố pH dịch nếp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
tính enzyme papain, ở pH 6,0 lượng nitơ amin tạo thành là cao nhất và pH 5,0 là thấp
nhất, giữa các mức pH 5,0, 5,5, 6,0 và 6,5 cho thấy lượng nitơ amin tạo thành đều
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Z = -0,487917 + 0,00928307*X + 0,113975*Y -0,0000366*Y*X – 0,0095125*Y2 –
0,000090625*X2; R2 = 99,75 %
Ghi chú X: Nhiệt độ thủy phân (0C), Y: pH dịch nếp, Z: Hàm lượng nitơ amin (%)
Hình 4.12 Đồ thị 3D và Contour biểu diễn ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến lượng nitơ amin
tạo thành khi thủy phân protein dịch nếp với enzyme papain.
Theo kết quả thống kê thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.11 cùng đồ thị 3D hình 4.12.a,
với đồ thị Contour hình 4.12.b cho thấy hàm lượng nitơ amin thu nhận được khi phân
cắt protein trong dịch nếp có giá trị cao nhất ở pH 5,9 và nhiệt độ 500C điều này hoàn
toàn phù hợp với lý thuyết về điều kiện tối thích cho enzyme papain có nguồn gốc từ
đu đủ. Do đó, chế độ nhiệt độ 500C và pH 5,9 là 2 thông số tối ưu để enzyme papain
thủy phân protein trong dịch nếp để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
4.4.2 Kết quả ảnh hưởng nồng độ enzyme papain và thời gian thủy phân protein nếp.
Kế thừa số liệu pH và nhiệt độ tối ưu đạt từ thí nghiệm 4.4.1 tiến hành thí nghiệm
khảo sát ảnh hưởng của các mức nồng độ enzyme papain và thời gian thủy phân đến
khả năng phân cắt protein trong dịch nếp trắng thông qua hàm lượng nitơ amin sinh
ra. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.9:
(a) (b)
Nghiên cứu khoa học cấp trường - 2010 Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch 61
Bảng 4.9 Kết quả ảnh hưởng nồng độ enzyme papain và thời gian đến lượng nitơ amin tạo
thành khi thủy phân protein trong dịch nếp trắng, (g/100g).
Nồng độ
enzyme (%)
Thời gian thủy phân (phút)
Trung bình
(Nồng độ)
20 30 40 50
0,1 0,0568 0,0651 0,0690 0,0695 0,0651c
0,2 0,0641 0,0675 0,0718 0,0747 0,0695b
0,3 0,0668 0,0684 0,0812 0,0816 0,0745a
0,4 0,0671 0,0704 0,0819 0,0820 0,0754a
Trung bình
(Thời gian)
0,0637C 0,0678B 0,0760A 0,0769A
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng chữ cái đi kèm A, B, C (a, b, c) trong cùng một hàng hoặc một cột thể hiện sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình của 2 lần lặp lại
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy nồng độ enzyme và thời gian thủy phân
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính của enzyme papain
Hình 4.13 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ enzyme papain và thời gian đến hàm lượng
nitơ amin tạo khi thủy phân protein dịch nếp trắng
Theo số liệu thống kê được thể hiện ở bảng 4.9 và hình 4.13 cho thấy khi cùng nồng
độ cơ chất bột nếp, nhiệt độ, pH và thời gian thủy phân với các mức nồng độ papain
khác nhau thì lượng nitơ amin tạo thành cũng sẽ khác nhau. Ở nồng độ enzyme papain
0.1
0.2
0.3
0.4
20
30
40
50
0.0000
0.0100
0.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ung_dung_enzyme_amylase_protease_va_nam_men_thuan.pdf