Nghiên cứu và hệ thống các kiến thức cơ bản về chương trình dự án quốc gia; tổng hợp kết quả, phân tích đánh giá hiệu quả của Chương trình 134

DANH MỤC CÁC BẢNG V

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VI

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VI

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 9

CHƯƠNG TRÌNH 134 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 9

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH 134 12

1.2.1. Mục đích của Chương trình 134 12

1.2.2. Đối tượng của Chương trình 134: 12

1.2.2.1. Đối với hộ gia đình: 12

1.2.2.2. Đối với cộng đồng thôn bản 13

1.2.3. Nguyên tắc thực hiện Chương trình 134 : 13

1.2.4. Các chính sách thực hiện Chương trình : 14

1.2.5. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở, bao gồm: 17

1.2.6. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở 18

1.3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI CHƯƠNG TRÌNH 134 18

1.3.1. Nguồn vốn – Cơ chế phân bổ và thanh toán nguồn vốn 18

1.3.1.1. Nguồn vốn 18

1.3.1.2. Lập đề án và kế hoạch vốn 18

1.3.1.3 Phân bổ dự toán vốn 20

1.3.1.4. Cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ 22

1.3.1.5. Hạch toán kế toán và quyết toán 25

1.3.2. Tổ chức quản lý đầu tư: 26

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH 134 28

1.4.1. Phạm vi, đối tượng thụ hưởng của Chương trình 134 28

1.4.2. Công tác tổ chức thực hiện Chương trình 134 từ Trung ương đến địa phương 28

1.4.3. Năng lực của địa phương nơi có đối tượng thuộc Chương trình 134 29

1.4.4. Sự ủng hộ của nhân dân đối với Chương trình 134 30

1.4.5. Kinh phí thực hiện Chương trình 30

1.4.6. Các chương trình kinh tế - xã hội khác 31

CHƯƠNG 2 32

KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 134 32

(Giai đoạn 2004 – 2006) 32

2.1.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 32

2.1.1. Tình hình tổ chức thực hiện 32

2.1.1.1. Tình hình chỉ đạo thực hiện của trung ương 32

2.1.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện ở các địa phương 34

2.1.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn 36

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 36

2.1.2.1. Sử dụng vốn 38

2.1.3. Tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương trình 43

2.1.3.1. Hỗ trợ nhà ở 43

2.1.3.2. Hỗ trợ nước sinh hoạt 46

2.1.3.3. Hỗ trợ đất ở 50

2.1.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất 51

2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 54

2.2.1. Chương trình 134 làm thay đổi bộ mặt các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nông thôn miền núi 55

2.2.2. Góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo 56

2.2.3. Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các vùng dân tộc 58

2.2.4. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu của đất nước 60

2.2.5. Tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước 61

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 62

2.3.1 Tổ chức thực hiện 62

2.3.1.1. Đối tượng đầu tư 62

2.3.1.1. Công tác chỉ đạo điều hành 64

2.3.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 66

2.3.2.1. Huy động nguồn lực 66

2.3.2.2. Phân bổ nguồn lực 68

2.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu 70

2.3.3.1. Hỗ trợ nhà ở: 70

2.3.3.2. Hỗ trợ đất ở 71

2.3.3.3. Hỗ trợ nước sinh hoạt 72

2.3.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất 72

CHƯƠNG 3 74

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO (2007 -2008) 74

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2007– 2008. 74

3.1.1. Sự cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134 đết hết năm 2008 74

3.1.2. Phương hướng và mục tiêu thực hiện Quyết định 134 trong 2 năm 2007 – 2008 74

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 76

3.2.1.Tổ chức thực hiện chương trình. 76

3.2.1.1. Giải pháp đối với các Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ 76

3.2.1.2. Giải pháp đối với Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương 80

3.2.2. Huy động và phân bổ nguồn lực 81

3.2.2.1. Giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực 81

3.2.2.2. Cơ cấu lại hợp lý cách phân bổ nguồn lực 83

3.2.3. Quản lý hoạt động đầu tư 84

3.2.3. Thực hiện chương trình 85

3.2.3.1. Mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất 85

3.2.3.2. Mục tiêu hỗ trợ nhà ở 87

3.2.3.3. Mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt 88

3.2.3.4. Mục tiêu hỗ trợ đất ở 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở với các vùng trên cả nước 33

Bảng 2.2 Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất

với các vùng trên cả nước 34

Bảng 2.3 Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt

với các vùng trên cả nước 35

Bảng 2.4 Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất ở

với các vùng trên cả nước 36

Bảng 2.5 Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở

 trong 2 năm 2004 - 2006 39

Bảng 2.6 Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán trong 2 năm 2004 – 2006 41

Bảng 2.7 Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung trong 2 năm 2004 – 2006 43

Bảng 2.8 Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất ở trong 2 năm 2004 – 2006 44

Bảng 2.9 Kết quả thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất của các vùng trên cả nước sau 2 năm thực hiện Quyết định 134 46

Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả mô hình thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thuộc đối tượng 134 tại Tây Nguyên đến hết năm 2006 48

Bảng 2.11 Đánh giá hiệu quả các công trình nước sinh hoạt 53

Bảng 2.12 Tổng hợp mức độ hoàn thành các mục tiêu của

Chương trình 134 56

Bảng 2.13 Tổng hợp các mục tiêu cần hỗ trợ sau khi đã rà soát

lại các đề án 58

Bảng 3.1 Kế hoạch phân bổ dự kiến nguồn vốn hỗ trợ của trung ương trong Chương trình 134 cho các địa phương 70

 

 

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

 

Số biểu Tên biểu Trang

Biểu 2.1 Cơ cấu nguồn vốn Chương trình 134 giai đoạn 2005 - 2006 31

Biểu 2.2 Tình hình phân bổ vốn theo các mục tiêu so với kế hoạch 37

Biểu 2.3 Tỷ lệ hộ nghèo đói trung bình trên các địa phương được hỗ trợ từ Chương trình 134 51

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

Số hình Tên hình Trang

Hình 1.1 Trình tự lập, phê duyệt đề án và kế hoạch vốn Chương trình 134 14

Hình 1.2 Quy trình phân bổ nguồn vốn hỗ trợ tới các hộ gia đình 15

 

 

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và hệ thống các kiến thức cơ bản về chương trình dự án quốc gia; tổng hợp kết quả, phân tích đánh giá hiệu quả của Chương trình 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo cho mình một chỗ ở tương đối khang trang và ổn định là vấn đề khó khăn đối với nhiều hộ gia đình ở nước ta, đặc biệt là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa. Với những hộ đồng bào này, do điều kiện địa lý phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên việc tạo lập nhà ở rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Chính vì lẽ đó Chương trình 134 ra đời và một nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa xây dựng nhà ở. Sau khi Quyết định 134 được ban hành, các bộ, ngành trung ương đã tiến hành triển khai, chỉ đạo và cụ thể hoá Quyết định 134. Các địa phương đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ tỉnh tới cơ sở, tổ chức quán triệt và tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp tham gia, đồng thời thực hiện tốt việc tuyên truyền sâu rộng đến tận thôn, bản và người dân để người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu đạt được của chính sách. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương đã căn cứ vào điều kiện và khả năng cụ thể để hỗ trợ thêm kinh phí cho các hộ đồng bào nghèo, hộ chính sách từ nguồn ngân sách địa phương. Ngoài ra, với phương châm xã hội hoá vấn đề nhà ở, các địa phương đã tích cực huy động nguồn lực tại chỗ, nguồn vốn trong dân, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng, dòng họ để hỗ trợ các hộ nghèo cải thiển nhà ở. Nhiều địa phương đã phát động các phong trào rộng rãi, vận động cộng đồng tích cực hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào nghèo cải thiện nhà ở. Đã có rất nhiều hình thức phong phú, cách làm thiết thực và hiệu quả để hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo được triển khai tại các địa phương. Nhìn chung các địa phương đều nhận thức được việc giải quyết nhà ở cho hộ nghèo nói chung và nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có khó khăn về nhà ở là vấn đề cấp thiết. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các đối tượng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc từng bước nâng cao đời sống của các hộ gia đình, góp phần ổn định xã hội. Trong 4 mục tiêu của Chương trình 134 là hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt thì mục tiêu hỗ trợ nhà ở được ưu tiên ở nhiều địa phương nên các địa phương triển khai khá sớm và cũng đạt được kết quả tương đối tốt. Theo báo cáo của các địa phương sau gần 2 năm thực hiện, tính đến tháng 7/2006 các tỉnh đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho gần150.007 hộ - đạt khoảng 42%, kinh phí 691 tỷ đồng - đạt 42% so với kế hoạch. Một số tỉnh đã hoàn thành cơ bản hỗ trợ nhà ở gắn liền với hỗ trợ đất ở như Thừa Thiên Huế, Đắc Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Một số khu vực đạt tỷ lệ hoàn thành khá cao như Đồng bằng Sông Hồng đạt 82%, Tây Nguyên đạt 78%. Bảng 2.5 : Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở trong 2 năm 2004 - 2006 Vùng Số hộ đã thực hiện Để án rà soát Tỷ lệ hoàn thành(%) Kinh phí đã thực hiện Đề án rà soát Tỷ lệ hoàn thành(%) Tổng số 150.007 333.313 45 691.642 1.655.918 42 Đông Bắc 23.213 57.938 40 108.252 294.147 37 Tây Bắc 24.399 56.986 43 68.353 285.245 24 ĐB SHồng 858 1.666 52 - 9.625 - Bắc T Bộ 19.642 48.530 40 95.906 248.863 39 DHM Trung 19.571 37.047 53 108.023 185.235 58 Tây Nguyên 27.678 50.776 55 169.245 252.758 67 ĐNam Bộ 850 8.663 10 4.256 36.875 12 ĐBSCLong 33.796 71.707 47 137.607 343.170 40 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước, nhiều địa phương đã hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương và huy động thêm sự hỗ trợ của cộng đồng nên nhiều gia đình đã xây dựng được những căn nhà tương đối khang trang, chắc chắn. Qua kiểm tra thực tế tại một số địa phương cho thấy tại khu vực phía Bắc đa số các căn nhà hỗ trợ được xây dựng bằng gạch, mái lợp tôn hoặc fibrô xi măng. Diện tích căn nhà từ 40 đến 50 m2, giá trị căn nhà từ 15 – 20 triệu đồng. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đa số nhà ở hỗ trợ có kết cấu khung chịu lực bằng bê tông cốt thép, mái lợp tôn, bao che bằng vật liệu đơn sơ hoặc những vật liêu do người dân tự tìm kiếm. Diện tích căn nhà khoảng 30 – 32m2, giá trị căn nhà từ 6 – 7 triệu đồng. Nhà được đánh giá tốt hơn cả về diện tích và chất lượng là ở các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Cao Bằng. Các căn nhà được xây dựng phần lớn đều phù hợp với phong tục, quán lối sống của đồng bào dân tộc miền núi. Trong quá trình xây dựng, bà con cũng được tư vấn để xây, thiết kế và sử dụng những vật liệu sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng kinh tế của hộ gia đình. Rất nhiều vật liệu được khai thác trong làng bản như tre, gỗ, đá, sỏi, cát… do đó tiết kiệm được một phần chi phí cho đồng bào. Một số địa phương tận dụng gỗ từ các lòng hồ thuỷ điện, thủy lợi hoặc được phép khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ cho các hộ xây dựng nhà ở ( Như Quảng Nam mỗi hộ được hỗ trợ khoảng 10m3 gỗ khai thác tại chỗ). Về hình thức hỗ trợ, có hai hình thức hỗ trợ là bằng tiền và vật liệu. Vật liệu thường được dùng để hỗ trợ là tấm lợp, gỗ hoặc xi măng. Nhưng phần lớn các hộ đều muốn nhận phương hỗ trợ bằng tiền để các hộ tự xây dựng. Nhiều địa phương hướng dẫn, giúp đỡ các gia đình trong việc chọn mẫu thiết kế, công bố giá cả gạch, ngói cát sỏi, giúp hợp đồng thuê thợ, đồng thời vận động dòng họ, bà con trong thôn bản giúp đỡ về nhân công nên giá thành xây dựng thấp, bảo đảm chất lượng, phù hợp với yêu cầu của bà con. 2.1.3.2. Hỗ trợ nước sinh hoạt Cũng như nhà ở, nước sinh hoạt cũng là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Do điều kiện sống ở vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn, nguồn nước lại ở xa nơi sinh sống nên rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiếu nước sinh hoạt hoặc có nhưng không đảm bảo vệ sinh. Để có được nước ăn, đồng bào thường phải đi bộ rất xa hoặc trông chờ vào những cơn mưa, do đó điều kiện sinh hoạt thường xuyên bấp bênh, không được đảm bảo. Chương trình 134 ra đời trong đó có mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt đã giải quyết được nhu cầu cấp bách về nước của đồng bào. Mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt gồm 2 phần là hỗ trợ xây dựng công trình nước tập trung và xây dựng công trình nước phân tán. Công trình nước phân tán được hỗ trợ để xây dựng ngay tại hộ gia đình và công trình nước tập trung được xây dựng trong làng bản để phục vụ chung cho cộng đồng. Với công trình nước phân tán. Chương trình đã hỗ trợ xây dựng được 52.805 công trình nước phân tán với số vốn 41,26 tỷ đồng. Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán trong 2 năm 2004 – 2006 Vùng Để án rà soát Số hộ đã thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng số 273.480 52.805 19 41,260 38 Đông Bắc 83.070 23.226 28 17,069 53 Tây Bắc 35.530 4.960 14 5,061 19 ĐB SHồng 5.957 558 9 - - Bắc T Bộ 33.728 351 1 0,655 6 DHM Trung 22.494 4.724 21 1,838 35 Tây Nguyên 44.162 9.397 21 10,560 75 ĐNam Bộ 8.641 444 5 188 6 ĐBSCLong 39.898 9.145 23 5,889 45 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Qua bảng 2.6 ta có thể thấy các khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long có số hộ được hỗ trợ lớn nhất và tỷ lệ hoàn thành cũng cao hơn cả. Sở dĩ các vùng này có nhiều đối tượng được hỗ trợ vì Đông Bắc và Tây Nguyên là vùng núi cao, đồng bào dân tộc quanh năm chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt, còn Đồng bằng Sông Cửu Long mặc dù là vùng đồng bằng, nguồn nước nói chung không thiếu nhưng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, không phải vùng nào thiếu nước đều thực hiện mục tiêu này tốt, như vùng Tây Bắc mặc dù có nhiều đối tượng thuộc diện được hỗ trợ nhưng do công tác triển khai chậm nên tỷ lệ hoàn thành chưa cao, giải ngân còn chậm. Về hình thức hỗ trợ, các hộ được lựa chọn các hình thức hỗ trợ là hỗ trợ bằng tiền, cấp lu, téc đựng nước, cấp xi măng xây bể chứa hoặc đào giếng. Thông qua đăng ký với chính quyền, các hộ sẽ được hỗ trợ theo nguyện vọng của mình.Số tiền hỗ trợ sẽ do ngân sách trung ương cấp là 300.000 đồng/hộ, phần còn lại nếu thiếu sẽ do ngân sách địa phương cân đối hoặc người dân tự lo. Với những hộ đăng ký nhận hỗ trợ bằng xi măng, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 0,5 tấn, phần còn lại nếu thiếu cũng do ngân sách địa phương đảm nhiệm. Trong số các hộ được hỗ trợ, hơn 60% hộ đăng ký nhận tiền, 20% đăng ký nhận lu, téc còn lại là nhận xi măng. Về nguồn nước, nước sinh hoạt được người dân lấy từ trong lòng đất, từ mạch nước ngầm trong lòng núi, hoặc từ công trình nước sinh hoạt chung của thôn bản. Do đặc thù địa hình cũng như tập quán, các hộ ở đồng bằng chủ yếu lấy nước từ giếng (đào hoặc khoan), ngược lại các hộ ở miền núi chủ yếu lấy nước từ mạch nước trong núi hoặc đầu nguồn. Với công trình nước tập trung. Chương trình đã hỗ trợ xây dựng 1.652 công trình với sô vốn 222 tỷ đồng. Bảng 2.7 : Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung trong 2 năm 2004 – 2006 Vùng Đề án rà soát Số công trình thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng số 8.345 1.652 20 222,039 13 Đông Bắc 2.021 417 21 88,009 15 Tây Bắc 1.155 89 8 14,977 6 ĐB SHồng 1.000 1 0,1 1000 2 Bắc T Bộ 469 17 4 10,515 5 DHM Trung 792 119 15 22,584 9 Tây Nguyên 1.068 922 86 60,166 28 ĐNam Bộ 1.454 17 1 2,318 10 ĐBSCLong 386 50 18 22,470 12 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Qua bảng số liệu ta có thấy tính chung trên cả nước, tình hình thực hiện mục tiêu này còn thấp. Khu vực Tây Nguyên là khu vực thực hiện mục tiêu này nhanh nhất với kinh phí hơn 60 tỷ, tỷ lệ hoàn thành cao nhất là 28%. Tiếp theo là khu vực Đông Bắc với kinh phí hơn 88 tỷ và tỷ lệ hoàn thành 15 %. Số vốn bình quân đầu tư cho mỗi công trình cũng khá cao, trung bình chung mỗi công trình là 134,4 triệu đồng. Các công trình được xây dựng thường là giếng khoan kèm bể lọc, bể chứa nước đối với vùng đồng bằng, giếng hoặc đường dẫn nước từ mạch nước và hệ thống bể chứa to đối với vùng miền núi. Các công trình này được xây dựng lớn để phục vụ cho cộng đồng. Tùy vào địa bàn khác nhau, số lượng dân cư khắc nhau mà trong thôn, bản có số lượng công trình khác nhau. 2.1.3.3. Hỗ trợ đất ở Sau 2 năm thực hiện, số hộ đã được hỗ trợ đất ở mới là 6.210 hộ, đạt tỷ lệ hoàn thành 7%. Bảng 2.8 : Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất ở trong 2 năm 2004 – 2006 Vùng Đề án rà soát Số hộ đã thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng số 83.984 6.210 7 1,14 9 Đông Bắc 10.570 970 9 0.130 11 Tây Bắc 15.275 - - - - ĐB SHồng 643 - - - - Bắc T Bộ 8.216 337 4 - - DHM Trung 5.175 1.548 30 0,637 12 Tây Nguyên 15.052 3.355 22 0,373 20 ĐNam Bộ 7.295 - - - - ĐBSCLong 21.758 - - - - Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Tình hình thực hiện mục tiêu này kém hơn nhiều so với 3 mục tiêu còn lại. Nếu nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số vốn thực hiện mới có 1,4 tỷ đồng và nhiều địa phương chưa thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều hộ đồng bào đã có nhà ở, tức là đã có đất (mặc dù chưa được hỗ trợ đất ở). Điều này có thể giải thích được do 2 nguyên nhân sau: Thứ nhất, theo Quyết định 134 , những hộ đồng bào thuộc đối tượng được hỗ trợ đất ở sẽ được hỗ trợ từ vốn ngân sách trung ương là 5 triệu đồng, từ ngân sách địa phương tối thiểu 1 triệu đồng (bằng 20% vốn ngân sách trung ương). Số tiền này là quá nhỏ bé và không đủ để người dân có thể sở hữu đất ở là quá nhỏ bé. Không thể làm chuyển biến từ việc hộ chưa có đất trở thành có đất nhờ số tiền trên. Chính vì lẽ đó rất nhiều địa phương đã không đưa vào nhu cầu hỗ trợ đất ở. Thứ hai, trên thực tế, sau khi các hộ đồng bào được hỗ trợ xây dựng nhà ở, các hộ đều có thể có đất để xây nhà. Đất các hộ có được là nhờ có sự chia sẻ từ gia đình, bà con họ hàng. Vì lẽ đó không cần hỗ trợ nhưng các hộ vẫn có đất ở. Xuất phát từ 2 nguyên nhân trên, trong chuyến kiểm tra, đánh giá của đoàn kiểm tra liên ngành vào đầu năm 2006 tại một số tỉnh, ban chỉ đạo đã quyết định mục tiêu đất ở do các địa phương tự giải quyết. Những địa phương nào cần hỗ trợ vẫn sẽ được hỗ trợ và phải báo cáo đầy đủ tình hình về các cơ quan trung ương. 2.1.3.4. Hỗ trợ đất sản xuất Theo báo cáo của các địa phương, tổng số hộ trong diện đối tượng của Quyết định 134 cần được hỗ trợ đất sản xuất là 237.616 hộ với tổng diện tích là 73.535 ha. Nhu cầu vốn hỗ trợ của nguồn ngân sách Trung ương của các địa phương để giải quyết đất sản xuất là 450,9 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2006, theo số liệu tổng hợp của 46/51 tỉnh được cấp vốn thực hiện mới có 32.811 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và khó khăn được hỗ trợ đất sản xuất, đạt 14% tổng số hộ với diên tích 11500 ha, đạt 14 % tổng nhu cầu diện tích đất. Kinh phí cấp cho các địa phương để tạo quỹ đất sản xuất hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số mới chỉ có 41,58 tỷ đồng, đạt 9,2% nhu cầu vốn hỗ trợ. Kết quả thực hiện cụ thể ở các vùng như sau: Bảng 2.9: Kết quả thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất của các vùng trên cả nước sau 2 năm thực hiện Quyết định 134 Vùng Số hộ(%) Diện tích(%) Kinh phí(%) Đông Bắc 32 30 20 Tây Nguyên 31 33 15 Tây Bắc 16 13 14 Bắc Trung Bộ 7 9 16 Duyên hải Nam Trung Bộ 6 12 9 Đông Nam Bộ 10 17 28 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ (2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Một số địa phương đạt kết quả cao về việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số như Đăk Nông đạt 72,6% về số hộ, 66% về diện tích; Đà Nẵng 67,9% hộ ( thông qua giao đất lâm nghiệp); Quảng Trị 59,9% về số hộ, 41,7% về diện tích; Bình Phước đạt 46,8% về số hộ, 56,1% về diện tích. Bên cạnh đó, có rất nhiều địa phương còn lúng túng trong việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc. Do vậy, trong gần 2 năm qua mới chỉ hoàn thành bước lập phương án giải quyết đất sản xuất hoặc mới chỉ thực hiện được việc giao đất cho một vài hộ như Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Cao Bằng ở miền núi phía Bắc; Ninh Bình ở đồng bằng Sông Hồng; Thừa Thiên Huế ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Như vậy, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra trong Quyết định 134 là “ đến cuối năm 2006 phải cơ bản thực hiện xong các chính sách quy định tại Quyết định này” sẽ không thể đạt được với mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất. Tính đến giữa năm 2006, vẫn còn 204.805 hộ (chiếm 86% tổng số hộ) chưa được hỗ trợ về đất sản xuất, trong đó vùng Đông Bắc với 29.621 hộ, Duyên hải miền Trung 29.029 hộ, Bắc Trung Bộ 28.650 hộ, Tây Bắc 25.897 hộ, Tây Nguyên 20.489 hộ, Đông Nam Bộ 7.467 hộ. Một trong những hướng giải quyết hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất là phát triển nghề rừng, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, giúp cho đồng bào thu lợi được từ rừng. Để có cơ sở giao rừng, khoán bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hướng dẫn các địa phương quy hoạch rừng, tiến hành phân loại rừng để có biện pháp quản lý phù hợp với từng loại rừng. Trong 2 năm qua, Đà Nẵng là địa phương thực hiện tốt việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng 134. Đến hết tháng 6 năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã giải quyết đất sản xuất cho 108 hộ trong tổng số 159 hộ, đạt 68%, với diện tích 357,16ha. Ngoài Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 134 về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng. Cho đến tháng 6 năm 2006, các tỉnh Tây Nguyên đã hoàn thành 4 mô hình thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thuộc đối tượng 134 tại 4 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông với diện tích 8545 ha. Đồng thời các tỉnh Tây Nguyên cũng đã hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt đề án giao rừng, khoán, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở 5 tỉnh Tây Nguyên với 109.324 ha cho 5.940 hộ. Cụ thể: Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả mô hình thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thuộc đối tượng 134 tại Tây Nguyên đến hết năm 2006 Địa phương Số hộ có nhu cầu (hộ) Diện tích tương ứng (ha) Giao khoán bảo vệ rừng (ha) Giao rừng và đất lâm nghiệp (ha) Kon Tum 2.284 51.000 34.152 17.143 Gia Lai 584 15.540 12.300 8.030 Đắc Lắc 1.013 19.300 12.300 7.000 Đắc Nông 89 1.620 1.620 - Lâm Đồng 1.970 21.569 46.712 - Nguồn: Báo cáo điều tra Chương trình 134 - UBDT 2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 Chương trình 134 là chương trình kinh tế - xã hội của quốc gia hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích giúp đồng bào có điều kiện phát triển sản xuất cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Chương trình cũng chính là công cụ của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng ổn định vĩ mô, phân bổ có hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế. Do đó hiệu quả của Chương trình cần được đánh giá cả về mặt kinh tế cũng như xã hội, trong đó hiệu quả xã hội sẽ được thể hiện và có tác dụng trong thời gian dài. Một số chỉ tiêu đánh giá: Về kinh tế Số lượng nhà ở được xây mới và sửa chữa Số lượng công trình nước sinh hoạt tập trung và phân tán được xây dựng Về xã hội Xóa đói giảm nghèo Cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho người dân Tạo việc làm Củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc 2.2.1. Chương trình 134 làm thay đổi bộ mặt các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nông thôn miền núi Chương trình 134 được thực hiện trên phạm vi cả nước với nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, đảm bảo công khai, công bằng đến từng buôn, làng; phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền; bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc đồng thời phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Sau 2 năm thực hiện, số hộ dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách là rất lớn và có ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó số hộ được hỗ trợ về đất sản xuất là 33.615 hộ, hỗ trợ về đất ở là 6.210 hộ với diện tích là 404 ha, hỗ trợ về nhà ở là 150.007 hộ, hỗ trợ về nước sinh hoạt phân tán là 52.805 hộ và xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung là 1.652 công trình. Nhờ có những hỗ trợ cụ thể, diện mạo của vùng đồng bào dân tộc và miền núi đã thay đổi nhanh chóng. Những căn nhà tạm bợ, dột nát đã được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang hơn, đàng hoàng hơn, tạo điều kiện cho người dân được hưởng cuộc sống ấm no hơn, sung túc hơn. Những căn nhà mới được xây dựng này vẫn đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, giữ vững được những nét đẹp, những truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc. Vẫn là những căn nhà sàn, vẫn là những mái nhà rông, nhưng giờ đây kiên cố hơn, chắc chắn hơn. Bên cạnh nhà mới, các công trình nước tập trung cũng đóng góp phần quan trọng trong việc cải thiện bộ mặt của đồng bào vùng dân tộc miền núi. Giờ đây người dân không còn phải đi xa hàng cây số, không phải trèo đèo vượt núi để lấy được nước ăn cho gia đình. Các công trình nước tập trung đã có ngay trong thôn bản, cung cấp nước cho hàng vạn hộ đồng bào, đảm bảo sinh hoạt cho hàng vạn người dân. Với các hộ khó khăn, sống xa nguồn nước, Chương trình đã hỗ trợ bằng lu, téc đựng nước, hỗ trợ xi măng để xây bể chứa hay hỗ trợ đào giếng cung cấp nước sạch. Người dân từ đây có thể có nước ăn uống, sinh hoạt ngay bên nhà mình. Nguồn nước này không những tiện lợi mà còn đảm bảo sạch sẽ vệ sinh, an toàn cho mọi người. Cùng với nhà ở và nước sinh hoạt, Chương trình 134 còn hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào gặp khó khăn không có hoặc có ít đất canh tác. Điểm nhấn quan trọng của chính sách hỗ trợ này đó sự linh động trong việc cấp đất. Những địa phương có ít nguồn đất dự trữ, không đủ để cấp có thể hỗ trợ bằng cách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào. Cách làm này bên cạnh việc giải quyết được đất sản xuất, đảm bảo được đời sống cho người dân còn duy trì được các tập quán canh tác, thói quen sống với rừng của người dân. Do đó cách làm này đã được các hộ đồng bào hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình. 2.2.2. Góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo Nghèo đói là vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu và được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm. Ở Việt Nam, nhóm người nghèo chiếm đa số rơi vào đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong những năm vừa qua, xóa đói giảm nghèo đã được đưa thành chương trình mục tiêu quốc gia để có những biện pháp tổng hợp nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc miền núi. Bên cạnh một số chương trình mục tiêu lớn của quốc gia như Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn… thì chương trình 134 cũng góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi nghèo đói. Khác với các chương trình khác, Chương trình 134 hỗ trợ trực tiếp cho người dân và có mục tiêu là “Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo”. Với mục tiêu chung như vậy, chương trình đã thực hiện 4 mục tiêu quan trọng, thiết thực để giúp đỡ người dân. Chương trình chính là cú hích, tạo đà, tạo điều kiện để người dân vượt qua nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Nhờ có Chương trình 134 mà số hộ nghèo đói giảm cơ bản, trên địa bàn Chương trình không còn hộ đói kinh niên, tốc độ giảm nghèo khá nhanh, bình quân mỗi năm giảm từ 4 -5% hộ nghèo. Đặc biệt có những địa phương số hộ nghèo giảm với tỷ lệ 7 – 8%/năm. Biểu 2.3 : Tỷ lệ hộ nghèo đói trung bình trên các địa phương được hỗ trợ từ Chương trình 134 Nguồn: Báo cáo điều tra, đánh giá - UBDT Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương có đối tượng thuộc Chương trình 134 từ 22,7% năm 2004 giảm xuống còn 18,6% năm 2005 và đến hết năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 15%. Điển hình là tỉnh Trà Vinh, trong 15/20 xã có các hộ gia đình thuộc đối tượng của chương trình, có trên 20% số hộ của xã thu nhập trên 20 triệu đồng/năm, đặc biệt là xã Phú Tân, 40 % số hộ có thu nhập trên 20 triệu đồng /năm, 6 xã không có hộ cận nghèo và 5 xã tỷ lệ cận nghèo dưới 4%. Xã Chiềng Khoi, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã khai hoang được 80 ha ruộng nước, 265 ha nương định canh, nâng sản lượng lương thực có hạt tăng từ 510kg/người năm 2004 lên 800kg/người năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 5,1 triệu /người/năm. Trong 4 mục tiêu hỗ trợ thì mục tiêu quan trọng nhất giúp người dân thoát nghèo đó là mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất. Bởi lẽ cuộc sống của người dân vùng dân tộc miền núi chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, do đó thiếu đất sẽ đồng nghĩa với cái đói, cái nghèo, cái cơ cực trong cuộc sống. Nhờ có chương trình, rất nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc được có thêm nương rẫy, ruộng lúa nước, đất rừng để canh tác sản xuất, nhờ đó đã xóa tan đi đói nghèo, cuộc sống ấm no hơn, sung túc hơn. Tiêu biểu một số địa phương đã thực hiện rất tốt mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào đó là Huế, Đắc Nông, Gia Lai, Trà Vinh, Bạc Liêu....Như Đắc Nông, đã huy động được quỹ đất để hỗ trợ cho đồng bào gồm 241,98ha đất khai hoang và đất chưa sử dụng, 58,77 ha đất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 27,5ha đất thu hồi từ các doanh nghiệp, nông lâm trường. Nhờ có quỹ đất này, đã hỗ trợ được cho 439/599 hộ, đạt tỷ lệ 73,3 %. 2.2.3. Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các vùng dân tộc Các mục tiêu hỗ trợ của Chương trình 134 có tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống cùa đồng bào dân tộc, đảm bảo cho người dân những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Với 150.007 hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa lại nhà, kinh phí 691 tỷ đồng, giờ đây bước chân lên vùng cao sẽ thấy rất nhiều căn nhà khang trang, sạch đẹp. Nhà ở là mục tiêu ưu tiên của nhiều địa phương, tỷ lệ hoàn thành cao nhấ là ở Đồng bằng sông Hồng 82%, sau là Tây Nguyên 78%. Một số tỉnh đã hoàn thành cơ bản kế hoạch hỗ trợ như Đắc Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Quy mô và chất lượng các căn nhà cũng tương đối chắc chắn, phù hợp với điều kiện sống của địa phương, đảm bảo “3 cứng”: khung, mái và nền, một số nơi là phần bao. Diện tích mỗi căn nhà tối thiểu 20m2 trở lên với nhà xây ở Ninh Thuận, 35m2 trở lên với nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long, 45 – 50 m2 với nhà sàn, nhà xây ở phía Bắc. Nhà được đành giá là tốt hơn cả về diện tích và chất lượng là ở các tỉnh Quảng Nam, Nghệ An, Cao Bằng và Thừa Thiên Huế. Bên cạnh nhà ở, các công trình nước sạch bao gồm công trình nước tập trung, công trình nước phân tán (đến từng hộ gia đình) đã góp phần c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0081.doc
Tài liệu liên quan