Nghiên cứu xác định tỷ lệ thành phần hoá học thích hợp của pheromone sâu khoang (S. litura)

Theo dõi số lượng trưởng thành các sâu khác vào bẫy pheromone cũng cho kết quả tương tự với kết quả thí nghiệm năm 2005. Tính tổng số trưởng thành các sâu khác vào bẫy đạt cao nhất ở mồi pheromone có tỷ lệ các thành phần là 95/5. Thấp nhất là công thức có tỷ lệ liều lượng thành phần là 97/3 microlit (Hình 4).

Như vậy, tổ hợp liều lượng thành phần hoá học giữa Hexal 1 và Hexal 2 là 97/3 microlit thể hiện mức độ chuyên tính khá cao đối với sâu khoang. Còn tỷ lệ là 95/5 có mức độ chuyên tính với sâu khoang thấp nhất, nhưng lại có tiềm năng hấp dẫn trưởng thành sâu khác cao nhất. Điều này mở ra khả năng phát triển loại pheromone cho sâu hại khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ thành phần hoá học thích hợp của pheromone sâu khoang (S. litura), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu xác định tỷ lệ thành phần hoá học thích hợp của pheromone sâu khoang (S. litura) study on proper proportion of pheromone chemicals of S. Litura Lê Thanh Hà1, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh2, Lê Văn Trịnh2 Abstract A study on proportion of chemicals to make S. litura pheromone lures was carried out since 2005. The result of research have indicated that the potential attraction to the insect from proportion of Hexal 1 and Hexal 2 as 97/3 microlit per lure was the best with 18 male trapped in 8th day after application and effective duration for insect attraction reached to 20 days. I. Đặt vấn đề 1. Viện ĐH Mở Hà Nội 2. Viện Bảo vệ thực vật Pheromone sâu khoang tổng hợp là một hỗn hợp gồm 2 thành phần là (Z, E)- 9- 11- 14:Ac và (Z, E)- 9- 12- 14: Ac. Tuy nhiên, theo một số tác giả thì thành phần (Z, E)- 9- 12- 14: Ac có vai trò quan trọng trong thành phần pheromone sâu xanh da láng và chỉ là một thành phần của pheromone sâu khoang vì hiệu quả ngoài đồng ruộng không rõ [1, 3, 4]. Nhưng theo tài liệu khác lại khẳng định đó là thành phần không thể thiếu của pheromone sâu khoang và tỷ lệ tham gia phối chế của hai thành phần này là 9: 1 mặc dù hợp chất này có hiệu lực hấp dẫn sâu khoang không cao khi sử dụng riêng rẽ [2]. Một số tác giả khác cho rằng tỷ lệ giữa 2 thành phần này là 97: 3 là có hiệu lực hấp dẫn sâu khoang cao nhất [2]. Tại Việt Nam, trong mấy năm qua việc nghiên cứu pheromone côn trùng để phục vụ phòng chống sâu hại đã được một số cơ quan khoa học quan tâm và đã thu được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về xác định tỷ lệ thích hợp giữa các thành phần của chúng để tạo mồi pheromone có hiệu lực cao trong hấp dẫn sâu khoang trên đồng ruộng. Từ năm 2005, Viện Bảo vệ thực vật đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này. Sau đây là kết quả đã đạt được. II. Phương pháp nghiên cứu Ban đầu, các thí nghiệm được tạo dạng với số lượng 100 mồi pheromone tại phòng thí nghiệm pheromone của Viện. Sau đó kiểm tra theo phương pháp dòng khí (Air Flow) với áp lực dòng khí lưu chuyển theo thời gian khác nhau: 5; 10; 15; ... và tới 180 phút. Mỗi đợt thí nghiệm tiến hành với số lượng từ 50 - 100 trưởng thành đực sâu khoang S. litura. Sau khi xác định các công thức là có hiệu lực hấp dẫn cao thì tiến hành sản xuất với số lượng 500 mồi pheromone và đánh giá ngoài đồng ruộng. Các công thức thí nghiệm tiến hành đồng thời trên một khu ruộng rau có cùng thời vụ gieo trồng. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp tuần tự, mỗi công thức bố trí nhắc lại 10 lần. Hàng ngày theo dõi số lượng trưởng thành sâu hại từng loại, bao gồm trưởng thành sâu khoang và trưởng thành sâu khác vào bẫy. Các công thức tốt nhất sẽ được đưa vào sản xuất số lượng lớn để cung ứng trên thị trường. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Để xác định tỷ lệ thành phần và liều lượng chất hoá học tạo dạng pheromone sâu khoang. Các thí nghiệm được tiến hành với quần thể sâu khoang tại các vùng rau đồng bằng sông Hồng với các tổ hợp tỷ lệ các thành phần hoá học với liều lượng khác nhau được thực hiện đầu tháng 1/2005. Kết quả nêu ở hình 1 cho thấy công thức thí nghiệm 3 thành phần Hexal 1, Hexal 2 và Hexal 3 là 90/9/1 microlit cho hiệu quả hấp dẫn trưởng thành sâu khoang cao hơn chút ít so với so với công thức 2 thành phần Hexal 4 và Hexal 3 với liều lượng là 97/3 microlit. Tuy nhiên, qua xử lý thống kê thì hầu như không có sự sai khác ở mức > 99%. Điều này cho khả năng giảm được thành phần chất hoá học Hexal 2. Hình 1. Số lượng trưởng thành sâu khoang vào bẫy dùng pheromone với thành phần và liều lượng chất hoá học khác nhau (Văn Đức, Hà Nội, 15/1/2005) Qua theo dõi đối với số lượng trưởng thành các sâu khác vào bẫy (Hình 2), cho thấy giữa các công thức liều lượng khác nhau không thể hiện tính hấp dẫn trội hẳn và qua xử lý thống kế cũng thấy không có sự sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên, ở công thức Hexal 4 và Hexal 3 là 98/2 có xu hướng hấp dẫn sâu khác cao hơn chút ít so với các công thức còn lại và trong số trưởng thành các sâu khác vào bẫy lại chiếm tới 84,5% là trưởng thành sâu đo xanh (Plusia eriosoma) thường phát sinh gây hại trên rau thập tự. Hình 2. Số lượng trưởng thành sâu khác vào bẫy pheromone sâu khoang trên cải bắp với thành phần và liều lượng chất hoá học khác nhau (Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, 2005) Từ kết quả thí nghiệm nêu trên, theo hướng phát triển pheromone trên cơ sở chỉ sử dụng 2 loại hoá chất thay cho tổ hợp 3 loại hoá chất, năm 2006 tiếp tục đi sâu tìm hiểu mức độ hấp dẫn đối với sâu khoang của 4 tổ hợp với 2 thành phần theo các tỷ lệ giữa Hexal 1 và Hexal 2 khác nhau. Hình 3. Số lượng trưởng thành sâu khoang trên bắp cải vào bẫy dùng pheromone với tỷ lệ các thành phần và liều lượng khác nhau (Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, 2/2006) Kết quả thí nghiệm cho thấy với tỷ lệ liều lượng Hexal 1 và Hexal 2 là 97/3 microlit vẫn cho hiệu quả hấp dẫn sâu khoang trên đồng ruộng cao nhất, Ngày đỉnh cao (ngày thứ 8 sau đặt bẫy) có thể đạt tới 18 con/bẫy và hiệu lực tới 20 ngày, dài nhất trong số 3 tổ hợp 2 thành phần hoá học đã thử nghiệm. Trong khi đó, tổ hợp Hexal1/ Hexal2 là 99/1 microlit có mức độ hấp dẫn sâu khoang thấp nhất (hình 3). Theo dõi số lượng trưởng thành các sâu khác vào bẫy pheromone cũng cho kết quả tương tự với kết quả thí nghiệm năm 2005. Tính tổng số trưởng thành các sâu khác vào bẫy đạt cao nhất ở mồi pheromone có tỷ lệ các thành phần là 95/5. Thấp nhất là công thức có tỷ lệ liều lượng thành phần là 97/3 microlit (Hình 4). Như vậy, tổ hợp liều lượng thành phần hoá học giữa Hexal 1 và Hexal 2 là 97/3 microlit thể hiện mức độ chuyên tính khá cao đối với sâu khoang. Còn tỷ lệ là 95/5 có mức độ chuyên tính với sâu khoang thấp nhất, nhưng lại có tiềm năng hấp dẫn trưởng thành sâu khác cao nhất. Điều này mở ra khả năng phát triển loại pheromone cho sâu hại khác. Hình 4. Số lượng bướm sâu khác vào bẫy pheromone sâu khoang (Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, 2/2006) IV. Kết luận và đề nghị Tỷ lệ liều lượng Hexal 1và Hexal 2 là 97/3 microlit cho một mồi cho hiệu quả hấp dẫn sâu khoang trên đồng ruộng cao nhất, ngày đỉnh cao (ngày thứ 8 sau đặt bẫy) có thể đạt tới 18 con/bẫy và thời gian tồn tại hiệu lực tới 20 ngày. Có thể cho phép sản xuất mồi pheromone sâu khoang theo tỷ lệ thành phần hoá chất là 97/3. Tài liệu tham khảo 1. Cheng E. Y.; Kao C.H.; Su W.Y. and Chen C.N. "The application of insect sex pheromone for crop pest management in Taiwan". Taiwan Agriculture Biomothly 30/1992. Page 76 - 93. 2. Ogawa K., Kobayashi T. and Fukumoto T. "Practical use of pheromones". Proceeding of the 77th annual Western orchard pest and disease management conference, California, USA. 1999. Page 246 - 251. 3. Byer, J. A. Simulation and equation models of insect population control by pheromone- baited traps. Jounal of Chemical Ecology, No. 19/1993. Page 1939- 1956. 4. Trumble J. T. Integrating pheromone into vegetable crop production. Paths forwards for direct control. Insect pheromone research new directions. Edited by Ring T. C. and Albert K. M. Chapman and Hall. 1997. Page 397 - 420.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu xác định tỷ lệ thành phần hoá học thích hợp.doc