Nguồn nhân lực Việt Nam: lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế

 LỜI GIỚI THIỆU .3.

 

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN

 NHÂN LỰC VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ .4.

1.Nguồn nhân lực: . 4.

a) Khái niệm về nguồn nhân lực: . 4.

b) Một số khái niệm khác có liên quan đến khái niệm nguồn nhân lực: 5.

2. Hội nhập kinh tế: .6.

a) Khái niệm về hội nhập kinh tế: .6.

b) Tính tất yếu của hội nhập kinh tế 6.

3. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tiến trình hội nhập kinh tế .7.

 

PHẦN II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ .9.

1.Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam: .9.

a) Lợi thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong hội nhập kinh tế: .9.

b) Thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam: .12.

2. Thực tiễn hội nhập kinh tế của Việt Nam: .20.

a) Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam: 20.

b) Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập kinh tế: . 20.

 

PHẦN III: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT

 NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ 22.

1. Xu hướng phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam: 22.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam: .24.

 

KẾT LUẬN .27.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: . 28.

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguồn nhân lực Việt Nam: lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều năm qua. Điều đó đã được nhắc đến trong Nghị quyết trung ương Đảng VII, VIII và khẳng định lại trong Nghị quyết trung ương Đảng IX: “Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế. PHẦN II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ. 1.Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam: a) Lợi thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong hội nhập kinh tế: Một trong những ưu thế rõ rệt của lao động Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực dồi dào. Đó là do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ được coi là “cơ cấu vàng” nên số người trong độ tuổi lao động cũng lớn. Tỷ lệ tăng bình quân năm của nguồn nhân lực qua nhiều năm đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số, hệ số phụ thuộc có xu hướng giảm. Vì vậy quy mô nguồn nhân lực lớn thể hiện: Tại thời điểm 1/7/2004, lực lượng lao động nói chung (bao gồm trong độ tuổi lao động và trên độ tuôỉ lao động) của cả nước là 43.255,3 nghìn người, tăng gần 2,7% so với thời điểm 1/7/2003 với quy mô tăng thêm là 1.130,6 nghìn người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có 40.805,3 nghìn người chiếm 94,3% tăng 2,4% so với thời điểm 1/7/2003 với quy mô tăng thêm là 939,3 nghìn người. Bảng 1: Quy mô nguồn nhân lực: Năm 2003 (nghìn người) 2004 (nghìn người) Lực lượng lao động nói chung 42.124,7 43.255,3 Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 39.866,0 40.805,3 Lực lượng lao động trên độ tuổi lao động 2.450,0 2.258,7 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Cơ cấu dân số trẻ nên cơ cấu lực lượng lao động cũng trẻ. Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi: Lực lượng lao động ở nhóm tuổi 15-24 chiếm 21,5% (không thay đổi so với thời điểm 1/7/2003); nhóm tuổi 25-34 chiếm 25,3% (giảm 1,3%); nhóm tuổi 35-44 chiếm 27,1% (giảm 0,3%); nhóm tuổi 45-54 chiếm 18,4% (tăng 1,2%); nhóm từ 55 tuổi trở lên chiếm 7,7% ( tăng 0,4%). Lực lượng lao động ở nhóm tuổi 24-44 tuổi chiếm nhiều nhất: hơn 52,4%. Đây là độ tuổi người lao động đang sung sức nhất về thể lực, trí lực,trưởng thành về mặt kiến thức, hiểu biết, sôi nổi, giàu nhiệt huyết nên làm việc năng nổ, xông xáo,nhiệt tình, hăng say, có hiệu quả nhất. Đây là đội ngũ chủ lực, thể hiện sức trẻ của đất nước. Với ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Cơ cấu LLLĐ nói chung của cả nước chia theo nhóm tuổi 1/7 năm 2003 & 2004 (%) Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Một ưu thế khác là nước ta có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số lớn. Tại thời điểm 1/7/2004 tính chung cả nước tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên là 71,4%, giảm 0,6% so với thời điểm 1/7/2003. Ở khu vực thành thị là 63,2% (giảm 1,1%), khu vực nông thôn là 74,6% (giảm 0,3%). Bảng 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2003, 2004: Năm 2003 (%) 2004 (%) Khu vực thành thị 64,3 63,2 Khu vực nông thôn 74,9 74,6 Chung 72,0 71,4 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao nhiều. Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực Việt Nam là khá cao. Trong những năm qua do Đảng và nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo nên đã đạt được một số thành tựu nhất định. Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ số phát triển con người: chỉ số HDI đạt 0,682 cao hơn nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động cả nước là 5,01%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 3,28%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học là 19,7%, so với thời điểm 1/4/2003 tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở tăng 2,6%, tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 1,4%. Bảng 3: Trình độ học vấn phổ thông của nguồn nhân lực Việt Nam: Năm 2003 (%) 2004 (%) Tổng số LLLĐ 100 100 Tỷ lệ mù chữ 4,31 5,01 Tỷ lệ tốt nghiệp PTCS 30,2 32,8 Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH 18,3 19,7 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động là 22,5% tăng nhiều so với các năm trước trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề (bao gồm đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn không phân biệt có hoặc không có chứng chỉ hoặc bằng nghề và tốt nghiệp sơ cấp) là 13,3%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 4,8%. So với thời điểm 1/7/2003, tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động cả nước tăng 1,5%; trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng 0,8%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp tăng 0,3%; tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên tăng 0,4%. Bảng 4: Tỷ lệ nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam: Năm 2003 (%) 2004 (%) Tổng số LLLĐ 100 100 Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung 21,0 22,5 Tỷ lệ đã qua đào tạo nghề 12,5 13,3 Tỷ lệ tốt nghiệp THCN 4,1 4,4 Tỷ lệ tốt nghiệp ĐH, CĐ trở lên 4,4 4,8 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng. Chúng ta cũng đã phát triển được một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, nhiều cán bộ khoa học của Việt Nam cũng đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động Việt Nam thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp cận được với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp. Qua đó chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã được nâng cao hơn. Nguồn nhân lực nước ta còn có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập. b) Thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam: Dù đã có những bước tiến bộ về chất lượng nguồn nhân lực như đã kể trên nhưng nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hội nhập kinh tế, thể hiện: Về chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng không cao. Số người có trình độ chuyên môn và khoa học tuy đã đào tạo được hơn 7 triệu người nhưng so với yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới thì tỷ lệ còn thấp. Bảng 5: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của cả nước: Năm 2003 (%) 2004 (%) CĐ, ĐH và trên ĐH 4,4 4,8 Trung học chuyên nghiệp 4,1 4,4 Đào tạo nghề / sơ cấp 12,5 13,3 Chưa qua đào tạo 79,0 77,5 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy dù tỷ lệ có chuyên môn kỹ thuật đã tăng và tỷ lệ chưa qua đào tạo đã giảm so với các năm trước nhưng tỷ lệ chưa qua đào tạo vẫn quá lớn, chiếm tới 77,5%. Trong số đã qua đào tạo thì trình độ sơ cấp lại chiếm tỷ lệ lớn, gấp rưỡi tổng hai bộ phận còn lại. Bộ phận lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều lỗ hổng, thiếu sót, hạn chế về mặt kiến thức khoa học, năng lực thực hành, phương pháp tư duy sáng tạo, nắm bắt công nghệ hiện đạiĐó là do chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn thấp. Giáo dục đào tạo được thương mại hoá, chạy theo quy mô, ít chú trọng đến chất lượng. Một bộ phận người lao động sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đào tạo chưa thực sự tạo cho người lao động cơ hội tìm được việc làm. Có sự thiếu hụt công nhân lành nghề cao. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực FDI và xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ( công nhân kỹ thuật lành nghề cao, lao động trình độ đại học trở lên được đào tạo có chất lượng tốt ) để đáp ứng chuyển giao khoa học và công nghệ mới từ nước ngoài. Người lao động hạn chế về trình độ năng lực, tay nghề và phong cách làm việc. Phần lớn lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp đều hạn chế về năng lực làm việc kể cả lao động trực tiếp và lao động quản lý. Người lao động ít được đào tạo một cách bài bản, kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng làm việc của nhiều người hoặc không còn phù hợp hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Quy mô lao động qua đào tạo và chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật có khoảng cách so với nhiều nước trên thế giới: Chất lượng đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam chỉ đạt 17,86/60 điểm (60 là điểm tối đa) trong khi Singapore là 42,16 điểm, Hàn Quốc là 46,06 điểm, Trung Quốc là 31,5 điểm, Thái Lan là 18,46 điểm và Philipine là 29,85 điểm.( (): Tạp chí thông tin Thị trường lao động số 7/2004/trang 1. ) Có thể thấy sức cạnh tranh của lao động Việt Nam đang còn quá thấp. Bên cạnh đó ngân sách đầu tư cho giáo dục ở nước ta còn thấp. Chi phí học tập cho học sinh vẫn còn là điều đáng quan tâm nhất là đối với những gia đình nghèo. Ở các vùng sâu vùng xa, kinh tế kém phát triển (các tỉnh vùng núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long) thiếu các cơ sở đào tạo dạy nghề nên cũng thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Một vấn đề nữa là thiếu cán bộ nghiên cứu đầu đàn. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đều đã già: tuổi trung bình của các nhà khoa học cao, 60% số cán bộ nghiên cứu có bằng đại học đã qua tuổi 45; độ tuổi trung bình của giáo sư, phó giáo sư của các viện nghiên cứu là 57,2. Tuổi cao hạn chế đáng kể năng lực sáng tạo, khả năng tiếp cận đến tri thức và phương tiện nghiên cứu mới. Số cán bộ khoa học thiếu hụt chỉ có chưa đến 10 người /1000 dân trong khi đó Singapore là 16, Hàn Quốc là 52 và Nhật Bản là 70.( (): Tạp chí thông tin Thị trường lao động số 3/2003/trang 9. ) Cơ cấu đào tạo về nghành nghề và trình độ còn bất hợp lý dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động chuyên môn kỹ thuật. Toàn cầu hoá kinh tế đã tác động đến sự phát triển một số nghành nghề mới tạo ra xu hướng đào tạo chạy theo thị hiếu của người lao động, thiếu định hướng, phân luồng dẫn đến hậu quả là đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế của các khu vực kinh tế và các nghành, mất cân đối giữa các nghành nghề đào tạo. Hiện nay số lượng sinh viên nghành văn hoá nghệ thuật là 1,3%, nông lâm ngư nghiệp là 3,13%, khoa học cơ bản là 15,5%, khoa học công nghệ và kỹ thuật là 15,2%, khoa học xã hội là 42,78%. Thực tế này tạo ra tình trạng cung lao động chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với cầu lao động đối với một số nghành nghề, lĩnh vực. Một hạn chế nữa do đặc điểm sinh lý và lịch sử của người dân Việt Nam là thể lực kém, thể hiện ở chiều cao cân nặng, độ dẻo dai và sức chịu đựng kém. Ngoài sự hạn chế khách quan đó chúng ta còn bị hạn chế bởi nguyên nhân chủ quan. Đó là thói quen làm việc nông nghiệp của chúng ta dẫn tới thói quen làm việc rề rà, giờ “cao su”,vừa làm vừa chơi. Thói quen đó rất có hại cho việc sản xuất. Chúng ta cũng đã gặp rắc rối với vấn đề lao động thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm, tính tự giác kém như vụ việc Đài Loan đe doạ sẽ ngừng nhập khẩu lao động Việt Nam vì nhiều lao động bỏ trốn. Thị trường lao động Việt Nam chưa phát triển, chưa được quan tâm quản lý đúng mức cũng là một khó khăn đối với người lao động. Có sự mất cân bằng giữa cung và cầu lao động. Lợi thế của chúng ta là lực lượng lao động đông đảo cũng dẫn tới thách thức cho chúng ta. Một mặt các ngành kinh tế chưa phát triển, chưa tạo ra đủ việc làm cho người lao động, mặt khác có những công việc vẫn thiếu người làm nhưng cung lao động trên thị trường lại không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy nên có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là khá cao. Năm 2004 tỷ lệ này đã giảm so với năm 2003 là 0,2% nhưng vẫn còn chiếm tới 5,6%. Điều này có nghĩa là vẫn còn có khoảng 2422,2968 nghìn người lao động không thể tìm được việc làm. Trong 8 vùng lãnh thổ, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm được ở 6 vùng là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và tăng ở 3 vùng còn lại. Vùng có tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị cao nhất năm 2004 là Đồng bằng sông Hồng: 6,03%, vùng thấp nhất là Tây Nguyên: 4,53%. Các vùng còn lại đều ở khoảng hơn 5,0%. Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này thậm chí lên tới 6,52%. Tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động thấp nhất là Đắc Nông: 1,97%. Bảng 6: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị: 2002 (%) 2003 (%) 2004 (%) Cả nước 6,01 5,78 5,60 ĐB sông Hồng 6,64 6,37 6,03 Đông Bắc 6,1 5,94 5,45 Tây Bắc 5,11 5,19 5,30 Bắc Trung Bộ 5,82 5,45 5,35 DH nam trung bộ 5,5 5,46 5,70 Tây nguyên 4,9 4,39 4,53 Đông Nam Bộ 6,3 6,08 5,92 ĐB sông CL 5,5 5,26 5,03 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) B ảng 7: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị của một số tỉnh, thành phố: 2002(%) 2003 (%) 2004 (%) Cả nước 6,01 5,78 5,60 Hà Nội 7,08 6,84 6,52 Hải Phòng 7,20 7,12 6,37 Đà Nẵng 5,30 5,16 5,54 Thành phố HCM 6,73 6,58 6,39 Sóc Trăng 6,23 6,41 6,40 Kon Tum 5,94 5,36 6,58 Đắc Nông - - 1,97 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Nguồn nhân lực nước ta phân bố chưa hợp lý theo nghành và vùng. Trong tổng số 42.329,1 nghìn lao động có việc làm của cả nước có 57,9% làm việc chính ở khu vực I (nông,lâm nghiệp và thuỷ sản); 17,4% làm việc chính ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng); 24,7% làm việc chính ở khu vực III (dịch vụ). So với năm 2003, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I giảm 1,7% và tăng tương ứng ở khu vực II là 1,0%; khu vực III là 0,7% Bảng 8: Cơ cấu lao động chia theo nhóm nghành KTQD của cả nước 2003,2004 (%) Năm 2003 2004 Tổng số lao động 100 100 Dịch vụ 24,0 24,7 Công nghiệp và xây dựng 16,4 17,4 Nông, lâm, ngư nghiệp 59,6 57,9 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Ta thấy gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ các nghành nông, lâm, ngư nghiệp sang các nghành dịch vụ, CN và xây dựng nhưng sự chuyển dịch diễn ra chậm. Lao động ở các nghành nông nghiệp vẫn là chủ yếu, các nghành dịch vụ và xây dựng thể hiện sự phát triển của đất nước thì vẫn còn chiếm số ít. Về phân bố lao động theo vùng ta có các bảng số liệu sau: Bảng 9: Lực lượng lao động cả nước chia theo thành thị, nông thôn. Năm 2003 (Nghìn người) 2004 (Nghìn người) Tổng số lao động 42124,6 43255,3 Thành thị 10188,5 10549,3 Nông thôn 31936,1 32706,0 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Cơ cấu lực lượng lao động cả nước chia theo thành thị và nông thôn Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Ta thấy lực lượng lao động tập trung ở nông thôn: Nông thôn chiếm tới 75,6% lực lượng lao động trong khi thành thị chỉ chiếm có 24,4%. Đó là do dân cư nước ta chủ yếu là làm nông nghiệp, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm. Điều đó cũng đồng nghĩa với lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm số đông nên không đáp ứng được yêu cầu về tiếp thu, sử dụng khoa học công nghệ. Mặt khác lao động tập trung nhiều ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Ở các vùng có nhiều tiềm năng như Tây Nguyên, Tây Bắc lực lượng lao động lại thưa thớt chỉ có 3,2 và 5,6%. Có sự chênh lệch đó là do sức hút của các thành phố lớn đối với lao động, do điều kiện cơ sở vật chất. Ở các vùng này lại còn thiếu các cơ sở đào tạo dạy nghề do các cơ sở đào tạo dạy nghề tập trung ở cácc thành phố lớn nên càng thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Điều đó làm hạn chế việc khai thác tiềm năng của các vùng có điều kiện như cửa biển, ven biển, miền núi, hải đảo Bảng 10: Cơ cấu lực lượng lao động cả nước chia theo vùng kinh tế 2004. Vùng kinh tế Lực lượng L Đ (ngàn người) Tỷ lệ (%) ĐB sông Hồng 9718,3 22,5 Đông Bắc 5129,2 11,9 Tây Bắc 1373,7 3,2 Bắc Trung Bộ 5214,6 12,1 DH nam trung bộ 3582,4 8,3 Tây nguyên 2415,7 5,6 Đông Nam Bộ 6536,9 15,1 ĐB sông CL 9284,5 21,5 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Ở khu vực nông thôn, việc sử dụng thời gian lao động chưa được hiệu quả. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn của cả nước là 79,34%, ở vùng cao nhất là Đông Nam Bộ: 81,56%, các vùng tiếp theo là Tây Nguyên:80,80% và Đồng bằng sông Hồng: 80,39%. Vùng có tỷ lệ thấp nhất là Bắc Trung Bộ: 76,55%. Các vùng còn lại đều từ trên 77% đến trên 79%. Do tính chất công việc nông nghiệp theo thời vụ nên có những thời điểm người nông dân không có việc làm, lao động giản đơn thừa nên hình thành dòng người di cư tạm thời từ nông thôn ra thành thị gây ra rất nhiều vấn đề khó khăn như: mật độ dân số ở các thành phố tăng lên,chật chội, nảy sinh nhiều tệ nạn Bảng 9: Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn 2002 (%) 2003 (%) 2004 (%) Cả nước 75,5 77,94 79,34 ĐB sông Hồng 76,3 78,73 80,39 Đông Bắc 75,5 77,37 78.90 Tây Bắc 71,1 74,45 77,61 Bắc Trung Bộ 74,6 76,06 76,55 DH Nam TB 75,0 77,69 79,36 Tây Nguyên 78,1 80,58 80,80 Đông Nam Bộ 75,5 78,51 81,56 ĐB sông CL 76,6 78,43 78,66 Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 ( Bộ lao động – thương binh và xã hội ) Một thách thức nữa đối với nguồn nhân lực Việt Nam đó là các tệ nạn xã hội đang ngày càng nhiều và xâm nhập vào các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên là bộ phận chủ yếu của lực lượng lao động. Những tệ nạn như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, cờ bạc, mại dâm đang làm hư hỏng, tha hoá một bộ phận thanh thiếu niên, khiến họ không những không trở thành người có ích mà thành gánh nặng cho xã hội. Từ những mặt mạnh và hạn chế đó quá trình hội nhập kinh tế đang đặt ra những yêu cầu, thách thức to lớn đối với nguồn nhân lực Việt Nam: Không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề mà còn nâng cao các phẩm chất khác như: ngoại ngữ, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp hiện đại, tinh thần chấp hành kỷ luật lao động và kỷ luật công nghệ, hiểu biết pháp luật.Ngoài ra, đặc điểm của nền sản xuất kinh doanh hiện đại, kinh tế thị trường với tính cạnh tranh cao đòi hỏi người lao động nước ta phải có những phẩm chất mới như: thích ứng, linh hoạt, các khả năng hợp tác trong quá trình hoạt động, sức khoẻ dẻo dai.Tóm lại là phải phát huy một cách tốt nhất những mặt mạnh của mình và khắc phục được những mặt hạn chế để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế. 2. Thực tiễn hội nhập kinh tế của Việt Nam: a) Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam: Trong những năm qua, Việt nam đã và đang đạt được những thành tựu phát triển kinh tế quan trọng, từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng liên tục với tốc độ cao (trên 7% năm) trong nhiều năm liên tục, sức sản xuất đang được cải thiện đáng kể.Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế lớn trong khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương), ký kết (năm 2000) và thực hiện (năm 2001) Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và nhiều Hiệp định thương mại song phương khác. Nước ta cũng đã tham gia AFTA ( khu mậu dịch tự do ASEAN) với việc cam kết thực hiện CEPT (những quy định về giảm thuế quan có hiệu lực chung). Hiện nay Việt Nam đang xúc tiến đàm phán tích cực để gia nhập WTO (2005) và đẩy nhanh tiến trình tham gia đầy đủ vào AFTA (2006). b) Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập kinh tế: Một trong những thuận lợi cơ bản của chúng ta khi tham gia hội nhập kinh tế là có nền chính trị ổn định. Nhờ sự ổn định chính trị - xã hội mà chúng ta có điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài và cải thiện tình hình đầu tư trong nước, tạo điều kiện và động lực để phát huy mọi khả năng về nguồn lực vật chất cũng như nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. Bên cạnh đó là những thuận lợi từ nguồn nhân lực dồi dào như đã kể trên. Về tự nhiên, nước ta tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên và các loại khoáng sản như than đá, nhôm Cuối cùng không thể không nói đến bối cảnh thế giới có thuận lợi đối với nước ta trong quá trình hội nhập: đó là xu hướng hoà bình, hợp tác cùng phát triển. Chúng ta có cơ hội để tiếp thu những kiến thức của nhân loại, học tập được những mô hình phát triển, vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh của Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi đó, để chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta còn vô vàn khó khăn và thách thức: Trình độ phát triển của chúng ta còn quá thấp, quá lạc hậu. Do chiến tranh, do hoàn cảnh lịch sử, cơ sở vật chất mà chúng ta kế thừa quá nghèo nàn. Nước chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Bên cạnh đó còn biết bao vấn đề khó khăn về con người do chiến tranh, thiên tai để lại như những nạn nhân chất độc màu da cam Công tác ưu đãi và cứu trợ xã hội còn là gánh nặng đối với xã hội. Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ của chúng ta lạc hậu so với thế giới từ 50-100 năm. Hệ thống thiết bị kỹ thuật ở hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ (ngoại trừ một số lĩnh vực mới). Công nghệ và kỹ thuật lạc hậu không cho phép nâng cao năng suất lao động xã hội, làm cho giá thành cao, không cạnh tranh được với các mặt hàng của các nước. Năng lực cạnh tranh yếu là nguy cơ rất lớn đẩy chúng ta tụt hậu xa hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá. Mặt khác công nghệ lạc hậu làm cản trở sự phát triển của đội ngũ lao động có trình độ lành nghề, trình độ cao. Các yếu tố của thị trường, nhất là thị trường lao động mới bắt đầu hình thành, chưa phát triển. Dân số trẻ, tăng nhanh tạo ra sức ép mạnh đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với vấn đề việc làm. Đối với nông dân, diện tích đất trên đầu người giảm. Việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động nên tình trạng thất nghiệp còn cao. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị năm 2004 là 5,6%. Một khó khăn nữa là vấn đề của nguồn nhân lực nước ta. So với yêu cầu của hội nhập kinh tế lao động qua đào tạo của nước ta vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về chất lượng, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo còn bất hợp lý. Đây là một trở ngại rất lớn khi chúng ta hội nhập với thế giới. PHẦN III: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINHTẾ. 1. Xu hướng phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam: Trong những năm qua nguồn nhân lực Việt Nam đã không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng đã diễn ra ở các khu vực và các thành phần kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I, tăng tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực II và III, trong đó tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực II có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn tăng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Trong thời gian tới, Nghị quyết trung ương Đảng VII, VIII và IX đã đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển con người. Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn lực con người tới năm 2010 là giữ ở quy mô hợp lý, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Mục tiêu cụ thể là giảm sinh: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1%, dân số cả nước không quá 88 triệu người, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần: nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên khoảng 40%.( (): Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam trang 104. ) Hai xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động quan trọng sẽ diễn ra đồng thời, đó là chuyển dịch theo nghành kinh tế và chuyển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0219.doc
Tài liệu liên quan