Gần đây hơn có hai nhà tưvấn thịtrường là Michael Treacy và Fred Wiersema đưa ra
một cách phân loại mới các chiến lược tiếp thịcạnh tranh. Họ đềxuất công ty nên đạt
được vịthếdẫn đầu bằng cách mang lại giá trị ưu việt cho khách hàng của họ. Các công
ty có thểtheo đuổi bất kỳchiến lược nào trong ba chiến lược sau – được gọi là các kỷluật
giá trị- nhằm mang lại được giá trị ưu việt cho khách hàng.
Xuất sắc trong vận hành:công ty cung cấp giá trị ưu việt bằng cách dẫn đầu
ngành ởhai mặt giá cảvà sựtiện lợi. Họhoạt động đểgiảm phí tổn và đểtạo ra
một hệthống trao tay giá trịgọn gàng và hiệu quảcho khách hàng. Họphục vụ
khách hàng muốn có những sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy có chất lượng
cao, mà lại muốn có giá rẻvà dễmua. Các thí dụgồm có các hãng Wal-Mart,
Washington Mutual, Southwest Airlines, và Dell.
Mật thiết với khách hàng: công ty cung cấp giá trị ưu việt bằng cách tạo phân
khúc thịtrường của nó một cách chính xác và bằng cách trau chuốt sản phẩm hoặc
dịch vụcủa họ đểtương hợp chính xác với nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Họ
chuyên sâu thoảmãn những nhu cầu khách hàng độc đáo thông qua một mối quan
hệkhăng khít với khách hàng và một kiến thức mật thiết vềkhách hàng. Họxây
dựng những cơsởdữliệu khách hàng thật chi tiết đểphân khúc và để đặt mục
tiêu, và trao trọn quyền cho bộphận tiếp thị đểhọ đáp ứng kịp thời với những nhu
cầu khách hàng. Những công ty mật thiết với khách hàng luôn phục vụloại khách
hàng mà sẵn lòng trảgiá cao đểcó được chính xác thứhọmuốn. Công ty này sẽ
làm gần nhưmọi điều nhằm xây đắp lòng trung thành nơi khách hàng dài hạn và
nhằm nắm bắt những giá trịmà được khách hàng trân trọng cả đời người. Các thí
dụbao gồm các hãng Nordstrom, Ritz-Carlton, Sony, Lexus, American Express,
và British Airways.
Dẫn đầu sản phẩm: công ty cung cấp giá trị ưu việt bằng cách liên tục chào mời
một dòng các sản phẩm hoặc dịch vụmũi nhọn. Họnhắm làm sao cho sản phẩm
mang tính cạnh tranh của chính họtrởnên chóng lỗi thời. Những công ty dẫn đầu
sản phẩm thường rất cởi mởvới ý tưởng mới, không ngừng theo đuổi những giải
pháp tân kỳ, và tích cực lao động để đưa sản phẩm ra thịtrường thật nhanh chóng.
Họphục vụnhóm khách hàng muốn sản phẩm và dịch vụtân kỳnhất, bất chấp
chi phí vềgiá cảhay cảsựbất tiện. Thí dụgồm có hai hãng Intel và Microsoft.
25 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2890 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý Marketing - Chương 17: Tạo lợi thế cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oẻ công nghệ cao mới chế tạo được.
Mỗi công ty cũng khác nhau ở phương sách định ra chiến lược. Nhiều hãng lớn phát triển
những chiến lược tiếp thị cạnh tranh chính thức và thực thi một cách nghiêm chỉnh. Tuy
nhiên, những công ty khác phát triển chiến lược theo một cách ít chính thức hơn và ít bài
bản hơn. Một số công ty như Harley-Davidson, Virgin Atlantic Airways, và đơn vị xe
Mini của BMW thành công nhờ phá vỡ nhiều trong số những “quy luật” của chiến lược
tiếp thị. Các công ty ấy không sử dụng những ban tiếp thị cồng kềnh, không tiến hành
những cuộc nghiên cứu thị trường đắt tiền, chẳng định ra những chiến lược chi li, cũng
chẳng tiêu tốn hằng núi tiền cho các chiến dịch quảng cáo. Thay vào đó, họ phác thảo
những chiến lược linh động, tận dụng nguồn tài nguyên hạn chế, sống gần gũi với khách
hàng, và tạo ra những giải pháp thoả đáng cho những nhu cầu khách hàng hơn. Họ hình
thành những câu-lạc-bộ người mua hàng, sử dụng hình thức tiếp thị kiên trì, và tập trung
chiếm lấy lòng trung thành của khách hàng. Dường như không phải tất cả hình thức tiếp
thị đều phải nối gót mô phỏng theo những gã khổng lồ trong tiếp thị như IBM và Procter
& Gamble.
Thật vậy, những phương sách dành cho chiến lược và tập quán tiếp thị thường trải qua ba
giai đoạn: tiếp thị rủi ro, tiếp thị bài bản, và tiếp thị ….
Tiếp thị theo tinh thần doanh thương: phần lớn công ty được thiết lập do các cá
thể sống nhờ vào trí khôn lanh. Họ hình dung ra một cơ hội, xây dựng những
chiến lược linh động ghi lại trên những bì thư cũ, và gõ cửa mọi nhà để thu hút
chú ý. Nhà sáng lập Công ty Bia Boston Jim Koch mà có hiệu bia Samuel Adams
đã trở thành loại bia vi cơ sở bán chạy hàng đầu, khi khởi nghiệp trong năm 1984
xách theo mấy chai Samuel Adams đi từ quán rượu này sang quán rượu khác để
thuyết phục mấy tay pha rượu thu nạp nó. Ông dụ họ ghép thêm bia Samuel
Adams vào thực đơn của họ. Suốt mười năm, ông không đủ khả năng đăng quảng
cáo; ông bán bia thông qua rao mời trực tiếp hoặc những mối quan hệ công chúng
sát sườn. Ngày nay, công việc kinh doanh của ông thu vào hơn 230 triệu đô-la,
khiến cho nó trở thành nhà dẫn đầu của hơn 1.000 đối thủ cạnh tranh nơi thị
trường bia vi cơ sở.
Tiếp thị theo bài bản: Là công ty nhỏ mà làm ăn phát đạt, họ tất yếu chuyển dịch
về hướng tiếp thị bài bản. Họ phát triển những chiến lược tiếp thị chính thức và
nghiêm ngặt tuân thủ những chiến lược này. Hãng Boston Beer ngày nay mướn
hơn 175 nhân viên bán hàng và có một Ban Tiếp thị chuyên nghiên cứu thị trường
và định ra chiến lược. Mặc dù Boston Beer còn kém chính thức và kém tinh vi
hơn đối thủ vượt đẳng cấp Anheuser-Busch của mình, nhưng họ cũng đã áp dụng
một số công cụ được dùng ở các công ty quản lý kiểu tiếp thị chuyên nghiệp.
Tiếp thị trong nội bộ: nhiều công ty lớn và thành danh đã lâu nhận thấy họ đang bị
bế tắc nơi hình thức tiếp thị bài bản. Họ điều nghiên các chỉ số Nielsen, rà soát
những báo cáo nghiên cứu thị trường, và cố tinh chỉnh những chiến lược và
chương trình tiếp thị cạnh tranh của họ. Những công ty này đôi khi đánh mất sức
sáng tạo cùng niềm đam mê tiếp thị mà thoạt đầu họ đã từng có. Giờ đây họ cần
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing
Ch 17 Tạo lợi thế cạnh tranh
Kotler & Amstrong 11 Biên dịch: Lê Việt Ánh
phải tái lập ngay bên trong công ty cái tinh thần và hành động doanh thương mà
đã giúp họ thành công trước đó. Họ cần khuyến khích sáng kiến và “tinh thần
doanh thương” trong phạm vi nội bộ. Họ cần làm tươi mới lại những chiến lược
tiếp thị của họ và thử nghiệm những phương sách mới mẻ. Các giám đốc thương
hiệu và sản phẩm của họ cần bước hẳn ra ngoài phòng giấy, khởi sự sống với
khách hàng, và hình dung ra những cách thức mới và sáng tạo để tăng thêm giá trị
cho cuộc sống khách hàng.
Căn bản ở đây là có nhiều phương sách để phát triển chiến lược tiếp thị cạnh tranh hiệu
quả. Sẽ luôn có căng thẳng giữa phía bài bản và phía sáng tạo của công tác tiếp thị. Điều
dễ làm nhất là học tập phía tiếp thị bài bản, mà đã chiếm phần lớn chú tâm của ta trong
cuốn sách này. Nhưng chúng ta cũng đã nhận thấy sức sáng tạo và lòng đam mê tiếp thị
nơi các chiến lược của nhiều công ty mà ta đã nghiên cứu – bất kể nhỏ hay lớn, mới thiết
lập hay đã thành danh – đã giúp xây đắp và duy trì sự thành công nơi chốn thương
trường. Xin hãy ghi nhớ điều này khi chúng ta xem xét tiếp ngay bây giờ những chiến
lược tiếp thị cạnh tranh rộng rãi mà các công ty có thể sử dụng.
Những chiến lược cạnh tranh cơ bản
Cách đây hơn hai thập kỷ, Michael Porter đề xuất bốn chiến lược định vị cạnh tranh cơ
bản mà các công ty có thể noi theo – trong đó có ba chiến lược giành thắng lợi và một
chiến lược sẽ dẫn tới thảm bại. Ba chiến lược thắng lợi gồm có:
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing
Ch 17 Tạo lợi thế cạnh tranh
Kotler & Amstrong 12 Biên dịch: Lê Việt Ánh
Dẫn đầu tổng chi phí: Ở đây công ty hoạt động tích cực để đạt được mức phí tổn
sản xuất và phân phối thấp nhất. Phí tổn thấp cho phép công ty ra giá thấp hơn đối
thủ cạnh tranh và giành được một thị phần lớn. Các công ty như Texas
Instruments, Dell, và Wal-Mart là những nhà thi hành hàng đầu của chiến lược
này.
Dị biệt hoá: Ở đây công ty tập trung tạo ra một loạt các chương trình tiếp thị và
sản phẩm dị biệt để trở thành nhà dẫn đầu trong ngành. Phần lớn khách hàng ưa
thích sở hữu nhãn hiệu này nếu giá cả không đắt lắm. IBM và Catepillar noi theo
chiến lược này ở lần lượt các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và thiết bị
xây dựng hạng nặng.
Tập trung: Ở đây công ty tập trung nỗ lực phục vụ một số phân khúc thị trường
cho thật tốt chứ không theo đuổi toàn bộ thị trường. Thí dụ như Ritz-Carlton tập
trung vào con số 5 phần trăm khách lữ hành công ty và khách lữ hành nhàn hạ.
Nhà sản xuất kính AFG Industries tập trung vào người dùng loại kính pha và kính
màu. Công ty sản xuất 70 phần trăm loại kính dành cho nắp lò vi ba và 75 phần
trăm kính cửa phòng tắm và kính trải bàn đặt ở sân nhà. Tương tự, hãng Hohner
nắm một tỷ lệ đáng kinh ngạc là 85 phần trăm thị trường khẩu cầm.
Công ty nào theo đuổi một chiến lược rõ ràng – một trong những chiến lược nêu trên – sẽ
có khả năng hoạt động có hiệu suất cao. Hãng nào mà thực hiện chiến lược ấy tốt nhất sẽ
tạo ra được lợi nhuận nhiều nhất. Nhưng công ty nào mà không theo đuổi một chiến lược
rõ ràng – những kẻ đứng phân vân giữa đường – thì chắc chắn làm ăn thất bát. Các hãng
Sears, Holiday Inn, và Kmart đã giáp mặt với thời khốn khó bởi vì họ đã không nổi lên
xuất sắc là hãng có phí tổn thấp nhất, có giá trị mà khách hàng cảm nhận là cao nhất, hay
phục vụ một phân khúc thị trường nào đó một cách tốt nhất. Những kẻ đứng phân vân
giữa đường cố gắng cho được tốt ở tất cả mọi mặt chiến lược, nhưng lại kết thúc không
tốt lắm ở mặt nào cả.
Gần đây hơn có hai nhà tư vấn thị trường là Michael Treacy và Fred Wiersema đưa ra
một cách phân loại mới các chiến lược tiếp thị cạnh tranh. Họ đề xuất công ty nên đạt
được vị thế dẫn đầu bằng cách mang lại giá trị ưu việt cho khách hàng của họ. Các công
ty có thể theo đuổi bất kỳ chiến lược nào trong ba chiến lược sau – được gọi là các kỷ luật
giá trị - nhằm mang lại được giá trị ưu việt cho khách hàng.
Xuất sắc trong vận hành: công ty cung cấp giá trị ưu việt bằng cách dẫn đầu
ngành ở hai mặt giá cả và sự tiện lợi. Họ hoạt động để giảm phí tổn và để tạo ra
một hệ thống trao tay giá trị gọn gàng và hiệu quả cho khách hàng. Họ phục vụ
khách hàng muốn có những sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy có chất lượng
cao, mà lại muốn có giá rẻ và dễ mua. Các thí dụ gồm có các hãng Wal-Mart,
Washington Mutual, Southwest Airlines, và Dell.
Mật thiết với khách hàng: công ty cung cấp giá trị ưu việt bằng cách tạo phân
khúc thị trường của nó một cách chính xác và bằng cách trau chuốt sản phẩm hoặc
dịch vụ của họ để tương hợp chính xác với nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Họ
chuyên sâu thoả mãn những nhu cầu khách hàng độc đáo thông qua một mối quan
hệ khăng khít với khách hàng và một kiến thức mật thiết về khách hàng. Họ xây
dựng những cơ sở dữ liệu khách hàng thật chi tiết để phân khúc và để đặt mục
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing
Ch 17 Tạo lợi thế cạnh tranh
Kotler & Amstrong 13 Biên dịch: Lê Việt Ánh
tiêu, và trao trọn quyền cho bộ phận tiếp thị để họ đáp ứng kịp thời với những nhu
cầu khách hàng. Những công ty mật thiết với khách hàng luôn phục vụ loại khách
hàng mà sẵn lòng trả giá cao để có được chính xác thứ họ muốn. Công ty này sẽ
làm gần như mọi điều nhằm xây đắp lòng trung thành nơi khách hàng dài hạn và
nhằm nắm bắt những giá trị mà được khách hàng trân trọng cả đời người. Các thí
dụ bao gồm các hãng Nordstrom, Ritz-Carlton, Sony, Lexus, American Express,
và British Airways.
Dẫn đầu sản phẩm: công ty cung cấp giá trị ưu việt bằng cách liên tục chào mời
một dòng các sản phẩm hoặc dịch vụ mũi nhọn. Họ nhắm làm sao cho sản phẩm
mang tính cạnh tranh của chính họ trở nên chóng lỗi thời. Những công ty dẫn đầu
sản phẩm thường rất cởi mở với ý tưởng mới, không ngừng theo đuổi những giải
pháp tân kỳ, và tích cực lao động để đưa sản phẩm ra thị trường thật nhanh chóng.
Họ phục vụ nhóm khách hàng muốn sản phẩm và dịch vụ tân kỳ nhất, bất chấp
chi phí về giá cả hay cả sự bất tiện. Thí dụ gồm có hai hãng Intel và Microsoft.
Một số công ty theo đuổi đồng thời hai hoặc cả ba kỷ luật giá trị mà rất thành công. Thí
dụ như hãng FedEx rất giỏi ở cả hai mặt hoạt động xuất sắc và mật thiết khách hàng. Tuy
nhiên, những công ty như thế quả hơi hiếm – rất ít công ty có thể đạt tốt ở hai trong số ba
kỷ luật giá trị trên đây. Nếu cố gắng tốt tất cả ở ba mặt kỷ luật giá trị nêu trên thì công ty
thường kết thúc ở chỗ không tốt ở mặt nào cả.
Treacy và Wiersema nhận thấy rằng những công ty hàng đầu thường tập trung vào một
kỷ luật giá trị duy nhất mà thôi rồi nỗ lực làm cho nó thật xuất sắc, trong khi chỉ cần đáp
ứng các tiêu chuẩn ngành ở hai mặt còn lại là đủ. Những công ty như vậy thiết kế toàn bộ
mạng lưới chuyển trao giá trị để chuyên tâm hỗ trợ cho mặt kỷ luật đã được chọn mà thôi.
Thí dụ như Wal-Mart biết rằng mật thiết khách hàng và dẫn đầu sản phẩm là quan trọng.
So với những nhà ưa chiết khấu khác, như là Kmart, thì công ty Wal-Mart cung ứng dịch
vụ khách hàng rất tốt và một loạt sản phẩm chọn lọc xuất sắc. Tuy thế, nó vẫn chưa cung
ứng dịch vụ khách hàng tốt và sản phẩm xuất sắc bằng Nordstrom hay Eddie Bauer, hai
công ty chuyên theo đuổi kỷ luật mật thiết khách hàng. Thay vào đó, Walmart mê mải tập
trung vào mặt vận hành xuất sắc – vào việc giảm phí tổn và sắp xếp quy trình đặt hàng-
trao hàng để mang tiện lợi cho khách hàng giúp họ mua được đúng sản phẩm thích hợp
với giá rẻ nhất.
Tương tự, nhóm khách sạn Ritz-Carlton cũng muốn có hiệu quả và muốn sử dụng những
công nghệ mới nhất. Nhưng điều thật sự khiến cho chuỗi khách sạn này nổi bật chính là
sự mật thiết khách hàng. Ritz-Carlton tạo ra những kinh nghiệm được thiết kế theo ý
thích khách hàng nhằm o bế khách hàng của họ:
Đăng ký vào bất kỳ khách sạn Ritz-Carlton nào khắp trên thế giới, quý khách sẽ
kinh ngạc khi thấy nhân viên khách sạn rất giỏi đoán được nhu cầu dù nhỏ nhất
của mình. Không cần phải hỏi, họ dường như biết rằng quý khách muốn một
phòng không hút thuốc có giường cỡ lớn, một cái gối không gây dị ứng, và bữa ăn
sáng với một tách cà-phê không có chất ca-fê-in ngay trong phòng. Làm sao mà
Ritz-Carlton làm nên được điều kỳ diệu này? Ngay tại trung tâm của hệ thống là
một cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ có chứa thông tin thu thập được qua các
nhận xét của những nhân viên khách sạn. Mỗi ngày, những nhân viên khách sạn –
từ những người trực ở bàn ở khách sảnh cho đến những người duy tu và dọn dẹp –
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing
Ch 17 Tạo lợi thế cạnh tranh
Kotler & Amstrong 14 Biên dịch: Lê Việt Ánh
thầm kín ghi lại những thói quen độc đáo, những ý thích, những ác cảm của mỗi
khách trọ trên những tấm phiếu nhỏ gọi là “sở thích của khách”. Những nhận xét
này sau đó được chuyển đến một “cơ sở dữ liệu sở thích khách hàng” trong khắp
công ty. Mỗi buổi sáng, một “sử gia khách hàng” tại mỗi khách sạn xem lại hồ sơ
của tất cả những người mới đến mà trước đây đã từng ở tại một trong những
khách sạn của nhóm Ritz-Carlton và chuẩn bị một danh sách đề nghị thêm những
điểm chấm phá mà có thể làm cho mọi khách hàng đều khoan khoái. Khách trọ đã
đáp ứng mạnh mẽ với món dịch vụ thị-trường-của-một như thế. Kể từ khi khai
trương hệ thống lịch sử khách trọ, Ritz-Carlton đã đẩy lượng khách quen lưu trú
lên 23 phần trăm. Một điều đáng kinh ngạc là 95 phần trăm số khách lúc từ giã
phát biểu rằng thời gian ở trọ của họ tại khách sạn quả thật là một kinh nghiệm vô
cùng đáng nhớ.
Phân loại chiến lược cạnh tranh thành ra kỷ luật giá trị cũng là điều hay. Phương pháp
này định nghĩa chiến lược tiếp thị như là sự chuyên tâm theo đuổi việc trao giá trị ưu việt
cho khách hàng. Mỗi kỷ luật giá trị đều xác định ra một cách thức cụ thể để xây dựng
những mối quan hệ khách hàng bền vững.
Vị thế cạnh tranh
Những công ty cạnh tranh trong một thị trường mục tiêu nào đó, vào một thời điểm nào
đó, đều có khác nhau nơi mục đích và tài nguyên. Một số công ty thì lớn, một số thì nhỏ.
Một số có nhiều tài nguyên, một số thì lại bị kẹt tiền. Một số thì lâu đời và đã xác lập,
một số thì mới và còn bở ngỡ. Một số thì phấn đấu để tăng trưởng thị phần cho nhanh,
một số thì nhắm tới lợi nhuận lâu dài. Và những công ty ấy đều chiếm những vị thế cạnh
tranh khác nhau nơi thị trường mục tiêu.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét các chiến lược cạnh tranh dựa trên những vai trò của các
công ty đóng nơi chốn thị trường mục tiêu – hãng dẫn đầu ngành, hãng thách thức, hãng
ăn theo, hay hãng hoạt động mảng nhỏ. Giả sử có một ngành chứa những công ty như cho
thấy ở Hình 17.3. Bốn mươi phần trăm thị trường nằm trong tay của hãng dẫn đầu
ngành, là công ty có thị phần lớn nhất. Ba mươi phần trăm là nằm trong tay của các hãng
thách thức, là những công ty á quân đang ráo riết tranh đua để gia tăng thị phần. Hai
mươi phần trăm nằm trong tay của những hãng ăn theo, cũng là những công ty theo sát
sau đó mà cũng muốn nắm thị phần nhưng không muốn gây xáo trộn cho thị trường.
Mười phần trăm còn lại là nằm trong tay của những hãng hoạt động trong mảng thị
trường hạn hẹp, phục vụ cho những phân khúc mà các hãng khác không theo đuổi. Bảng
17.1 cho thấy các chiến lược thị trường cụ thể dành cho các hãng dẫn đầu thị trường,
hãng thách thức, hãng ăn theo, và hãng hoạt động mảng hạn hẹp. Tuy vậy ta cần nhớ rằng
những phân loại kiểu này không áp dụng cho nguyên một công ty, mà chỉ áp dụng cho vị
thế của công ty trong một ngành cụ thể nào đó. Những công ty lớn như IBM, Microsoft,
Procter & Gamble, hoặc Disney có thể là những hãng dẫn đầu ở một số thị trường lại
đồng thời là hãng hoạt động mảng hạn hẹp ở những thị trường khác. Thí dụ, Procter &
Gamble dẫn đầu trong nhiều phân khúc, như nước rửa chén và bột giặt, tã lót dùng một
lần, và dầu gội đầu. Thế nhưng nó lại thách thức hãng Lever trong lĩnh vực xà-phòng rửa
tay và Kimberly-Clark ở mặt hàng khăn giấy. Những công ty như thế thường sử dụng
những chiến lược khác nhau cho những đơn vị kinh doanh hay sản phẩm khác nhau, tùy
vào tình hình cạnh tranh của mỗi lĩnh vực.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing
Ch 17 Tạo lợi thế cạnh tranh
Kotler & Amstrong 15 Biên dịch: Lê Việt Ánh
Những chiến lược của các hãng dẫn đầu ngành
Đa phần các ngành đều có chứa một hãng dẫn đầu thị trường đã thành danh. Hãng dẫn
đầu nắm thị phần lớn nhất và thường dẫn đầu các hãng khác trong các hoạt động thay đổi
giá cả, giới thiệu mặt hàng mới, mở rộng kênh phân phối, và chi tiêu khuyến mãi. Hãng
dẫn đầu có thể được hoặc không được ngưỡng mộ hay tôn trọng, thế nhưng những công
ty khác đều chấp nhận vị thế thống trị của nó. Những công ty cạnh tranh tập trung vào
hãng dẫn đầu ngành để thách thức, bắt chước, hay né tránh. Một số những hãng dẫn đầu
thị trường lừng danh là Wal-Mart (bán lẻ), General Motors (xe hơi), IBM (máy tính và
các dịch vụ công nghệ thông tin), Catepillar (xe ủi), Anheuser-Busch (bia), Coca-Cola
(nước ngọt có ga), McDonald’s (thức ăn nhanh), Nike (giày thể thao), và Gillette (dao
cạo và lưỡi lam).
HÌNH 17.3 Hãng dẫn đầu Hãng thách thức Hãng ăn theo Hãng mảng nhỏ
Cơ cấu thị trường
giả định 40% 30% 20% 10%
BẢNG 17.1
Các chiến lược của hãng
dẫn đầu
Các chiến lược của hãng
thách thức
Các chiến lược của hãng
ăn theo
Các chiến lược của hãng
mảng nhỏ
Bành trướng toàn bộ thị
trường
Bảo vệ thị phần
Bành trướng thị phần
Tấn công toàn phần trực
diện
Tấn công gián tiếp
Theo sau sát nút
Theo sau một khoảng cách
Hoạt động theo khách
hàng, thị trường, giá cả-
chất lượng, dịch vụ
Hoạt động đồng thời ở
nhiều mảng
Cuộc sống của hãng dẫn đầu là không dễ dàng chút nào. Họ phải duy trì canh phòng cẩn
mật không khi nào ngơi nghỉ. Những hãng khác liên tục thách thức sức mạnh của họ hoặc
cố gắng tận dụng những điểm yếu của họ. Hãng dẫn đầu thị trường có thể dễ dàng lỡ một
nhịp chuyển biến nơi thị trường và rớt xuống hạng hai hoặc hạng ba. Một bước canh tân
hàng hóa có thể xuất hiện và gây tổn hại cho hãng dẫn đầu – như khi mặt hàng điện thoại
di động kỹ thuật số (digital) của hai hãng Nokia và Ericsson vượt lên dẫn trước các mẫu
điện thoại di động dùng kỹ thuật tương tự (analog) của Motorola. Hãng dẫn đầu có thể
sinh ra ngạo mạn và tự mãn và do vậy đánh giá sai tình thế cạnh tranh (như khi hãng
Sears mất vị thế dẫn đầu về tay Wal-Mart). Hoặc hãng dẫn đầu có thể trở nên lỗi thời so
với những đối thủ mới và năng động hơn (như khi Levi’s đánh mất địa bàn trọng yếu vào
tay những thương hiệu hiện đại hơn và thời thượng hơn như Gap, Tommy Hilfiger,
DKNY, hay là Guess).
Để duy trì vị thế số một, những công ty hàng đầu có thể tiến hành ba động thái. Trước
hết, họ có thể tìm cách để bành trướng tổng cầu. Thứ đến, họ có thể bảo vệ thị phần hiện
tại thông qua những hành động tự vệ và tấn công. Thứ ba, họ có thể cố gắng bành trướng
thị phần nhiều hơn nữa, cho dù tầm cỡ thị trường vẫn không đổi.
Bành trướng tổng cầu
Hãng dẫn đầu thường thủ lợi nhiều nhất khi tổng cầu thị trường được mở rộng. Nếu
người Mỹ chụp hình kỹ thuật số nhiều hơn thì hãng Sony chắc chắn được lợi nhiều nhất
bởi vì hãng bán thị phần máy chụp hình kỹ thuật số lớn nhất trong nước đó. Nếu Sony có
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing
Ch 17 Tạo lợi thế cạnh tranh
Kotler & Amstrong 16 Biên dịch: Lê Việt Ánh
thể thuyết phục được nhiều người Mỹ hơn nữa chụp hình kỹ thuật số, hoặc chụp hình
trong nhiều dịp hơn, hoặc chụp nhiều hình hơn trong mỗi dịp, thì đương nhiên hãng sẽ
thu được nhiều lợi nhuận hơn các hãng cạnh tranh.
Những hãng dẫn đầu thị trường có thể bành trướng thị trường bằng cách phát triển những
người dùng mới, ứng dụng mới, và dùng nhiều lượt hơn nữa cho sản phẩm của họ. Họ
thường có thể tìm ra người dùng mới ở nhiều địa bàn. Thí dụ, hãng Revlon có thể tìm ra
nhiều người dùng nước hoa mới nơi các thị trường hiện tại của hãng bằng cách thuyết
phục những phụ nữ mà không có thói quen dùng nước hoa dùng thử một lần. Nó có thể
tìm ra người dùng ở những phân khúc dân số mới, như sản xuất dầu thơm cho nam giới
chẳng hạn. Hoặc hãng có thể triển khai vào những phân khúc dân số mới, có lẽ bằng cách
bán dầu thơm sang các nước khác.
Những nhà tiếp thị cũng có thể bành trướng thị trường bằng cách khám phá và khởi
xướng những ứng dụng mới cho sản phẩm của họ. Thí dụ, hãng Intel có thể đầu tư thật
đậm để phát triển những ứng dụng máy tính cá nhân, hệ thống mạng, và viễn thông mới,
để đến lượt những ứng dụng này thúc đẩy gia tăng số cầu đối với mặt hàng bộ vi xử lý.
Đã có sẵn hơn 80 phần trăm thị phần bộ vi xử lý, đương nhiên hãng biết rằng họ sẽ thu
được phần lời lớn nhất trong ngành kinh doanh mới này. Một thí dụ khác của động thái
bành trướng ứng dụng mới là hãng xô-đa bột nở Arm & Hammer, có doanh số từ từ xẹp
xuống sau hơn 125 năm phát đạt. Thế rồi hãng phát hiện ra rằng người tiêu dùng lúc ấy
đang sử dụng xô-đa bột nở làm chất khử mùi cho tủ lạnh. Hãng bèn phát động một chiến
dịch quảng cáo và quảng bá rầm rộ tập trung vào ứng dụng này và thuyết phục người tiêu
dùng tại hơn một nửa gia đình Mỹ đặt một hộp xô-đa mở nắp trong tủ lạnh và cứ vài
tháng thay mới một lần. Ngày nay, trang mạng của hãng (www.armandhammer.com)
trình bày các ứng dụng mới – “Giải pháp cho nhà cửa tôi, cho gia đình tôi, cho cơ thể tôi”
– bao gồm từ việc loại bỏ các chất còn sót lại của các sản phẩm uốn tóc và làm nhẹ mùi
thùng đựng rác thải, rổ quần áo dơ, tủ lạnh, và thùng rác để tạo ra một chốn nghỉ ngơi thư
giãn ngay trong phòng tắm nhà mình.
Cuối cùng, những hãng dẫn đầu có thể khuyến khích nhiều lượt sử dụng hơn bằng cách
thuyết phục mọi người dùng sản phẩm ấy thường xuyên hơn và nhiều lần trong mỗi dịp
hơn. Thí dụ, hãng Campbell thúc dục mọi người ăn xúp nhiều hơn bằng cách cho chạy
quảng cáo có chèn vào những công thức nấu mới. Hãng cũng cung cấp một đường dây
nóng miễn cước (1-888-MM-MM-GOOD), lập đội ngũ “đại diện công thức nấu ăn” trực
tiếp chuyên gợi ý những công thức nấu ăn cho những đầu bếp bất đắc dĩ vào phút cuối mà
đang vắt óc không biết phải nấu món gì. Và góc Campbell’s Kitchen nơi địa chỉ mạng của
công ty (www.campbellsoup.com) cho phép khách truy cập tìm kiếm hoặc trao đổi công
thức nấu nướng, lập góc công thức nấu nướng cá nhân, và thậm chí đăng ký cho một
chương trình Meal Mail hằng ngày hoặc hằng tuần.
Bảo vệ thị phần
Trong khi cố gắng bành trướng tổng quy mô thị trường, hãng dẫn đầu ngành cũng cần
phải bảo vệ việc kinh doanh hiện tại của mình chống lại những cuộc tấn công của đối thủ
cạnh tranh. Coca-Cola cũng phải luôn canh chừng Pepsi; Gillette canh chừng Bic; Wal-
Mart canh chừng Target; và McDonald’s canh chừng Wendy’s đấy thôi.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tiếp thị địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing
Ch 17 Tạo lợi thế cạnh tranh
Kotler & Amstrong 17 Biên dịch: Lê Việt Ánh
Hãng dẫn đầu thị trường có thể làm gì để bảo vệ vị thế của mình? Trước hết, công ty phải
ngăn chặn hoặc sửa chữa ngay những điểm yếu mà có thể tạo cơ hội cho đối thủ cạnh
tranh lợi dụng. Công ty phải luôn thành toàn hứa hẹn về giá trị của mình. Giá cả của công
ty phải luôn khớp với giá trị mà khách hàng nhìn thấy nơi thương hiệu của họ. Công ty
phải lao động không mệt mỏi để giữ mối quan hệ bền chặt với khách hàng quý. Hãng dẫn
đầu nên luôn “ém kín lỗ thủng” để đối thủ cạnh tranh không có cơ hội nhảy vào.
Thế nhưng cách tự vệ tốt nhất là tấn công hiệu quả, và cách ứng phó tốt nhất là liên tục
canh tân. Hãng dẫn đầu không khi nào chịu hài lòng với tình hình hiện tại và luôn dẫn
đầu ngành ở những sản phẩm mới, dịch vụ khách hàng mới, hiệu năng phân phối mới, và
biện pháp cắt giảm phí tổn mới. Họ luôn tăng cường hiệu năng cạnh tranh và nâng cao
giá trị cho khách hàng. Và khi bị những hãng thách thức tấn công thì hãng dẫn đầu thị
trường phản ứng một cách cương quyết. Thí dụ, ta hãy xét phản ứng của công ty Frito-
Lay trước thách thức của một công ty lớn:
Đầu thập niên 1990, Anheuser-Busch tấn công vị thế đầu ngành của Frito-Lay ở mặt hàng
bánh snack mặn. Công ty bia lớn này đã chú ý thấy rằng Frito-Lay, một phân nhánh của
PepsiCo, đã bị phân tâm do bành trướng vào lĩnh vực bánh bích-quy và bánh cracker. Thế
là Anheuser-Busch bắt đầu chèn bánh snack mặn nhãn hiệu Eagle lên quầy của các đại lý
bia truyền thống của họ - các siêu thị và quán bán rượu – nơi mà Frito-Lay tương đối yếu
thế. Frito-Lay phản ứng một cách quyết liệt. Trước hết, để chuẩn bị tư thế chiến đấu,
công ty bánh snack mặn đầu ngành này cắt giảm số lượng mặt hàng chào bán trong chuỗi
sản phẩm của mình xuống còn phân nửa – không còn bích-quy, không còn cracker nữa –
và đầu tư thật đậm vào chất lượng sản phẩm mà đã hơi tụt hậu so với Eagle’s. Sau đó
Frito-Lay tập trung toàn bộ năng lượng, chưa tính tới số lượng 10.000 tài-xế khắp các
tuyến, vào mặt hàng bánh snack mặn của Hoa Kỳ. Thương hiệu mạnh và quy mô khổng
lồ của Frito-Lay cho nó lợi thế kinh tế rõ rệt hơn Anheuser-Busch ở ngành kinh doanh
mặt hàng bánh snack mặn. Trang bị với hình thức chào bán ưu việt – bánh ngon hơn, dịch
vụ tốt hơn, và giá hạ hơn – Frito-Lay bắt đầu tạo sức ép lên một trong những chốt tiền
tiêu của Eagle: đó là bánh khoai chiên ở siêu thị. Họ phái nhân viên bán hàng tràn vào các
siêu thị; một s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tạo lợi thế cạnh tranh-Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.pdf