Nguyên tắc chung về thú y

Gia súc

Trong đánh giá vệ sinh nói chung của cơ sở chăn nuôi, đánh giá vệ sinh bản thân gia súc là

quan trọng. Gia súc khoẻ mạnh tự chăm sóc, giữ gìn bản thân sạch sẽ, còn gia súc ốm có thể

do yếu hoặc không muốn, nên chủ gia súc phảicọ rửa cho chúng. Nếu không các ngoại ký

sinh trùng nhưbọ chét, rận sẽ phát triển. Da lấm đất,phân có thể thu hút ruồi nhặng, làm gia

súc có nguy cơ mắc bệnh dòi. (xem Chương 1).

Một khía cạnh đặc biệt quan trọng của vệ sinh gia súc là chăm sóc bất cứ một vết thương nào

khi xẩy ra. Da là một trong những rào chắn quan trọng nhất chống lại các sinh vật có hại, lơ

là vết thương ngoài da, vết đứt hay trầy xước da có thể mang đến những hậu quả nghiêm

trọng. Để cho những vết đứt rách nhỏ v.v. tự lành với điều kiện phải giữ gìn sạch sẽ. Nếu

cần, có thể bôi thuốc sát trùng (xem bảng 7.1)lên da để đề phòng nhiễm trùng kế phát.

Tuy nhiên, nếu vết thương đã nhiễm trùng và nhiễm trùng nặng thì thuốc sát trùng hại hơn là

lợi, khi đó phải dùng các chế phẩm kháng sinh (xem phần dưới).

pdf13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc chung về thú y, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nuôi lâu dài th−ờng đặt ra những nguy cơ lớn nhất đối với gia súc. Chuồng phải đủ rộng cho phép gia súc nằm xuống đ−ợc và xoay xở mà không đông quá mức. Cần thông gió tốt để ngăn chặn không cho nhiệt độ ở mọi chỗ lên cao, có thể đe dọa gia súc bị stress nhiệt. Thông gió tốt cũng làm giảm nguy cơ lây lan bệnh đ−ờng hô hấp. Giữ chuồng nuôi lâu dài sạch sẽ là rất quan trọng để đề phòng tích tụ ô nhiễm phân, một nguồn tiềm tàng vi sinh vật gây bệnh đồng thời thu hút ruồi nhặng. Mặt và nền chuồng phải nhẵn, không thấm n−ớc và không có vết nứt nên có thể đ−ợc cọ rừa và tiêu độc định kỳ. Vết nứt ở t−ờng chuồng đặc biệt quan trọng vì khó vệ sinh tốt và cũng có thể trở thành nơi ve sinh sống tập trung. Đó là vectơ truyền hàng loạt tác nhân gây bệnh quan trọng. Máng thức ăn và máng n−ớc uống phải đặt ở vị trí san cho gia súc không ỉa vào đ−ợc. Phân nhóm gia súc trong nuôi nhốt lâu dài rõ ràng tuỳ theo ph−ơng thức quản lý nh−ng cốtránh nhốt chung gia súc khác nhau về lứa tuổi nếu có thể, trừ tr−ờng hợp con mẹ cho con non bú. Bệnh cầu trùng là một ví dụ điển hình về nguy cơ nhốt chung gia súc khác nhau về lứa tuổi trong một không gian hạn chế. Gia súc già hơn có thể bình th−ờng về mặt lâm sàng, nh−ng bài xuất theo phân ra ngoài các giai đoạn gây nhiễm của ký sinh trùng đ−ờng ruột, gia súc non mẫn cảm nhốt chung với chúng rất có thể bị nhiễm và mắc bệnh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, cố gắng nuôi gia súc trong một môi tr−ờng hoàn toàn không có bệnh là điều không thực tế hoặc không hợp lý. Gia súc nuôi nhốt, dù lâu dài hay tạm thời, đều không thể tránh khỏi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đa dạng trong đời sống. Tuy nhiên, nh− đã trình bày, ph−ơng pháp quản lý gia súc hợp lý là giảm tối đa mức độ tiếp xúc và việc xảy ra bệnh nghiêm trọng, chứ không ngăn cản tích luỹ miễn dịch. 133 Lán trại tạm thời. Đối với nhiều ng−ời chăn dắt súc vật, khó khăn về chuồng nuôi lâu dài không bao giờ đặt ra. Vì vậy chắc rằng nguy cơ mắc bệnh là thứ yếu nghe có vẻ lọt tai, nh−ng đó là một giả định nguy hiểm. Đàn gia súc chăn thả quảng canh th−ờng đ−ợc nhốt d−ới hình thức quây dồn lại ban đêm vì lý do an ninh, một số tác hại về mặt dịch bệnh của nuôi nhốt lâu dài cũng xảy ra ở đàn gia súc quây dồn này. Gia súc của các nhóm lứa tuổi khác nhau ở trong lán trại quá đông, bẩn thỉu cũng có nguy cơ mắc bệnh ngang với gia súc trong chuồng bê tông chắc. Một lần nủa cách khắc phục chủ yếu là cách thông th−ờng. Nơi quây dồn súc vật phải rộng rãi để súc vật có thể nằm, đi lại thoải mái (Hình 7.2) và giữ sạch sẽ để tránh tích tụ ô nhiễm phân. Một biện pháp tốt là định kỳ thay đổi khu vực nhốt gia súc; ích lợi của thay đổi này đã đ−ợc chứng minh ở nhiều nơi ở Tây Phi khi trong mùa m−a ng−ời chăn nuôi bận canh tác. Phần lớn thời gian trong ngày bò giống N’Dama bị cột ở nơi nhốt gia súc. Nếu không thay đổi nơi nhốt gia súc khoảng 3 tuần một lần, bò sẽ nhiễm nặng ấu trùng gây nhiễm của giun nở ra từ trứng thải ra ngoài theo phân. Kết quả là bò ở đó, nhất là bê mới cai sữa bị nhiễm giun sán đáng kể gây hại tới sức khoẻ chung và khả năng đối phó với những khắc nghiệt'của mùa khô sau. Ví dụ đặc tr−ng này có thể áp dụng cho nhiều hoàn cảnh t−ơng tự. Hình 7.2 Nơi quây gia súc phải có bóng râm và rộng rãi để gia súc nằm, đi lại thoải mái. 2.2. Vệ sinh chung Phần trên đã khái quát tầm quan trọng của vệ sinh và quản lý tốt nơi nuôi nhốt gia súc. Biện pháp này cần mở rộng ra tất cả các mặt chăn nuôi, tất cả đồ dùng, dụng cụ cố định, buộc gia súc, v.v... phải giữ sạch sẽ và tiêu độc. Nếu không dụng cụ sẽ bị chất hữu cơ phủ lên trở thành nơi sinh sôi lý t−ởng cho các vi khuẩn có hại. Dụng cụ bẩn cũng là nguy cơ lây lan vi sinh vật gây bệnh theo ph−ơng thức truyền lây cơ giới (xem Ch−ơng 1). Hoá chất tiêu độc và thuốc khử trùng Hoá chất tiêu độc là những hoá chất tiêu diệt hoặc ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh sinh sôi. Trên thị tr−ờng có nhiều loại chất tiêu độc cho những sử dụng khác nhau. Bảng 7.1 nêu một 134 số loại có thể dùng trong chăn nuôi. Cần theo đúng h−ớng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt về các mặt sau: Bảng 7.1 Hoá chất tiêu độc và thuốc khử trùng Tiêu độc Khử trùng Tác dụng Các tác nhân oxy hoá N−ớc o-xy già Thuốc tím * * Tác dụng vừa phải. Dùng để rửa các ổ áp xe ngoài da. Dùng để rửa vết th−ơng, làm da biến Các chất halogen Natri hypochlorite Iode Iodophor (dung dịch) Iodophor (bột) * * * * Dùng để ngâm núm vú trong phòng viêm vú bò sữa Dùng để băng vết th−ơng. Làm da có màu Rửa bầu vú và ngâm núm vú trong chữa viêm vú Rắc vào vết mổ, vết thiến để chống nhiễm trùng Các chất khử Formol Nhóm Phenol và Cresoll Lysoll * * Dùng xông hơi chuồng trại Tiêu độc nói chung. Độc đối với chó, mèo Nhóm Chloroxylenol Parachlorometaxylenol Dichlorometaxylenol N−ớc soda để rửa Sulphat nhôm * * * * * * Tiêu độc và khử trùng nói chung. Giống loại trên nh−ng mạnh hơn Dùng rửa và tiêu độc nói chung Dùng chữa bệnh Viêm da đóng vảy ở cừu a) Nhiều hoá chất tiêu độc phải pha loãng trong n−ớc, nhất thiết phải chính xác nồng độ. b) Tránh trộn lẫn các loại hoá chất tiêu độc vì có thể làm một số mất tác dụng. c) Một số hoá chất tiêu độc trở nên mất tác dụng nếu bị bẩn và chứa chất hữu cơ nên định kỳ phải thay mới. 135 Nếu không có hoá chất tiêu độc thì vệ sinh chung và giữ sạch sẽ thậm chí còn quan trọng hơn. Dụng cụ cố định, buộc, đeo lên gia súc phải th−ờng xuyên kiểm tra, đảm bảo vừa khít, không gây chấn th−ơng cho gia súc khi sử dụng. Dụng cụ bẩn, không vừa sẽ gây nên rắc rối. Thuốc khử trùng t−ơng tự nh− hoá chất tiêu độc nh−ng có thể dùng trực tiếp lên da để điều trị vết th−ơng v.v... (xem bên d−ới). Bơm tiêm và kim tiêm Bơm tiêm và kim tiêm là đặc biệt quan trọng, vì hiện nay nhiều ng−ời chăn nuôi có bơm tiêm, kim tiêm riêng và họ tự tiêm lấy. Ngày nay chúng ta ở thời đại dùng bơm tiêm, kim tiêm một lần nên có thể dùng bơm tiêm, kim tiêm đã tiệt trùng cho mọi lần tiêm thuốc. Điều này sẽ đảm bảo cho không còn nguy cơ truyền sinh vật gây bệnh từ con vật này sang con vật khác do kim tiêm bẩn, nh−ng cũng nảy sinh khó khăn là vứt bỏ những bơm tiêm, kim tiêm đã dùng một cách an toàn, một việc mà ít ng−ời chăn nuôi có hoàn cảnh thực hiện đúng đ−ợc. Một cách khác là sừ dụng bơm,tiêm, kim tiêm kiểu cũ và th−ờng xuyên tiệt trùng. Thông th−ờng, một ngày ng−ời chăn nuôi chỉ phải tiêm ít gia súc, nên luôn luôn có sẵn một số bộ bơm tiêm, kim tiêm đã tiệt trùng sạch sẽ là đủ đảm bảo có bơm tiêm, kim tiêm đã tiệt trùng dùng riêng cho từng con. Nếu tiêm cùng một loại thuốc cho nhiều con thì dùng cùng một bơm tiêm cho tất cả nh−ng mỗi con một kim tiêm đã tiệt trùng riêng. Cuối ngày tất cả bơm tiêm đã dùng phải tháo rời ra và rửa sạch tất cả các bộ phận, đảm bảo không còn chứa tổ chức động vật hay thuốc d− thừa. Phụt n−ớc sạch qua kim tiêm để rửa kim tiêm. Tiệt trùng bơm tiêm, kim tiêm bằng cách ngâm trong dung dịch tiêu độc hay đun sôi trong n−ớc khoảng 15 phút. Nh−ợc điểm chính của bơm tiêm, kim tiêm kiểu cũ là nguy cơ truyền sinh vật gây bệnh từ con vật này sang con vật khác nếu bơm tiêm, kim tiêm không đ−ợc rửa và tiệt trùng đúng cách. Kim tiêm kiểu cũ cũng trở nên cùn do dùng lại trong khi loại kim tiêm dùng một lần rất sắc. Gia súc Trong đánh giá vệ sinh nói chung của cơ sở chăn nuôi, đánh giá vệ sinh bản thân gia súc là quan trọng. Gia súc khoẻ mạnh tự chăm sóc, giữ gìn bản thân sạch sẽ, còn gia súc ốm có thể do yếu hoặc không muốn, nên chủ gia súc phải cọ rửa cho chúng. Nếu không các ngoại ký sinh trùng nh− bọ chét, rận sẽ phát triển. Da lấm đất, phân có thể thu hút ruồi nhặng, làm gia súc có nguy cơ mắc bệnh dòi. (xem Ch−ơng 1). Một khía cạnh đặc biệt quan trọng của vệ sinh gia súc là chăm sóc bất cứ một vết th−ơng nào khi xẩy ra. Da là một trong những rào chắn quan trọng nhất chống lại các sinh vật có hại, lơ là vết th−ơng ngoài da, vết đứt hay trầy x−ớc da có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Để cho những vết đứt rách nhỏ v.v... tự lành với điều kiện phải giữ gìn sạch sẽ. Nếu cần, có thể bôi thuốc sát trùng (xem bảng 7.1) lên da để đề phòng nhiễm trùng kế phát. Tuy nhiên, nếu vết th−ơng đã nhiễm trùng và nhiễm trùng nặng thì thuốc sát trùng hại hơn là lợi, khi đó phải dùng các chế phẩm kháng sinh (xem phần d−ới). 2.3. Gia súc chăn thả. Xét về mặt nguy cơ mắc bệnh, gia súc gặm cỏ rải rác trên đồng cỏ t−ơi tốt là trong một môi tr−ờng an toàn nhất có thể có. Chúng không bị stress và nguy cơ lây lan các bệnh nhiễm trùng là tối thiểu. Mùa m−a là mùa an toàn nhất trong tất cả các mùa vì cỏ thừa thãi, gia súc rải rác trên cả một vùng rộng. Tuy nhiên, mùa m−a không phải là không có những nguy hiểm của nó, bởi vì rất có thể các loài chân đốt hoạt động mạnh, nên trong mùa m−a, nguy cơ mắc các bệnh do ruồi hay ve truyền là cao nhất. Vì vậy ng−ời chăn nuôi cần tiếp thu những kiến thức cần thiết về các bệnh do động vật chân đốt truyền ở địa ph−ơng mình và tiến hành những 136 b−ớc mình có thể làm. Ví dụ, ng−ời chăn nuôi một số n−ớc biết bệnh Trypanosoma evansi do ruồi đốt máu truyền và thời kì xấu nhất là trong mùa m−a khi ruồi phát triển. Vì thế, bằng cách chăn riêng con ốm sẽ giảm rất nhiều cơ hội ruồi đất máu truyền bệnh sang con khoẻ. Chi tiết hơn về phòng chống bệnh do động vật chân đốt truyền nêu ở Ch−ơng 12. Thực vật có độc Trên đồng cỏ, gia súc có thể bị nguy hiểm do thực vật có độc. Có hai tình huống chính cần xem xét. a) Đ−a gia súc đến đồng cỏ lạ Một đặc điểm của gia súc chăn thả là chúng biết những thực vật nguy hiểm và cố tránh những thực vật này bằng mọi khả năng. Tuy nhiên, gia súc mới đến đồng cỏ có thể bị nguy hiểm, do chúng ch−a thu đ−ợc “kiến thức” cần thiết về địa ph−ơng mới. Ng−ời chăn nuôi phải biết điều đó, cố gắng hạn chế thời gian chăn thả hàng ngày của gia súc mới cho tới khi chúng quen với đồng cỏ mới. b) Thiếu cỏ Khi đồng cỏ bị chăn thả quá mức hay hiếm cỏ do hạn, một số thực vật độc có rễ sâu nên có thể chúng là cây xanh duy nhất. Bò đói có thể ăn, bất chấp chúng rất không thích, các thực vật độc đó. Có thể khắc phục bằng cách cung cấp cỏ khô trong thời gian đó, nh−ng tất nhiên, rất đáng buồn là điều này th−ờng v−ợt quá khả năng của ng−ời chăn nuôi. Có nhiều lý do khác nhau của việc thiếu cỏ, có khi do quản lý kém dẫn đến nuôi quá nhiều gia súc, có khi do hạn. Nói chung: nếu có m−a theo mùa thì gia súc béo khoẻ lên sau mùa m−a nhờ có cỏ thừa thãi, điều đó giúp gia súc trải qua mùa khô tiếp theo cho tới mùa m−a sau. Khi mùa khô đến, nhóm ng−ời chăn dắt đàn gia súc quảng canh dần dần co lại việc chăn thả rải rác trong mùa m−a, cuối cùng có thể họ buộc phải chen chúc xung quanh các nguồn n−ớc đang cạn kiệt đi, nếu mùa khô kéo dài và không có m−a (Hình 7.3). Hậu quả là gia súc bị tập trung trong điều kiện kém, nguy cơ lây lan bệnh nh− giun sán, cầu trùng tăng lên. Hiện nay, ng−ời ta nhận thức các hậu quả này là một khó khăn lớn của chăn nuôi trong những điều kiện nh− vậy. Vì vậy, trong hoàn cảnh đó, ở một số địa điểm, phải cố gắng với mọi khả năng có thể có, cung cấp n−ớc và rơm, cỏ khô cho gia súc cũng nh− thức ăn cần thiết. Làm nh− vậy sẽ giúp giảm đi việc tập trung gia súc. 2.4. Tiêm phòng Trong nhiều tr−ờng hợp, những bệnh nhiễm trùng nào đó là dịch địa ph−ơng, đe doạ đàn gia súc ở địa ph−ơng, thì biện pháp thiết thực nhất là tiêm phòng, hy vọng là phòng đ−ợc bệnh. Có nhiều dạng vacin, nh−ng tất cả đều dựa trên cùng một nguyên tắc là tạo miễn dịch cho động vật có nguy cơ mắc bệnh. Để hiểu nguyên tắc này, cần giải thích một chút về quá trình miễn dịch. Miễn dịch phi đặc hiệu Động vật có một hệ thống rất phức tạp các tế bào mà chức năng của chúng là nhận ra sự xâm nhập của chất lạ, kể cả các vi sinh vật có hại, và có hoạt động chống lại các chất xâm nhập đó. Phòng tuyến bảo vệ đầu tiên là một loạt các tế bào gọi là bạch cầu, l−u thông từ từ trong máu xung quanh các tổ chức. Bạch cầu to hơn và số l−ợng ít hơn so với hồng cầu vận chuyển oxy. Có hai loại bạch cầu có thể di chuyển từ mạch máu vào tổ chức và nuốt chửng các vi sinh vật xâm nhập trong quá trình thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. Đời sống bạch cầu trung tính t−ơng đối ngắn, chức năng của chúng là thực bào các vi khuẩn có hại. Bạch cầu đơn nhân khi di chuyển vào tổ chức thì kích th−ớc lớn lên vâ gọi là đại thực 137 bào. Đại thực bào sống lâu hơn bạch cầu trung tính. Đại thực bào thấy ở khắp các tổ chức, chức năng chủ yếu của chúng là thực bào vi-rút, vi khuẩn và nguyên sinh động vật xâm nhập vào tế bào động vật (xem Ch−ơng 3). Bạch cầu trung tính và đại thực bào th−ờng đối phó đ−ợc với vi sinh vật xâm nhập, không cần thêm giúp đỡ, nh−ng nếu bạch cầu trung tính và đại thực bào bị vi sinh vật lấn át, thì động vật sử dụng phòng tuyến bảo vệ thứ hai là một nhóm bạch cầu khác gọi là tế bào lympho. Miễn dịch đặc hiệu vâ tế bào lympho. Động vật có một hệ thống tế bào miễn dịch rất phức tạp gọi là tế bào lympho, chức năng của chúng cũng là nhận dạng những vật lạ xâm nhập nh− vi sinh vật và ký sinh trùng. Một l−ợng lớn tế bào lympho tuần hoàn liên tục xung quanh tổ chức trong hệ thống máu và lympho, hệ thống lympho chủ yếu gồm l−ới các hạch lympho nối với nhau bằng các mạch lympho (xem Ch−ơng 5). Có hai loại tế bào lympho là lympho T và lympho B, do chúng xuất xứ từ tuyến ức (Thymus) và tuỷ x−ơng (Bone marrow). Tế bào lympho T là tế bào đáng l−u ý, có sức mạnh vừa phản ứng trực tiếp chống lại, tiêu diệt sinh vật xâm nhập và vừa kích thích đại thực bào cũng làm nh− vậy. Tế bào lympho T còn làm trung gian trong chức năng của tế bào lympho B, khi gặp sinh vật lạ, tế bào lympho B nhanh chóng phân chia tạo thành những tế bào lớn hơn gọi là t−ơng tế bào. T−ơng tế bào tiết ra kháng thể vào máu hay vào các dịch cơ thể khác. Kháng thể là những phân tử protein phức tạp gọi là immunoglobulin hoạt động đặc hiệu chống lại các vi sinh vật lạ bằng cách phá huỷ chúng hay hạn chế các tác động có hại của chúng. Nếu nguồn tế bào phức hợp này chống lại thành công các vi sinh vật xâm nhập, gia súc sẽ khỏi bệnh, và còn quan trọng hơn nữa là động vật có thể đ−ợc miễn dịch chống lại lần tấn công sau này của cùng vi sinh vật đó. Đó là nhờ một số đã phát triển “trí nhớ miễn dịch” đối với vi sinh vật đó, nên trong lần xâm nhập khác các tế bào lympho T và lympho B phản ứng tức thời và giết chết “kẻ xâm nhập”. Khả năng phản ứng nhanh thu nhận đ−ợc này gọi là miễn dịch. Có hai loại miễn dịch, một loại dựa trên đáp ứng của tế bào lympho T gọi là miễn dịch tế bào, một loại dựa trên đáp ứng của tế bào lympho B và sản sinh ra kháng thể gọi là miễn dịch dịch thể. Vắc-xin Vắcxin dựa trên các sinh vật có tính gây bệnh nh−ng không có tác động hại. Điều này đạt đ−ợc bằng cách biến đổi sinh vật đó theo một số cách nên khi cấy vào động vật sẽ kích thích miễn dịch dịch thể hoặc là miễn dịch tế bào, nh−ng không gây ra các hậu quả bệnh lý của sinh vật đó. Có các loại vắc-xin khác nhau nh− sau: a) Vắc-xin vô hoạt: Loại vắc-xin này dựa trên các sinh vật đã bị diệt bằng hoá chất, nhiệt độ hay phóng xạ. Nói chung, vắc-xin vô hoạt là an toàn nhất, nh−ng nh−ợc điểm chính của vắc- xin vô hoạt là có thể kích thích đáp ứng miễn dịch t−ơng đối yếu nên phải định kỳ tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch chắc chắn. b) Vắc-xin nh−ợc độc: Vắc-xin này dựa trên các sinh vật sống đã đ−ợc biến đổi nên khi cấy vào động vật sẽ sinh ra đáp ứng miễn dịch nh−ng không gây bệnh, hay cùng lắm là bệnh nhẹ. Có thể giảm độc bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ nuôi cấy sinh vật trong môi tr−ờng thí nghiệm; cấy chuyển sinh vật nhiều đời qua động vật hay môi tr−ờng thí nghiệm. Nói chung vắc-xin nh−ợc độc có hiệu lực hơn vắcxin chết, nh−ng do vắc-xin nh−ợc độc là sinh vật sống, nên đòi hỏi bảo quản, sử dụng phải cẩn thận hơn. Th−ờng phải giữ vắc-xin nh−ợc độc trong 138 nhiệt độ tủ lạnh, hay thậm chí ở nhiệt độ lạnh âm sâu, cần thiết phải có hệ thống bảo ôn từ nơi sản xuất tới nơi tiêm phòng (Hình 7. 3). Hình 7.3 Tiêm phòng chó dại. Vắc-xin giữ trong n−ớc đá cho tới khi tiêm phòng, mắt xích cuối cùng của hệ thống bảo ôn. Không phải luôn có thể làm cho sinh vật vô hại bằng cách giảm độc, trong tr−ờng hợp đó cần có điều trị thích hợp tiếp theo sau khi tiêm phòng để đề phòng hậu quả bệnh lý. Ph−ơng pháp gây bệnh và điều trị này đã đ−ợc dùng rộng rãi để tạo miễn dịch cho động vật chống lại các bệnh do ve truyền, nh− bệnh Theileria (xem Ch−ơng 2). Ph−ơng pháp gây miễn dịch này rõ ràng đòi hỏi rất thận trọng và tốt nhất chỉ nên làm d−ới sự giám sát của thú y. Hiện tại ở Việt Nam ch−a thấy áp dụng ph−ơng pháp này. c) Các vi sinh vật có quan hệ gần Nhiễm có thể kích thích đáp ứng miễn dịch chống lại các sinh vật có quan hệ gần nh−ng độc. Các vi sinh vật không có tính gây bệnh hay có tính gây bệnh nhẹ đó đ−ợc sử dụng nh− vắc-xin, ví dụ Anaplasma centrale đ−ợc dùng nh− vắc-xin phòng bệnh do Anaplasma marginale của bò, một bệnh chính do ve truyền. Tuy nhiên, sử dụng những vắc-xin này phải cẩn thận, vì vi sinh vật dùng làm vắc-xin phần nào vẫn có tính gây bệnh. d) Giải độc tố Nh− đã khái quát ở Ch−ơng 3, một sốvi khuẩn gây bệnh gây hại bằng cách tiết ra ngoại độc tố. Vắc-xin chế ra chống lại các ngoại độc tố gọi là giải độc tố. Động vật đ−ợc miễn dịch chống lại độc tố chứ không phải là vi sinh vật gây bệnh. Giải độc tố là độc tố đã đ−ợc làm mất tính độc và th−ờng chế tạo bằng cách nuôi cấy sinh vật trong môi tr−ờng thí nghiệm và xử lý độc tố với hoá chất, ví dụ formol. Giải độc tố sử dụng rộng rãi để tiêm phòng gia súc chống các bệnh nhiễm độc máu do Clostridium (xem Ch−ơng 14). e) Vắc-xin trong t−ơng lai Kháng nguyên là các bộ phận của vi sinh vật, hay vắc-xin chế tạo từ vi sinh vật, mà động vật phát triển đáp ứng miễn dịch chống lại. Vi sinh vật và ký sinh trùng th−ờng có nhiều kháng nguyên, trong đó chỉ có một số kích thích đáp ứng miễn dịch có ích và bảo vệ động vật chống' lại những tấn công sau này. Một vắc-xin hoàn hảo, dù vắc-xin chết hay vắc-xin nh−ợc độc, không phải là cả vi sinh vật, mà chỉ từ những kháng nguyên bảo vệ có ích của sinh vật. Một vắc-xin nh− thế sẽ cho đáp ứng miễn dịch tốt nh− toàn bộ sinh vật nh−ng an toàn và không có những nh−ợc điểm của vắc-xin sống. Những tiến bộ tuyệt vời gần 139 đây trong sinh học phân tử, miễn dịch học và công nghệ di truyền ngày nay đang hứa hẹn những vắc-xin nh− thế, những vắe-xin có thể cách mạng hoá cả y tế và thú y. Cần phải biết rằng khả năng tạo miễn dịch của vắc-xin khác nhau đáng kể. Một số vắc-xin cho miễn dịch chắc chắn kéo dài trong vài năm, số khác chỉ bảo hộ từng phần trong một thời gian nhất định. Các vắc-xin hiện đại phòng Dịch tả trâu bò, dựa trên vi-rút nh−ợc độc sống mọc trong môi tr−ờng tế bào thí nghiệm cho miễn dịch cả đời rất mạnh. Ng−ợc lại, miễn dịch của vắc-xin vô hoạt phòng Lở mồm long móng chỉ đ−ợc d−ới một năm, vì vậy nơi nào dùng th−ờng xuyên, mỗi năm gia súc phải tiêm phòng một hay hai lần. Cuối cùng, không nên cho rằng vắc-xin thay thế đ−ợc yêu cầu chăn nuôi tốt. Vắc-xin chỉ kích thích hệ thống miễn dịch của động vật và động vật cần phải có sức khoẻ tốt để hệ thống miễn dịch hoạt động có hiệu quả. Ví dụ, thật là vô bổ nếu mong có đáp ứng miễn dịch tốt khi tiêm phòng các gia súc gầy yếu và nhiễm ký sinh trùng nặng. 2.5. Bảo vệ bằng miễn dịch thụ động Phần 2.4. đã trình bày miễn dịch sinh ra khi gia súc khỏi bệnh hoặc khi tiêm vắc-xin. Đó là miễn dịch chủ động hay miễn dịch tiếp thu. Tuy nhiên, kháng thể trong miễn dịch dịch thể cũng có thể bảo vệ các con vật khác. Điều này xẩy ra một cách tự nhiên khi mang thai. Gia súc mới đẻ ch−a có hệ thống miễn dịch tr−ởng thành, chúng nhận kháng thể từ con mẹ qua nhau thai tr−ớc khi sinh hay trong sữa đầu. Những kháng thể từ mẹ này tồn tại trong một thời gian hạn chế, nh−ng cũng bảo vệ gia súc non trong vài tháng đầu cho tới khi hệ thống miễn dịch riêng của con non phát triển. Gia súc mới đẻ nhận phần lớn kháng thể của con mẹ qua sữa đầu, vì vậy con con bú đ−ợc sữa mẹ trong vài giờ đầu sau khi đẻ là điều kiện sống còn, bởi vì sữa đầu giàu kháng thể sẽ chuyển thành sữa th−ờng khoảng 1 ngày sau đó. Tiếp thu kháng thể của mẹ để bảo vệ tạm thời đ−ợc gọi là miễn dịch thụ động. Nguyên tắc của miễn dịch thụ động còn có thể dùng để bảo vệ động vật trong các tr−ờng hợp khác. Khi tiêm động vật mẫn cảm với liều tăng dần sinh vật gây bệnh hay độc tố, động vật đó phát triển một l−ợng lớn kháng thể trong huyết thanh. Huyết thanh sản xuất bằng cách này gọi là kháng huyết thanh hay huyết thanh tối miễn dịch và th−ờng đ−ợc sản xuất trên thỏ. Tiêm kháng huyết thanh cho miễn dịch ngay nh−ng tạm thời trong một vài tuần chống lại sinh vật hay độc tốliên quan Có thể dùng kháng huyết thanh để điều trị bệnh đang xảy ra hoặc để bảo vệ động vật khoẻ tiếp xúc với bệnh, ví dụ các bệnh Dịch tả lợn, Nhiễm độc máu từ ruột do Clostridium, Uốn ván.. Tuy nhiên, sản xuất huyết thanh tối miễn dịch rất đắt, ngày nay chúng ít sử dụng trong chăm sóc sức khoẻ th−ờng kì cho gia súc. 3. Các biện pháp cần thiết khi xảy ra bệnh Ngay cả với những tiêu chuẩn quản lý gia súc và vệ sinh cao nhất, các ổ dịch bệnh vẫn xẩy ra, và một lần nữa có thể áp dụng một số nguyên tắc thông th−ờng để giảm tối đa các ổ dịch. Tr−ớc hết, quan trọng là xác định bệnh là bệnh nhiễm trùng hay không, và những h−ớng dẫn ở cuối Ch−ơng 1 sẽ giúp ta trong vấn đề này. Nếu bệnh biểu hiện là bệnh nhiễm trùng, bằng mọi khả năng, phải tách con ốm khỏi con khoẻ, và tránh dùng chung máng ăn dụng cụ.v.v.. Nếu có khả năng bệnh do ruồi truyền, phải cách ly con ốm càng xa càng tốt. Phải xem xét diệt ruồi quanh những con ốm. Ch−ơng 12 mô tả ph−ơng pháp diệt ruồi có thể áp dụng. 140 3.1. Hộ lý gia súc ốm Không kể là bệnh nhiễm trùng hay không, con vật ốm sẽ ít bị stress hơn nếu đ−ợc cách ly nhẹ nhàng khỏi số còn lại trong đàn. Nếu chúng ốm rất nặng, chúng sẽ khó khăn khi tìm n−ớc uống và bóng râm để trú nên ta phải cung cấp cho chúng và ở chỗ dễ uống. Tính thèm ăn có thể bị giảm sút nh−ng thức ăn vẫn phải luôn sẵn sàng. Gia súc ốm không dậy đ−ợc thì phải bằng mọi cách đỡ chúng dậy. Điều này đặc biệt quan trọng đối với loài nhai lại vì hơi sinh ra trong dạ cỏ không thoát ra đ−ợc khi con vật nằm liệt. Tất nhiên, những biện pháp vệ sinh cơ bản phải áp dụng cho cả gia súc ốm cách ly. 3.2. Điều trị gia súc ốm Ngoài cách ly, hộ lý và vệ sinh, các biện pháp tiếp theo là tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, nh− có giúp đỡ của thú y hay không, ng−ời chăn nuôi có kinh nghiệm về bệnh này không, có biết áp dụng điều trị không. Nếu không có giúp đỡ của thú y, ng−ời chăn nuôi có thể tham khảo những nguyên tắc khái quát trong Ch−ơng 1 và khám các triệu chứng lâm sàng của gia súc nh− mô tả ở Ch−ơng 5 để chẩn đoán sơ bộ và tham khảo kiến thức chuyên môn ở các ch−ơng sau. Trong thực tế, nhiều ng−ời chăn nuôi không có điều kiện áp dụng điều trị đặc hiệu, trong tr−ờng hợp đó b−ớc tốt nhất tiếp theo là sử dụng các thuốc phi đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh cụ thể. Một nguyên tắc đứng sau biện pháp này là con vật ốm, do bất cứ nguyên nhân gì, đều mẫn cảm hơn với các bệnh do vi sinh vật có tính gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn. Vì vậy dùng thuốc kháng khuẩn có thể giúp cho con vật ốm chống đỡ các vi sinh vật gây bệnh. Có hai loại thuốc kháng khuẩn, loại thứ nhất do con ng−ời tổng hợp, đôi khi gọi là hoá trị liệu, loại thứ hai là những chất chiết xuất từ các sinh vật sống nh− vi khuẩn, nấm, gọi là kháng sinh. Các loại Sun-pha-mit (nh− sulphadiazine và sulphadimidine) là ví dụ về hoá trị liệu, đã dùng trên 50 năm, mặc dù phần lớn các sun-pha-mit đã thay thế bằng kháng sinh. Vi khuẩn và kháng sinh Trong phòng thí nghiệm, khi kiểm tra vi khuẩn trong môi tr−ờng, ng−ời ta phết môi tr−ờng lên phiến kính nhuộm, đem nhuộm Gram và kiểm tra d−ới kính hiển vi. Vi khuẩn bắt mầu tím gọi là vi khuẩn Gram d−ơng, còn vi khuẩn không bắt màu tím gọi là vi khuẩn Gram âm. Đây là cách thông th−ờng phân loại vi khuẩn và cũng có lợi cho việc dùng kháng sinh. Một số kháng sinh có phổ tác dụng rất hẹp, chỉ có hiệu lực đối với bệnh nhiễm khuẩn Gram d−ơng (ví dụ Penicillin) hay Gram âm (ví dụ Streptomycin). Đôi khi phối hợp Penicillin và Streptomycin có tác dụng đối với nhiều bệnh nhiễm khuẩn hơn, nh−ng ở một chừng mực nào đó biện pháp này đã đ−ợc thay thế bằng các kháng sinh có tác dụng đối với cả vi khuẩn Gram d−ơng và Gram âm, gọi là kháng sinh kháng phổ rộng, ví dụ nhóm Tetracycline (Oxytetracyline và Chlortetracycline). Không có gì ngạc nhiên khi ng−ời chăn nuôi khắp nơi trên thế giới muốn có kháng sinh kháng phổ rộng nh− Oxytetracycline để tự sử dụng bất cứ khi nào có gia súc ốm. Các bác sỹ thú y rất lo ngại về vấn đề này vì điều trị bằng kháng sinh không kiểm soát, không phân biệt cuối cùng sẽ tạo ra các quần thể vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc rất khó điều trị. Lạm dụng kháng sinh có thể còn làm mất ổn định vi khuẩn chí bình th−ờng trong hệ tiêu hoá động vật, làm hệ tiêu hoá bị các sinh vật thiểu số có hại, nh− nấm, xâm chiếm phát triển. Nói một cách nghiêm túc, chỉ bán kháng sinh theo đơn thuốc, do đó thú y sẽ kiểm soát đ−ợc việc sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_tay_benh_dong_vat_131_3517.pdf