Nguyên tắc quyền tối cao và thẩm quyền của tòa án trong pháp luật Châu Âu

 

Nhà luật học Boom đã tiến hành so sánh mối tương quan giữa phán quyết Maastricht và phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ vào năm 1816 trong vụ Martin v. Hunter.[40] Trong vụ này, Tòa án tối cao bang Virginia đã từ chối không tuân theo lệnh của Tòa án tối cao Mỹ vì cho rằng Tòa án tối cao Mỹ đã vượt quá thẩm quyền tư pháp của nó. Theo Boom, “phán quyết Maastricht là phán quyết mới nhất và mạnh mẽ nhất thách thức ECJ kể từ phán quyết Solange I. Sự thách thức này khiến cho nước Đức trở thành Virginia của Châu Âu”.[41] Đặc biệt quan trọng là Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, tại đoạn 13 phần mở đầu của phán quyết Maastritcht đã khẳng định rằng tòa án này có thẩm quyền đảm bảo duy trì việc bảo vệ có hiệu quả các quyền cơ bản cho người cư trú ở Đức chống lại quyền của Cộng đồng gây ảnh hưởng đến các quyền cơ bản quy định trong Hiến pháp Đức. Tuy nhiên Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức cũng thừa nhận là tòa án này thực thi thẩm quyền của nó để xem xét việc áp dụng các văn bản pháp luật của các thiết chế Cộng đồng tại Đức trên cơ sở hợp tác với ECJ. Theo đó ECJ đảm bảo việc bảo vệ các quyền cơ bản trong một vụ việc cụ thể trên toàn Cộng đồng Châu Âu, và Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức giới hạn quyền của nó trong việc bảo đảm cho tiêu chuẩn quy định trong Hiến pháp Đức không bị bỏ qua.[42]

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc quyền tối cao và thẩm quyền của tòa án trong pháp luật Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
torame,[13] ECJ phải trả lời câu hỏi rằng tòa án quốc gia tuân thủ hay không quy định ngăn cấm tòa án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi tòa án này thụ lý một vụ án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Cộng đồng. ECJ, sau khi viện dẫn án lệ Simmenthal, cho rằng nếu quy định pháp lý trong hệ thống pháp luật quốc gia thành viên, cũng như các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, cấm hay ngăn cản việc tòa án có thẩm quyền của quốc gia đó từ chối áp dụng pháp luật quốc gia không phù hợp với pháp luật Cộng đồng, thì các quy định pháp lý hay hoạt động đó gây ảnh hưởng xấu đến tính hiệu quả của pháp luật Cộng đồng, tất yếu không phù hợp với pháp luật Cộng đồng. Trong trường hợp này, ECJ cho rằng tòa án quốc gia có nghĩa vụ không áp dụng quy định pháp lý của quốc gia ngăn cấm tòa án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nghĩa vụ này không những chỉ bảo đảm cho tính hiệu quả của pháp luật Cộng đồng mà nó còn phát sinh từ nguyên tắc trung thành theo Điều 10 TEC cũng như nguyên tắc ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật cộng đồng (tức pháp luật quốc gia thành viên có quyền vận dụng trực tiếp pháp luật Cộng đồng). Trên cơ sở án lệ này, Thượng nghị viện Anh (House of Lords) đã hủy bỏ quy định pháp lý của quốc gia ngăn cấm việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với (chống lại) các hành vi của cơ quan nhà nước (Nữ hoàng). 2.2. Quyền tối cao và giá trị pháp lý, thực thi của pháp luật Cộng đồng Châu Âu Vấn đề đáng lưu ý là quyền tối cao của pháp luật Cộng đồng áp dụng ngay cả đối với hiến pháp của các quốc gia thành viên. Trong án lệ Internationale Handelsgesellschaft,[14] ECJ đã nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả của pháp luật Cộng đồng trong từng quốc gia thành viên. Nếu mỗi quốc gia thành viên được phép sử dụng các quy định trong hiến pháp của quốc gia đó để trốn tránh nghĩa vụ do pháp luật Cộng đồng quy định, thì đó là một bước lùi lớn. ECJ phán quyết rằng giá trị pháp lý của các biện pháp mà pháp luật Cộng đồng quy định hay tác động của nó đối với các quốc gia thành viên không thể bị ảnh hưởng bởi lập luận rằng nó mâu thuẫn với các quyền cơ bản hay các nguyên tắc quy định trong hiến pháp của quốc gia. Điều này có nghĩa là pháp luật quốc gia thành viên không được viện dẫn các điều khoản của hiến pháp quốc gia để chống lại việc thực thi pháp luật Cộng đồng hay giá trị pháp lý của pháp luật Cộng đồng, tức hai vấn đề sau đây phải được tuân thủ: Thứ nhất, các quốc gia thành viên không được sử dụng các điều khoản của hiến pháp quốc gia để biện minh cho việc không tuân thủ các nghĩa vụ mà pháp luật Cộng đồng quy định (gồm cả các hiệp định: primary Community law, và các văn bản pháp lý do các thiết chế của Cộng đồng ban hành: secondary Community law). Đối với các hiệp định, án lệ Commission v Luxembourg,[15] án lệ liên quan đến Điều 39 (trước đây là Điều 48) TEC và các yêu cầu của quốc gia đối với các chức vụ trong các cơ quan nhà nước, là một minh chứng. Trong án lệ này, Luxembourg đã viện dẫn Điều 11 của Hiến pháp Luxembourg, theo đó chỉ có các công dân Luxembourg mới có thể nắm giữ các chức vụ dân sự và quân sự, nhằm không áp dụng quy định của pháp luật Cộng đồng. Luxembourg lập luận rằng quy định của Hiến pháp là quy định tối cao của pháp luật quốc gia, và quy định đó cho phép Luxembourg không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo pháp luât Cộng đồng như Ủy ban Châu Âu cáo buộc. ECJ đã nhấn mạnh rằng việc viện dẫn các quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia để hạn chế các quy định của pháp luật Cộng đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thống nhất và tính hiệu quả của pháp luật Cộng đồng. Lập luận tương tự cũng được áp dụng đối với các văn bản pháp lý do các thiết chế của Cộng đồng ban hành theo đúng thẩm quyền.[16] Thứ hai, các quốc gia thành viên phải tuân thủ nghĩa vụ không được sử dụng các điều khoản của pháp luật quốc gia (hiến pháp) để chống lại các hành vi của các thiết chế của Cộng đồng nhằm tuyên bố các hành vi đó không có giá trị. ECJ, qua các án lệ Internationale Handelsgesellschaft hay Hauer,[17] quan tâm đến vấn đề tòa án quốc gia thành viên có thể xem xét pháp luật Cộng đồng trên cơ sở hiến pháp của quốc gia thành viên. ECJ cho rằng việc viện dẫn các quy định pháp lý hay các khái niệm trong pháp luật quốc gia nhằm xem xét giá trị pháp lý của các biện pháp mà các thiết chế của Cộng đồng ban hành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thống nhất và hiệu quả của pháp luật Cộng đồng. Các biện pháp đó chỉ có thể được xem xét trên cơ sở pháp luật Cộng đồng mà thôi. Trên thực tế, các quy định pháp lý của Cộng đồng phát sinh từ Hiệp định thành lập Cộng đồng Châu Âu, hay là nguồn luật phụ thuộc vào Hiệp định này, không thể bị phủ nhận bởi các quy định của pháp luật quốc gia mà không lấy đi đặc trưng của nó là một bộ phận cấu thành pháp luật Cộng đồng, cũng như không ảnh hưởng đến cơ sở pháp lý của Cộng đồng.[18] Trên cơ sở đó, ECJ đã khẳng định rõ trong án lệ Foto-Frost[19] rằng nó có thẩm quyền độc quyền trong việc đưa ra phán quyết về giá trị pháp lý của các hành vi của các thiết chế của Cộng đồng. Theo quy định tại Điều 234(1)(b) TEC, một cá nhân có thể gián tiếp khiếu nại về giá trị pháp lý của các hành vi của các thiết chế của Cộng đồng. Theo đó, tòa án quốc gia thành viên có thể đặt các câu hỏi để ECJ đưa ra các phán quyết sơ bộ liên quan đến giá trị pháp lý, cũng như giải thích các hành vi của các thiết chế của Cộng đồng. Trong án lệ này, ECJ đã xem xét hai trường hợp. Thứ nhất, tòa án quốc gia thành viên có thể xem xét giá trị pháp lý của các hành vi của các thiết chế của Cộng đồng. Nếu tòa án này thấy các cáo buộc không có cơ sở, nó sẽ bác bỏ các cáo buộc đó và khẳng định biện pháp mà các thiết chế Cộng đồng ban hành là có giá trị. Tuy nhiên tòa án quốc gia thành viên không có thẩm quyền tuyên bố các hành vi của các thiết chế Cộng đồng là không có giá trị pháp lý. ECJ đã đánh giá mục đích của thủ tục phán quyết sơ bộ và nhấn mạnh rằng quyền của ECJ đưa ra phán quyết sơ bộ theo quy định tại Điều 234 là nhằm mục đích đảm bảo cho pháp luật Cộng đồng được áp dụng thống nhất bởi các tòa án quốc gia thành viên. Theo ECJ, yêu cầu về tính thống nhất mang tính bắt buộc khi giá trị pháp lý của một hành vi của Cộng đồng bị nghi vấn. Sự khác biệt trong phán quyết của các tòa án của các quốc gia thành viên về giá trị pháp lý của hành vi của Cộng đồng làm nguy hại đến tính thống nhất của trật tự pháp lý Cộng đồng, ảnh hưởng đến yêu cầu cơ bản về độ tin cậy của (legal certainty). Thứ hai, ECJ có thẩm quyền độc quyền trong việc tuyên bố các hành vi của Cộng đồng là không có giá trị pháp lý. Điều này được giải thích bởi yêu cầu tránh sự khác biệt giữa các tòa án (tối cao/hiến pháp) của các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo cho tính thống nhất của trật tự pháp lý Cộng đồng không bị ảnh hưởng. ECJ đã phân tích Điều 234 TEC và vị trí của ECJ trong thủ tục phán quyết sơ bộ trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả. Theo ECJ, tính chặt chẽ của hệ thống pháp lý của Cộng đồng yêu cầu ECJ có quyền tuyên bố hành vi của Cộng đồng là không có giá trị pháp lý, vì Điều 234 TEC đã giao thẩm quyền độc quyền này cho ECJ. Viện dẫn Điều 20 và 21 Quy chế của ECJ (liên quan đến việc tham gia quá trình tố tụng của các thiết chế của Cộng đồng, việc cung cấp thông tin của các thiết chế này và của các quốc gia thành viên không tham quá trình gia tố tụng), ECJ được xem là tòa án có địa vị phù hợp nhất trong việc đưa ra phán quyết về giá trị pháp lý của các hành vi của Cộng đồng.[20] Án lệ Foto-Frost là phán quyết có giá trị, rõ ràng, đơn giản và đầy sức thuyết phục. Lập luận dựa trên tính hiệu quả của pháp luật Cộng đồng trong án lệ Simmenthal đã được hoàn chỉnh bởi lập luận về tính thống nhất của pháp luật Cộng đồng.[21] Không còn nghi ngờ, ECJ là cơ quan có thẩm quyền pháp lý độc quyền (judicial kompetenz-kompetenz). Tuy nhiên điều này vẫn bị khiếu nại, và trong một số trường hợp gây ra những vấn đề rắc rối ở một số quốc gia thành viên trong việc kết hợp hài hòa pháp luật Cộng đồng với các điều khoản của hiến pháp quốc gia. Nhưng trong Cộng đồng Châu Âu gồm 25 quốc gia thành viên như hiện nay, rủi ro về sự khác biệt là rất lớn. Do đó việc cần có một tòa án duy nhất (ECJ) để quyết định giá trị pháp lý của các hành vi của Cộng đồng là tất yếu. Trật tự pháp lý của Cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng nếu các điều khoản trong hiến pháp của quốc gia thành viên được tòa án quốc gia đó áp dụng để hoặc vô hiệu hóa các biện pháp của Cộng đồng, hoặc như là một trường hợp ngoại lệ trong việc thực thi pháp luật Cộng đồng.[22] Trong một số trường hợp, tòa án quốc gia thành viên đã miễn cưỡng thừa nhận thẩm quyền độc quyền của ECJ liên quan đến việc tuyên bố giá trị pháp lý của các hành vi của Cộng đồng và quyền tối cao của pháp luật Cộng đồng đối với hiến pháp của quốc gia thành viên. 3. Quan điểm của các tòa án quốc gia Các tòa án quốc gia có những phản ứng khác nhau về thẩm quyền pháp lý độc quyền của ECJ. Tuy nhiên điều quan trọng là hầu hết các tòa án quốc gia không phản đối thẩm quyền đó của ECJ. Một số tòa án yêu cầu được có thẩm quyền xem xét các hành vi của Cộng đồng. Hiến pháp của một số quốc gia thành viên có quy định rằng quyền tư pháp, lập pháp và hiến pháp chung thẩm thuộc về quốc gia thành viên. Hậu quả là các tòa án quốc gia thành viên đã khẳng định rõ là thẩm quyền của họ dựa trên hiến pháp của quốc gia, và quyền tối cao của pháp luật Cộng đồng Châu Âu được chấp nhận vì thể thức hiến pháp của quốc gia cho phép như vậy, và hiến pháp quốc gia trong một số trường hợp đặc biệt có thể đưa ra các giới hạn đối với pháp luật Cộng đồng.[23] Phán quyết Maastricht của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức (Bundesverfassungsgericht) ngày 12/10/1993 là một ví dụ minh họa. Vụ việc này luôn được trích dẫn, mặc dù không phải là duy nhất vì các vụ việc tương tự cũng đã được đưa ra trước tòa án Hiến pháp/Tối cao của một số quốc gia thành viên khác như Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Đan Mạch.[24] Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức cung cấp thực tiễn sinh động về phản ứng của tòa án quốc gia thành viên đối với nguyên tắc quyền tối cao và vấn đề liên quan là thẩm quyền tư pháp độc quyền của ECJ. Những vấn đề này chủ yếu nảy sinh liên quan đến các quyền cơ bản và sự phân chia thẩm quyền. Việc ECJ khẳng định trong án lệ Internationale Handelsgesellschaft rằng pháp luật Cộng đồng có giá trị cao hơn pháp luật, thậm chí cao hơn hiến pháp, của quốc gia thành viên đã gây nên sự bất bình của tòa án quốc gia, khiến một số tòa án quốc gia đã phản ứng, cho rằng pháp luật Châu Âu thiếu chế định bảo vệ nhân quyền.[25] Đáng chú ý là khả năng kiểm soát tính tương thích của pháp luật Cộng đồng trên cơ sở các quyền cơ bản được bảo đảm bởi hiến pháp quốc gia thành viên đã được Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức nêu ra vào năm 1967.[26] Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, trong vụ Internationale Handelsgesellschaft (1974) (Solange I),[27] đã không chấp nhận phán quyết sơ bộ của ECJ. Tòa án này cho rằng tiêu chuẩn bảo vệ các quyền cơ bản của Châu Âu là không đầy đủ cho dù pháp luật Cộng đồng không vi phạm các quyền cơ bản theo pháp luật Đức. Chính vì vậy, ECJ đã bắt đầu xây dựng tuyên ngôn về các quyền cơ bản (bill of rights) không thành văn với sự trợ giúp của các nguyên tắc chung của pháp luật Cộng đồng. Điều đó cho thấy có sự liên kết rõ ràng giữa việc xây dựng một trật tự pháp lý Cộng đồng có hiệu quả và nhu cầu đảm bảo tính hợp pháp của hệ thống đó trên cơ sở các nguyên tắc chung. Có thể lập luận rằng Cộng đồng rõ ràng là đang tìm tính hợp pháp để thâm nhập vào trật tự pháp lý của các quốc gia thành viên. Mối quan hệ giữa pháp luật Cộng đồng và pháp luật quốc gia thành viên là rất đáng chú ý trong bối cảnh này. Các tòa án hiến pháp của Đức và Ý đã “ép” ECJ điều chỉnh các án lệ của nó và xác lập một “hiến pháp không thành văn”. ECJ vào năm 1974, trong án lệ Nold,[28] đã tái khẳng định quan điểm trong án lệ Stauder và Internationale Handelsgesellschaft,[29] rằng các quyền cơ bản được xem xét như là một bộ phận hợp thành của các nguyên tắc chung của pháp luật Cộng đồng, và việc tuân thủ chúng được đảm bảo bởi ECJ. ECJ cũng đã làm rõ tầm quan trọng của hiến pháp các quốc gia thành viên. ECJ cho rằng nó có nghĩa vụ đúc rút ra các vấn đề cơ bản chung từ hiến pháp các quốc gia thành viên, và từ đó nó không thể ủng hộ các biện pháp trái với các quyền cơ bản đã được thừa nhận và bảo vệ bởi hiến pháp của các quốc gia thành viên.[30] Hơn thế nữa, ECJ thừa nhận là các hiệp định quốc tế bảo vệ quyền con người có thể cung cấp các hướng dẫn, và những hướng dẫn đó sẽ được tuân thủ trong khuôn khổ luật pháp Cộng đồng. Hiện nay các Hiệp định cơ bản của pháp luật Cộng đồng không có một điều khoản nào rõ ràng bảo vệ các quyền con người như hiến pháp các quốc gia thành viên và các công ước quốc tế lên quan.[31] Dựa trên các nguyên tắc chung của pháp luật được quy định trong hiến pháp của các quốc gia thành viên và các hiệp định quốc tế có liên quan, ECJ đã đưa các quyền cơ bản vào trong hệ thống pháp luật Cộng đồng từ năm 1974 đến 1986. Chúng bao gồm (theo thứ tự thời gian): quyền sở hữu tài sản, quyền hoạt động của công đoàn và quyền tham gia hội đoàn, nguyên tắc giới hạn quyền lực của nhà nước trong một xã hội dân chủ, quyền tự do tôn giáo, nghiêm cấm việc phân biệt đối xử về giới tính, quyền được tôn trọng đời sống cá nhân và gia đình, tôn trọng nơi ở, thư tín, quyền tiến hành các hoạt động kinh tế, nguyên tắc không hồi tố trong pháp luật hình sự, quyền được bảo vệ có hiệu quả về tư pháp. Cuối cùng vào năm 1986, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức trong vụ Wünsche Handelsgesellschaft (Solange II)[32] đã cho rằng việc bảo vệ các quyền cơ bản trong pháp luật Cộng đồng là phù hợp. Tức là Tòa án Hiến pháp Đức sẽ không thực thi thẩm quyền tư pháp của nó khi Cộng đồng bảo vệ các quyền cơ bản tương tự như tiêu chuẩn của quốc gia.[33] Trong vụ Banana vào năm 2000, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức thừa nhận là việc bảo vệ các quyền cơ bản của pháp luật Cộng đồng là đầy đủ, và nó sẽ không tự động phân xử các khiếu nại liên quan đến giá trị pháp lý của hành vi của Cộng đồng trên cơ sở Hiến pháp Đức.[34] Do đó, có thể kết luận rằng quyền tối cao của pháp luật Châu Âu đối với hiến pháp của các quốc gia thành viên cuối cùng đã được thừa nhận với sự trợ giúp của các nguyên tắc cơ bản của và tính hợp pháp xuất phát từ bản chất của các nguyên tắc đó. Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, trong Internationale Handelsgesellschaft[35] (Solange I) vào năm 1974 đã tuyên bố rằng nếu pháp luật Cộng đồng không thiết lập tiêu chuẩn bảo vệ các quyền cơ bản tương tự như Hiến pháp của Đức (Luật cơ bản của Đức: Grundgesetz), các điều khoản trong Hiến pháp Đức sẽ được áp dụng thay vì pháp luật Cộng đồng. Tuy nhiên Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã không tuyên bố các hành vi của Cộng đồng là không có giá trị bằng việc viện dẫn các điều khoản của Hiến pháp Đức. Cần lưu ý là án lệ Nold của ECJ đã được chuyển cho Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức chỉ khoảng 2 tuần trước khi tòa án này ra phán quyết. Như vậy có thể thấy rằng ECJ dường như đặc biệt quan tâm tới các phản ứng của tòa án quốc gia thành viên và xem xét các phản ứng này một cách nghiêm túc. Với phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, ECJ đã bắt đầu làm rõ “bản tuyên ngôn các quyền cơ bản không thành văn” trên cơ sở các nguyên tắc truyền thống chung trong hiến pháp của các quốc gia thành viên cũng như các hiệp định quốc tế về quyền con người (đặc biệt là Công ước của Châu Âu về quyền con người: ECHR). Cuối cùng, tuy phản ứng của các thẩm phán của tòa án quốc gia là gay gắt nhưng đã có tác dụng tích cực. Duới góc độ Cộng đồng, phản ứng từ phía các quốc gia thành viên có thể dẫn đến ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Ảnh hưởng tích cực phần lớn phụ thuộc vào việc các thiết chế của Cộng đồng (trong trường hợp này là ECJ) có khả năng trả lời và tiếp thu các phản ứng phía các quốc gia thành viên như thế nào. Câu trả lời từ phía Cộng đồng đối với các phàn nàn từ phía các quốc gia như vậy là hiệu quả và đầy thuyết phục. 12 năm sau phán quyết Solange I – một phán quyết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng của trật tự pháp lý của pháp luật Cộng đồng, cụ thể là nguyên tắc quyền tối cao – Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức rõ ràng đã không còn căng thẳng với ECJ nữa. Cụ thể, các thẩm phán của Đức vào năm 1986 trong vụ Wünsche Handelsgesellschaft (Solange II) đã thừa nhận rằng khi việc bảo vệ các quyền cơ bản trong pháp luật Cộng đồng tiếp tục phù hợp với tiêu chuẩn của Đức, việc xem xét tính phù hợp của pháp luật Cộng đồng trên cơ sở Luật cơ bản của Đức (Grundgesetz) là không cần thiết. Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, trong Solange II, đã tiến hành phân tích kỹ lưỡng thẩm quyền tài phán của ECJ trong lĩnh vực quyền con người và đã chỉ ra nhiều nguyên tắc cơ bản đã được ECJ xác định. Tòa án Đức đã kết luận rằng ECJ đã tăng cường mức độ bảo vệ quyền con người, và mức độ như vậy là đầy đủ[36]. Tuy nhiên Luật cơ bản của Đức tiếp tục đóng vai trò như thanh gươm Damocles treo trên đầu các thẩm phán của Cộng đồng Châu Âu, những người phải cung cấp và đáp ứng tiêu chuẩn cao về bảo vệ quyền con người - tiêu chuẩn tương tự hay không được mâu thuẫn với Luật cơ bản của Đức. “Ám ảnh” của việc thiếu sự bảo vệ các quyền cơ bản lại nổi lên sau khi Hiệp định Maastricht (Hiệp định thành lập Liên minh Châu Âu) được ký kết vào năm 1992. Phán quyết Maastricht của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức (còn được gọi là vụ Brunner)[37] là minh chứng cho mối quan tâm thường xuyên của tòa án này Đức đối với vấn đề các quyền cơ bản. Tuy nhiên phán quyết này không tập trung vào vấn đề quyền con người, mà chủ yếu liên quan đến vấn đề thẩm quyền lập pháp và tính hợp pháp dân chủ.[38] Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức xem xét Hiệp định Maastritcht trên cơ sở Luật cơ bản của Đức và thấy rằng nó không trái với các nguyên tắc dân chủ bởi vì Quốc hội Đức vẫn giữ thẩm quyền đối với các vấn đề quan trọng nhất. Dưới góc độ đó, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức cho rằng các quốc gia thành viên là chủ nhân của các Hiệp định của Cộng đồng.[39] Nhà luật học Boom đã tiến hành so sánh mối tương quan giữa phán quyết Maastricht và phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ vào năm 1816 trong vụ Martin v. Hunter.[40] Trong vụ này, Tòa án tối cao bang Virginia đã từ chối không tuân theo lệnh của Tòa án tối cao Mỹ vì cho rằng Tòa án tối cao Mỹ đã vượt quá thẩm quyền tư pháp của nó. Theo Boom, “phán quyết Maastricht là phán quyết mới nhất và mạnh mẽ nhất thách thức ECJ kể từ phán quyết Solange I. Sự thách thức này khiến cho nước Đức trở thành Virginia của Châu Âu”.[41] Đặc biệt quan trọng là Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, tại đoạn 13 phần mở đầu của phán quyết Maastritcht đã khẳng định rằng tòa án này có thẩm quyền đảm bảo duy trì việc bảo vệ có hiệu quả các quyền cơ bản cho người cư trú ở Đức chống lại quyền của Cộng đồng gây ảnh hưởng đến các quyền cơ bản quy định trong Hiến pháp Đức. Tuy nhiên Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức cũng thừa nhận là tòa án này thực thi thẩm quyền của nó để xem xét việc áp dụng các văn bản pháp luật của các thiết chế Cộng đồng tại Đức trên cơ sở hợp tác với ECJ. Theo đó ECJ đảm bảo việc bảo vệ các quyền cơ bản trong một vụ việc cụ thể trên toàn Cộng đồng Châu Âu, và Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức giới hạn quyền của nó trong việc bảo đảm cho tiêu chuẩn quy định trong Hiến pháp Đức không bị bỏ qua.[42] Phán quyết Maastricht có thể giải thích như là sự tái khẳng định của phán quyết Solange II. Nói cách khác, Tòa án của Đức không thực thi thẩm quyền tài phán của nó liên quan đến các quyền cơ bản chừng nào việc bảo vệ các qyền cơ bản của Cộng đồng là tương đương với các quy định trong Hiếp pháp của Đức. Một cách giải thích khác có thể là công thức Solange II được thay thế để bảo đảm cho việc thực thi thẩm quyền tư pháp của tòa án Đức trên cơ sở hợp tác với ECJ trong lĩnh vực thẩm quyền lập pháp. Có thể lập luận rằng Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức có thể xem xét các vụ việc riêng rẽ của ECJ thay vì chỉ bảo vệ tiêu chuẩn bảo vệ các quyền cơ bản và chỉ can thiệp khi tiêu chuẩn đó thấp hơn yêu cầu của Đức.[43] Tuy nhiên Limbach (cựu chủ tịch của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức) cho rằng khả năng kiểm soát các hành vi của Cộng đồng Châu Âu theo Solange II không đe dọa được ECJ. Bà Limbach còn cho rằng việc hiểu phán quyết Solange II như vậy là sai lầm và không phù hợp với Điều 23 Luật cơ bản của Đức.[44] Điều 23 này cho phép sự khác biệt trong tiêu chuẩn của Cộng đồng và tiêu chuẩn của Đức, và cho phép việc bảo vệ các quyền cơ bản bởi Cộng đồng ở một mức độ thấp hơn trong một số lĩnh vực. Đó là dấu hiệu cho thấy tất cả các cơ quan công quyền phải tôn trọng các quyền cơ bản trong một xã hội dân chủ. Như vậy việc tôn trọng thẩm quyền của ECJ và vấn đề hợp tác khiến cho việc kiểm soát từng vụ việc riêng lẻ của ECJ bởi tòa án hiến pháp quốc gia là không cần thiết.[45] Lập luận đó dường như được khẳng định trong phán quyết Alcan và Banana[46] của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức vào năm 2000. Hiện nay, người khiếu nại phải chứng minh tiêu chuẩn bảo vệ quyền con người của Cộng đồng là không đầy đủ trong mối quan hệ với một lợi ích cụ thể. Điều này yêu cầu phải phân tích thấu đáo việc bảo vệ các quyền con người của các thiết chế của Cộng đồng Châu Âu. Người khiếu nại không thể giới hạn rằng họ chỉ cần xác định được sự mâu thuẫn giữa tiêu chuẩn của Châu Âu và tiêu chuẩn của quốc gia trong việc bảo vệ các quyền cơ bản đó.[47] Nói cách khác, họ rất khó khăn để có thể đáp ứng được các yêu cầu để tòa án chấp nhận thụ lý vụ việc. 4. Kết luận Những phân tích trong bài viết cho phép đưa ra một số kết luận về quyền tối cao của pháp luật Cộng đồng và thẩm quyền độc quyền của ECJ. Liên quan đến quyền tối cao, các tòa án của Đức đã phản ứng đối với sự thắng thế của pháp luật Cộng đồng so với hiến pháp các quốc gia thành viên. Việc thách thức quyền tối cao của pháp luật Cộng đồng (và quyền độc quyền tư pháp của ECJ) thường diễn ra trong bối cảnh liên quan đến quyền cơ bản và thẩm quyền lập pháp. Để lấy lại thẩm quyền, các tòa án quốc gia thường cho rằng trong trường hợp có mâu thuẫn giữa pháp luật Cộng đồng và quy định của hiến pháp quốc gia, quy định của hiến pháp quốc gia thắng thế. Tuy nhiên, điều này hầu như không tồn tại trong thực tế vì hiến pháp của các quốc gia thường được sửa đổi trước khi thông qua các hiệp định của Cộng đồng. Điều đó có nghĩa là hiến pháp của các quốc gia thành viên phù hợp với pháp luật Cộng đồng Châu Âu. Hơn thế nữa, Hiến chương các quyền cơ bản (Charter of Fundamental Rights- Hiến chương quy định việc bảo vệ các quyền cơ bản ở mức độ cao) đã được đưa vào Phần II trong Hiệp định thiết lập Hiến pháp Châu Âu.[48] Việc phản ứng của tòa án của các quốc gia thành viên trong vấn đề liên quan đến quyền con người đã có ảnh hưởng đến quan điểm pháp lý của ECJ. Phương thức hoạt động hiện nay là hướng đến đối thoại mang tính hợp tác giữa tòa án quốc gia và ECJ hơn là trực tiếp đối đầu.[49] Liên quan đến thẩm quyền độc quyền của ECJ, rõ ràng là tòa án các quốc gia thành viên không phản đối thẩm quyền của ECJ trong việc kiểm soát giá trị pháp lý của pháp luật Cộng đồng, nhưng thẩm quyền độc quyền về tuyên bố pháp luật Cộng đồng không có giá trị pháp lý đã gây nhiều tranh cãi. Về lý thuyết, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức chống lại thẩm quyền độc quyền này của ECJ, nhưng trên thực tế Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức chưa bao giờ tuyên bố một hành vi của Cộng đồng là không có giá trị pháp lý. Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức thường phải cân nhắc, xem xét rất kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian trước khi đi đến một quyết định như vậy bởi quyết định đó sẽ gây ra khủng hoảng đe dọa tính thống nhất của pháp luật Cộng đồng và phá hủy mối quan hệ của hai trật tự pháp lý. Tuy nhiên điều này đã không diễn ra vì ECJ đã xem xét rất nghiêm túc các vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý và cũng đã thiết lập quan hệ đối thoại tư pháp hữu ích với tòa án các quốc gia thành viên. Pháp luật Cộng đồng Châu Âu nói chung và nguyên tắc quyền tối cao nói riêng có thể là kinh nghiệm tốt cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong tương lai. Vào ngày 7/10/2003, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp ước Bali II nhằm thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020 tương tự như mô hình Cộng đồng Châu Âu ở giai đoạn đầu. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, một trong những vấn đề nảy sinh tương tự như trường hợp Cộng đồng Châu Âu sẽ là mối quan hệ giữa pháp luật Cộng đồng va pháp luật quốc gia thành viên, thẩm quyền của cơ quan tài phán trong cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Do đó, việc nghiên cứu mô hình của Cộng đồng Châu Âu là hết sức cần thiết, nhằm có thể tìm được phương thức tối ưu cho Cộng đồng kinh tế ASEAN, và tránh những tranh chấp tương tự có thể phát sinh trong tương lai./. ===================================== CHÚ THÍCH [1] Bao gồm nguyên tắc tự do di chuyển về hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tự do di chuyển về lao động), về vốn và tự do thiết lập doanh nghiệp. [2] Claes, The National Courts’ Mandate in the European Constitution, Thesis, 10 June 2004, Maastricht, tr. 475. [3] Weiler & Haltern, “Constitutional or International? The Foundations of the Community Legal Order and the Question of Judicial Kompetenz-Kompetenz”, trong Slaughter, Stone Sweet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyên tắc quyền tối cao và thẩm quyền của Toà án trong PL Châu Âu.doc
Tài liệu liên quan