Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự

 Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn truy tố

Các quy định của BLTTHS trong giai đoạn truy tố đều là những quy định thể hiện nguyên

tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Khi truy tố

bị can ra Tòa án để xét xử, tức là Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, hoạt động đó thể hiện qua

việc ban hành quyết định truy tố.

pdf21 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu hiệu của tội phạm) và có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thời điểm kết thúc hoạt động thực hành quyền công tố có sự trùng khớp với thời điểm kết thúc quyền công tố, đó là khi vụ án hình sự bị đình chỉ hoặc khi có bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật và không bị khác nghị. 1.1.3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự 1.1.3.1. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát Căn cứ những quy định của pháp luật nước ta từ những năm 1950 đến nay, chức năng này của Viện kiểm sát nhân dân có những thay đổi về phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. - Sắc lệnh số 150-SL ngày 07/11/1950 quy định: về lĩnh vực giam giữ thì Ban giám thị đặt dưới quyền kiểm soát của Công tố ủy viên tỉnh hoặc liên khu. - Ngày 01/7/1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 256-TTg tổ chức và nhiệm vụ của Viện công tố, theo đó, nhiệm vụ của Viện công tố là: “Giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của Nhà nước, truy tố theo pháp luật hình sự những kẻ phạm pháp để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tài sản của công, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, bảo đảm công cuộc kiến thiết và cải tạo xã hội chủ nghĩa tiến hành thuận lợi”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1959, ngày 15/7/1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 được ban hành. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. - Sau khi Hiến pháp năm 1980 ban hành, ngày 04/7/1981 Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật tổ chức VKSND năm 1981, Luật mới vẫn giữ nguyên chức năng của Viện kiểm sát như Luật tổ chức VKSND 1960, đồng thời có những bổ sung và cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND. - Năm 1992, Hiến pháp mới được ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát không có gì thay đổi so với quy định của Hiến pháp 1980. - Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năn 2001 đã xóa bỏ công tác kiểm sát viêc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, nhấn mạnh việc tăng cường chức năng thực hành quyền công tố và ghi nhận chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. 1.1.3.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự và kiểm sát các hoạt động tư pháp. - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc thực hiện một số biện pháp ngăn chặn, thi hành bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. (các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những “người” tham gia tố tụng) - Kiểm sát các hoạt động tư pháp: Kiểm sát các hoạt động tư pháp là việc kiểm sát trực tiếp các hoạt động cụ thể của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao một số thẩm quyền tư pháp trong quá trình tố tụng hình sự. Đối tượng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp hình sự là hành vi xử sự của các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án) và cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Như vậy, khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự rộng hơn khái niệm kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự, phạm vi kiểm sát các hoạt động tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự bao trùm phạm vi kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự. 1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.2.1. Khái niệm nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Tuy có những cách hiểu khác nhau về nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự, song các quan niệm trên đều thống nhất rằng, nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những tư tưởng chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự hoặc đối với một số giai đoạn nhất định của tố tụng hình sự, được thể hiện trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Xuất phát từ khái niệm nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự cho thấy, nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là tư tưởng chỉ đạo, định hướng cơ bản, “sợi chỉ đỏ” và là tiền đề quan trọng nhất quy định cách thức tổ chức và thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, có vai trò chi phối hoặc là toàn bộ các hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hoặc một số giai đoạn trong quá trình đó. Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự có mối quan hệ mật thiết với mô hình tố tụng hình sự. Thứ ba, nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được thể hiện thông qua các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự.1. Thứ tư, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự có tính ổn định cao do phản ánh những nguyên lý cơ bản nhất của các qui luật cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 1.2.2. Khái niệm nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự được quy định trong BLTTHS và chi phối toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và các hoạt động tố tụng hình sự khác của các chủ thể tham gia vào các quan hệ tố tụng hình sự. - Nguyên tắc này chứa đựng những nội dung thể hiện phương châm, định hướng quan trọng về hoạt động TTHS của Đảng và Nhà nước ta và được thể hiện trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng hình sự. - Nguyên tắc này là sự kết hợp giữa hai chức năng của Viện kiểm sát là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Tóm lại, nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự được quy định trong BLTTHS, thể hiện ở vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố, quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và kiểm sát việc pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. 1.2.3. Nội dung nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự: Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 23 BLTTHS bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1.2.3.1. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự qua các hoạt động: - Khởi tố vụ án: Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội 1 Nguyễn Ngọc Chí, Các nguyên tắc cơ bản trong Luật Tố tụng Hình sự – những đề xuất sửa đổi, bổ sung, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008). phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, mặc dù Viện kiểm sát không trực tiếp ra các quyết định khởi tố, nhưng căn cứ các quy định của Bộ luật TTHS thì trong trường hợp khởi tố vụ án, xét cho cùng là do Viện kiểm sát quyết định. - Khởi tố bị can: Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra phải được gửi cho Viện kiểm sát xem xét phê chuẩn, nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra không còn hiệu lực thực hiện. - Điều tra vụ án hình sự: Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời thông qua việc xử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Mặt khác, hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn này cũng nhằm đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần ngăn chặn kịp thời việc khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác. - Quyết định việc truy tố: Hoạt động truy tố là chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà Cơ quan điều tra có thẩm quyền đã áp dụng và để loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó thông qua các quyền năng pháp lý được quy định trong BLTTHS. - Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử thông qua các hoạt động: Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm. 1.2.3.2. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này. - Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thông qua các hoạt động: kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kiểm sát việc khởi tố; các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời. - Trong quá trình kiểm sát, để thực hiện quyền kiểm sát, luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự về việc gửi các quyết định, hành vi tố tụng cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát để tiến hành kiểm sát; quy định việc trực tiếp tham gia các hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát; quy định Viện kiểm sát có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát; quyền yêu cầu kiểm tra, yêu cầu gửi hồ sơ, tài liệu đến Viện kiểm sát - Khi tiến hành kiểm sát, nếu phát hiện những vi phạm tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, Viện kiểm sát có quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của BLTTHS để khắc phục các vi phạm đó, như quyền hủy bỏ; yêu cầu; kiến nghị và kháng nghị tùy từng giai đoạn tố tụng. 1.2.3.3. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được pháp luật quy định. Hai chức năng này có nội dung, phạm vi và đối tượng và mục đích không giống nhau, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng và hỗ trợ cho nhau. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự để có chung một mục đích khái quát là nhằm đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có hiệu quả là điều kiện để bảo đảm thực hành quyền công tố đúng đắn, chính xác, khách quan và ngược lại. CHƢƠNG 2 THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ QUY PHẠM PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN TRƢỞNG, PHÓ VIỆN TRƢỞNG VÀ KIỂM SÁT VIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự được quy định tại các điều 36, 37 BLTTHS; 2.2. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH VIỆC PHÊ CHUẨN, ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN. Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp; quyết định việc tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Những biện pháp này được quy định tại các điều 80, 81, 86, 87, 88, 91, 92, 93, 120 BLTTHS. 2.3. SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 2.3.1. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can 2.3.1.1. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong việc khởi tố vụ án hình sự - Trong các quy định về việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố được quy định tại khoản 1 Điều 103 BLTTHS; khoản 2 Điều 103 BLTTHS; Điều 107 BLTTHS thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. - Trong các quy định về khởi tố vụ án hình sự được thể hiện tại Điều 109 BLTTHS; khoản 1 Điều 104, Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và khoản 1 Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Điều 106, Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và Khoản 1 Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát. 2.3.1.2. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong việc khởi tố bị can Được thể hiện ở các quy định về phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định việc khởi tố bị can hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can tại các điều 112, 126, 127 BLTTHS. 2.3.2. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Viện kiểm sát được áp dụng các biện pháp pháp lý được quy định tại Điều 112, 113 BLTTHS cùng với các biện pháp pháp lý cụ thể trong từng hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra đảm bảo việc điều tra, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra, sự thể hiện của nguyên tắc này ở giai đoạn điều tra còn được quy định cụ thể trong từng hoạt động tố tụng hình sự. 2.3.3. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn truy tố Các quy định của BLTTHS trong giai đoạn truy tố đều là những quy định thể hiện nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Khi truy tố bị can ra Tòa án để xét xử, tức là Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, hoạt động đó thể hiện qua việc ban hành quyết định truy tố. 2.3.4. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự 2.3.4.1. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Bao gồm: Các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tiến hành xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ; về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong trường hợp Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung; về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của Toà án; về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát đối với việc kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên tòa; về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa như: Đọc cáo trạng (Điều 206 BLTTHS); Tham gia xét hỏi (theo quy định tại các điều 207; 209; 210; 211; 212, 213, 215, 216 BLTTHS); Trình bày luận tội (theo quy định tại Điều 217 BLTTHS); Tranh luận của Kiểm sát viên (theo quy định tại Điều 218 BLTTHS) và về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm hình sự. 2.3.4.2. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Nội dung các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát ở cấp xét xử phúc thẩm được thể hiện qua các quy định sau: Quy định về việc kiểm sát thủ tục kháng cáo, kháng nghị; kiểm sát nội dung kháng cáo, kháng nghị; bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị; rút kháng nghị của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa; bổ sung chứng cứ mới; kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng của Hội đồng xét xử; xem xét chứng cứ tại phiên toà; việc tham gia xét hỏi tại phiên toà của Kiểm sát viên; về việc trình bày quan điểm của Viện kiểm sát; tranh luận tại toà; thẩm quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc kiểm tra biên bản phiên toà, bản án, quyết định của Tòa án; trách nhiệm kiến nghị của Viện kiểm sát với Tòa án, các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa vi phạm... 2.3.4.3. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự ở trong giai đoạn xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm Thẩm quyền và trác nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử giám đốc thẩm được thể hiện qua các quy định về thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm; việc đình chỉ thi hành án; việc xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm; việc bổ sung, rút kháng nghị; việc tham gia phiên toà giám đốc thẩm và việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở thủ tục giám đốc thẩm... 2.3.4.4. Sự thể hiện của nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử theo thủ tục tái thẩm Thẩm quyền và trác nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử tái thẩm được thể hiện qua các quy định về thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát theo thủ tục tái thẩm; về việc xác minh tình tiết mới; về việc yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án; về việc gửi kháng nghị; xác minh theo thủ tục tái thẩm; về việc tham gia phiên toà tái thẩm và việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở thủ tục tái thẩm tại phiên tòa như: Kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử, thời hạn xét xử, thủ tục xét hỏi những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa (nếu có) và việc biểu quyết của Hội đồng xét xử. 2.3.5. Sự thể hiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự ở giai đoạn thi hành án hình sự. Thể hiện qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc thi hành án hình sự (được quy định tại các điều 26, 27, 28, 29 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Điều 141 Luật thi hành án hình sự năm 2010); quy định về trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự được quy định tại Điều 142 Luật thi hành án hình sự. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 3.1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 3.1.1. Đánh giá chung về việc thực hiện nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Trong thời gian qua, ngoài những kết quả đã đạt được thì công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự vẫn còn những tồn tại, thiếu sót như: Vẫn còn tình trạng oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; việc bắt giữ hình sự chưa thật sự chính xác; chưa thực hiện tốt chủ trương gắn công tố điều tra; tỷ lệ án đình chỉ do không phạm tội còn cao; việc trả hồ sơ điều tra bổ sung còn nhiều; chất lượng tranh tụng tại phiên tòa còn ở mức hạn chế...Điều này ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, của Viện kiểm sát nói riêng làm ảnh hưởng đến quyền tự do dân chủ của công dân. 3.1.2. Một số khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện một số quy định thể hiện nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Thứ nhất, Trong các quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự hiện nay chưa phân biệt được rạch ròi giữa thẩm quyền quản lý hành chính và thẩm quyền tư pháp; thẩm quyền quản lý hành chính với thẩm quyền tố tụng của những người đứng đầu cơ quan Viện kiểm sát. Thứ hai, quy định về các hình thức bắt người, nhất là giữa bắt người phạm tội quả tang với bắt khẩn cấp; trong việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam với biện pháp tạm giam; về thời hạn tạm giữ và việc ra hạn tạm giữ; trong việc thực hiệc các quy định về biện pháp tạm giam; trong việc thực hiện các quy định về các biện pháp ngăn chặn khác. Thứ ba, về các quy định liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong các giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can; các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. 3.2. NHU CẦU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG NỘI DUNG CẦN HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CỦA NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 3.2.1. Nhu cầu và phƣơng hƣớng hoàn thiện nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nhu cầu và phương hướng hoàn thiện nguyên tắc tố tụng hình sự nói chung và nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS phải xuất phát tư những chủ trương cụ thể của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp để định hướng cho hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật TTHS không đi lệch những mục tiêu chung. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết 08, Nghị quyết 49 của Bộ chính trị; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm khóa X của Đảng; Kết luận 37, Kết luận 79 của Bộ chính trị 3.2.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS liên quan đến nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, theo chúng tôi, cần giữ nguyên như quy định tại Điều 23 BLTTHS hiện hành, nhưng để thể chế hóa chủ trương của Đảng theo hướng tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa; tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật thì cần phải bổ sung thêm nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050001282_9702_2009910.pdf
Tài liệu liên quan