Nhà lãnh đạo cũng giống huấn luyện viên

Chuẩn bị là một trong những bài học lớn nhất mà bất kỳ vị huấn luyện

viên nào có thể dạy cho các học trò của mình. Chuẩn bị là một từ khác

của từ "đầu tư" và đó là nội dung chủ yếu của công việc huấn luyện hay

dạy dỗ. Đó là sự đầu tư thời gian và quan tâm vào cuộc sống của các cá

nhân khác và chuẩn bị cho họ trước những thử thách phía trước. Thử

thách có thể là một dự án cần hoàn thành, một công việc cần xử lý, hoặc

một lựa chọn con đường sự nghiệp mới. Huấn luyện là đầu tư vào nguồn

nhân lực mà mở ra cánh cửa cho sự phát triển của các nhân và tổ chức.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà lãnh đạo cũng giống huấn luyện viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà lãnh đạo cũng giống huấn luyện viên (phần 1) Ngày luyện tập đầu tiên, chàng trai trẻ tỏ ra háo hức. Từ khi mới là học sinh lớp 6, anh đã mơ ước một ngày được chơi bóng cho vị huấn luyện viên huyền thoại này. Lúc người đàn ông vĩ đại đó bước vào phòng tập, ông tập hợp các cầu thủ xung quanh mình. Anh tự hỏi vị huấn luyện sẽ đưa ra lời khuyên gì trong buổi gặp gỡ đầu tiên. Ông ta sẽ nói về những lần ông ta đã giành được chức vô địch?. Hay ông sẽ nói về cầu thủ tốt nhất ông ta từng huấn luyện?. Hoặc biết đâu, ông sẽ truyền đạt một số bí quyết nào đó... Nhưng không phải. Ông đã kiên nhẫn hướng dẫn cho các chàng trai trẻ một cách cẩn thận và chậm chạp về cách đeo tất để không tạo ra các nếp gấp dẫn tới bị rộp da. Sau đó ông đã hướng dẫn họ cách để buộc đôi giày của họ, buộc chặt và thắt hai nút để chúng không bị rơi ra và làm cho cầu thủ bị vấp. Người thanh niên đó là Bill Walton. Huấn luyện viên của anh là John Wooden - người được đánh giá là vị huấn luyện viên bóng rổ vĩ đại nhất trong lịch sử. Walton nhớ lại, vị huấn luyện viên huyền thoại của mình cũng luôn dành thời gian để chắc chắn rằng trang phục của các cầu thủ luôn được sơ vin và tóc tai luôn ngắn gọn. Liệu có phải Wooden là loại người độc tài chỉ thích kiểm soát toàn bộ người khác một cách chặt chẽ? Không hẳn. Một bộ trang phục không được sơ vin sẽ làm cho đối thủ dễ dàng chộp được. Tóc ngắn không khiến họ có nhiều mồ hôi, mà có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Hơn nữa, tóc ngắn sẽ khô nhanh hơn, một sự quan tâm đến các cầu thủ khi họ mạo hiểm ra bên ngoài sau khi luyện tập trong thời tiết mùa đông. Triết lý của Wooden luôn là, nếu một cầu thủ được chuẩn bị những điều nhỏ nhặt này, người đó sẽ được chuẩn bị để xử lý các thử thách chủ yếu mà anh ta có thể gặp khi chơi trong một trận đấu khó khăn, nơi một quyết định, hoặc một sự dịch chuyển cũng có thể ảnh hưởng đến chức vô địch. Quan trọng hơn, giống như tất cả các huấn luyện viên, Wooden là một thày giáo, và ông đang chuẩn bị cho các cầu thủ của mình trong các phạm vi rộng lớn hơn - ở cuộc sống sau trường đại học, sau các môn thể thao, trong thế giới thực. Chuẩn bị là một trong những bài học lớn nhất mà bất kỳ vị huấn luyện viên nào có thể dạy cho các học trò của mình. Chuẩn bị là một từ khác của từ "đầu tư" và đó là nội dung chủ yếu của công việc huấn luyện hay dạy dỗ. Đó là sự đầu tư thời gian và quan tâm vào cuộc sống của các cá nhân khác và chuẩn bị cho họ trước những thử thách phía trước. Thử thách có thể là một dự án cần hoàn thành, một công việc cần xử lý, hoặc một lựa chọn con đường sự nghiệp mới. Huấn luyện là đầu tư vào nguồn nhân lực mà mở ra cánh cửa cho sự phát triển của các nhân và tổ chức. Huấn luyện cũng là một hành vi lãnh đạo. Rốt cuộc, lãnh đạo hiệu quả là sự đầu tư vào những thế mạnh của những người khác cho toàn bộ tổ chức. Các nhà lãnh đạo thành công là những người kết hợp hoạt động của những người khác thành chương trình hành động của mình. Chẳng hạn, George Washington muốn trở lại thành phố Mount Vernon sau Chiến tranh Cách mạng, nhưng đất nước non trẻ của ông cần sự lãnh đạo của ông và vì thế, ông đồng ý phục vụ như vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Tướng George C. Marshall sẽ thích thử thách của việc điều khiển quân đội trong suốt Chiến dịch Overlord, ngày đổ bộ D-Day tại Normandy. Nhưng thay vì thế, ông ở lại Lầu Năm Góc nơi vị Tổng tư lệnh của ông lúc đó - Tổng thống Roosevelt cần ông. Các câu chuyện đã cho chúng ta nhiều minh chứng về việc lãnh đạo không vì bản thân, giống như việc huấn luyện, là sự đầu tư thời gian và công sức vào cuộc sống của những người khác. Các nhà lãnh đạo là những người cần thiết trong sự vững mạnh của mọi tổ chức. Các nhà lãnh đạo giỏi là những huấn luyện viên. Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp phục vụ như những người cổ vũ cho thành tích của nhóm, họ muốn nhóm chiến thắng và thành công. Các nhà lãnh đạo khác làm việc một với một, và đứng sau hậu trường, để phát triển nhân viên của họ để đảm bảo các trách nhiệm lãnh đạo lớn lao hơn. Giống như việc truyền thông, việc huấn luyện là một con đường hai chiều. Để thành công, việc huấn luyện đòi hỏi sự cam kết của cá nhân cầu thủ hoặc nhân viên. Việc huấn luyện khuyến khích cá nhân hoàn thiện tiềm năng, trở thành người họ có thể trở thành cho chính bản thân, cho nhóm, cho tổ chức. Các tổ chức thành công còn vì những người điều hành chúng. Tổ chức càng thu hút, nó càng đòi hỏi nhiều sự gắn kết. Một trong những châm ngôn của việc huấn luyện là chuyển mọi người từ sự phục tùng, cuốn theo dòng chảy và không tạo sóng, tới sự gắn kết, ví dụ tạo ra một sự khác biệt và tạo ra các con sóng nếu cần thiết. Sự gắn kết có thể diễn ra, tuy nhiên, nếu mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức hoà đồng. Nếu hoà hợp, những điều tốt đẹp sẽ diễn ra, còn nếu không, nó phụ thuộc vào việc người huấn luyện giúp họ gắn kết với nhau như thế nào. Huấn luyện viên có thể thuyết phục cá nhân rằng tổ chức cần và muốn người đó, và do đó, các nhân nên gắn kết với tổ chức. Ví dụ, nếu một kỹ sư trong một công ty kỹ thuật yêu thích công việc của mình, nhưng không chứng tỏ mức độ quan tâm và nguyên tắc trong công việc, người lãnh đạo nhóm cần chỉ ra sự lơ là, thiếu sót và chỉ ra cho người kỹ sư đó đúng cách. Hơn nữa, người lãnh đạo nên vẽ ra mối liên hệ giữa sự trì trệ, uể oải trong công việc và điểm yếu của việc đầu tư quay vòng. Bằng cách này, người kỹ sư có thể bắt đầu thấy rằng sự lơ là của mình không chỉ làm ảnh hưởng đến chính mình, mà còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Nếu nhận thức đó có được sự cộng hưởng, anh ta sẽ đáp lại và sẽ có cách làm việc phù hợp. Và việc huấn luyện sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cách làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, sự gắn kết có giá trị không phải lúc nào cũng có thể có. Nếu cá nhân và tổ chức có các giá trị nền tảng khác nhau, người huấn luyện nên tư vấn các cá nhân xem xét công việc ở vị trí khác. Ví dụ, nếu một cá nhân có xu hướng trở nên cô độc và không phải là người hoà nhập, người quản lý của anh ta (có thể xem chính là người huấn luyện) tìm cho anh ta một vị trí nơi ông có thể sử dụng tài năng cá nhân. Việc huấn luyện có thể là một phương tiện hiệu quả của việc gắn các khao khát và giá trị cá nhân với mục tiêu và giá trị của tổ chức. Hệ thống giá trị duy trì những điều cốt lõi và tất cả hành vi của việc huấn luyện tập trung xung quanh những giá trị này. Việc huấn luyện chia sẻ hệ thống giá trị và làm việc để giành được sự gắn kết và cam kết của các cá nhân trong tổ chức. Các nhà huấn luyện có phong cách và phương pháp riêng để làm việc với những người khác. Tất nhiên, họ vẫn có một số phương pháp chung. John Baldoni Châu Giang (dịch) Theo CCSB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnha_lanh_dao_cung_giong_huan_luyen_vien_phan_1__6493.pdf
  • pdfnha_lanh_dao_cung_giong_huan_luyen_vien_phan_2__0362.pdf